Vài chi tiết
trước khi khai mạc Ngày Quốc Tế
Giới Trẻ
Sứ Ðiệp của ÐTC
Gioan Phaolô II cho ngày giới trẻ tại
Paris
Sứ Ðiệp của Các
Bạn trẻ tham dự Diễn Ðàn
Quốc Tế Giới Trẻ tại Paris
Bài Giảng trong Thánh Lễ
của Diễn Ðàn Quốc Tế Giới
Trẻ 1997
Suy Niệm Ðàng Thánh
Giá trong ngày giới trẻ tại
Paris 1997
Tuyên Bố trong Thánh Lễ
Bế Mạc Ngày Quốc Tế Giới
Trẻ 1997
Vài chi tiết thêm trước khi khai mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XII, tại thủ đô Paris, vào ngày 19/8 nầy (Sir số 57,1/8/97).
Các bạn trẻ khắp nơi, và nhất là các bạn trẻ và ban tổ chức tại Pháp, đang nô nức chuẩn bị những điều cuối cùng trước Ngày Khai Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12, tại thủ đô Paris, vào ngày 19/8 nầy. Chủ đề của ngày quốc tế giới trẻ, được gợi hứng từ đoạn phúc âm theo thánh Gioan, chương 1, câu 38-39: "Thưa Thầy, thầy ở đâu? Hãy đến mà xem." Hai môn đệ của Gioan Tiền Hô hỏi Chúa Giêsu: Thưa Thầy,Thầy ở đâu? Và Chúa Giêsu đáp lại: Hãy đến mà xem." Như đã có dịp nói đến trước đây, biến cố long trọng khai mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ là thánh lễ do ÐHY Jean Marie Lustiger, TGM Paris, cử hành vào ban chiều ngày thứ ba 19/8. Rồi trong những ngày kế tiếp, thứ tư 20, thứ năm 21, thứ sáu 22/8, mỗi sáng, các nhóm bạn trẻ được phân chia theo từng ngôn ngữ khác nhau sẽ theo dỏi những bài giáo lý do các vị hồng y, giám mục, đến từ nhiều nơi trên thế giới, thực hiện. ÐTGM Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, phó chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, đã được mời đến giảng giải giáo lý cho nhóm các bạn trẻ nói tiếng Pháp. Mỗi buổi chiều của những ngày nói trên, các nhóm bạn trẻ sẽ được mời tham dự vào những buổi cầu nguyện, những gặp gỡ trao đổi có tính cách tôn giáo văn hóa, tại nhiều địa điểm khác nhau ở thủ đô Paris. Những buổi gặp gỡ và trao đổi nầy là do các bạn trẻ Pháp, thuộc Ủy Ban Tổ Chức Ngày Quốc Tế Giối trẻ, do các Hội Ðoàn hay Phong Trào Giới Trẻ, đứng ra tổ chức. Ðặc biệt là chiều thứ sáu 22/8, mọi sinh hoạt khác đều ngưng lại, để cho tất cả các bạn trẻ cùng tham dự một biến cố chung duy nhất, là Suy Niệm Ðàng Thánh Giá. Chiều thứ bảy 23/8, sau thánh lễ riêng cho từng nhóm tại các địa điểm, thì các bạn trẻ sẽ kéo nhau đến địa điểm chính, để lắng nghe Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và cùng với ngài canh thức cầu nguyện. Sáng Chúa Nhật, 24/8,là ngày bế mạc, các bạn trẻ tham dự Thánh Lễ do chính ÐTC cử hành. Ðược biết, ÐTC Gioan Phaolô II chỉ đến Paris từ ngày 21 cho đến 24 tháng 8 mà thôi.Và ÐTC sẽ gặp gỡ tất cả các bạn trẻ trong đêm Canh Thức Cầu Nguyện vào chiều tối thứ bảy 23/8, và chủ sự thánh lễ Bế Mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào sáng Chúa Nhật 24/8.
Như những lần tổ chức trước, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12 nầy, cũng được xếp đặt liền sau một biến cố quan trọng khác, là Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ, được tổ chức từ ngày 14 đến 18/8, với chủ đề là: "Anh chị em là bức thư của Chúa Kitô gởi cho nhân loại". Cách nói : Anh chị em là bức thơ của Chúa Kitô, là cách nói của thánh Phaolô tông đồ, nơi thơ 2 Côrintô, chương 3 câu 3. Diển Ðàn Quốc Tế Giới trẻ nầy do Hội Ðồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đứng ra tổ chức; và sẽ có sự tham dự của khoảng 320 bạn trẻ, đến từ 135 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra còn có những đại diện của 40 phong trào, hiệp hội giới trẻ, tham dự. Các bạn trẻ sẽ có dịp trao đổi kinh nghiệm sống Ðức Tin, và suy tư về thực thể Kitô và về vai trò của những thế hệ Kitô mới vào lúc sắp bước vào ngàn năm Kitô thứ ba. Vào cuối diển đàn, các bạn trẻ sẽ dâng lên Ðức Thánh Cha và gởi cho thế giới, một sứ điệp ngắn, đúc kết những điểm nổi bậc trong cuộc gặp gỡ trao đổi nầy. Nguời ta chú ý đến sự có mặt đặc biệt của ba nhân vật trong giáo hội tại Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ nầy; đó là : Ðức TGM Christoph Shơnborn, TGM Viêna, Ông Andrea Riccardi, của Cộng Ðoàn Thánh Eâgidiô, và Ông Jean Vanier, sáng lập viên của Cộng Ðoàn gọi là "Hòm Bia Truyền Thiên Chúa", chuyên lo việc chăm sóc cho những nguời bị khuyết tật.
Ðặc biệt, trong thời gian tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, sẽ có cuộc triển lãm về thánh Têrêsa Giêsu Hài Ðồng, với chủ đề là: Trong tu viện kín: hướng về khắp nơi trên thế giới". Ðiểm chính của cuộc triển lảm nầy là 40 bức họa ghi lại những chặng đường chính trong cuộc đời của Thánh Têrêsa, cũng như những chủ đề chính của con đường tu đức của thánh nữ.
Sứ Ðiệp của ÐTC GP II cho ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 12 tại Paris.
Ngày quốc tế Giới Trẻ lần thứ 12 đã được khai mạc tại thủ đô Paris, với thánh lễ do ÐHY Jean Marie Lustiger, TGM Paris, chủ sự, hôm chiều thứ ba, hôm qua 19/8, tại quảng trường Champ de Mars, nằm duới chân ngọn tháp nổi tiếng EIFFEL. Mục thời sự hôm nay xin được nhắc lại đoạn mở đầu của sứ điệp của ÐTC Gioan Phaolô II cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ nầy. Nói là nhắc lại, bởi vì sứ điệp nầy đã được ÐTC gởi trước cho các bạn trẻ trên khắp thế giới, cách đây một năm, tức là vào ngày l5/8/1996, ngày lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên trời, để các bạn trẻ được dịp đọc, suy niệm và sống sứ điệp nầy, tại nơi mình sinh sống, từ một năm trước, tháng 8 năm 1996 cho đến tháng 8 năm 1997. Chủ đề của sứ điệp được diển tả bằng câu kinh thánh rút ra từ phúc âm theo thánh Gioan, chương 1, câu 38-39. Ðây là một đoạn đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả."Thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Chúa đáp: "Hãy đến mà xem." Ðây chúng ta hãy cùng nhau nghe lại đoạn mở đầu của sứ điệp, như sau:
"Lạy Thầy, Thầy ở đâu? Hãy đến mà xem."
Các bạn trẻ rất thân mến,
1. Cha vui mừng ngỏ lời với chúng con, vừa tiếp tục cuộc đối thoại dài mà chúng ta đã bắt đầu trong dịp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Trong sự hiệp thông với toàn thể dân Chúa đang tiến về Năm Thánh 2000, cha muốn mời gọi chúng con năm nay hãy hướng nhìn về Chúa Giêsu, là Thầy và là Chúa của sự sống chúng ta, qua những lời được ghi lại trong Phúc âm theo thánh Gioan như sau: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Hãy đến mà xem (x. Gn 1,38-39).
