Home | News | Vietnamese Bible | Sunday Homily | Vatican II |
 Viet-Unicode 
 Viet-VNI 
 English 
  MAIN ARTICLE
Press Release
Đôi dòng giới thiệu Truyền Giáo Việt Nam tại Đài Loan
Khoảng sau năm 1978, đáp lời kêu gọi của các Giám Mục của một số nước Á Châu, nhiều Linh Mục Tu Sĩ Việt Nam tị nạn từ các quốc gia thứ ba: Hoa Kỳ, Canađa, Úc, Pháp, Áo... đăng ký tình nguyện qua làm việc Truyền Giáo tại các Nước Á Châu, như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore...
Những Hoạt Động Mục Vụ và Bác Ái Xã Hội của Linh Mục Tu Sĩ Việt Nam tại Đài Loan:
Hoàn cảnh các Công Nhân Việt Nam tại Đài Loan
Vietnamese Migrant Workers Được biết, hiện nay người Việt Nam qua Đài Loan làm việc xuất khẩu lao động đã lên tới trên 100,000 người. Rất nhiều cô gái Việt Nam làm đầy tớ giúp việc trong các gia đình hoặc viện dưỡng lão. Nhiều người bị hãm hiếp, nhiều người bị chủ bắt làm việc quá nhiều giờ mà không được nghỉ ngơi. Có những người đã 4 hoặc 5 tháng làm việc rồi mà vẫn chưa được trả lương... Từ những sự việc khó khăn này đã làm cho khoảng trên 10,000 người Việt Nam bỏ trốn khỏi nơi làm việc và đang sinh sống bất hợp pháp, gây nên những cái chết thảm thương vì phải làm những công việc thiếu an toàn và không có bảo hiểm....
Hoàn cảnh các Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan
Vietnamese Bride Từ Phi Trường Đài Loan đi vào các thành phố lân cận, hai bên đường đầy dẫy những biển quảng cáo Cô Dâu Việt Nam với giá rẻ mạt. Tin tức dồn dập về các thảm cảnh cô dâu Việt Nam bị hà hiếp, chà đạp hoặc bị đưa vào các ổ mãi dâm được đăng tải trên những trang báo Hoa văn... Giữa thời đại này mà còn có cảnh con người làm nô lệ sao? Hình ảnh phụ nữ Việt Nam nết na thùy mị duyên dáng đã bị bôi xóa bởi những bàn tay nhơ nhớp thô bạo mua bán trên thân thể con người...
Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý - Ban Mục Vụ Xã Hội
Ban Muc Vu Xa Hoi Cung cấp hướng dẫn và giúp đỡ cho những công nhân và cô dâu Việt Nam tại Đài Loan khi gặp những rắc rối khó khăn hay bị đàn áp, hành hạ, tại nơi cư ngụ hoặc nơi làm việc của họ. Sắp xếp và hướng dẫn trong vấn đề tranh chấp lao động và tòa án. Đóng vai trò liên lạc giữa người Việt Nam và chính quyền địa phương, đàm phán với đối phương, Chủ và Môi Giới. Thăm viếng những người bị bắt trong các trại tù hay đồn bót cảnh sát và theo dõi tiến triển án xử của họ. Cung cấp những nơi tạm trú cho những người đang trong thời gian giải quyết tranh chấp. Liên lạc với cảnh sát để làm thủ tục về nước cho những người cư ngụ bất hợp pháp...
Thánh Kinh Tiếng Việt - Vietnamese Bible
Thanh Kinh Tieng Viet Trong Israel, rồi trong Hội Thánh thời các tông đồ, có những thư tịch đã được sưu tập lại thành một Quy điển, tức là những văn thư được lấy làm qui luật cho đức tin và đời sống, bởi đã giữ lại lời mạc khải của Thiên Chúa. Đó là những sách được gọi là: Cựu Ước (nghĩa là những sách thuộc giao ước cũ); Tân Ước (nghĩa là những sách thuộc giao ước mới). Nhưng về Cựu Ước chúng ta phải nói đến hai quy điển: Quy điển Hipri (các sách viết bằng tiếng Hipri); Quy điển Hilạp (các sách hoặc dịch hoặc viết bằng tiếng Hilạp). Kinh Thánh, dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều doãn lại mạc khải của Thiên Chúa đã tỏ bày ngang qua một lịch sử. Lịch sử ấy cốt là một loạt biến cố đã xảy ra và được những người có ơn riêng vạch cho thấy ý định mà Thiên Chúa quan phòng đã đặt trong đó....
