Tin DHAKA, Bangladesh (UCAN 20/1/2000)
-- Chủ tịch Hội đồng Giám mục
Bangladesh mong muốn tình đoàn kết
và công lý nơi đồng bào
các tôn giáo trong sứ điệp
Năm Thánh, trong đó ngài cũng
chia sẻ mối quan tâm sâu sắc của
Kitô hữu. Ðức Tổng Giám
mục Michael Rozario, tổng giáo phận Dhaka, nói
trong sứ điệp ngày 9-1: "Khi xây
dựng được sự hòa
giải và tình huynh đệ, thì hòa
bình thực sự và sự thánh
thiện sẽ hiện diện trên trái đất
và sẽ có cứu độ." Nhân
danh người Công giáo ngài gửi
tới tín đồ các tôn giáo
một sứ điệp với lời
chúc mừng ("shuvechha bani") nhân dịp
mừng Năm Thánh 2000. Ngài nói:
"Chúng tôi mong đợi một 'lễ
hội hòa giải' giữa Thiên Chúa
và con người, và giữa con
người và toàn thể tạo vật."
Bày tỏ lòng biết ơn về việc
cộng đồng Kitô hữu thiểu
số đã có thể phát triển,
Ðức Tổng Giám mục khẳng
định sự tận tụy và tình
yêu thương của cộng đồng
Kitô hữu đối với mọi
người Bangladesh. Ngài nói rằng
các Kitô hữu tạ ơn Thiên
Chúa vì đã có thể sống
đức tin của mình và được
cơ hội phục vụ đất nước
trong lĩnh vực giáo dục và y tế.
Ngài nói thêm rằng cộng đồng
Kitô hữu ghi nhớ và tôn
vinh tất cả những ai đã hy sinh
và chịu đau khổ vì đất
nước. Ðức Tổng Giám
mục nói rằng mặc dù người
dân Bangladesh theo các tôn giáo khác
nhau, nhưng họ hiệp nhất trong tâm tình
mến mộ Thiên Chúa. Ngài xin các
lãnh đạo cộng đồng và
tôn giáo cũng như chính phủ hãy
hành động vì sự hiệp nhất
và hứa rằng Kitô hữu cũng
sẽ làm bổn phận của mình. Ngài
cũng chia sẻ mối quan tâm về một
số xu hướng tiêu cực trong
xã hội. Ngài nói: "Vấn đề
nghiêm trọng nhất là suy thoái đạo
đức." Theo ngài, người dân
Bangladesh có sức mạnh nội tâm,
tính kiên nhẫn và lòng can đảm
đương đầu với nhiều
khó khăn và thế lực có
tính hủy diệt. Nhưng ngài than phiền
"chỉ vì thiếu đạo đức
mà chúng ta bị mất phương hướng."
Ngài cho rằng nếu mọi thành phần
trong nước đều thể hiện
lòng đạo đức, thì sẽ
có tiến bộ. Ngài nói rằng
với ý thức trách nhiệm
đối với xã hội và Nhà
nước, những người "dấn
thân phục vụ người dân sẽ
trở nên công chính." Ðức
Tổng Giám mục Rozario bày tỏ mối
quan tâm đối với giới
trẻ và lĩnh vực giáo dục.
Ngài cũng than phiền sự bành
trướng của chủ nghĩa khủng
bố mà theo ngài là một thế
lực đang càng ngày trở nên
mạnh hơn. Ngài nói rằng các
vấn đề chính trị và đấu
tranh vũ trang đang làm "kiệt quệ đất
nước." Ngài kêu gọi các
chính trị gia hãy nói và hành
động bằng sự "hiểu biết
và khôn ngoan" để tránh đối
đầu và giải quyết các vấn
đề tại bàn thảo luận.