Tại tất cả các giáo hội địa phương, trong những tháng tới đây, chúng con hãy họp nhau quanh vị chủ chăn chúng con, để suy tư về những lời phúc âm trên. Sau đó, vào tháng 8 năm 1997, chúng ta sẽ cử hành với những đại diện bạn trẻ chúng con, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, trên bình diện quốc tế, tại Paris, trung tâm của đại lục âu châu. Tại thủ đô Paris nầy, nơi từ nhiều thế kỷ qua là điểm gặp gở các dân tộc, các nghệ thuật và văn hóa, những người trẻ nước Pháp đang hăng say chuẩn bị để đón tiếp những bạn trẻ đồng tuổi, đến từ khắp nơi trên trái đất nầy. Tiến theo Thập Giá của Năm Thánh, các thế hệ trẻ tin vào Chúa Kitô, sẽ trở thành một lần nữa hình ảnh sống động của Giáo Hội đang hành hương trên khắp nẻo đường thế giới; và, trong các buổi gặp gở để cầu nguyện và suy tư chung, trong cuộc đối thoại có sức hiệp nhất vuợt qua khỏi những khác biệt về ngôn ngữ và chủng tộc , trong sự chia sẽ những lý tưởng sống, những vấn đề và những hy vọng, các bạn trẻ Pháp sẽ có kinh nghiệm sống động về thực tại mà Chúa Giêsu đã hứa: "Ðâu có hai hay ba người họp nhau lại nhân danh Thầy, thì có thầy ở giữa họ"( Mt 18,20).
2. Hởi các bạn trẻ trên khắp thế giới, chính dọc theo các ngả đường của cuộc sống hằng ngày mà chúng con có thể gặp Chúa. Các con có nhớ không về các môn đệ đến bờ sông Giordano để lắng nghe những lời giảng của vị tiên tri cuối cùng trong số các đại tiên tri, là thánh Gioan Tẩy Giả, và họ được chỉ cho biết Ðấng Thiên sai, Chiên Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu thành Nazareth, chúng con còn nhớ như vậy không? Các môn đệ trở nên tò mò và quyết định theo Chúa Giêsu xa xa, như còn nhút nhát và lúng túng, cho đến khi chính Chúa, quay lại và hỏi: Các bạn muốn gì?; câu hỏi khơi dậy cuộc đối thoại mở màn cho cuộc phiêu lưu của Gioan, Anrê, Simon Phêrô và của những tông đồ khác nữa (x. Gn 1,29-51). Trong cảnh cụ thể của cuộc gặp gỡ đầy kinh ngạc đó, một cuộc gặp gỡ được mô tả bằng vài hàng thiết yếu , chúng ta gặp thấy được nguồn gốc của mọi cuộc hành trình đức tin. Chính Chúa Giêsu là người có sáng kiến trước. Khi chúng ta có việc liên hệ tới Ngài, thì vấn đề luôn bị đảo ngược lại: từ những kẻ đặt câu hỏi, chúng ta trở thành kẻ bị Chúa hỏi; từ kẻ đi tìm, chúng ta trở thành kẻ được Chúa tìm; quả thật, chính ngài luôn là kẻ yêu thương chúng ta trước (x. 1 Gn 4,10). Ðây là chiều kích căn bản của cuộc gặp gở: chúng ta không có liên hệ đến một điều gì đó, nhưng liên hệ với Một Nguời, với Ðấng Hằng sống. Những người Kitô không phải là những môn đệ của một hệ thống triết học; những nguời Kitô là những con người nam nữ đã có kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong đức tin (x. 1 Gn 1,1).
Chúng ta đang sống trong thời của những thay đổi to lớn trong đó những ý thức hệ đi xuống rất mau; những ý thức nầy trước đây xem ra như chống lại được với sự hao mòn của thời gian; và chúng ta cũng đang sống trong một hành tinh đang định lại những ranh giới của mình. Nhân loại thường trải qua tâm thức không chắc chắn, hay lẩn lộn và lo âu (x. Mt 9,36), nhưng Lời Chúa thì không qua đi; Lời Chúa đi qua suốt dòng lịch sử và trong những thăng trầm của các biến cố, Lời Chúa vẩn vững bền và chiếu sáng (x. Mt 24,35). Ðức Tin của Giáo Hội được xây trên Chúa Giêsu Kitô, đấng cứu độ duy nhất của thế giới, hôm qua, hômnay và mãi mãi (x.Dt 13,8). Ðức Tin của Giáo Hội quy chiếu về Chúa Kitô, bởi vì được hướng về Chúa những câu hỏi phát xuất từ tâm hồn con người trước mầu nhiệm sự sống va sự chết. Thật vậy, chỉ từ một mình Ngài mà chúng ta có thể có được những câu trả lời không gây ảo tưởng cũng không làm ta thất vọng.
Khi nghĩ lại những lời chúng con đã nói trong những lần gặp gỡ không thể quên được mà cha đã được dịp vui mừng trải qua với chúng con trong những chuyến viếng thăm khắp nơi trên thế giới, Cha xem ra như đọc được nơi đó chính cùng một câu hỏi khẩn thiết và sống động mà các đồ đệ ngày xưa đã hỏi Chúa Giêsu: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Chúng con hãy liệu sao để lắng nghe lại, trong thinh lặng của cầu nguyện, câu trả lời của Chúa Giêsu: Hãy đến mà xem.
3. Các bạn trẻ chúng con thân mến, như những môn đệ đầu tiên ngày xưa, chúng con hãy theo Chúa Giêsu. Chúng con đừng sợ đến gần ngài, đừng sợ bước qua ngưỡng cửa nhà ngài, đừng sợ nói chuyện với ngài diện đối diện, như chúng ta nói chuyện với người bạn thân (x. Es 33,11). Chúng con đừng sợ "đời sống mới" mà ngài cống hiến cho chúng con: chính Ngài ban cho chúng con khả năng đón nhận sự sống mới đó và sống thực hành nó, với trợ giúp của ân sũng ngài và hồng ân Chúa Thánh Thần.
Thậy đúng vậy, Chúa Giêsu là người bạn đòi hỏi; Ngài nêu chỉ cho chúng ta những mục cao cả, Ngài yêu cầu chúng ta đi ra khỏi chính mình để gặp ngài và trao phó cho ngài trọn cả cuộc sống: "Ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc âm, thì sẽ được sống" (Mc 8,35). Lời đề nghị nầy có thể xem ra khó khăn và trong vài trường hợp có thể làm chúng ta lo sợ. Nhưng, cha xin hỏi chúng con, có phải là điều tốt hơn không, nếu chúng ta đành lòng chấp nhận một cuộc sống không lý tưởng, một thế giới được xây lên theo hình ảnh chúng ta muốn, hơn là đi tìm một cách quảng đại sự thật, điều tốt, công bằng, và làm việc cho một thế giới có thể phản chiếu sự cao đẹp của Thiên Chúa, cả với giá phải trả là phải đương đầu với những thử thách mà điều nầy có thể kéo theo, cha hỏi chúng con, điều nào hay hơn?
4. Chúng con hãy hạ xuống những bức tường của sự hời hợt và lo sợ. Hãy nhìn thấy mình như là những "con người mới", đã được tái sinh bởi bí tích rửa tội, hãy đối thoại với Chúa Giêsu trong việc cầu nguyện và trong việc lắng nghe Lời Chúa; hãy nếm hưởng niềm vui của sự hòa giải trong bí tích Giải Tội; hãy lảnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể; hãy đón nhận Chúa và phục vụ Chúa nơi anh chị em; Hãy khám phá sự thật về chính bản thân chúng con, hãy khám phá sự duy nhất nội tâm chúng con và chúng con sẽ gặp một Ðấng có thể chửa lành chúng con khỏi những lo âu, những nguy hiểm và cứu chúng con thoát khỏi tinh thần chủ quan bạo tợn, không để cho chúng con sống trong an bình. "Hãy đến mà xem". Chúng con hãy đến gặp Chúa Giêsu nơi đâu có những con người đang đau khổ và hy vọng: nơi những làng quê xa xăm, rải rác khắp các đại lục, và xem ra như sống ngoài lề lịch sử, như đã xảy ra ngày xưa tại Nazareth, khi Thiên Chúa sai sứ thần đến với Mẹ Maria; chúng con hãy đến gặp Chúa Giêsu nơi những thành phố to lớn, nơi hằng triệu người thường sinh sống như là những con người xa lạ với nhau. Thật ra, mỗi một con người là những "đồng hương" với Chúa Kitô.
