Ðiểm Báo
Ngày Quốc tế Giới Trẻ tại Paris
Aug 19-24, 1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Ðiểm Báo ngày 22.8.1997 về ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 12 tại Paris

ÐIỂM BÁO ngày 22.08.1997 về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Paris nhân Ngày thế giới thanh niên lần thứ 12.

Ngoài các báo Pháp như Le Monde, Le Figaro và nhất là báo công giáo La Croix viết nhiều về Ngày thế giới Thanh niên 1997 hiện đang diễn ra tại Paris, các báo chí xuất bản tại Ý, cách riêng tại Roma, trung tâm Giáo hội công giáo, trong những ngày trước đây không chú trọng nhiều đến biến cốâ này. Nhưng từ lúc ÐTC đặt chân lên Ðất Pháp, thứ năm 21.8 vừa qua, lại khác hẳn. Các báo chí lớn bé ra sáng thứ sáu 22.8 đểà dành nhiều trang, nhiều bài về chuyến viếng thăm , về cuộc gặp gở đầu tiên và hết sức náo nhiệt giữa ÐTC và giới trẻ chiều thứ năm tại Champ de Mars, kế bên Tour Eiffel.

Trong phần điểm báo này, chúng tôi chỉ xin thu lượm vắn tắt các phản ứng, bình luận và ý kiến khác nhau của một vài tờ ra sáng thứ sáu 22.8.97.

Nhật báo Il Messaggero , tờ báo lớn của Roma, dành ba bài nơi trang 8 về chuyến viếng thăm và cuộc gặp gở với giới trẻ.

Bài nhất, với tít lớn chiếm cả trang : "ÐTC : các quyền con người phải chiếm chổ trước hết" . Trên tít này: "Ngày thế giới Thanh niên : Tưởng niệm các nạn nhân của nghèo khổ, cầu nguyện cho thế giới đệ tứ. Chào giới trẻ bằng 13 thứ tiếng khác nhau trong cuộc gặp gỡ ban chiều tại Champ de Mars ". Duới tít : "Tại Paris, Ðức Gioan Phaolô II mệt nhọc, được 500 ngàn thanh niên hoan hô".

Bài hai đăng lại bức thư của giới trẻ công giáo và không công giáo viết cho ÐTC: "Hiến chương của cuộc chung sống"; việc đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau . Bức thư này được gửi lên ÐTC ngày 22 tháng 5 vừa qua, nhưng chưa được hồi âm. Trong thư này , giới trẻ viết : "Chúng con xin ÐTC kêu gọi các thanh niên tụ họp tại Paris làm mọi cách có thể để kháng cự lại , cá nhân và tậïp thể , bất cứ hình thức bất khoan dung nào. Ðoàn kết trong nỗ lực này, chúng ta có thể xây dựng tương lai của chúng ta trên tín nhiệm, trên tình huynh đệ và tình liên đới".

Nhân việc nhắc lại bức thư này, tờ báo Roma cho biết cuộc thăm dò dân ý về giới trẻ do Viện "Csa" thực hiệïn theo lời yêu cầu của báo La Croix và Ðài Antenne 2 . Kết quả như sau:

- một trong ba thanh niên gán ghép cho tôn giáo một chỗ quan trọng , cách riêng trong vai trò xã hội.

- Gần một nửa ( 46% ) công nhận mình không biết gì về tôn giáo hoặc bị ảnh hưỏng bởi những thông tin sai lầm.

- 65% cho rằng tôn giáo là một việc riêng của mỗi cá nhân . Trái lại 21% cho rằng tôn giáo phải được sống cách tập thể.

- 77% công nhận cách tích cực vai trò của Giáo hội trong vấn đề xã hội và luân lý, trong việc chống lại cảnh cùng cực , nhưng 76% có ý kiên tiêu cực về lập trường của Giáo hội đối với việc phá thai và 77% coi tôn giáo là một yếu tố gây chia rẽ giữa con ngưòi với nhau.

Bài ba nói vắn tắt về sức khỏe của ÐTC - Trên máy bay từ Roma đi Paris, phóng viên báo chí hỏi ÐTC: "Thưa ÐTC, ÐTC cảm thấy mình còn trẻ không ?" - Ngài trả lời: "Như các ông thấy". Ðây là một câu trả lời khôi hài, nhưng tùy giải thích của mỗi người. Mọi người sẽ thấy rõ hơn trong buổi chiều khi gặp gỡ 500 ngàn thanh niên tại Champ de Mars. Ðức Karol Wojtyla vui vẻ, cảm động, hùng hồn. Ai cũng thấy rằng giới trẻ là liều thuốc bổ tốt hơn cả, cũng như miền rừng núi vậy. Ngài hài lòng gặp 500 ngàn thanh niên đến tứ khắp thế giới. Sau buổi gặp gỡ, ÐTC khôi hài : "Các con biết kỹ sư Eiffel đã xây cất Tour Eiffel và ông đã làm một công việc rất tốt để ông trở nên ngưòi chứng kiến cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay, một cuộc gặp gỡ tốt đẹp như vậy".

Trên máy bay, ÐHY Gantin , Tổng trưởng Bộ Giám Mục, tháp tùng ÐTC, nói với giới báo chí : "ÐTC làm các việc cách chậm chạp hơn, nhưng ngài làm tất cả mọi việc, không bỏ việc nào". Còn ÐHY Etchegaray, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, cũng thuộc đoàn tùy tùng của ÐTC, nói : "Dĩ nhiên ÐTC mệt, nhưng cuộc gặp gỡ với giới trẻ sẽ làm ngài phấn khởi. Kinh nghiệm các năm qua cho chúng ta thấy ngài lấy lại sức mạnh như thế nào mỗi lần tiếp xúc với giới trẻ : Ngài không còn trẻ nữa, nhưng ngài vẫn giữ được tâm hồn và tinh thần trẻ trung".