Suy Niệm Tin Mừng - Homily
Suy Niem Tin Mung Lời Thiên Chúa nói ra đòi hỏi nơi kẻ nghe phải ứng đáp. Nhưng các kẻ nghe, nào ai đã ứng đáp lại; và nói chung ra, trong thiên hạ, ai ứng đáp lại tương xứng được. Vậy nên chính Chúa Kitô đại diện cho cả nhân loại đã đáp ứng lại đòi hỏi của Thien Chúa; và Ngài đã đáp ứng lại một cách tương xứng. Trong lúc định đoạt số vận của Ngài, Ngài đã nói: "Đừng theo ý Con, mà là theo ý Cha" (Lc 22,42). Ngài đã đáp lại Lời Thiên Chúa thay cho chúng ta hết thảy, vào một lúc mà không có một người nào khác có thể làm được, và Ngài đã làm một cách trọn lành. Chính việc Chúa Kitô vâng phục đã là điều cốt tử Ngài đã làm cho chúng ta. "Vì sự vâng phục của một người, nhiều người sẽ được liệt hàng công chính" (Rm 5,49). "Này Con đến để thi hành ý muốn Người, lạy Thiên Chúa" (Hr 10,5-10)....
Tài Liệu Công Đồng Vatican II
Cong Dong Vatican II Công Đồng là gì? Đó là câu hỏi mà thiết tưởng cần được trả lời trước hết. Một cách tổng quát Công Đồng là một hội nghị gồm các Giám Mục cùng một số chức vị trong Giáo Hội chính thức nhóm họp với mục đích bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý hoặc qui luật của Gáo Hội. Có những cấp bậc Công Đồng khác nhau, được kể trong hai loại tổng quát: Công Đồng phổ quát và Công Đồng riêng. Công Đồng phổ quát còn được gọi là Công Đồng Chung. Theo pháp chế hiện hành của Giáo Hội, Công Đồng Chung là một hội nghị toàn thể các Giám Mục của Giáo Hội, được triệu tập do và dưới thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng...
Bộ Giáo Luật Giáo Hội Công Giáo
Bo Giao Luat Bộ Giáo Luật được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/1/1983, hai mươi bốn năm sau khi vị Tiền Nhiệm, Đức Gioan XXIII tuyên bố quyết định tu chính. Nguyên bản la ngữ mở đầu với Tông Hiến "Sacrae disciplinae leges", tức văn kiện ban hành Bộ Luật. Ngoài ra, văn kiện này còn có tính cách quan trọng khác. Đức Thánh Cha không những giải thích lý do của việc tu chính Bộ Giáo Luật, nhưng nhất là lý do hiện hữu của luật pháp trong Giáo Hội. Mục đích của luật lệ không những chỉ nhằm duy trì trật tự trong Giáo Hội xét như là một cộng đoàn, nhưng nhất là nhằm phục vụ sứ mạng mà Đức Kitô đã trao phó: thông truyền các ân huệ cứu rỗi, đặc biệt là Lời Chúa và các Bí Tích..
Mục Lục Các Tài Liệu Giáo Hội
Muc Luc Tai Lieu Hiện tượng truyền thông hiện nay thúc đẩy Giáo Hội phải xem xét lại về mục vụ và văn hóa để có thể thích ứng được với thời đại của chúng ta. Hơn ai hết, các mục tử phải gánh lấy trách nhiệm này. Mọi điều khả thi đều phải được đưa ra thực hiện để Tin Mừng có thể thấm nhập vào xã hội, kích thích con người lắng nghe và chấp nhận sứ điệp của Tin Mừng (Gioan Phaolô II, Tông Huấn Pastores Gregis, số 30, 2003; Tông Thư Sự Phát Triển nhanh chóng về Công Nghệ Truyền Thông, số 8, ngày 24-1-2005). Lời nhắn nhủ trên đây của ĐTC Gioan Phaolô II như đang mời gọi những người có trách nhiệm trong Giáo Hội quan tâm đến truyền thông...