Chúa Giêsu sống bên cạnh chúng con, nơi những anh chị em cùng chia sẽ cuộc sống hằng ngày với chúng con. Gương mặt của Chúa là gương mặt của những anh chị em nghèo hèn nhất, của những nguời bị loại ra bên lề xã hội, thường là những nạn nhân của một kiểu mẩu phát triển bất công, đặt lợi lộc kinh tế lên chổ thứ nhất, và làm cho con người trở thành như là phương tiện, thay vì là một mục đích để được phục vụ cho. Nhà của Chúa Giêsu là bất cứ nơi nào có con người phải chịu đau khổ vì những quyền lợi của họ bị chối bỏ, vì những niềm hy vọng bị phản bội, vì những lo âu của họ bị bỏ qua không được màng đến. Chính những nơi đó, giữa những con người như thế, là nhà của Chúa Kitô, Ðấng yêu cầu chúng con con hãy nhân danh Ngài mà lau khô mọi nước mắt, và mời gọi chúng con hãy lên tiếng nhắc cho những ai đang cảm thấy mình cô đơn biết rằng không một ai đặt niềm tin nơi Ngài mà phải sống trong cô đơn (x. Mt 25,31-46).
5. Chúa Giêsu sống giữa những kẻ khẩn cầu ngài mà không biết Ngài là ai; giữa những kẻ, sau khi đã bắt đầu biết ngài rồi, nhưng sau đó đã lạc xa khỏi ngài mà không vì lỗi của họ; giữa những ai tìm kiếm ngài với tâm hồn thành thật, dù đang thuộc về những hoàn cảnh văn hóa và tôn giáo khác (x. LG 16). Hởi những môn đệ và những nguời bạn của Chúa Giêsu, hãy trở thành những kẻ xây dựng đối thoại và cộng tác với những ai tin vào một Thiên Chúa duy nhất đang cai trị vũ trụ với tình yêu vô cùng của Ngài; các bạn hãy trở thành những sứ giả của vị Thiên Sai mà các bạn đã gặp và đã biết "tại nơi Ngài ở", tức Giáo Hội, sao cho biết bao những bạn trẻ đồng tuổi khác có thể đi theo những vết chân các bạn, nhờ được soi sáng bởi tình yêu thương huynh đệ và niềm vui nơi ánh mắt chúng con, ánh mắt đã chiêm ngắm Chúa Kitô. Chúa Giêsu sống giữa những con người nam nữ mang danh hiệu cao quý Kitô (x. LG 15). Tất cả đều có thể gặp Ngài trong Kinh Thánh, trong việc cầu nguyện và trong việc phục vụ người lân cận. Vào lúc sắp đến ngàn năm thứ ba, mỗi ngày một trở nên khẩn thiết hơn bổn phận sửa chửa lại gương xấu của sự chia rẽ giữa những nguời Kitô, vừa kiện cường vững mạnh thêm sự hiệp nhất nhờ qua đối thoại, việc cầu nguyện chung và qua chứng tá cho Chúa. Ðây không phải là việc không biết đến những khác biệt và những vấn đề, trong thái độ không dấn thân của một chủ nghĩa tương đối lạnh lùng, bởi vì làm như vậy, thì xem ra như ta muốn che đậy vết thương mà không chửa trị nó, với nguy hiểm liều ngưng ngang con đường đang đi, trước khi đạt đến mục tiêu của sự hiệp thông hoàn toàn. Ngược lại, đây là vấn đề làm sao để hoạt động, với sự hướng dẩn của Chúa Thánh Thần, hoạt động để nhắm đạt đến sự hòa giải thật, với lòng tin tưởng vào sự hữu hiệu của lời cầu nguyện, mà Chúa Giêsu đã đọc lên vào lúc sắp bước vào cuộc thương khó: Lạy Cha, ước gì họ được nên một, như chúng ta là một (x. Gn 17,22). Chúng con càng kết hiệp chặt chẽ với Chúa Giêsu, thì chúng con càng có khả năng sống gần gủi nhau; trong mức độ chúng con chu toàn những hành động cụ thể để hòa giải, thì chúng con sẽ bước vào trong sự kết hiệp sâu xa với tình yêu Chúa.
Chúa Giêsu sống một cách đặc biệt trong những giáo xứ của chúng con, trong những cộng đoàn chúng con sinh sống, trong những hiệp hội và những phong trào giáo hội mà chúng con tham dự vào, cũng như trong biết bao hình thức hiện đại để quây quần chung với nhau và làm việc tông đồ, nhằm phục vụ cho công việc rao giảng phúc âm mới. Sự phong phú của biết bao ơn đoàn sũng khác nhau đều nhằm đến lợi ích của toàn thể giáo hội và thôi thúc mọi người Kitô đặt những khả năng của mình phục vụ cho một Chúa duy nhất, nguồn mạch cứu rỗi cho toàn thể nhân loại.
6. Chúa Giêsu là "Lời của Thiên Chúa Cha" (x. Gn 1,1), được trao ban cho con người, để mạc khải dung mạo của Thiên Chúa và mang đến cho con người ý nghĩa và mục đích cho những bước đường không chắc chắn của họ. Thiên Chúa, Ðấng đã nói thời xa xưa nhiều lần và nhiều cách khác nhau cho cha ông chúng ta qua các tiên tri, nay vào thời cuối cùng, ngài đã nói vối chúng ta qua Người Con, mà Ngài đã thiết lập làm thừa tự của tất cả mọi sự, và qua Nguời Con đó Ngài đã tạo dựng vũ trụ (Dt 1,12). Lời Ngài không phải là một sự áp đặt làm tróc đi những cánh cửa các lương tâm; Lời Ngài là tiếng nói thuyết phục, là hồng ân nhưng không, một hồng ân vì muốn mang ơn cứu rỗi vào trong cảnh sống cụ thể của từng người mà đòi hỏi một thái độ sẳn sàng và có trách nhiệm, một con tim trong sạch và một tinh thần tự do.
Hởi các bạn trẻ thân mến, trong các nhóm của chúng con, hãy gia tăng thêm những dịp để lắng nghe và học hỏi Lời Chúa, nhất là qua việc đọc Lời Chúa (lectio divina): chúng con sẽ khám phá nơi đó những bí ẩn của Con Tim Thiên Chúa, và rút ra từ đó hoa trái để biết phân biệt những hoàn cảnh và sự biến đổi của thực tại. Ðược Kinh Thánh hướng dẩn, chúng con có thể nhìn thấy trong ngày sống của chúng con, nhìn thấy sự hiện diện của Chúa, và cả lúc đó, sa mạc cũng có thể trở thành mảnh vườn, trong đó tạo vật có thể nói chuyện thân tình với đấng tạo hóa của mình: "Khi tôi đọc Kinh Thánh, Thiên Chúa trở lại đi dạo trong vuờn địa đàng" (S. Ambrogio, thơ 49,3).
7. Chúa Giêsu sống giữa chúng ta trong bí tích Thánh Thể, trong đó được thực hiện một cách trọn đầy sự hiện diện thật của Ngài và sự đồng hành của ngài cùng với lịch sử của nhân loại. Giữa những điều không chắc chắn và lo ra của đời sống thường nhật, chúng con hãy bắt chước các môn đệ trên đường đi về Emmaus và, như các môn đệ đó, chúng con hãy nói với Ðấng Phục Sinh đang mạc khải chính mình ra trong hành động bẻ bánh, rằng: "Hãy ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp chấm dứt" (Lc 24,29). Hãy khẩn cầu Chúa Giêsu, ngỏ hầu Chúa luôn ở lại với chúng ta, theo suốt những con đường về Emmaus của thời đại chúng ta. Ước chi Chúa là sức mạnh của chúng con, Ngài là điểm tựa cho chúng con, Ngài là niềm hy vọng mãi mãi cho chúng con. Các bạn trẻ chúng con thânmến, Ước chi đừng bao giờ thiếu Bánh Thánh Thể trên bàn thờ cuộc sống chúng con. Chính từ Bánh Thánh Thể nầy mà chúng con có thể múc lấy sức mạnh để làm chứng cho đức tin. Quanh bàn tiệc Thánh Thể được thực hiện và được biểu lộ sự hiệp nhất an hòa của Giáo Hội, mầu nhiệm hiệp thông truyền giáo, trong đó tất cả thấy mình vừa là con cái vừa là anh chị em, không phân biệt loại trừ hay khác biệt về chủng tộc, tiếng nói, tuổi tác, giai cấp xã hội hay văn hóa. Hởi các bạn trẻ thân mến, hãy đóng góp quảng đại và với tinh thần trách nhiệm để xây dựng liên lỉ Giáo Hội như là gia đình, là nơi đối thoại và đón tiếp lẩn nhau, là khoảng rộng để sống trong hòa bình, nhân từ và tha thứ.