Nhật báo La Stampa xuất bản tại Torino, thành phố xe hơi của Ý, cũng dành ba bài về chuyến viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II tại Paris.

Bài nhất viết với tít lớn: "Tại Paris, Ðức Giáo Hoàng mệt nhọc, ca ngợi giới trẻ: Các con phải xây dựng một thế giới công bình và liên đới hơn - 20 phút nói chuyện riêng với Tổng Thống Pháp ông Chirac - rồi ban chiều gặp gỡ 500 ngàn thanh niên".

Bài hai : "Cuộc gặp gỡ giới trẻ"- Champ de Mars trở nên như tháp Babel , đủ các thứ tiếng. Giới trẻ hò la, ca hát , nhẩy múa, thổi kèn, đánh trống, phất cờ ... "Juan Pablo Segundo, te quiere todo el mundo" (Gioan Phaolô II cả thế giới yêu mến Cha) - đoàn thanh niên Tây ban nha và Mỹ châu Latinh hô khi ÐGP Gioan Phaolô II qua trước họ. Ngài trả lời: "Porque todo el mundo es espanohablante" (vì cả thế giới nói tiếng Tây ban nha) - "John Paul Two, we love you" (đoàn tiếng Anh). Mỉm cười, ÐTC đáp lại : "And I love you". Qua trước đoàn Ý, "Viva il Papa" . ÐTC quay lại nói : "Ah, ecco gli Italiani", (Phải rồi, đây là đoàn Ý), rồi ngài đối thoại với họ: "Sì, il papa vive, ma vive in Italia, perchè Dio vuole che viva a Roma" (Phải rồi, ngài sống, nhưng sống ở nước Ý và Thiên Chúa muốùn ngài sống ở Roma).

Trong cuộc gặp gỡ, chính ÐTC xướng tên các nước tham dự Ngày thế giới Thanh niên 1997, theo mỗi Châu. Nghe tên nưóc mình, đại biểu của mỗi nước trao cờø quốc gia của mình cho ban tâổ chức , để cắm vào chỗ được ấn định. ÐTC có xướng tên Việt nam, nhưng không có đại biểu nào trao cờ Việt nam, như các đại biểu khác đã làm. Trong đám đông biển người, lúc ÐTC tiến lên khán đài, các đại biểu phất cờ của quốc gia mình chào mừng ÐTC Giữa rừng cờ này, thấy có cờ "Việt nam Cộng Hòa", (có lẽ do đoàn thanh niên tị nạn mang theo), họ không trao cờ này để cắm vào chỗ chung với các nước. Còn cờ của Cộng hòa dân chủ xã hội không thấy. Có lẽ vì không có đại biểu chính thức nào từ Việt nam được phép tham dự. Ðáng tiếc. Trái lại có phái đoàn Hông Kông Trung quốc và Ðài Loan (nhưng cũng không thấy cờ của hai quốc gia này) . Một vấn đề chịnh trị ngoại giao rất tế nhị đối với ban tổ chức.

Tít của bài ba : "Nỗi nhớ nhung của đức tin". Nhà văn D'Ormesson người Pháp giải thích như sau: "Người bố đời (người chủ trương li khai giữa Nhà Nước và Giáo hội) không thỏa mãn". Ðây là một sự tương phản của người Pháp. Thực sự nước Pháp là một nước "bố đời" hơn cả. Nhưng cũng là Trưởng Nữ của Giáo hội từ thời Vua Clovis lãnh Bí tích Rửa tội mà ÐTC đã có dịp nhắc lại năm vừa qua.

Trong lúc này, ngài trở lại , bởi vì ngài là một con người nhìnthấy rộng và hiểu rằng người Pháp có một sự đói khát lớn lao về đức tin. Chúng ta hãy nhìn các đường phố Paris: biết bao thanh niên ngoại quốc, nhưng không thiếu thanh niên Pháp đền từ các miền nước Pháp. Dân tộc chúng ta đau yếu vì nhớ nhung. Nhớ nhung về những điều đã tin khi xưa. Cũng giống phần nào việc đã xẩy ra với Nhà Vua: Vua chúng ta, chúng ta đem lên máy chém, rồi buồn sầu hoặc lương tâm trách móc: không có dân tộc nào như dân Pháp đã có một sự tôn kính và chú ý lớn lao như vậy đối với các Hoàng gia."

Nói đến những chỉ trích về việc ÐTC viếng mộ Giáo sư Jérôme Lejeune, lãnh tụ phong trào chống phá thai, Văn sĩ D'Ormesson nói: "Ðây là điều xác nhận những tương phản tại Pháp. Nếu chúng ta làm một cuộc tham dò dân ý, thì đa số người dân Pháp ủng hộ việc phá thai và cũng không ưa thích Ðức Gioan Phaolô II, vì ngài chống phá thai và coi ngài là một hình ảnh lỗi thời. Nhưng đàng khác, người dân Pháp lại kể ngài là một vị anh hùng hợp thời một cách sâu xa. Cả những vị chính trị Pháp nữa. Tổng thống Chirac, xem ra đang tìm trong các vị Quốc truởng một mối quan hệ đặc biệt với ÐTC, tôi nghĩ như vậy. Nhưng chúng ta đừng quên các người chính trị đảng xã hội. Cả họ nữa, họ đã và sẽ dành cho Ðức Gioan Phaolô II một cuộc tiếp đón đặc biệt nồng hậu. Vì thế, cùng với Tổng thống Chirac, ông Chevènement, Tổng trưởng Nội Vụ, người chiếm giải quán quân của Nhà Nước "bố đời". Ðây là một dấu hiệu thêm nữa minh chứng điều tôi quả quyết trên đây. Không ai là người đại diện xứng đáng hơn ông Chevènement, xét về chính trị, chính sách li khai giữa Giáo hội và Nhà Nước. Ông là con người khuynh tả và thuộc phe tả của Ðảng xã hội Pháp: ông có tên là "Gauliste rouge". Dù vậy, ông cũng chờ đón Ðức Gioan Phaolô II dưới thang của máy bay và có lẽ cũng hơi cảm động nữa".

