Sự Thiết Yếu Của Tự Do Nghiên Cứu
Gs. Trần Văn Ðoàn
Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Bài viết sau đây nguyên là một tham luận dịp Hội Nghị Quốc Gia về Liên Kết Hợp Tác Ðể Phát Triển Giáo Dục Ðại Học Việt Nam, tại Saigon, Việt Nam, ngày 10.10.2002. Bài từng được đăng trên Mạng Lưới Toàn Cầu (Internet) của Ðai Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Saigon (2003). Vì một lý do ngoài ý muốn, bài đã không xuất hiện nguyên vẹn. Gần đây, theo lời yêu cầu của một số bạn hữu, chúng tôi cập nhật lại vài chỗ, và cho quảng bá trên Mạng Lưới Toàn Cầu (Internet) ở Hải Ngoại. Nơi đây, tác giả xin cảm tạ Giáo sư Tiến sỹ Ngô Văn Lệ, Hiệu trưởng, Tiến sỹ Trần Ðình Lâm, Trưởng Phòng Liên Lạc Quốc Tế, ÐHKHXHNV, Saigon, đã có lời mời, và nhã ý quảng bá trên mạng lưới toàn cầu (Internet) của Ðại Học. Người viết cũng xin cảm ơn những khuyến khích ủng hộ từ nhiều học giả bạn hữu trong và ngoài nước, đặc biệt Giáo sư Viện sỹ Phạm Minh Hạc, cựu bộ trưởng giáo dục, Viện trưởng Viện Con Người, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, và Giáo sư Viện sỹ Trần Ngọc Thêm, ÐHKHXHNV, Saigon.
Kính thưa quý Học giả, quý Giáo sư,
và các vị Hữu trách trong nền Giáo dục Ðại học nước nhà,
Tôi cảm thấy rất hân hạnh được ÐH Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Ðại học Quốc Gia Saigon, mời tham dự và phát biểu tham luận liên quan tới nền giáo dục đại học nước ta. Ðây là một vinh dự, nhưng cũng là một trách nhiệm. Là một sĩ phu, ai cũng phải có trách nhiệm với đất nước, với nhân dân, với tổ tiên và nhất là với tương lai của dân tộc. Viết bài tham luận này, chúng tôi chỉ có một ước mơ nhỏ, hy vọng nước Việt chúng ta có thể bay lên, không được như rồng tiên thì ít nhất cũng phải như cánh chim đại bàng; không bay thẳng vào quỹ đạo địa cầu thì ít ra cũng phải bay lượn trong bầu trời Ðông Nam Á.
Tham luận này không trực tiếp bàn về sự liên kết hợp tác, và như vậy có vẻ lạc đề. Vốn thiết nghĩ, quý vị là những người trong cuộc thông suốt nhiều về vấn đề này, nên những người đứng bên lề như tôi mạn phép được bàn về một vấn đề khác. Ðó là một vấn đề mà đa số các nhà giáo dục Tây phương coi như là cái cốt lõi của nền giáo dục đại học, cũng như là một tiền đề cho việc liên kết hợp tác đại học. Ðó chính là sự tự do nghiên cứu.
1. Toàn Cầu Hóa: Nguy Cơ hay Cơ Hội?
2. Bài Học Ðại Học Bá Linh và Các Ðại Học Thời Danh
4. Thế Nào Là Tự Do Nghiên Cứu
5. Một Số Ðề Nghị thay Kết Luận
Trần Văn Ðoàn
Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan, 23.09.2002.
Duyệt lại
Ðại Học Salzburg, Áo, 01.05. 2005