Washington - 06.4.2000 - Trong các sáng kiến về Năm Thánh 2000 do Hội đồng Giám mục Hoa kỳ đưa ra, có một sáng kiến được đề cao cách riêng, đó chiến dịch được gọi là: "Because God loves you" (Vì Thiên Chúa yêu thương anh chị em). Trong sáng kiến này, các giám mục nhấn mạnh đến khả năng lớn lao về sự tốt lành mà con người nhận được nơi Thiên Chúa, khi họ nhận rằng Thiên Chúa yêu thương họ với tình yêu thương không giới hạn nào cả.
Ðể nhậy cảm hóa dư luận quần chúng về chiến dịch này, HÐGM Hoa kỳ cho đăng trên nhiều nhật báo lớn có tính cách quốc gia, như The New York Times, Los Angeles Times, Washington Post, Chicago Tribune and Houston Chronicle và Tuần báo công giáo Our Sunday Visitor.
Mục đích chính của chiến dịch là làm cho mọi người hiểu rằng, nhờ tình yêu thương Thiên Chúa, không những chúng ta không phải là những người cô lập, sống một mình, nhưng chúng ta có sức mạnh về tha thứ, về giúp đỡ những người yếu hèn.
Trong sứ điệp
tung ra chiến dịch "Because God loves you", các
Giám mục viết như sau: Những khả
năng mới ở trước mắt
chúng ta từ lúc khởi sự
Ngàn Năm thứ ba của Kỷ nguyên
Kitô. Và Năm này là Năm cử
hành Toàn xá. Và đây là
một thời gian thuận tiện để
nhìn vào thế giới và để
quyết định về cách thức
hoàn hảo hơn để phục vụ
tha nhân. (L'Osservatore Romano 06.4.2000).
Roma - 06.4.2000 - Thứ năm mồng 6.4.2000, ÐHY Jozef Tomko, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đã lên đường viếng thăm Giáo hội công giáo tại Libia. Tại đây có hai giáo phận đại diện Tông Tòa (thuộc quyền Bộ Truyền giáo): Tripoli và Benghasi. Số người công giáo tại Libia thuộc thiểu số sánh với đại đa số theo Hồi giáo. Trong Giáo phận Tripoli (thủ đô) số người công giáo khoảng 50 ngàn trong số 4 triệu dân cư; tại giáo phận Benghasi: khoảng 15 ngàn trong số hơn hai triệu dân cư. Mỗi giáo phận chỉ có một giáo xứ, dưới sự hướng dẫn thiêng liêng của 14 linh mục giáo phận và dòng tu. Các nữ tu lo về các dịch vụ từ thiện bác ái tại các viện dành cho trẻ em mồ côi và các người tàn tật.
Chuyến viếng của
ÐHY kéo dài đến ngày 11 tháng
4/2000 tới đây và có tính
cách hoàn toàn tôn giáo. Theo Ðức
Cha Giovanni Martinelli, người Ý, Giám
mục đại diện Tông Tòa giáo
phận Tripoli, thì chương trình viếng
thăm của ÐHY đã được
ấn định từ lâu. Chuyến
viếng thăm này sẽ là nguồn
vui lớn lao cho các người công
giáo trong Năm Ðại Toàn xá
này. Trong những ngày viếng thăm
ÐHY Tổng trưởng Bộ Truyền
Giáo, sẽ có dịp nhận thấy
cộng đồng công giáo tại Libia
đã thay đổi bộ mặt trong những
thập niên gần đây: từ bộ
mặt nổi bật Châu Âu sang bộ mặt
Á-Phi. Nhiều người công giáo
Philippines, Ấn độ, cả Nhật bản
và một số nước Châu Phi
đến làm việc tại Libia: họ là
những thợ thuyền, kỹ sư dầu
hỏa, hoặc thương gia v.v... Khác hẳn
với nhiều quốc gia Hồi giáo
khác, tại Libia các người công
giáo được tự do thực
hành đạo của mình và chung sống
hòa bình với người dân
Libia. Cách đây hai năm (1998), Libia đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với
Tòa Thánh trên cấp bậc Ðại
Sứ và Sứ Thần (Avvenire 06.4.00).
Vancouver - 06.4.2000 - Trong phiên họp ngoại lệ được tổ chức mới đây tại thành phố Vancouver (Canada ) các Giám mục Hoa kỳ và Canada, với sự tham dự của các Giám mục đại diện cho Nam Mỹ Châu, đã yêu cầu các nước giầu có hủy bỏ hẳn hoặc giảm bớt phần lớn các món nợ quốc tế cho các nước nghèo trong Năm Ðại Toàn xá này. Lời yêu cầu được thúc đẩy bởi Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng về Châu Mỹ "Ecclesia in America" (Giáo hội tại Châu Mỹ). Văn kiện này mời gọi phát triển các mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các dân tộc, trong lúc bước vào Ngàn Năm mới.
Lời kêu của
các Giám mục Bắc Mỹ châu cũng
là lời đáp lại trực
tiếp lời mời gọi nhiều
lần của ÐTC Gioan Phaolô II về việc
giảm bớt hoặc tha hẳn các món
nợ trong dịp cử hành Ðại
Toàn xá. Trong phiên họp tại Vancouver
các giám mục cũng bày tỏ tâm
tình biết ơn lên ÐTC về tiếng
nói mạnh mẽ và uy tín của ngài
trên thế giới, nhằm bênh vực
các dân tộc nghèo khổ, mỗi
ngày mỗi bị đè nặng dưới
sức ép của các món nợ
khổng lồ. Với những món
nợ này, các quốc gia nghèo
sẽ không bao giờ có thể phát
triển được và tình trạng
nghèo khổ mỗi ngày mỗi gia tăng.
(theo L?Osservatore Romano 06.4.2000).