Tin Tức và Thời Sự
thượng tuần tháng 8/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Vài chi tiết trước khi khai mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ

Vài chi tiết thêm trước khi khai mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XII, tại thủ đô Paris, vào ngày 19/8 nầy (Sir số 57,1/8/97).

Các bạn trẻ khắp nơi, và nhất là các bạn trẻ và ban tổ chức tại Pháp, đang nô nức chuẩn bị những điều cuối cùng trước Ngày Khai Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12, tại thủ đô Paris, vào ngày 19/8 nầy. Chủ đề của ngày quốc tế giới trẻ, được gợi hứng từ đoạn phúc âm theo thánh Gioan, chương 1, câu 38-39: "Thưa Thầy, thầy ở đâu? Hãy đến mà xem." Hai môn đệ của Gioan Tiền Hô hỏi Chúa Giêsu: Thưa Thầy,Thầy ở đâu? Và Chúa Giêsu đáp lại: Hãy đến mà xem." Như đã có dịp nói đến trước đây, biến cố long trọng khai mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ là thánh lễ do ÐHY Jean Marie Lustiger, TGM Paris, cử hành vào ban chiều ngày thứ ba 19/8. Rồi trong những ngày kế tiếp, thứ tư 20, thứ năm 21, thứ sáu 22/8, mỗi sáng, các nhóm bạn trẻ được phân chia theo từng ngôn ngữ khác nhau sẽ theo dỏi những bài giáo lý do các vị hồng y, giám mục, đến từ nhiều nơi trên thế giới, thực hiện. ÐTGM Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, phó chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, đã được mời đến giảng giải giáo lý cho nhóm các bạn trẻ nói tiếng Pháp. Mỗi buổi chiều của những ngày nói trên, các nhóm bạn trẻ sẽ được mời tham dự vào những buổi cầu nguyện, những gặp gỡ trao đổi có tính cách tôn giáo văn hóa, tại nhiều địa điểm khác nhau ở thủ đô Paris. Những buổi gặp gỡ và trao đổi nầy là do các bạn trẻ Pháp, thuộc Ủy Ban Tổ Chức Ngày Quốc Tế Giối trẻ, do các Hội Ðoàn hay Phong Trào Giới Trẻ, đứng ra tổ chức. Ðặc biệt là chiều thứ sáu 22/8, mọi sinh hoạt khác đều ngưng lại, để cho tất cả các bạn trẻ cùng tham dự một biến cố chung duy nhất, là Suy Niệm Ðàng Thánh Giá. Chiều thứ bảy 23/8, sau thánh lễ riêng cho từng nhóm tại các địa điểm, thì các bạn trẻ sẽ kéo nhau đến địa điểm chính, để lắng nghe Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và cùng với ngài canh thức cầu nguyện. Sáng Chúa Nhật, 24/8,là ngày bế mạc, các bạn trẻ tham dự Thánh Lễ do chính ÐTC cử hành. Ðược biết, ÐTC Gioan Phaolô II chỉ đến Paris từ ngày 21 cho đến 24 tháng 8 mà thôi.Và ÐTC sẽ gặp gỡ tất cả các bạn trẻ trong đêm Canh Thức Cầu Nguyện vào chiều tối thứ bảy 23/8, và chủ sự thánh lễ Bế Mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào sáng Chúa Nhật 24/8.