8. Các bạn trẻ rất thân mến, được Lời Chúa soi sáng, được cũng cố bởi Bánh Thánh Thể, chúng con được gọi làm những chứng nhân đáng tin cho Phúc Âm Chúa Kitô, đấng làm cho mọi sự được nên mới mẽ.
Nhưng do điều gì nguời ta có thể nhận ra chúng con là môn đệ đích thực của Chúa Kitô? Do bởi sự kiện "chúng con yêu thương lẩn nhau" (Gn 13,35), theo mẩu gương tình thương của Chúa: một tình thương nhưng không, vô cùng kiên nhẩn, và không bao giờ từ chối ai ca (x. 1 Co 13,4-7). Chính sự trung thành với điều răn mới sẽ chứng minh cho đời sống chúng con phù hợp với điều chúng con rao giảng. Ðây là điểm mới mẻ nhất có thể khơi dậy sự kinh ngạc của một thế giới còn bị xâu xé và chia rẽ bởi những cuộc xung đột dữ dằn, đôi khi hiển nhiên rõ ràng, đôi khi ngấm ngầm ẩn dấu. Trong thế giới như thế, chúng con được mời gọi sống tình huynh đệ, không phải như là một ảo tưởng, nhưng như là một khả thể thật sự; trong một xã hội như thế, chúng con được gọi xây dựng nền văn minh của tình thương, với tư cách là những nhà truyền giáo đích thực của Chúa Kitô.
9. Ngày 30 tháng 9 năm 1997, sẽ là ngày Kỷ Niệm 100 năm cái chết của Thánh Teresa thành Lisieux. Dung mạo của thánh nữ không thể nào không kêu gọi sự chú ý tại quê hương thánh nữ của biết bao bạn trẻ hành hương, bởi vì thánh Têrêsa là một vị thánh trẻ tuổi, đề nghị lại cho con người ngày nay lời rao giảng đơn sơ và đầy gợi ý, đầy kinh ngạc và lòng biết ơn; đó là: Thiên Chúa là Tình yêu; mỗi người đều được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa chờ đợi được mỗi người tiếp nhận và yêu thương.Ðây là sứ điệp mà chúng con, những nguời trẻ hôm nay, được mời gọi đón nhận và rao giảng lại cho những bạn đồng tuổi: Con người được Thiên Chúa yêu thương. Ðây là lời rao giảng đơn sơ nhất và có sức đảo lộn (mọi sự), mà Giáo Hội có bổn phận phải rao giảng cho con người" ( Christifidelis laici 34).
Từ tuổi trẻ của thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Ðồng, chúng ta có được lòng hăng say của Nguời đối với Chúa, sức nồng nhiệt của tình yêu thương và đặc tính thực tế của những dự án lớn lao của người. Với sức thu hút của sự thánh thiện, thánh nữ xác nhận rằng Thiên Chúa ban cho cả những ngưòi trẻ những kho tàng sự khôn ngoan của Người, và trao ban một cách tràn đầy. Chúng con hãy cùng với thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Ðồng đi qua con đường khiêm tốn và đơn sơ tiến lên sự trưởng thành Kitô, nơi trường học của Phúc âm. Chúng con hãy ở lại trong con tim của Giáo Hội, cùng với thánh nữ, vừa sống trọn vẹn cho đến tận cùng sự chọn lựa theo Chúa Kitô.
10. Các bạn trẻ thân mến, tại nơi Chúa Giêsu sống, chúng con hãy đến gặp sự hiện diện hết sức dịu dàng của Mẹ Maria. Chính trong cung lòng Mẹ, mà Ngôi Lời đã nhập thể làm người. Khi chấp nhận vai trò đã được trao phó cho trong chương trình cứu rỗi, Ðức Nữ Ðồng Trinh đã trở thành mẩu gương cho mọi đồ đệ của Chúa Kitô. Cha xin trao phó cho Mẹ công cuộc chuẩn bị và việc cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12, cũng như trao phó cho Mẹ những hy vọng và những chờ đợi của các bạn trẻ; từ khắp nơi trên thế giới, các bạn trẻ muốn cùng với Mẹ lặp lại lời thưa như sau: "Nầy tôi đây là tôi tớ của Thiên Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi như Lời ngài nói" (x. Lc 1,38) và họ đến gặp Chúa Giêsu để ở lại với Chúa, rồi sau đó sẳn sàng rao giảng cho các bạn đồng tuổi, như các tông đồ ngày xưa: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Thiên Sai" (Gn 1,41).
Với những tâm tình trên, cha gởi đến từng người trong chúng con lời chào thân tình, và với lời cầu nguyện của cha luôn đồng hành với chúng con, cha ban phép lành cho từng người.
Từ Castel Gandolfo, ngày
15 tháng 8 năm 1996,
lễ Mẹ Maria Hồn xác lên trời.
Ký tên, Gioan Phaolo II, giáo hoàng.
Sứ Ðiệp của các bạn trẻ tham dự Diễn Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ gởi cho các bạn trẻ trên thế giới.
Như đã có dịp nhắc qua trước đây, trước biến cố Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, đã được tổ chức từ ngày 19 đến 24 tháng 8, thì có biến cố gọi là Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ, được tổ chức từ ngày 14 cho đến 18/8. Lúc mới được thành lập, thì chỉ có Ngày Quốc Tế Giới Trẻ không mà thôi. Sau đó, Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ được thêm vào như là một sinh hoạt đi đôi với ngày quốc tế giới trẻ. Trong tháng 8 vừa qua, tại thủ đô Paris, có hai biến cố cho giới trẻ, đi liền với nhau, đó là Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12, và Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ, lần thứ 6. Tham dự diển đàn quốc tế Giới Trẻ, là những bạn trẻ được chọn làm đại diện cho giới trẻ của từng quốc gia tham dự, và thường thì mỗi quốc gia có hai bạn trẻ đại diện tham dự diển đàn nầy. Sau Diển Ðàn, các bạn trẻ đại diện tham dự đã soạn ra một sứ điệp ngắn, gởi cho tất cả các bạn trẻ trên thế giới. Chúng ta chưa có dịp nhắc đến sứ điệp nầy. Vậy, hôm nay, trong mục thời sự nầy, chúng ta hãy theo dỏi bản dịch nguyên văn sứ điệp ngắn của các bạn trẻ tham dự Diển Ðàn, gởi cho tất cả các bạn trẻ trên thế giới. Thật ra, sứ điệp nầy, đã được một bạn trẻ đại diện đứng ra đọc vào cuối thánh lễ Bế Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, Chúa Nhật 24/8 vừa qua. Nhưng trong phần tường thuật vừa qua, vì không có thời giờ, chúng tôi chưa nhắc gì nhiều đến sứ điệp nầy. Giờ đây, chúng ta hãy theo dỏi trọn cả sứ điệp như sau:
Chúng tôi, những người trẻ đại diện cho những cộng đoàn khác nhau, hiệp nhất trong cùng một đức tin, chúng tôi quy tụ lại để chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui của đời sống chúng tôi trong Chúa Kitô. Với tư cách những tham dự viên của Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ VI, chúng tôi vui mừng vì những khác biệt văn hóa, từ nay được hiệp nhất với nhau trong cùng một giáo hội, nhân dịp ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Mỗi người chúng tôi là một bức thơ của Chúa Kitô, và cùng nhau, chúng tôi muốn thông truyền cho các bạn, qua sứ điệp nầy, thông truyền điều mà chúng tôi đã sống trong Chúa Kitô.