Le Figaro (22.8.97) cho biết: Ðức Cha Jacques Gaillot, cựu Giám mục Evreux, mấy năm trước đây được nhóm này, nhóm kia đề cao, trách móc Tòa Thánh "truất chức" ngài, cũng tham dự Ngày thế giới Thanh niên với các giám mục Pháp. Ðược hỏi về Ðức Cha Gaillot, Ðức TGM Billé, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, trả lời: "Ngài đã nhận được tất cả các yếu tố cần thiết để có mặt ở đó (JMJ). Trong những ngày này ngài có thể hiện diện như mỗi người trong chúng tôi", (các giám mục). Theo Le Figaro, thì Ðức Cha Gaillot có mặt tại Champ de Mars (buổi chiều JMJ đón tiếp ÐTC) - Sáng thứ sáu, theo dự tính, ngài ăn sáng với các giám mục Pháp - Thứ bẩy, ban chiều, tham dự buổi canh thức tại Longchamp với giới trẻ, do ÐTC chủ tọa và thánh lễ ngày chúa nhật. Văn phòng của Ðức Cha cho biết: "Ðức Cha Jacques Gaillot rất bận rộn trong những này này: JMJ, nhất là với giới báo chí".


Ðiểm báo ngày 23.8.1997 về ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 12 tại Paris

ÐIỂM BÁO (ngày 23.8.1997) về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Paris (2). Ai cũng nhận thấy rằng sau cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và 500 ngàn thanh niên tại Champ de Mars, hầu hết các báo chí Pháp đã thay đổi hẳn lập trường và công nhận rằng Vị Giáo Hoàng "già yếu kia" còn có khả năng huy dộng từng trăm ngàn thanh niên đến từ khắêp thế giới tập trung để cùng nhau cử hành Ngày thế giới Thanh niên tại Paris, Kinh Thành Ánh sáng. "Các con là tương lai của Cha, của Quốc gia, của Giáo hội và của Thế giới". Ðáp lại lòng yêu thương và sự tín nhiệm nơi khả năng của họ, bất chấp những khó khăn và hy sinh lớn lao (nhiều đoàn thanh niên đến từ những nước xa xôi như Mông cổ, Nam Hàn, Philippines, Australia, Chile, Argentina, Canada, Nam Phi, Madagascar....) tụ họp chung quanh Người Cha Già, mà họ coi là vị hướng dẫn chắc chắn cho con đường của họ. "Juan Pablo Segundo, todo el mundo te quiere - John Paul Two, we love you - Viva il Papa - Noi abbiamo bisogno di te - Vive le Pape Jean Paul Deux..." Tất cả những tiếng hô và những biểu lộ tâm tình bằng nhiều hình thức khác nhau, chứng tỏ cho mọi người thấy rõ giới trẻ ngày nay không lạc lõng, họ cần một vị lãnh đạo để hướng dẫn họ đến những lý tưởng cao quí, đến những đại sự. Những ai có cái nhìn khách quan vào biến cố Paris trong những ngày này, nhất là giới truyền thông xã hội, phải công nhận sự thật trước mắt này.

Trước đây ít ngày, báo chí Pháp tỏ vẻ bi quan về kết quả của Ngày thế giới Thanh niên.

Tờ Le Monde viết: Việc huy động quá yếu ớt - Giới trẻ ưa thích hành hương tại các đền thánh của Pháp, hơn là tham dự ngày thế giới Thanh niên - Tờ Libération : Sự lãnh đạm của giới trẻ Pháp đối với Ngày thế giới Thanh niên..." Những giọng điệu bi quan này không thể không gây lo lắng cho các vị trách nhiệm về tổ chức. Nhưng sau cuộc gặp gỡ tại Champ de Mars, hầu hết các báo chí đã thay đổi lập trường và dành nhiều bài và hình ảnh khác nhau nơi những trang đầu cho biến cố Paris.

Tờ Le Figaro: Cuộc khởi hoàn của Ðức Gioan Phaolô II - Nước Pháp sắp nói lên một cái gì đó với thế giới - Với những tiếng hoan hô, với những tràng pháo tay dài đón nhận lời ÐTC, giới trẻ đã đem đến cho Trái đất này một bài học về khôn ngoan và hăng say". Tờ Le Parisien vơi tít lớn nơi trang nhất: "Ngày Lễ và Ðức tin: La Fête et la Foi", dưới tít này, để hình Ðức Gioan Phaolô II đang ban phép lành giữa những tiếng hoan hô và phất cờ của giới trẻ tại Champ de Mars - Báo này viết tiếp: Paris lãnh đạm nay như bị lây bởi "bệnh sốt của ÐTC". Tờ France-soir : "Cuộc biểu diễn nồng hậu của Ðức Gioan Phaolô II, người già cả, đau yếu, nhưng luôn luôn là một "star" vô địch. Ngài đã biến đổi Champ de Mars thành một loại "Woodtock công giáo". Tờ báo công giáo La Croix dành tất cả số 22.8.97 về Ngày thế giới Thanh niên. Báo này viết nơi bài mở đâu: "ÐTC kêu gọi, thúc giục giới trẻ dấn thân phục vụ con người". Cả tờ L'Humanité, cơ quan của Ðảng cộng sản Pháp, cũng dành cả trang nhất cho chuyến viếng thăm và nhấn mạnh đến những dấn thân của ÐTC trong vấn đề xã hội. Chỉ có tờ Libération, trước đây là tờ báo thiên tả, nay theo khuynh hướng cấp tiến, không đúng điệu lắm, mở đầu bằng bài nói về ô nhiễm môi sinh. Còn cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và 500 ngàn thanh niên, báo này để mãi trang 10 với những hàng chữ nhỏ xíu : "Gioan Phaolô II gây hứng thú đạo quân của mình".