Như những lần tổ chức trước, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12 nầy, cũng được xếp đặt liền sau một biến cố quan trọng khác, là Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ, được tổ chức từ ngày 14 đến 18/8, với chủ đề là: "Anh chị em là bức thư của Chúa Kitô gởi cho nhân loại". Cách nói : Anh chị em là bức thơ của Chúa Kitô, là cách nói của thánh Phaolô tông đồ, nơi thơ 2 Côrintô, chương 3 câu 3. Diển Ðàn Quốc Tế Giới trẻ nầy do Hội Ðồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đứng ra tổ chức; và sẽ có sự tham dự của khoảng 320 bạn trẻ, đến từ 135 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra còn có những đại diện của 40 phong trào, hiệp hội giới trẻ, tham dự. Các bạn trẻ sẽ có dịp trao đổi kinh nghiệm sống Ðức Tin, và suy tư về thực thể Kitô và về vai trò của những thế hệ Kitô mới vào lúc sắp bước vào ngàn năm Kitô thứ ba. Vào cuối diển đàn, các bạn trẻ sẽ dâng lên Ðức Thánh Cha và gởi cho thế giới, một sứ điệp ngắn, đúc kết những điểm nổi bậc trong cuộc gặp gỡ trao đổi nầy. Nguời ta chú ý đến sự có mặt đặc biệt của ba nhân vật trong giáo hội tại Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ nầy; đó là : Ðức TGM Christoph Shơnborn, TGM Viêna, Ông Andrea Riccardi, của Cộng Ðoàn Thánh Eâgidiô, và Ông Jean Vanier, sáng lập viên của Cộng Ðoàn gọi là "Hòm Bia Truyền Thiên Chúa", chuyên lo việc chăm sóc cho những nguời bị khuyết tật.

Ðặc biệt, trong thời gian tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, sẽ có cuộc triển lãm về thánh Têrêsa Giêsu Hài Ðồng, với chủ đề là: Trong tu viện kín: hướng về khắp nơi trên thế giới". Ðiểm chính của cuộc triển lảm nầy là 40 bức họa ghi lại những chặng đường chính trong cuộc đời của Thánh Têrêsa, cũng như những chủ đề chính của con đường tu đức của thánh nữ.

Vài giải thích về Văn Kiện Tòa Thánh nói về Công Nghị Giáo Phận

Vài giải thích về Văn Kiện Tòa Thánh nói về Công Nghị Giáo Phận

( RG.4/8/97). Mới Ðây, Bộ Giám Mục cùng với Bộ Truyền Giáo công bố một Huấn Thị Chung nói về Công Nghị Giáo Phận, một sinh hoạt quan trọng trong đời sống của Giáo Hội Ðịa Phương. Huấn thị nói đến bản chất giáo lý và pháp lý của Công Nghị, cũng như về mối tương quan tế nhị giữa một bên là thẩm quyền của vị giám mục cai quản giáo phận, và một bên là tiếng nói đại diện cho nhiều giới tín hữu khác nhau trong nội bộ Công Nghị. Huấn thị nhằm giúp cho việc tổ chức Công Nghị Giáo Phận khỏi rơi vào những khuyết điễm và những lộn xộn có thể xảy ra. Ðức Tổng Giám Mục Charles Schleck, phụ tá Tổng Thư Ký của Bộ Truyền Giáo, đã giải thích cho phóng viên Giovanni Perduto của đài phát thanh Vatican, như sau: Văn Kiện về Công Nghị Giáo Phận đã được công bố, xét vì tầm quan trọng của những công nghị nầy trong sinh hoạt của Giáo Hội, nhất là tại các nơi Truyền Giáo còn tùy thuộc vào bộ Truyền Giáo. Những buổi họp Công Nghị Giáo Phận là những phương thế hữu hiệu, nhờ qua đó vài khía cạnh giáo lý và giáo hội học, đã được trình bày trong các văn kiện của Công Ðồng Vat II và sau đó trong bộ Giáo Luật mới, nay được thể hiện cụ thể và có ý nghĩa. Văn Kiện trước hết muốn giúp cho các giáo phận muốn mở công nghị, để vừa phục vụ cho giáo phận, vừa thực hiện được bản chất và mục tiêu của Công nghị. Hơn nữa, Văn Kiện cũng nhằm giúp cho các giám mục trong việc thi hành vai trò riêng biệt của mình là hướng dẩn cộng đoàn Kitô.