Ðức Thánh Cha đã mời gọi chúng ta qua những lời của Chúa Giêsu: Hãy đến mà xem. Chúng tôi đã đến và đã là những chứng nhân cho một sự chia sẻ hết sức phong phú. Sự phong phú đó, là tình yêu tự do của Thiên Chúa đối với chúng ta tất cả. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như chúng ta là, và tình yêu thương nầy dạy chúng ta biết yêu thương tất cả những ai mà chúng ta gặp. Như thế, mỗi ngày chúng ta trở nên hình ảnh của Chúa Kitô nhiều hơn. Mỗi người trong chúng ta có trách nhiệm làm việc cho việc xây dựng Nước Thiên Chúa trong những hoàn cảnh sống của con người, những hoàn cảnh mà Nước Thiên Chúa phải đối diện. Chúng ta tất cả có một vai trò phải chu toàn, và không ai có thể làm thay thế cho chúng ta. Tất cả chúng ta phải đích thân đáp trả lời mời gọi của Chúa Giêsu, Ðấng mời chúng ta đến gặp ngài. Nhưng thử hỏi: Chúa ở đâu đây?
Chúa Kitô luôn sống động và hiện diện một cách đặc biệt trong biết bao kẻ nghèo và bất hạnh. Ðó là những vị tiên tri không có tiếng nói của ngày hôm nay. Qua họ, Chúa Giêsu đã không ngừøng hỏi chúng ta: Chúng con đã làm gì cho Thầy? Chúng tôi đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: Làm sao chúng ta có thể đáp lại tiếng Chúa mời gọi, trở thành những chứng nhân của niềm hy vọng, tình thương và tình liên đối, trong thế giới và trong giáo hội? Chúng ta còn trẻ, chúng ta muốn nhìn thấy thế gian và giáo hội thay đổi quanh chúng ta. Nhưng chúng ta không thể nào thay đổi thế giới, nếu không thay đổi chính chúng ta trước. Chúng ta muốn sao cho những sự phong phú mà chúng ta đã thừa hưởng, trổ sinh những hoa trái, và chúng ta biết rõ rằng điều đó sẽ tùy thuộc vào đời sống thường ngày của chúng ta. Nếu chúng ta muốn là giáo hội của tương lai, thì chúng ta phải là giáo hội của ngày hôm nay. Do bởi sự dấn thân và đức tin của chúng ta, với lòng quảng đại và sự sẳn sàng của những anh chị em tận hiến, đang giúp cho chúng ta lớn lên trên đường thiêng liêng, và nhất là, nhờ qua bởi ân sũng của Chúa, chúng ta, những người trẻ của xã hội hôm nay, chúng ta có thể tham dự vào việc xây dựng Nước Thiên Chúa trên mặt đất. Chúng tôi muốn chỉ cho thế gian được nhìn thấy sự dấn thân của chúng tôi, bởi những cử chỉ đầy ý nghĩa, đơn sơ và công khai.
Chúng tôi đề nghị cho các bạn trẻ ngay từ bây giờ hãy trở thành những người thợ xây dựng hòa bình của Chúa Kitô, và nhất là để nhắm đến năm 2000. Chúng ta tất cả có thể trao ban những dấu chỉ của sự bình an nầy, nhờ qua những sáng kiến canh tân, những buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình, hay bất cứ hành động nào khác gợi ý cho các quốc gia hãy có một thái độ trong đó bạo lực và những xung đột không có chổ của nó.
Trong ba năm còn lại, còn phân tách chúng ta ra khỏi ngàn năm thứ ba, chúng ta hãy suy niệm về sự hiệp nhất của Ba Ngôi, như là dấu chỉ cho sự hiệp nhất mà chúng ta ao ước có giữa các giáo hội trên thế giới. Chúng tôi phó thác cho Mẹ Maria. Mẹ là mẩu gương sống động cho sự tin tưởng vào Thiên Chúa và cho sự sẳn sàng ra đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Chúng tôi đã đến và chúng tôi đã nhìn thấy. Từ nay về sau, điều chúng tôi đã lảnh nhận, thì đã đến lúc chúng tôi ra đi công bố chúng.
Tại Trường Kỷ
thuật bách khoa Palaiseau, ngày 18/8/97.
Ký tên GP II.
Bài giảng của ÐTC trong thánh lễ dành cho các bạn trẻ Ðại Diện các quốc gia Tham dự Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ, sáng thứ bảy 23/8, vừa qua, tại Nhà Thờ Thánh Eâtienne du Mont.
1. Lạy Chúa, ước chi tất cả mọi dân tộc nhìn biết Chúa. Những lời trên của phụng vụ hôm nay ngỏ lời trước tiên với chúng con, hởi các bạn trẻ đại diện cho các quốc gia trên thế giới tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Paris. Sự hiện diện của chúng con chứng tỏ cho sự hoàn hành sứ mạng mà các tông đồ đã lảnh nhận từ Chúa Kitô sau khi ngài đã phục sinh: Chúng con hãy ra đi, và giảng dạy cho tất cả mọi dân nước. Hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (Mt 28,19). Chúng con đây là những đại diện cho các dân tộc nơi đó Phúc Âm Chúa đã được rao giảng và tiếp nhận, những dân tộc mà các nền văn hóa đã được thấm nhuần và biến đổi bởi Phúc Âm Chúa.
Chúng con hiện diện nơi đây, không những chỉ vì chúng con đã lảnh nhận đức tin và bí tích rửa tội, nhưng còn vì chúng con muốn thông truyền đức tin nầy cho những anh chị em khác nữa. Còn có biết bao tâm hồn đang chờ đợi Phúc Âm Chúa. Tiếng nói của phụng vụ hôm nay có thể mặc lấy trọn cả ý nghĩa của nó trên môi miệng chúng con: Lạy Chúa, ước chi các dân tộc biết được Chúa!
2. Ngày quốc tế Giới Trẻ rõ ràng có một chiều kích truyền giáo. Phụng vụ nói lên điều nầy cho chúng ta hôm nay. Bài đọc thứ nhất từ sách Isaia như sau: Thật là đẹp đẻ biết bao được nhìn thấy người loan tin Hòa Bình chạy đi trên các đồi núi, người loan báo tin mừng, rao giảng ơn cứu chuộc, Ðấng đến nói cho thành thánh rằng: Chúa ngươi là Vua hiển trị ( Is 52,7). Dĩ nhiên, vị tiên tri nghĩ đến Ðấng Thiên sai đang được mong đợi. Ðấng đó là Chúa Kitô, là Ðấng Thiên sai, Ðấng rao giảng Tin Mừng. Nhưng Tin Mừng nầy, chúa trao phó cho các tông đồ. Do bởi việc họ tham dự vào sứ mạng tiên tri, tư tế và vương giả của Chúa, những tông đồ và sau các ngài, toàn thể dân Chúa của giao ước mới, trở thành những người đưa tin trong khắp thế giới. Và những lời của tiên tri có liên quan đến họ: Thật là đẹp đẻ thay nhìn thấy vết chân của những người đưa tin Vui Mừng trên các đồi núi.
Những lời nầy có liên hệ đến chúng con, hởi các bạn trẻ được quy tụ lại nơi đây, chúng con đang tham dự vào Ngày Quốc Tế giới trẻ, đến từ các quốc gia trên thế giới. Cuộc quy tụ của chúng con lại, giống như một lễ Hiện Xuống mới. Và phải là như vậy. Như các tông đồ tại phòng tiệc ly và bên kia nhận thức bằng giác quan của chúng ta, chúng ta cần được nghe tiếng động, tiếng gió lùa mạnh vào; cần phải xuất hiện trên đỉnh đầu của tất cả những ai hiện diện nơi đây những hình lưởi lửa Chúa Thánh Thần, và tất cả cần bắt đầu rao giảng trong ngôn ngữ riêng của mình những kỳ công của Thiên Chúa ( TÐCV 2,1-4). Và như thế, chúng con là những chứng nhân của TinMừng, cho ngàn năm thứ ba.
3. Bài đọc Phúc Âm theo thánh Mathêu nhắc chúng ta nhớ lại dụ ngôn về người gieo giống. Chúng ta biết rõ dụ ngôn nầy. Nhưng những lời phúc âm, chúng ta có thể đọc đi đọc lại luôn mãi, và luôn gặp được ánh sáng mới. Ðây người gieo giống ra đi gieo vải hạt giống. Trong khi gieo, những hạt rơi xuống đường đi, những hạt rơi xuống đất đá sỏi, có hạt rơi xuống bụi gai và có những hạt rơi xuống đất tốt, và chỉ những hạt rơi xuống đất tốt mới trổ sinh hoa trái (x. Mt 13,3-8).