Ðể chu toàn nhiệm vụ, chúng tôi xin nhắc lại : Các phóng viên báo chí Pháp chính thức ký danh theo dõi Ngày thế giới Thanh niên Paris là 2476 người. Trong số các phóng viên ngoại quốc, phóng viên Ý đông hơn cả: 156 - tiếp sau là Ðức và Hoa kỳ, mỗi nước 80 người - Tây ban nha và Ba lan: khoảng 50. Tất cả nhân viên ngành truyền thông, (báo chí, truyền thanh và truyền hình) là 3,252 người.

Tờ Franfurter Allegemeine (Ðức) viết : "ÐTC đến Paris kêu gọi giới trẻ thiết lập một thế giới đón nhận và liên đới hơn". Báo này tả lại những biểu lộ tình yêu mến của biết bao thanh niên tuốn ra các ngả đường để đón chào ÐTC Gioan Phaolô II và nhấn mạnh đến sự kiện này là ÐTC ước mong một cuộc cách mệnh mới, một cuộc cách mệnh về phục vụ đích thực con người. Chỉ có phục vụ này sẽ đem lại cho đời sống một ý nghĩa và vẻ xinh đẹp".

Nhật báo Die Welt cũng của Ðức viết: "Ðức Gioan Phaolô II yêu cầu giới trẻ thế giới đừng hướng cuộc đời của mình về các giá trị vật chất". Báo này viết tiếp. "Nhân dịp Ngày thế giới Thanh niên ÐTC bày tỏ sự thông cảm của ngài đối với các vấn đề của thế hệ mới và nhất là sự lo lắng của ngài về tính cách bấp bênh của việc làm và của tương lai giới trẻ".

Tờ El Pais của Tây ban nha để hình ÐTC ở giữa thanh niên, viết: "Sự tham dự của giới trẻ thế giới vượt quá các dự tính trước". Báo này nhấn mạnh đến sự tham dự của nhiều thanh niên không phải công giáo và coi đây là một cuộc gặp gỡ có tính cách "đại kết". Vì thế, không phải ngẫu nhiên, ÐTC đã ca ngợi sự khoan dung như nền tảng của mỗi một cuộc chung sống hòa bình".

Nhật báo công giáo Ý Avvenire số ra ngày 23.8.97, dành nhiều bài về chuyến viếng thăm, đặc biệt hơn cảø là bài về lễ Phong Chân phước cho Frédéric Ozanam. Trong bài giảng thánh lễ, ÐTC tiết lộ hồi còn làm sinh viên, ngài cũng là một nhân viên của Hội Thánh Vincent de Paul, do Ozanam sáng lập. Với sinh viên Ðại học, ÐTC chỉ Ozanam, giáo sư Ðại học Sorbonne, như gương mẫu của việc tìm kiếm chân lý.

Trong bài khác, Avvenire nói đến việc ÐTC kính viếng mộ của Giáo sư Jérome Lejeune, bạn thân của ngài, qua đời năm 1994. Buổi kính viếng và cầu nguyện này có tính cách hoàn toàn tư riêng. Nhưng một số người hoặc phàn nàn (như thông cáo của Ðảng xã hội, đảng cầm quyền hiện nay tại Pháp), một số phụ nữ thuộc Phongøo phụ nữ giải phóng. Ai cũng biết rõ: Giáo sư Lejeune là người chống đối kịch liệt việc phá thai và đây cũng là lập trường của ÐTC. Trước những chỉ trích, phàn nàn và phản đối, phát ngôn viên Tòa Thánh, Tiến sĩ Navarro Valls có mặt tại Paris, tuyên bố: "Ý muốn của ÐTC tuyệt đối rõ ràng trong dịp này và nếu có ai muốn giải thích ý muốn đó cách khác, người đó sai lầm". Cả Ðức Cha Michel Di Falco, phát ngôn viên của Ngày thế giới Thanh niên, cũng phàn nàn về những chỉ trích không có lý do nền tảng nào cả, rồi ngài nhắc lại thông cáo của HÐGM Pháp được phổ biến trước đây để trả lời cho những thắc mắc: "Ðây là việc lựa chọn tự do của ÐTC. Như mọi người khác, ngài hoàn toàn tự do tưởng niệm người bạn của mình đã qua đi".

Tờ La Stampa viết với tít lớn nơi trang 12, trang dành cho các biến cố ngoại quốc: Sau cuộc khởi hoàn, tiếp đến những chỉ trích: Ngài đã viếng thăm mộ của giáo sư Lejeune, ngưòi chống phá thai: Ðảng xã hội phàn nàn.

Nhật báo L'Unità, cơ quan của Ðảng Dân chủ khuynh tả (cưụ cộng sản Ý) viết nơi trang 5 (biến cố thế giới): "Ðức Karol Wojtyla, nước Pháp bị xúc phạm về việc viếng thăm mộ của một nhân vật chống phá thai, một nhà khoa học bênh vực sự sống. Thủ tướng Jospin tỏ thái độ phàn nàn về sự lựa chọn của Ðức Giáo Hoàng". Xin hỏi: Thực sự nước Pháp bị xúc phạm, hay chỉ những người ghét Ðạo, chống Giáo sĩ... dựa vào lý do để đả kích?

Nhật báo Il Messaggero nói đến sức khỏe của ÐTC qua bài phỏng vấn giáo sứ Gianfranco Turchetti, thuộc Bệnh viện bách Khoa Umberto đệ nhất, ở Roma. Theo giáo sư, Ðức Gioan Phaolô II mắc chứùng bệnh Parkinson (bệnh run tay). Dù vậy, Ngài vẫn tỏ ra tất cả sức mạnh trong hoạt động, không phải là một vị Giáo Hoàng làm việc "bán phần". Giáo sư nói tiếp: Ðối với tôi, ngài tiếp tục là một "người khổng lồ", như báo L'Osservatore Romano viết. Tính tình, sức chịu đựng, khả năng về trí tuệ... của một thời vẫn còn lại như một. Không phải là một vị Giáo Hoàng sợ sệt. Tôi thấy nơi ngài sức mạnh của một con người không lùi bước, một con người cực kỳ mạnh mẽ, cách riêng về ý chí. Một con người có những vấn đề về thể xác, nhưng luôn luôn tỏ ra có khả năng chịu đựng, một con người chiến đấu với thuốc trị bệnh, với y khoa. Nói tóm lại, ngài là một bệnh nhân lý tưởng cho bác sĩ. Ước gì các bệnh nhân phản ứng với nhẫn nại như vậy".