Trong văn kiện cũng có nhắc đến một vấn đề khá tế nhị, là vấn đề "dân chủ" trong giáo hội. Khi cử hành Công Nghị Giáo Phận, thì yếu tố nói được là Dân Chủ đóng vai trò như thế nào? Ðức Cha Schleck nhấn mạnh rằng: Trong sự phù hợp với bản chất và mục tiêu của công nghị giáo phận, nghĩa là công nghị vừa là một hành động cai trị của giám mục, vừa là một biến cố của sự hiệp thông, thì công nghị gồm có những thành phần đến từ nhiều tầng lớp khác nhau của dân Chúa. Huấn thị yêu cầu các tham dự viên của công nghị hãy giúp cho vị giám mục bản quyền, bằng cách góp ý kiến cá nhân, hoặc nói lên mong ước ( votum) đối với những vấn đề, những câu hỏi mà vị giám mục có thể đặt ra. Mong ước đó chỉ có giá trị như là tiếng nói để tham khảo mà thôi, sao cho vị giám mục chủ sự Công Nghị, vẫn giữ được sự tự do chấp nhận hay không những đề nghị của các tín hữu. Sau khi đã lắng nghe những thảo luận, những góp ý, thì chỉ có một mình giám mục mới có thẩm quyền quyết chọn những ý kiến nào, và bỏ đi những những ý kiến nào. Chỉ một mình ngài mới có quyền phê ký những tuyên ngôn và những sắc lệnh. Chỉ một mình ngài mới có thẩm quyền cho phép in để phổ biến. Chính trong cách thức như vừa nói trên, mà sự hiệp thông giáo hội phẩm trật, đặc điểm của Giáo Hội, như đã được Chúa Giêsu, Ðấng sáng lập GH quyết định, (mà sự hiệp thông đó) được trình bày trong ánh sáng mới theo đó thẩm quyền của Giám Mục trong sự hiệp thông giáo hội, không được xem như là một sự áp đặt, hay một ý muốn do riêng cá nhân. Theo nghĩa nầy, thì điều hiển nhiên là Văn Kiện làm sáng tỏ và nêu chỉ cho biết đến mức độ nào, những yếu tố hay khía cạnh dân chủ có thể được gặp thấy trong việc chuẩn bị và cử hành Công Nghị Giáo Phận. Ðó là một vài điểm đáng chú ý về Huấn Thị của Bộ Giám Mục và Bộ Truyền Giáo, nói về Công Nghị Giáo Phận.

Những địa điểm cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong thời gian qua

Vài nét về những địa điểm cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong thời gian qua.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp được cử hành tại thủ đô Paris, từ ngày 19 đến 24 tháng 8 nầy, là ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 12.