Chúa Giêsu đã không chỉ bằng lòng với việc trình bày dụ ngôn mà thôi, nhưng Chúa còn giải thích dụ ngôn đó nữa. Chúng ta hãy lắng nghe Chúa giải thích dụ ngôn người gieo giống như sau. Những hạt rơi trên đường đi, chỉ những ai lắng nghe lời Chúa giảng về Nước Trời, nhưng không hiểu; Thần dữ đến và lấy mất đi những gì đã được gieo vào lòng người đó ( x. Mt 13,19). Thần dữ thường đi trên con đường nầy, và nó cố gắng ngăn cản không cho hạt giống nẩy mầm trong tâm hồn con người. Ðó là so sánh thứ nhất; so sánh thứ hai là về hạt giống rơi trên đá sỏi; loại đất sỏi nầy chỉ những ai lắng nghe Lời Chúa, thì đón nhận tức thì trong vui mừng, nhưng họ không ăn rễ sâu trong Lời Chúa và không kiên trì. Khi gian nan hay bách hại xảy đến vì Lời Chúa, họ liền sa ngả (x. Mt 13,20-21).
Thật là tâm lý biết là chừng nào trong lối so sánh trên của Chúa Kitô. Chúng ta biết rõ, trong chúng ta và quanh chúng ta, sự không kiên trì của những người không có gốc rễ có thể làm cho Lời Chúa lớn lên. Trường hợp thứ ba là trường hợp của hạt giống rôi trong bụi gai. Chúa Kitô giải thích là Ngài nghỉ đến những ai lắng nghe Lời Chúa, nhưng, vì những bận tâm lo lắng trong thế gian nầy và vì sự gắn bó với của cải giàu sang, họ bóp chết Lời Chúa, khônglàm cho Lời Chúa sinh hoa trái được (x. Mt 13,22).
Cuối cùng, hạt giống rơi vào trong đất tốt, chỉ những ai lắng nghe Lời Chúa và hiểu được, và Lời Chúa manh những hoa trái trong họ (x. Mt 13,23). Trọn cả dụ ngôn hay ho nầy nói với chúng ta ngày hôm nay, như xưa kia nó nói với những người nghe Chúa giảng dạy, cách đây hai ngàn năm. Trong cuộc gặp gỡ giới trẻ quốc tế nầy, chúng ta hãy rở thành mảnh đất tốt , đón nhận hạt giống Phúc Âm và làm trổ sinh hoa trái!
4. Ý thức về những nhút nhát của tâm hồn con người để đón nhận Lời Chúa, chúng ta hãy chạy đến với Chúa Thánh Thần, khẩn cầu ngài với lời cầu nguyện sốt sắng được dùng trong phụng vụ như sau: Veni Creator Spiritus. Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến, xin hãy viếng thăm lòng trí của các tín hữu. Hãy hãy đổ tràn Ơn Trên xuống trên tâm hồn của các tín hữu được ngài tạo dựng. Nhờ lời cầu nguyện nầy, chúng ta mở rộng tâm hồn, và xin Chúa Thánh Thần đổ tràn xuống ánh sáng và sự sống.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy làm cho chúng con được sẳn sàng đón nhận Chúa đến thăm, xin hãy làm lớn lên trong chúng con niềm tin vào Lời Chúa có sức cứu rỗi. Xin Chúa hãy trở nên nguồn mạch sống động cho niềm hy vọng nẩy sinh trong đời sống chúng con. Xin hãy là nguồn gió tình yêu thương thổi vào biến đổi chúng con; xin Chúa hãy là ngọn lửa bác ái thôi thúc chúng con hiến thân mình trong việc phục vụ anh chị em chúng con.
Lạy Chúa là Ðấng được Thiên Chúa Cha sai xuống trên chúng con, xin hãy dạy chúng con mọi sự và hãy làm cho chúng con lỉnh hội được sự phong phú của Lời Chúa Kitô. Xin hãy cũng cố con người nội tâm chúng con. Xin làm cho chúng con bỏ đi sự sợ hải để bước vào tin tưởng, ngỏ hầu phát sinh từ nơi chúng con lời chúc tụng vinh quang Chúa.
Xin Chúa hãy là ánh sáng đến chiếu tỏa tràn đầy tâm hồn con người và ban cho họ niềm can đảm đi tìm Chúa không ngừng. Lạy Chúa, Thánh Thần của Sự Thật, xin hãy đưa chúng con vào trong Sự Thật trọn đầy, ngỏ hầu chúng con có thể rao giảng một cách mạnh mẽ mầu Nhiệm Thiên Chúa hằng sống, đang tác động trong lịch sử. Xin hãy soi sáng cho chúng con biết ý nghĩa cuối cùng của lịch sử nhân loại.
Xin hãy cất xa khỏi chúng con những sự bất trung làm cho chúng con xa Chúa; xin hãy đẩy xa khỏi chúng con tâm tình phiền muộn và sự chia rẽ. Xin hãy làm cho lớn lên trong chúng con tinh thần huynh đệ và hiệp nhất, ngỏ hầu chúng con biết xây dựng xã hội con người trong hoà bình và tình liên đới; hòa bình và tình liên đới là hai hồng ân đến với chúng con từ Thiên Chúa.
Xin hãy làm cho chúng con khám phá ra rằng tình yêu thương nằm ở tận trong cỏi thâm sâu nhất của sự sống Thiên Chúa và chúng con được gọi tham dự vào tình yêu đó. Xin hãy dạy chúng con biết yêu thương nhau, như Cha đã yêu thương chúng con, và trong việc Cha ban Con Một cho chúng con (x. Jn 3,16). Ước chi tất cả mọi dân tộc nhìn biết Chúa là Thiên Chúa, là Cha của tất cả mọi người, là Ðấng mà Con Cha là Chúa Giêsu đã đến để mạc khải cho chúng con biết; Chúa là Ðấng đã sai Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con, để trao ban cho chúng con những hoa trái của Ơn Cứu Chuộc.
5. Cha xin chân thành chào chúc những viên chức của Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách giáo dân, những vị tổ chức Diển Ðàn Quốc Tế, để quy tụ chúng con lại trong suy tư và cầu nguyện. Cha cám ơn tất cả những ai đã góp phần bảo đảm cho diển tiến tốt đẹp của cuộc gặp gỡ nầy, nhất là những vị hữu trách tại Trường Báck Khoa Kỷ Thuật nầy đã đón tiếp chúng con với lòng quảng đại và sẳn sàng.
Chúng con thân mến, ngày hôm qua (thứ sáu 22/8), tại Nhà Thờ Chính Tòa Ðức Bà của Paris, cha đã tôn phong chân phước cho Ðầy tớ Chúa Frederic Ozanam, một giáo dân, một người trẻ như chúng con; cha muốn nhắc lại nơi đây, tại Nhà Thờ Thánh Etienne du Mont nầy, bởi vì chính tại nơi nầy mà Chân Phước Ozanam cùng với các bạn trẻ khác bắt đầu những hoạt động phục vụ cho những người nghèo trong khu phố. Ðược Thánh Thần Chúa soi sáng và trung thành với việc suy niệm Lời Chúa hằng ngày, tân chân phước Frederic Ozanam trình bày cho chúng con một lý tưởng sống thánh thiện cho ngày hôm nay, lý tưởng của việc hiến thân để phục vụ cho những anh chị em thiếu thốn nhất trong xã hội. Cha ước mong rằng trong kỷ niệm của ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần hứ 12, Chân Phước Ozanam luôn là một nguời bạn và một mẩu gương cho chứng tá của những người trẻ chúng con.
6. Trong những ngày thật là đầy các chương trình mà chúng con vừa trải qua, chúng con cũng đã đi gặp Chúa Kitô và chúng con để cho Lời của Ngài thấm nhập vào trong chúng con, để cho Lời đó được trổ sinh hoa trái. Trải qua kinh nghiệm đặc biệt sống đặc tính phổ quát của giáo hội và của phần gia tài chung của tất cả những đồ đệ của Chúa Kitô, chúng con đã cảm tạ Thiên Chúa vì những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa thực hiện giữa nhân loại. Chúng con cũng đã chia sẻ những đau khổ, những lo âu, những hy vọng và những tiếng kêu của con người ngày nay.
