Vatican - 25.4.2000 - "Kính thưa ÐTC, xin hãy đến viếng thăm chúng con; đất chúng con cũng là "thánh địa". Ðây là những lời mở đầu bức thư Ðức Mesroh đệ nhị, Giáo chủ các tín hữu Kitô Arménie, gửi đến Ðức Gioan Phaolô II dịp Lễ Phục sinh này. Ðức Giáo chủ xin ÐTC viếng thăm Thổ nhĩ kỳ trong những tháng tới đây.
Bức thư của Ðức Giáo chủ đã được các báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đăng lại, và minh xác rằng: Ðức Giáo chủ đã gửi thư mời chính thức lên Ðức Karol Wojtyla, trong ngày ngài cử hành Lễ Phục sinh tại Istanbul.
Năm 1998, Tổng thống Suleyman Demirel đã chính thức mời ÐTC viếng thăm, và năm 1999, ông còn nhắc lại lời mời này. Trong những tháng vừa qua, Ðảng Dân chủ của Kurdistan cũng đã mời ÐTC viếng thăm miền Bắc Irak, trong chuyến viếng thăm được dự tính tại Ur dei Caldei; nhưng chuyến viếng thăm này bị Tổng thống Irak, ông Saddam Husein, đình lại vô thời hạn (sine die).
Ðức Giáo chủ Arménie tại Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đạo một cộng đồng gồm khoảng 70 ngàn tín hữu. Theo các báo chí Thổ, lý do được Ðức Giáo chủ trình bày trong thư mời là vì Anatolia (tên thường được dùng để chỉ cả miền Tiểu Á (Asie mineure) một hai khi cũng chỉ cả Thổ nhĩ kỳ miền Á châu), cũng là nơi thánh như Ai cập, Jordanie, Israel và Palestine, các miền được coi là những nơi thánh, đã được ÐTC viếng thăm trong những tháng vừa qua.
Thực sự Thổ
nhĩ kỳ, một quốc gia đại đa
số theo Hồi giáo, đã được
hai vị Giáo Hoàng viếng thăm: năm
1967 Ðức Phaolô VI và năm 1979,
Ðức Gioan Phaolô II.
Khartoum -25.4.2000 - Ðầu tháng tư 2000 vừa qua, Tổng giáo phận Khartoum (thủ dô Sudan) đã cử hành Ngày Toàn xá cho các tín hữu công giáo tị nạn.
Cuôc nội chiến giữa
miền bắc, theo Hồi giáo và miền
nam đại đa số thuộc Kitô giáo,
từ nhiều năm gây đẫm
máu Sudan, đã cưỡng ép
từng triệu người dân từ
miền nam di cư đến miền bắc,
đồng thời cuộc di tản này
cũng gây nên nhiều li tán trong nhiều
gia đình. Trong khi nhắc lại những
hoàn cảnh khó khăn về đời
sống của người tị nạn, Ðức
Cha Gabriel Zubeir Wako, TGM giáo phận Khartoum, nhấn
mạnh rằng: phong trào tị nạn rộng
lớn này có thể trở thành
một sứ vụ: đem Tin mừng từ
miền Nam đến miền bắc. Chiến
tranh đã di chuyển một triệu người
công giáo từ miền nam đến
miền bắc, nơi trước đây
không có sự hiện diện của
Ðạo công giáo. Vì thế - lời
Ðức TGM - điều quan trọng là
giữ được đức tin,
nền văn hóa và các giá trị
riêng của người tín hữu
Kitô, nhất là đối với
giới trẻ, dễ bị ảnh hưởng
bởi nếp sống mới và
dễ mất căn cước riêng
của họ, hơn các người lớn.
Paris - 25.4.2000 - Trong những ngày Tuần Thánh, mọi người đều nhận thấy ÐTC mệt nhọc nhiều vì các lễ nghi lâu dài, cách riêng trong Lễ nghi Ngắm Ðàng Thánh giá tại Hí trường Roma (Colosseo) tối thứ sáu Tuần Thánh và các Lễ nghi Ðêm Vọng Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Thứ hai 24/4/2000, sau lễ Phục sinh, ban chiều ÐTC ra Trại hè Castelgandolfo, để nghỉ ít ngày, nhưng ngài trở về Vatican sáng thứ tư để tiếp chung các đoàn hành hương và sau đó trở lại Castelgandolfo. Chiều thứ bẩy, ÐTC trở về Vatican, để chủ tế Thánh lễ Phong Hiển Thánh của Chân Phước Faustina, người Ba lan, sáng Chúa nhật 30.4.2000.
Trong bài phỏng vấn trong những ngày này, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger, TGM Paris, cũng là vị rất gần gũi và cảm phục ÐTC, nhận xét như sau về tình trạng sức khỏe của ngài: "ÐTC vẫn giữ được một sức mạnh thiêng liêng, một khả năng trí tuệ, và một trí nhớ ... thực là họa hiếm đối với một người 80 tuổi, vào tháng 5 tới đây". ÐHY TGM nói thêm: "Dù ngài mắc một chứng bệnh (Parkison) có thể đưa đến tê bại dần dần thân thể, nhưng các khả năng của tinh thần vẫn toàn vẹn".
Nhận xét của ÐHY
không sai sự thực. Phát ngôn
viên Tòa Thánh, Tiến sĩ Navarro Valls,
tuyên bố: ÐTC gây ngạc nhiên
cho chính các vị cộng tác của
ngài với một lô sáng kiến
cần tiếp tục phác họa chương
trình, cả cho giai đoạn dài hạn
nữa. Trong dịp Phục sinh này, ÐTC
đã nhận được lời
mời viếng thăm Thổ nhĩ kỳ
trong năm tới đây.