Sau đây, chúng ta thử nhìn lại những cử hành đã qua của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Trước khi ngày Quốc Tế Giới Trẻ được ÐTC Gioan Phaolô II chính thức thành lập, thì đã có hai lần Gặp Gỡ Quan Trọng giữa ÐTC và Giới Trẻ, tại thủ đô Roma. Ðó là lần gặp gỡ vào năm 1984, nhân dịp Năm Toàn Xá đặc biệt, Hơn 200 ngàn bạn trẽ đã tham dự cuộc gặp gỡ nầy. Sang năm sau, tức năm 1985, là Năm được Liên Hiệp Quốc tuyên bố làm Năm Quốc Tế Giới Trẻ, một lần nữa khoảng 300 ngàn bạn trẻ đã tựu về Roma, để cử hành Chúa Nhật Lễ Lá với ÐTC. Cũng trong lần gặp gỡ nầy, ÐTC đã chính thức tuyên bố là từ nay, Ngài thiết lập Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, và đề nghị cách thức cử hành như sau: một lần cử hành tại Ðịa Phương, ở từng quốc gia và tại từng giáo phận, quanh vị giám mục bản quyền. Ngày cử hành ở địa phương nầy, được xác định vào Ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Vì thế, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ nhất được cử hành, theo quyết định của ÐTC Gioan Phaolô II, là Ngày Quốc Tế Giối Trẻ Năm 1986, vào Chúa Nhật Lễ Lá, và ở cấp bực Ðịa Phương. Và vì là địa phương, nên cũng ít được dư luận hế giới chú ý đến. Xen kẻ với ngày cử hành địa phương là ngày cử hành tại một địa điểm chung, được ÐTC chỉ định trước, và với sự hiện diện của ÐTC. Các bạn trẻ ở khắp nơi tựu về địa điểm được chỉ định nầy. Và địa điểm đầu tiên, ngoài ROMA, để cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, là BUENOS AIRES, thủ đô của Argentina, Châu Mỹ Latinh. Về thời gian để tổ chức Ngày Quốc Tế Giối Trẻ tại một địa điểm chung, là tùy vào hoàn cảnh thời tiết của nơi đứng ra tổ chức, chớ không bắt buộc phải là ngày Chúa Nhật Lễ Lá nữa. Nói theo cách khác, thì cứ mỗi hai năm, thì Ngày Quốc Tề Giới Trẻ được cử hành tại một địa điểm chung, với sự hiện diện của ÐTC. Như vậy từ năm 1987 đến nay, đã có những địa điểm sau đây: 1989, tại Thành Phớ Santiago de Compostella, bên Tay Ban Nha, nơi có đền thánh kính thánh Giacobê Tông đồ. Năm 1991, địa điểm được chọn là Cestochowa, Balan. Tại Cestochowa có Ðền thánh Kính Ðức Mẹ Ðen, nổi tiếng khắp Âu Châu. Năm 1993, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ được cử hành tại thành phố DENVER, bên Hoa Kỳ. Năm 1995, Ngày Quốc Tế Giới trẻ được củ hành tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân, và thời gian được chọn là tháng giêng, là lúc thời tiết Manila tốt đẹp nhất. Nguời ta còn nhớ biến cố biển người, khoảng 5 triệu người đã tham dự thánh lễ bế mạc Ngày Quốc Tế Giới trẻ, tại công viên Rizal, công viên lớn nhất của thủ đô Manila. Ngày qyốc tế giới trẻ năm nay 1997, thì được tổ chức tại thủ đô Paris, vào tháng 8 nầy, như chúng ta đã biết. Như thế, lướt qua các địa điểm chung, đã được chọn, không kể Roma, thì đã có 6 địa điểm, là Buenos Aires, Argentina, Santiago de Compostella, Tây Ban Nha, Cestochowa, baLan, Denver, Hoa Kỳ, Manila Phi Luật Tân, và Paris, thủ đô nước Pháp. Xét theo đại lục, thì ta nhận thấy như sau: Mỹ Châu, 2 địa điểm, Buenos Aires va Denver, Âu Châu đã có ba địa điểm, Santiago de Composrella, Cestochowa, và Paris, Á Châu có một địa điểm, là Manila. Còn Phi Châu, Úc Châu và Châu Ðại Dương, thì chưa có địa điểm nào được chọn. Theo thói quen, thì trong thánh lễ bế mạc của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại địa điểm chung, ÐTC sẽ công bố địa điểm mới. Chẳng hạn như năm 1995, tại Manila, ÐTC đã công bố địa điểm kế tiếp cho năm 1997, là Paris. Năm nay, trong thánh lễ bế mạc vào ngày 24/8, có thể ÐTC sẽ công bố địa điểm mới, cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm 1999. Người ta chưa thể đoán được sẽ là tại đâu, phi châu? Úc Châu hay Châu đại dương. Hay là ví lý do của Năm Chuẩn Bị cuối cùng cho năm 2000, mà địa điểm sắp được chọn sẽ trở về lại Roma. Chúng ta hãy chờ xem.

Những người không giấy tờ tại Pháp xin được gặp ÐTC

Những người không giấy tờ tại Pháp xin được gặp ÐTC.

(RG 6/8/97). Tin Paris : Hôm thứ ba vừa qua, mùng 5/8, Năm Người đại diện cho những anh chị em di dân bất hợp pháp đang sinh sống tại Pháp, đã viết thơ lên ÐTC Gioan Phaolô II, để xin được gặp ngài, vào ngày 23 hay 24, khi ÐTC có mặt tại thủ đô Paris, để cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Mùa Hè Năm vừa qua, 1996, khoảng 200 anh chị em di dân không giấy tờ hợp lệ, đã chiếm một nhà thờ ở thủ đô Paris, trong vòng gần một tháng. Năm người đại diện nầy đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Pháp cho hợp thức hóa tất cả những ai hiện sinh sống bất hợp lệ tại Pháp, vừa đồng thời yêu cầu chấp nhận cho trở lại Pháp những ai đã bị trục xuất trong biến cố năm vừa qua. Hiện nay, chính phủ thiên tả của Pháp, do thủ tướng JOSPIN lảnh đạo, đã bắt đầu xét lại hồ sơ của những người di dân không có giấy tờ hợp lệ nầy. Nhưng những người đại diện cho nhóm lại chống đối việc xét lại nầy, vì nó có tính cách lọc lựa. Họ muốn tất cả cùng được hợp thức hóa, chớ không phải chỉ một số thành phần nào đó mà thôi. Sở cảnh sát cho biết hiện có 12 ngàn người ngoại quốc đã nộp đơn xin hợp thức hóa trường hợp định cư của họ. Tại Pháp hiện nay, có khoảng 4 triệu người di dân sinh sống hợp pháp, cộng với khoảng từ 3 đến 4 trăm ngàn người sống lén lút bất hợp pháp.