Sáng nay, Chúa Thánh Thần sai chúng con ra đi, như là "bức thơ của Chúa Kitô", để mỗi người chúng con công bố trong đất nước quê hương của mình những công việc của Thiên Chúa, và để chúng con trở thành những chứng nhân sốt sắng nhiệt thành cho phúc âm Chúa Kitô giữa những người thiện chí, cho đến tận cùng trái đất. Sứ mạng đã dược trao phó cho chúng con, sứ mạng đó đòi buộc rằng, trong suốt cuộc đời mình chúng con dành thời giờ cần thiết cho việc huấn luyện thiêng liêng và giáo lý, ngỏ hầu đào sâu đức tin chúng con và ngỏ hầu chúng con đến phiên mình trở thành những người huấn luyện kẻ khác. Như thế chúng con đáp lại lời mời gọi hãy lớn lên, hãy trưởng thành thêm mãi, hãy trổ sinh những hoa trái nhiều hơn (TH Giáo dân, số 57).
Ước chi thời gian canh tân thiêng liêng mà chúng con mới vừa trải qua chung với nhau, làm cho chúng con dấn thân tiến lên cùng với các bạn trẻ Kitô khác, để tìm sự hiệp nhất mà Chúa Kitô mong muốn. Ước gì Chúa Kitô hướng dẩn chúng con, với tình huynh đệ bác ái, đến việc gặp gỗ với những anh chị em thuộc niềm tin tôn giáo khác hoặc có niềm xác tín trí thức khác, để hiểu biết đích thực và kính trọng lẩn nhau; sự hiểu biết và kính trọng nầy làm cho chúng ta được trưởng thành trong nhân tính. Thánh Thần của Thiên Chúa sai chúng con ra đi, ngỏ hầu cùng với tất cả anh chị em chúng con trên khắp thế giới, chúng con trở thành những kẻ xây dựng một nền văn minh đã được hòa giải, được xây trên tình thương huynh đệ. Vao lúc đến gần ngàn năm thứ ba, cha mời gọi chúng con hãy chăm chú lắng nghe tiếng nói và những dấu chỉ của sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội và trong thế gới. Chiêm ngắm và noi gương mẹ Maria, mẩu gương đúc tin được sống thật, chúng con sẽ là những đồ đệ đích thực của chúa Kitô, Con Mẹ, Ðấng là nền tảng của niềm hy vọng, nguồn mạch sự sống. Hởi các bạn rẻ thân mến, Giáo Hội cần đến chúng con, cần đến sự dấn thân của chúng con để phục vụ cho Phúc Âm. Giáo Hội cũng tin tưởng vào chúng con. Hãy lảnh nhận lửa của Thánh Thần của Chúa để trở thành những anh hùng sốt sắng của Tin Mừng.
Những Suy Niệm ÐTC Gioan Phaolô II gởi đến các bạn trẻ nhân buổi Suy Niệm Ðàng Thánh Giá vào Chiều thứ sáu 22/8.
Lời mở đầu: Một trong những sinh hoạt chính của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12 tại thủ đô Paris, từ ngày 19 đến 24/8, là buổi Suy Niệm Ðàng Thánh Giá Chúa, vào chiều tối Thứ Sáu 22/8.
Nhân dịp nầy, tuy ÐTC không đích thân đến tham dự, nhưng ngài đã gởi những suy niệm của Ngài đến cho các bạn trẻ tham dự Giờ Suy Niệm Ðàng Thánh Giá, qua Ðức Tổng Giám Mục James Francis Stafford, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Giáo Dân. Trong những suy niệm nầy, ÐTC Gioan Phaolô II mời gọi các bạn trẻ đến gặp Chúa Giêsu Kitô, Ðấng chịu đau khổ, và hiện diện nơi những anh chị em đang được chia sẽ vào Mầu Nhiệm Thập Giá của Chúa. Những suy niệm có thể nói được là bổ túc cho những tư tưởng khác về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô: ÐTC mời gọi các bạn trẻ đến gặp Chúa Giêsu tại nơi ngài hiện diện: trong bí tích Thánh Thể, trong mọi người anh chị em xung quanh, nhất là nơi những anh chị em đang đau khổ, đang sống Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa. Ðây chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe những suy niệm của ÐTC về sự hiện diện đặc biệt của Chúa Giêsu trong những anh chị em được ơn chia sẽ Mầu Nhiệm Thập Giá với Chúa.
1. Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Các bạn trẻ chúng con thân mến, vào chiều thứ sáu , chúng con muốn bước theo Chúa Giêsu đang tiến đi trên con đường Khổ Nạn. Chúng con hãy nhìn lên dung nhan của Ðấng đang đến với chúng con và kêu gọi chúng con. Chúng con đang tìm ai trong dung mạo Chúa Giêsu đang bị đau khổ ghi dấu, một dung mạo bị tàn phá đến độ không còn giống hình dạng con người nữa (Is 52,14)? Chính Nguời Tôi Tớ của Thiên Chúa, Con của Ðấng tối cao, đã trở thành người tôi tớ của con người, vừa mang lấy những đau khổ của chúng ta. Chúng con hãy nhìn vào Ngài, hãy lắng nghe lời Ngài tại nơi ngài ở, nơi của đau khổ và thử thách. Chính nơi ngài, Ðấng đã trải qua kinh nghiệm về sự yếu đuối mỏng dòn của con người trong tất cả mọi sự, ngoại trừ tội lỗi, chính trong Ngài mà chúng con gặp được sự chửa lành cho tâm hồn. Qua sự yếu đuối mỏng dòn của một người bị hạ nhục và bị khinh chê, Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta biết sự toàn năng của Ngài. Khi tự do chấp nhận đi tới cùng con đường vâng phục Thiên Chúa Cha, Ðấng sai Ngài xuống trần gian, Chúa Giêsu, Ðấng vô tội, làm chứng cho tình thương vô cùng của Thiên Chúa đối với từng người. Mầu nhiệm của sự cứu rỗi chúng ta được thực hiện trong sự thinh lặng của Ngày Thứ Sáu tuần thánh, trong đó một người bị tất cả mọi người bỏ rơi, và mang lấy trên mình tất cả gánh nặng của những đau khổ của chúng ta, người đó bị nộp để chịu chết treo trên thập giá, hai tay giăng ra, như một cử chỉ đón nhận tất cả mọi người. Thử hỏi có bằng chứng nào cho thấy tình yêu to lớn hơn hay không? Mầu nhiệm khó hiểu, mầu nhiệm của tình yêu thương vô cùng. Mầu nhiệm khai mạc thế giới mới và đã được biến đổi của Nước Thiên Chúa.Trên thập giá Chúa, sự dữ đã bị đánh bại; từ cái chết của Con Thiên Chúa làm người, được phát sinh sự sống. Lòng trung thành của Chúa Giêsu với ý định của Thiên Chúa Cha đã không trở nên vô ích,nhưng đã đưa Ngài đến sự phục sinh.
2. Nơi ở của Chúa Kitô đau khổ ngày nay vẩn còn giữa con người. Ðể mạc khải quyền năng của Ngài, Thiên Chúa đến gặp chúng ta tại nơi tận cùng của sự thấp hèn con người. Trong con người bị thử thách, bị đánh đập, bị khinh dễ, bị chối bỏ, chúng ta được dịp khám phá ra Chúa, đấng đang tiến đi, với thập giá trên vai, trên các nẻo đường của nhân loại. Chúng con thân mến, Ðấng chịu đóng định luôn luôn có mặt trên đường đời chúng con đi, bên cạnh những con người chịu cực nhọc, đau khổ và phải chết. Tất cả chúng con đang phải đau khổ và mang lấy gánh nặng, hãy đến nơi Chúa Kitô ở, hãy vác lấy thập giá của chúng con cùng với Nguời; chúng con hãy dâng cho Người đời sống chúng con, và Nguời sẽ an ủi chúng con (x. Mt 11,28). Bên cạnh chúng con, sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và là Mẹ chúng con, sẽ hướng dẩn chúng con và mang đến cho chúng con sự can đảm và an ủi.
