|
|

|
Suy Niệm Tin Mừng Tuần 26 Mùa Thường Niên - Ăn Năn Thống Hối
Mt 21,28-32: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài"... Ai là người con thứ nhất theo bài Tin Mừng hôm nay? Và ai là người con thứ hai? Phải chăng ở đây chỉ có ý nói đến các Biệt phái và Luật sĩ ở thời Chúa Yêsu? Hay là Lời Chúa vẫn còn có giá trị cho chúng ta đang sống ở thời này? Ðể giúp suy nghĩ đúng về các lời trong bài Tin Mừng này, chúng ta theo Phụng vụ sẽ đọc lại cả hai bài Kinh Thánh kia, là bài sách Êzêkiel và bài thư Phaolô. Thoạt đầu, chúng ta có thể nghĩ bài sách Êzêkiel rất đơn sơ: kẻ công chính mà bỏ đường công chính để phạm tội cũng sẽ phải chết, còn kẻ ác nhân biết bỏ điều ác đã làm để thi hành công chính thì sẽ được sống. Chân lý ấy không có gì khó hiểu. Ðó là chuyện thường tình. Nhưng được viết trong Kinh Thánh và trở nên những lời Kinh Thánh, những câu khẳng định kia không còn đơn giản như người ta có thể nghĩ. Trước hết, trên khắp thửa đất Israel bấy giờ người ta vẫn bô bô câu cách ngôn này: "Cha ăn nho xanh, con sẽ ghê răng", nghĩa là tội lỗi của cha mẹ sẽ để hậu quả lại cho con cái. Và trong xã hội thời xưa, nhiều khi người ta phạt tội cha cho tới đời con và đời cháu. Không biết còn có xã hội loài người nào hiện nay cư xử như thế nữa không? Dù sao sự kiện ấy cũng cho chúng ta thấy rằng ở thời Êzêkiel không dễ gì có thể đưa ra một châm ngôn khác để quyết rằng mạng nào có tội mạng ấy phải chết, và ai nấy đều có trách nhiệm về hành động của mình..................... (Ðọc tiếp....)
|

|

|

|
|
|
Mục Vụ Truyền Giáo Việt Nam tại Các Quốc gia ở Á Châu
Càng ngày càng có nhiều linh mục tu sĩ Việt Nam tình nguyện đi truyền giáo tại các quốc gia ở Á Châu. Mở đầu là đến Phi Luật Tân, Ðài Loan, Hồng Kông, Macao, Nhật Bản, Hàn Quốc. Và dần dần lan rộng ra các quốc gia khác như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Ấn độ, Cam Bốt, Lào, v.v... Với ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ơn gọi truyền giáo của Linh Mục Tu Sĩ Việt Nam càng ngày càng phát triền mạnh. Hầu hết các hội dòng của các quốc gia ở Á Châu có rất nhiều ơn gọi của người Việt Nam. Nhờ đó, Giáo Hội Việt Nam nhiệt tâm thực hiện được sứ mệnh truyền giáo mà Chúa Giêsu đã trao phó: "Các con hãy đi khắp thế gian, rửa tội cho họ, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần .....
|

|
Tòa Thánh Vatican - Ðức Thánh Cha
Thành Phố Vatican nằm gọn trong lãnh thổ của Thành Phố Roma, trên một ngọn đồi phía tây của giòng sông Tiber, và được ngăn cách với Thành Phố Roma bằng một dãy tường cao. Quốc gia Thành Phố Vatican bao gồm Ðền Thờ Thánh Phêrô, Quãng Trường Thánh Phêrô, Cung Ðiện Vatican là nơi cư ngụ của Ðức Thánh Cha với Nhà Nguyện Sistine, viện bảo tàng Vatican. Bên ngoài Thành Phố Vatican còn có khoảng 13 toà nhà lớn nằm rải rác trong Thành Phố Roma cùng với Cung Ðiện Castel Gandolfo, nơi nghỉ hè của Ðức Thánh Cha. Tổng diện tích của Quốc Gia Thành Phố Vatican là 0.44 cây số vuông.....
|

|
Giáo Hội Việt Nam - Các Giáo Phận
Giáo Hội Việt Nam đã trải qua những bách hại. Qua các thế kỷ, các hiểu lầm đôi khi đã xảy ra giữa Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng dân sự. Nhưng giờ đây phải xác nhận lại rằng người Công Giáo Việt Nam là những thành phần chân thành của quốc gia. Người Công Giáo đóng góp vào tiến bộ xã hội của đất nước, gắn bó với công ích, không thua gì những công dân khác. Từ khi Phúc âm được mang đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 16, Giáo Hội Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách. Hình ảnh 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, chứng tá mà những người con nam nữ của đất nước đã làm cho Chúa Kitô, vì tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em mình, (chứng tá đó) đã tạo thành mối giây liên kết đặc biệt giữa cộng đoàn Kitô và toàn thể những người Việt Nam ....
|

|
Bộ Giáo Luật - Giáo Lý - Công Ðồng Vatican II
Bộ Giáo Luật được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/1/1983, hai mươi bốn năm sau khi vị Tiền Nhiệm, Ðức Gioan XXIII tuyên bố quyết định tu chính. Nguyên bản la ngữ mở đầu với Tông Hiến "Sacrae disciplinae leges", tức văn kiện ban hành Bộ Luật. Ngoài ra, văn kiện này còn có tính cách quan trọng khác. Ðức Thánh Cha không những giải thích lý do của việc tu chính Bô Giáo Luật, nhưng nhất là lý do hiện hữu của luật pháp trong Giáo Hội. Mục đích của luật lệ không những chỉ nhằm duy trì trật tự trong Giáo Hội xét như là một cộng đoàn, nhưng nhất là nhằm phục vụ sứ mạng mà Ðức Kitô đã trao phó: thông truyền các ân huệ cứu rỗi, đặc biệt là Lời Chúa và các Bí Tích...
|

|
Ðức Maria - Thánh Mẫu Học
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cầu nguyện tha thiết với Ðức Trinh Nữ Maria như sau: "Con xin Mẹ hãy giúp đỡ các tín hữu trở nên những người lính canh của hy vọng, không bao giờ thất vọng, và luôn luôn tuyên xưng rằng: Chúa Kitô là Ðấng chiến thắng sự chết và tội lỗi. lạy Mẹ trung tín, xin Mẹ soi sáng nhân loại thời đại chúng con, để hiểu biết rằng: sự sống của mỗi một con người không giập tắt đi trong nắm tro bụi, nhưng được mời gọi đi đến một số phận của hạnh phúc vĩnh cửu". (Huấn Ðức của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong ngày lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8 năm 2001).....
|
|