Nhân bài nói về sức khoẻ, Il Messaggero đăng một bài khác cũng trang này, với tít "Via Crucis" (Ðàng Thánh giá) thuật lại tất cả những lần Ðức Gioan Phaolô II điều trị tại bệnh viện Gemelli, bắt đầu từ vụ mưu sát tại quảng trường Thánh Phêrô 13.5.1981.

Nhật báo Il Tempo ( 23.8.97 ) - dành nhiều bài về chuyến viếng thăm.

- Bài chính đặt nơi trang 5: "Giới trẻ tiến đi với ÐTC". Trên tít này, để hình ÐTC gặp giới trẻ tại Champ de Mars. Bên cạnh hình, viết: "Tại Paris, hôm nay (thứ bẩy 23.8.97), ÐTC ban Bí tích Rửa tội và Thêm sức cho 10 thanh niên đến từ năm Châu". Trong bài, báo này viết: "Buổi canh thức cầu nguyện chiều nay sẽ là một trong các biến cố nổi bật hơn cả đánh dấu con đường tiến đi của Giáo hội và của thế giới về Ngàn Năm thứ ba. Một con đường mà Vị Giáo Hoàng "vô địch" này đang tiến đi một cách chắc chắn - như thể bị thúc đẩy đến hy sinh chính bản thân: mỏi mệt vì tuổi già và vì các vấn đề thể xác - trước mắt chúng ta , bằng việc cầm tay lôi kéo chúng ta theo."

Il Tempo viết tiếp với một giọng châm biếm: Báo chí Pháp không lưu ý đến "tính cách thể xác của Vị Ðại diện Chúa Kitô", như báo chí tại Ý. Có lẽ báo chí Pháp nhớ lại sự việc này là Vị Dòng Tên xuất kia tên là Peter Hebblethwaithe năm 1992 tiết lộ rằng Ðức Gioan Phaolô II mắc chứng ung thư. Ông quả quyết rằng chứng bệnh này sẽ đưa đến cái chết chắêc chắn trong vòng ba năm. Nhưng Chúa Quan Phòng vẫn gìn giữ ÐTC cho tới nay, còn Peter Hebblethwaite đã chết cách đây ba năm.

Tờ báo Roma kết luận: Nên lưu ý đến từng trăm ngàn thanh niên nam nữ trên các ngả đường Paris, một cảnh tượng chưa từng thấy, nhất là trong tháng 8 nóng nực của Mùa hè này, hơn là tung ra những tin "giật gân" về sứùc khỏe của ÐTC. Dĩ nhiên với 77 tuổi, với sức nóng Mùa hè, ngài mệt nhọc. Mệt nhọc nhưng còn có sức đối thoại lâu giờ và khôi hài với 500 ngàn thanh niên tụ họp chung quanh mình. Ai là người lại không thấy trước mắt Vị Giáo Hoàng già yếu này còn có khả năng huy động một lực lượng lớn lao như vậy của giới trẻ. Không phải là bổn phận người tường thuật giải thích tại sao Ðức Gioan Phaolô II - có lẽ trong quá khứ chưa bao giờ có - là vị Giáo Hoàng thật của thế giới, là xi măng của nền Tu đức đang phục hưng, một nền Tu đức lôi cuốn biết bao linh hồn. Nhưng người tường thuật không thể không nhấn mạnh một lần nữa khía cạnh này của Triều Giáo Hoàng mà nhiều người công nhận là Triều Giáo Hoàng hợp nhất tính cách trung tâm của Châu Âu Kitô, nơi đào tạo và điểm tựa của nền văn hóa thế giới".


Ðiểm báo ngày 25.8.1997 về ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 12 tại Paris

ÐIỂM BÁO (ngày 25.8.1997) về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Paris nhân ngày thế giới Thanh niên

Các báo chí, cả các báo vẫn có những cái nhìn tiêu cực về Giáo hội hoặc óc chống giáo sĩ, xuất bản sáng thứ hai (25.8.97) đã dành nhiều bài về Thánh lễ kết thúc Ngày thế giới Thanh niên lần thứ 12 tại Paris Chúa nhật 24 vừa qua.

Tờ La Repubblica (khuynh hướng thiên tả) viết nơi trang nhất với hàng chữ lớn: "Ðức Wojtyla chinh phục Paris" - Mộât triệu người dự thánh lễ, nước Pháp "bố đời" ngạc nhiên về hiện tượng - Cuộc gặp gỡ giới trẻ được ấn định vào Năm 2000 tại Roma - Tờ báo La Croix tiết lộ: ÐTC "có thể mắc chứng ung thư ".

Trong bài thứ hai, La Repubblica viết : "Năm 2000, việc trở lại cái thánh thiêng". Báo này đặt câu hỏi: tại sao giới trẻ đáp lại đông đảo như vậy lời kêu gọi của Vị Giáo Hoàng già nua, tuổi tác, yếu đau ? - Tác giả giải thích: Là vì thuyết tục hóa, sau sự sụp đổ của ý thức hệ công sản vô thần, đang xuống dốc, không còn sức hấp dẫn nào nữa. Giới trẻ cần sống lý tưởng và các giá trị cao quí, nhất là cần người lãnh đạo chắc chắn, cần một điểm tựa. Người đó là ai trên thế giới hiện nay, nếu không phải là Ðức Gioan Phaolô II".