Trong một thế giới mà sự dữ xem ra như đang thắng thế, nơi mà niềm hy vọng xem ra đôi khi bị bóp nghẹt, trong sự kết hiệp với những vị tử đạo của đức tin, của tình huynh đệ và của sự chia sẽ, với những chứng nhân của công bằng và tự do, với những nạn nhân của sự bất bao dung và chối từ kẻ khác, với tất cả mọi người nam nữ đã hy sinh chính mình cho anh chị em tại biết bao quốc gia đang bị xâu xé bởi hận thù hay chiến tranh, chúng con hãy trở nên "nguời lân cận của nhau", như Chúa Kitô đã trở thành người lân cận của chúng con; đừng quay mặt đi nơi khác, hãy có can đảm để thực hiện sự gặp gỡ, can đảm thực hiện cử chỉ huynh đệ, theo gương của ông Simon thành Cirênê, đang trợ giúp cho Chúa Giêsu tiến lên đồi Calvariô; chúng con hãy trở thành những kẻ can đảm xây dựng sự hòa giải và hòa bình; cùng chung với nhau, chúng con hãy sống tình liên đới và tình thương huynh đệ; hãy làm cho chiếu sáng Thập Giá của Ðấng cứu thế, để rao giảng cho thế giới biết chiến thắng của Ðấng đã phục sinh, chiến thắng của sự sống trên sự chết.
3. Chúng con thân mến, khi chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô, vừa lắng nghe trong thinh lặng những lời Chúa nói với chúng con, chúng con hãy khám phá một vì Thiên Chúa luôn tin tưởng vào con người, một vì Thiên Chúa tin tưởng vào chúng con và không thất vọng về ai cả. Ngài cung cấp cho chúng con sức mạnh của Ngài, để làm lớn lên những hạt giống của hòa bình và hòa giải, đang nằm ở trong tâm hồn của mỗi người. Những hành động khiêm tốn nhất của tình bác ái và tình huynh đệ, làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Chiều thứ sáu nầy, Chúa Kitô mời gọi chúng con đang quy tụ với nhau trong giáo hội,hãy đón nhận cái nhìn đầy yêu thương của ngài đối với chúng con; Chúa mời chúng con hãy lảnh nhận sự tha thứ có sức khuyến khích chúng con bắt đầu lại trên con đường sự sống. Chúa mời gọi chúng con đến với ánh sáng của ngài để bước vào trong thời điểm của sự trở lại và hòa giải. Bí Tích đền tội mà Chúa đề nghị chúng con lảnh nhận, là bí tích của tình yêu thương được lảnh nhận và chia sẽ trong niềm vui của tâm hồn đã được hòa giải và trong niềm vui của những người anh chị em được gặp lại nhau. Chúng con thân mến, hãy lảnh nhận tình yêu thương nầy, một tình thương có sức biến đổi đời sống chúng con, và mở ra cho chúng con những chân trời của sự thật và tự do.
ÐTC Gioan Phaolô II đã nói về mẩu gương của thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, hôm Chúa Nhật vừa qua, trước một triệu người tham dự thánh lễ Bế Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại thủ đô Paris.
1. Vào lúc kết thúc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Pháp, cha muốn nhắc lại mẩu gương cao cả của Thánh Têrêsa thành Lisieux; thánh nữ đã bước vào sự sống đời đời cách đây 100 năm. Vị nữ tu trẻ tuổi dòng Carmelo nầy đã được tình yêu của Thiên Chúa chiếm đoạt hoàn toàn. Thánh nữ đã sống một cách tận căn sự hiến dâng chính mình để đáp lại tình yêu Thiên Chúa. Trong cảnh sống đơn sơ thường ngày, thánh nữ đã biết thực hành tình yêu thương huynh đệ. Theo gương Chúa Giêsu, thánh nữ chấp nhận ngồi đồng bàn với những kẻ tội lỗi, những "anh chị em của ngài", ngỏ hầu họ được thanh tẩy bởi tình yêu thương, bởi vì thánh nữ được linh động bởi ước muốn nồng nhiệt được nhìn thấy tất cả mọi người được soi sáng bởi ngọn đuốc chiếu sáng của Ðức Tin (x. Ms C,6r).
Thánh nữ Têrêsa đã trải qua đau khổ trong thân xác và thử thách trong đức tin. Nhưng thánh nữ đã trung thành, bởi vì trong sự lỉnh hội sâu xa của thánh nữ về đường thiêng liêng, thánh nữ biết rằng Thiên Chúa là công bằng và nhân từ; thánh nữ hiểu rằng tình yêu thương được lảnh nhận từ Thiên Chúa nhiều hơn là từ con người. Cho đến điểm cuối cùng của đêm tối đức tin, thánh nữ luôn đặt niềm hy vọng vào Chúa Giêsu, Nguời Tôi Tớ Chịu đau khổ, hy sinh mạng sống mình cho nhiều người (x. Is 53,12).
2. Sách Phúc âm không bao giờ rời xa thánh nữ (x. thơ 193). Thánh nữ lỉnh hội sứ điệp phúc âm với một trí phán quyết chắc chắn lạ thường. Thánh nữ hiểu rằng, trong sự sống của Thiên Chúa, Cha, Con và Thánh Thần, tình yêu và sự thật gặp nhau (Tv 85/84,11). Trong thời gian ngắn, thánh nữ đã đi qua "con đường tiến thật vĩ đại" (Ms A,44v). Thánh nữ khám phá ra ơn gọi của mình là ơn gọi sống tình yêu thương giữa lòng giáo hội. Thánh nữ Têrêsa, khiêm tốn và khó nghèo, mở ra "con đường nhỏ" của những con cái Thiên Chúa, sống phó thác cho Thiên Chúa Cha, với lòng tin tưởng đầy gan lì. Ðiểm trung tâm của sứ điệp của thánh nữ, thái độ thiêng liêng của ngài, được đề nghị cho các tín hữu noi theo. Giáo huấn của Thánh nữ, một khoa học đích thực về Tình Yêu, là lời diển tả sáng chói cho sự hiểu biết của thánh nữ về Mầu Nhiệm Chúa Kitô và về kinh nghiệm riêng của thánh nữ về ân sũng. Thánh nữ giúp cho những con người nam nữ ngày nay, và tiếp tục trợ giúp cho những con người ngày mai, được nhìn thấy rõ ràng hơn những hồng ân của Thiên Chúa và giúp họ phổ biến Tin Mừng của Tình Yêu Vô Biên của Thiên Chúa.
3. Là nữ tu dòng kín Carmelô và là vị tông đồ, là thầy của sự khôn ngoan thiêng liêng cho nhiều người sống đời tận hiến cũng như cho những giáo dân, là thánh quan thầy của các xứ truyền giáo, Thánh Nữ Têrêsa có một chổ đặc biệt riêng trong giáo hội. Giáo thuyết nổi bậc của thánh nữ đáng được nhìn nhận như một trong số những giáo thuyết phong phú nhất.
Ðáp lại nhiều lời yêu cầu, và sau những nghiên cứu nghiêm chỉnh, tôi vui mừng loan báo rằng, Chúa Nhật Truyền giáo, 19/10 năm 1997, tại Ðền thờ Thánh Phêrô ở Roma, tôi sẽ tuyên bố Thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Ðồng và của Thánh Nhan Chúa, Tiến sĩ Giáo Hội.
Tôi muốn công bố long trọng tin nầy nơi đây, vì sứ điệp của thánh nữ Têrêsa, vị thánh trẻ tuổi,và hết sức hiện diện với thời đại chúng ta, sứ điệp đó phù hợp với chúng con một cách đặc biệt, chúng con, những người trẻ. Nơi trường học của Phúc âm, thánh nữ mở ra cho chúng con con đường tiến đến sự trưởng thành Kitô; thánh nữ mời gọi chúng con sống quảng đại không giới hạn; thánh nữ mời gọi chúng con sống giữa lòng giáo hội như là những đồ đệ và những chứng nhân sốt sắng của tình bác ái của Chúa Kitô.
Chúng ta hãy khẩn cầu thánh nữ Têrêsa, xin ngài hướng dẩn con người nam nữ ngày nay tiến trên con đường sự Thật và sự Sống. Cùng với thánh nữ Têrêsa, chúng hãy hướng về Mẹ Maria Ðồng Trinh, mà thánh Têrêsa đã chúc tụng và cầu khẩn trọn suốt cuộc đời và với lòng tin tưởng đầy con thảo.
Ðó là những lời ÐTC GP II đã nói, trước khi đọc kinh truyền tin vào Trưa Chúa Nhật vừa qua, 24/8, cuối thánh lễ Bế Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ làn thứ 12, tại thủ đô Paris.