Nối Kết với các Mạng Lưới Công Giáo Tiếng Việt
Noi Ket cac Mang Luoi Cong Giao Internet là phương tiện thông tin đầy uy lực và ngày càng phổ biến vì được nối kết với nhiều phương tiện khác. Vì thế, việc học hỏi cách sử dụng là điều đáng khuyến khích và cần thiết trong thời đại hiện nay. Nhưng nếu người sử dụng không được đào tạo về mặt đạo đức và nhân bản, họ sẽ dễ dàng chiều theo những cuốn hút đầy ma lực của những trò giải trí rẻ tiền, để cao bản năng, thú tích, hoặc khơi dậy tính tò mò trong những trang Web thiếu lành mạnh đầy trên mạng Internet. Do đó, rất cần mở những lớp đào tạo kỹ năng sử dụng Internet, nhất là cho giới thanh thiếu niên....

Tin Tức Hằng Ngày
Tin Tuc Hang Ngay
 Để giúp các mục tử cũng như bạn đọc hiểu biết đôi nét về hiện trạng giáo hội hoàn cầu và đặc biệt tại Việt Nam, chúng tôi xin cung cấp một ít thông tin, tin tức sinh hoạt hằng ngày. Một ít tin tức chúng tôi chuyển dịch từ các hãng tin quốc tế của Giáo Hội hoàn cầu, một ít tin tức chúng tôi tìm kiếm từ Việt Nam....
Thánh Lễ Tiếng Việt
Thanh Le Tieng Viet
 Tại những nơi có đông người Việt sinh sống và làm việc, chúng tôi có tổ chức những thánh lễ tiếng Việt hằng tuần vào các ngày Chúa Nhật. Hằng tháng có các các sinh hoạt của các đoàn thể cầu nguyện và khích lệ cho các công nhân các nước qua các tôn giáo khác nhau, và đặc biệt vào những dịp có các bạn không may bị tai nạn hay qua đời, chúng tôi thường tụ tập lại với nhau, cho dù họ thuộc tôn giáo nào, chúng tôi đều đến an ủi, khích lệ, và cầu nguyện. Chúng tôi tổ chức các ngày lễ quan trọng trong năm, lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu... Nhiều lúc chúng tôi tổ chức cắm trại và có những thánh lễ ngoài trời. Có khi là ngoài bờ biển, có khi là trên núi. Đặc biệt, mỗi năm có 2 lần tỉnh tâm: một vào Mùa Vọng và một vào Mùa Chay để giúp các bạn Việt Nam dọn mình sốt sắng đón nhận những ơn lành Chúa ban cho họ....
Giáo Hội Việt Nam
Giao Hoi Viet Nam
 Giáo Hội Việt Nam đã trải qua những bách hại. Qua các thế kỷ, các hiểu lầm đôi khi đã xảy ra giữa Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng dân sự. Nhưng giờ đây phải xác nhận lại rằng người Công Giáo Việt Nam là những thành phần chân thành của quốc gia. Người Công Giáo đóng góp vào tiến bộ xã hội của đất nước, gắn bó với công ích, không thua gì những công dân khác. Từ khi Phúc Âm được mang đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 16, Giáo Hội Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách. Hình ảnh 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, chứng tá mà những người con nam nữ của đất nước dã làm cho Chúa Kitô, vì tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em mình, (chứng tá đó) đã tạo thành mối giây liên kết đặc biệt giữa cộng đoàn Kitô và toàn thể những người Việt Nam...
Chương Trình Video
Giao Hoi Viet Nam
 Hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tháng 5 hoặc tháng 10 kính Đức Mẹ, Cộng Đoàn Việt Nam tại Đài Loan thường tụ họp với nhau cử hành long trọng các Thánh Lễ và tổ chức những buổi văn nghệ, rước kiệu Đức Mẹ. Đôi lúc tổ chức thi đua thể thao hay tổ chức đi hành hương những địa điểm đặc biệt trên mãnh đất truyền giáo Đài Loan...

Last updated: February 2, 2014 by Vietnamese Missionaries in Asia