Về bệnh tật của ÐTC do tờ La Croix tung ra. Báo này viết: "Có thể mắc chứng ung thư" - La Repubblica cho rằng tin này rất có thể tin được, vì La Croix không thiên tả, cũng không khuynh hữu, một tờ báo được Hàng Giám mục Pháp tín nhiệm và mới đây đăng bài phỏng vấn dài của ÐTC (thực sự có bài phỏng vấn: La Croix đặt các câu hỏi viết và ÐTC đã trả lời viết - không có cuộc phỏng vấn trực tiếp).

Nói đến ung thư, chúng tôi nhớ lại vị Dòng Tên tu xuất tên là Peter Hebblettwaite năm 1992 đã loan báo ÐTC mắc chứng ung thư và chỉ sống cùng lắm là ba năm (ông tiên báo năm 1992), nhưng ÐTC còn sống cho tới nay: năm 1997 và Peter Hebblethwaite, vị tiên tri về bệnh ung thư của ÐTC, đã chết cách đây ba năm (xem điểm báo thứ bẩy 23.8.97).

Cũng liên hệ đến các tin báo chí tung ra về sức khỏe của ÐTC trong những ngày này, tờ Il Tempo (số ra ngày 25.8.97) đã cho đăng lời quả quyết của giáo sư Francesco Cruciti, Bệnh viện Bách Khoa Gemelli, ngưòi đã đứng đầu Eùquipe giải phẩu ÐTC nhiều lần .Giáo sư cải chính một cách thẳng thắn rằng: "ÐTC là một cây sồi, một cây cổ thụ". Giáo sư nói tiếp: "Không thể hiểu được lập trường "thiên kiến" của một số quan sát viên: ÐTC phải miễn cưỡng là người mắc bệânh". Tờ Il Tempo viết: "Họ nói nhiều lần tại Bệnh viện Bách Khoa Gemelli nơi Ðức Gioan Phaolô II điều trị sáu lần trong thời gian - tính gồm cả - khoảng 4 tháng. Cả ngày hôm qua nữa - vẫn lời của tờ báo Roma - những nhận xét của các bác sĩ và các chuyên gia đều biểu lộ phê phán thẳng ngặt về những nhận xét nông cạn của một số báo chí. Có báo còn viết cách mạnh mẽ rằng: Chuyến viếng thăm Paris là chuyến viếng thăm sau cùng. Họ quên rằng: Theo chương trình, đầu tháng 10 này ÐTC lên đường chủ tọa Ngày thế giới các Gia đình lần thứ hai tại Rio de Janeiro (Brazil) và đầu năm 1998 ngài sẽ viếng thăm Cuba trong 5 ngày. Theo nguồn tin Vatican: Trong những ngày vừa qua với công việc quá sức của một Vị 77 tuổi, với trời nóng nực ít xẩy ra tại Paris như lần này, dĩ nhiên ÐTC mệt nhọc. Mệt nhọc, nhưng không bỏ qua điểm nào của chương trình ấn định. Ðúng như ÐHY Gantin đã nói: "ÐTC làm việc chậm chạp hơn, nhưng ngài làm hết mọi việc". Những tin "báo động giật gân về sức khỏe của ÐTC" do một số báo tung ra, cách riêng trong những ngày này tại Paris, chắc chắên phải có một ẩûn ý nào đó.

Giám đốc Báo La Croix, Bruno Frappat, trong bài phỏng vấn dành cho Avvenire (24.8.97) quả quyết: "Các phóng viên báo chí ngoại quốc tại Paris thường chỉ thấy có Tour Eiffel. Họ cận thị về những cái gì là nước Pháp. Họ nói đến nạn thất nghiệp: ba triệu rưỏi người thất nghiẹp. Dĩ nhiên đây không phải chuyện chơi đùa...". Nói về giới báo chí Pháp, Giám đốc La Croix nhận xét: "Họ nghĩ ÐTC đến chỉ để nói về thuốc trừ thai, nạn phá thai. Ðến nỗi tờ Libération (cấp tiến) ngạc nhiên hết sức khi nghe ÐTC nói về các vấn đề xã hội trong dịp Lễ Phong Chân Phước của Frédéric Ozanam". Ông Giám đốc kết luận: "Tại nước chúng tôi thiếu chuyên viên về các vấn đề tôn giáo".

Nhật báo Il Tempo (chúng tôi vừa nhắc trên đây) số ra ngày 25.8.97 dành trang nhất về Thánh lể bế mạc Ngày thế giới Thanh niên tại Longchamp Chúa nhật 24. Với tít lớn báo này viết : "ÐTC chào "Tạm biệt, hẹn gặp lại Roma" - Ðức Gioan Phaolô II ấn định cuộc gặp gỡ giới trẻ vào Năm Ðại Toàn xá 2000 - Lời kêu gọi từ Paris: "Các con hãy xây dựng một thế giới Tình Yêu".

Cũng nơi trang nhất, Tờ báo Roma đăng bài xã thuyết của Ettore Barnabei với tít đề: Dưới dấu hiệu của tình huynh đệ, các lá cờ của Longchamp . Tác giả viết: Sau khi chế độ cộng sản Liên xô sụp đổ, bức tường Berlin cũng bị phá hủy, Ðức Gioan Phaolô II cử hành thánh lễ với sự tham dự của hơn một triệu người đồng hương Ba lan của Ngài. Ngày hôm qua (chúa nhật 24.8.97), hơn một triệïu thanh niên nam nữ đến tứ 160 quốc gia trên thế giới, tụ họp chung quanh Ðức Gioan Phaolô II, mỗi đoàn thể với lá cờ quốc gia của mình, không phân biệt nước lớn, nước bé, không phân biệt mầu da, tiếng nói... tất cả coi nhau như anh chị em và như con cái của Thiênùa: trong tình huynh đệ. Ettore Barnarbei viết tiếp: Trước sự ngạc nhiên của một phóng viên báo chí, một thanh niên tham dự Ngày thế giới Paris nói: "Paris đã thấy trong các thế kỷ nhiều cuộc cách mạng; trong những ngày này Paris đã thấy một cuộc cách mạng Tình Yêu".

Il Tempo cho đăng bài suy tư về biến cố Paris do phóng viên Paolo Frajese của Ðài truyền hình Ý viết. Phóng viên này viết: Một lời chào bay về Năm 2000 - Tại sân bay Orly, Thủ tướng Jospin đến để chào biệt chính thức Ðức Gioan Phaolô II. Nhưng thực sự lời chào của Nước Pháp ÐTC đã nhân được ở Longchamp, nơi đây biết bao thanh niên đến từ khắp thế giới, nơi đây các gia đình Pháp tụ họp chung quanh Vị Giáo Hoàng tuổi tác và đau yếu. Biết bao người, không ai biết rõ con số, không ai ngờ, cả chính ÐTC nữa. Nhưng thực vậy , giới trẻ và các gia đình đã đáp lại lời mời gọi của Ðức Gioan Phaolô II. Tại sao họ tuốn đến đông như vậy? Ðây là một lựa chọn tự do, đây là một viễn tượng về đời sống của họ: họ đến để hiến thân cho người khác, cho mọi người. Họ đến Paris để nói với thế giới là họ mệt mỏi về những luận điệu tuyên truyền rỗng tuếch, không giá trị cao quí. Nói đúng ra họ là những người đóng vai trò chủ chốt của Ngày thế giới thanh niên, không phải Ðức Gioan Phaolô II mà mộït số phóng viên báo chí gán ghép cho ngài danh từ "superstar"... Xem ra giới trẻ này nắm tay Vị Cha già của mình, để cùng với ngài đưa Giáo hội vào Ngàn Năm thứù ba của lịch sử Cứu chuộc.

Paris, Các Vị Giáo Hoàng, Giáo hội. Tại Paris này, Ðức Roncalli, sứ thần Tòa Thánh, lên làm Giáo Hoàng nhận tên hiệïu là Gioan 23. Gioan 23 đã triệu tập Công dồng chung Vatican 2. Cũng tại Paris này, Ðức Gioan Phaolô II, trong tinh thần của Công đồng, đang lái Giáo hội về Năm 2000. Ngài đã gặp gỡ giới trẻ: chính giới trẻ làm cho Giáo hội sống và sống mạnh, như ÐTC vẫn nhắc đi nhắc lại: "Các con là tương lai của Cha, của quốc gia, của Giáo hội và của thế giới". Trước khi từ giã Paris, ngài đã xuất hiện nơi cửa sổ Tòa Sứ Thần ở Paris, chào và nói với giới trẻ: Các con hãy tiếp tục như vậy ở Paris này. Tại Roma, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể làm.

Thật là một biến cố lịch sử. Nước Pháp "bố đời" đã hiểu biết tầm mức quan trọng của biến cố này. Ðài truyền hình quốc gia đã dành tất cả 22 giờ đồng hồ cho Ngày thế giới Thanh niên lần thứ 12 tại Paris.

Ðại tướng Philippe Morillon, chủ tịch Ủy ban phối hợp của chính phủ về JMJ tuyên bố trên đài Phát thanh Vatican (buổi phát lúc 8 giờ sáng thứ hai 25.8.97): "Thật là một niên hiệu lịch sử cho nước Pháp". Và thủ tướng Lionel Jospin, trong bài diễn văn tiễn biệt ÐTC tại Orly, nói: "Những ngày hòa giải giữa Giáo hội và Nhà Nước".

Tờ Il Messaggero cũng như nhiều báo lớn khác, dành ba trang đầu cho những biến cố Chúa nhật 24.8 vừa qua tại Paris.

Bài đầu vối tít lớn cả trang: "Parigi , il trionfo di Wojtyla": (Paris, khởi hoàn của Ðức Wojytla). Ðây là tít của Le Figaro đã dùng sau buổi tiếp đón của giới trẻ tại Champ de Mars chiều thứ năm 21.8.

Dưới tít, tờ báo Roma viết: "ÐTC trở về Roma, mệt nhọc, nhưng rất bình thản".

Bài hai nơi trang hai cũng tít lớn chiếm cả trang: "Mộât triệu thanh niên tham dự thánh lễ: "Ciào Papa". Duới tít: "Trong thánh lễ, Ðức Gioan Phaolô II tự thú: Ðời sống càng dài, càng cảm thấy tính cách tạm bợ của nó".

ơi trang ba, Il Messaggero viết cũng với tít lớn: "Arrivederci a Roma" (Hẹn gặp lại ở Roma). Dưới tít, nhắc lại lời của Ðức Gioan Phaolô II: "Ai sống, sẽ thấy". ÐTC ấn định cuộc gặp gỡ vào năm 2000. Rồi ngài nói: "Cha tin chắc các con sẽ tham dự đông đảo cuộc gặp gỡ này".

Tờ Il Messaggero viết tiếp: Ngày thế giới Thanh niên trùng với Năm Ðại Toán xá 2000 - Nhưng thủ đô Roma phải tìm ra một địa diểm xứng hợp để đón nhận biển người. Sẽ dùng trường đua ngựa như Paris chăng? Cho tới nay Manila vẫn chiếm giải quán quân: hơn 4 triệu ngưòi tham dự thánh lể bế mạc.

Nhật báo Roma còn chú trọng đến những lời ÐTC đọc trong diễn văn từ giã tại Orly: "Trong một quốc gia có một truyền thống về tính huynh đệ và tự do, những biểu lộ tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải được tự do phát triển các sự phong phú văn hóa và tâm tình luân lý và thiêng liêng của tất cả một dân tộc: truyền thống này hơn nữa phải góp công vào phẩm chất đời sống công cộng, nhất là qua việc lưu ý đến những người yếu hèn nhất trong xã hội".

Le Monde (khuynh hướng thiên tả) số ra ngày 24 và 25.8.97 dành nhiều bài nơi trang nhất, trang 4 và trang 5 về chuyến viếng thăm. Nơi trang nhất, tờ báo Pháp viết: "Thành công do chuyến viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng đem lại đã gây ngạc nhiên và bảo đảm Giáo hội công giáo". Sau bài này, Le Monde còn dành nhiều bài khác như:

- Buổi canh thức và lễ nghi Rửa tội 10 thanh niên nam nữ tại Longchamp chiều thứ bấy.
- Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu sẽ được tuyên phong Tiến sĩ Giáo hội.
- Kính viếng mộ Giáo sư Jérôme Lejeune. Ðảng xã hội ra thông cáo phàn nàn về cử chỉ này và coi đây là một cử chỉ chống phá thai (Giáo sư thuộc phong trào chống pha thai)
- Cuộc phỏng vấn Ðức Giám mục giáo phận Angoulême về Ngày thế giới Thanh niên. Ðức GM tuyên bố đại ý như sau: "Tôi rất ngạc nhiên về chiều kích của biến cố. Chiều kích này làm cho tôi tin chắc rằng: trong Giáo hội và ngoài Giáo hội có những thế hệ thanh niên không chỉ trích, không chống đối như trước đây mà là thế hệ lưu ý, tìm tòi và sẵn sàng cho một sự khác. Thế hệ này không biết Giáo hội nhiều, guồng máy, tâổ chức, nhưng chờ đợi nhiều sự nơi Giáo hội: chờ đợi này liên hệ đến những đề tài cũng thiết yếu như đời sống vậy: đau khổ, sự chết, tình yêu, tín nhiệm và hy vọng... Tôi rất xúc động bởi nhiều câu hỏi được nghe trong những ngày này: những câu hỏi cho thấy một sự khát khao vô cùng mạnh mẽ về hiểu biết Thánh kinh... Thế hệ này chất vấn trực tiếp Giáo hội, nhưng cũng chất vấn các cộng đồng dân sự nữa... Và bằng cách nào đó đòi chúng ta phải có khả năng đáp lại những mong đợi của họ... Chúng ta phải tìm những hình thức mới về sự tham dự vào đời sống Giáo hội, hay nói đúng hơn, chúng ta phải đề cao các vấn đề nền tảng của đời sống Giáo hội... Giáo hội công giáo tại Pháp ngày nay đang đứng trước những điều kiện, hoàn cảnh mới để phát triển".


Vài cảm nghỉ của Ðức Tổng Giám Mục James Stafford về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua tại Paris

Thời Sự: Vài cảm nghỉ của Ðức Tổng Giám Mục James Stafford, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Giáo Dân, về Ngày Quốc Tế Giối Trẻ vừa qua tại Paris.

Ðức Tổng Giám Mục James Stafford, người Hoa Kỳ, trước đây là Tổng Giám Mục Denver, bên Hoa Kỳ, và là vị đã chịu trách nhiệm tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Denver vào năm 1993. Năm 1996 vừa qua, Ngài đã được ÐTC gọi về làm chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách về Giáo Dân, thay thế cho ÐHY Eduardo Pironio, người Argentina, đến tuổi hồi hưu. Ðức Tổng giám mục James Stafford là một nhân vật có tài và có nhiều kinh nghiệm về tông đồ giáo dân. Liền sau khi Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12 tại Paris bế mạc, ÐTGM Stafford đã dành cho nhật báo "Tương Lai" một cuộc phỏng vấn, về cảm tưởng của ngài sau sự thành công của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua. Bài phỏng vấn đã được đăng trong số phát hành ngày thứ ba 26/8. Chúng ta hãy cùng nhau lướt qua vài điểm chính trong bài phỏng vấn nầy.

Trước hết, Ðức Tổng Giám Mục James Stafford đã tuyên dương những cố gắng và những vất vả của những người công giáo Pháp, để tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Paris. Trả lời cho câu hỏi: điều gì đã đánh động Ðức Cha nhiều hơn cả, trong thời gian ÐTC cử hành ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Paris với các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, thì Ðức Cha đã cho biết là ngài rất chú ý đến việc ÐTC luôn luôn nhắc đến điểm căn bản nầy, là Nguời Kitô phải sống phù hợp với Phúc Âm Chúa. Và giới trẻ khắp nơi xem ra như đã hiểu được ý của ÐTC. Họ lắng nghe ÐTC và yêu mến Ngài. Ðây là một con đường sống đòi hỏi nhiều hy sinh và dấn thân. Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá thấp giới trẻ. Họ có những chờ đợi rất sâu xa. Họ có một tiềm lực thiêng liêng lớn lao. Và những vị chủ chăn trong giáo hội cần nâng đỡ họ, canh tân cách thức tiếp xúc và đối thoại với họ. Sự xa cách giữa vị giám mục chủ chăn và giới trẻ cần phải được thu hẹp lại, nếu không muốn nói là "phải được dẹp bỏ hoàn toàn". Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12 đã kết thúc. Nhưng theo một ý nghĩa nào đó, thì ngày quốc tế giới trẻ chưa kết thúc: nó mới được bắt đầu tại Paris, và giờ đây đang tiến về các địa phương, các quốc gia khác nhau. Các bạn trẻ đã tham dự ngày quốc tế giới trẻ tại Paris, giờ đây trở về lại quê hương đất nước, hay môi trường sinh sống hằng ngày của họ, mang theo những gì họ đã lắng nghe và đón nhận từ Nguời Cha Già của họ, Ðức Gioan Phaolô II, mà giới trẻ rất mộ mến, để rồi đem ra thực hành một cách cụ thể.

Ðó là vài cảm nghỉ của Ðức Tổng Giám Mục James Stafford, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách giáo dân, về Ngày Quốc Tế Giới trẻ vừa qua tại Paris. Hẹn gặp lại quý vị và các bạn.


Back to Radio Veritas Asia Home Page