Lễ Kỷ niệm 19 năm Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời

Lễ kỷ niệm 19 năm Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời.

Tin Vatican ( RG 5/8/97): Hôm qua thứ tư, mùng 6 tháng 8, là ngày Lể Kỷ Niệm 19 năm Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời. ÐHY VIRGILIO NOE (Nô-e) đã dâng thánh lễ bên trong đền thờ Thánh Phêrô, lúc 5 giờ chiều, để cầu nguyện cho Ngài. Hơn nữa, năm nay 1997, cũng là năm kỷ niệm 100 năm Ðức Phaolô VI sinh ra. Thật vậy, Ðức Phaolô VI đã được sinh ra ngày 26 tháng 9 năm 1897, tại CONCESIO, trong giáo phận BRESCIA. Còn có một trùng hợp hay ho khác nữa, là Ðức Cố GH Phaolô VI đã được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 5 năm 1920, và Ðức Gioan Phaolô Ðệ Nhị, đã được sinh ra ngày 18 cùng tháng 5 và cùng năm 1920. Ðức Phaolô VI được chọn lên kế vị Ðức Gioan 23 tại Ngai tòa Thánh Phêrô ở Roma ngày 21 tháng 6 năm 1963, và đã hướng dẩn giáo hội công giáo trong vòng 15 năm. Ngài đã qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1978, cách đây 19 năm.

Kỷ Niệm 52 năm quả Bom Nguyên Tử thả xuống Hiroshima

Kỷ Niệm 52 năm quả Bôm nguyên tử đầu tiên được thả xuống HIROSHIMA, Nhật Bản.

Tin Nhật Bản ( RG 6/8/97): Thứ tư vừa qua,ngày 6 tháng 8, là ngày Kỷ Niệm trái bôm nguyên tử đầu tiên, được thả xuống thành phố HIROSHIMA của Nhật Bản. Khoảng 50 ngàn người, đã có mặt tại Công Viên Hòa Bình, đã được xây lên ngay tại nơi quả Bôm Nguyên Tử đầu tiên rơi xuống, lúc 8:15 sáng, ngày 6 tháng 8 năm 1945. Họ đã họp nhau từ sáng sớm để biểu tình, cho đến 8:15 phút sáng, thì một tiếng chuông vang lên, để nhắc lại giây phút quả bôm nguyên tử nổ xuống trên thành phố nầy. Mọi nguời giữ im lặng trong giây lát để tưởng niệm những nạn nhân đã bị giết chết. Ông thị trưởng thành phố HIROSHIMA đã đọc bài diển văn trong dịp nầy, kêu gọi mọi người dấn thân loại trừ vũ khí nguyên tử, và chỉ trích Hoa Kỳ đã cho nổ thử nghiệm những loại vũ khí nguyên tử mới. Ngày 8 tháng 8 hôm nay, là ngày kỷ niệm trái bôm nguyên tử thứ hai nổ xuống thành phố NAGASAKI.

Nghiên cứu những Thay đổi cần đưa vào trong bộ luật mới về tôn giáo

Tổng thống Liên Bang Nga, Ông Boris Yeltsin, triệu tập Hội Ðồng Cố Vấn, để nghiên cứu về những thay đổi cần đưa vào trong bộ luật mới về tôn giáo.

Tin Mascova ( RG 7/8/97): Từ nay cho đến mùng 1 tháng 9 tới nầy, Tổng Thống Liên bang Nga, Ông Boris Yeltsin quyết định triệu tập một cuộc họp của Hội Ðồng Cố Vấn, để khảo sát những thay đổi cần đưa vào trong Bộ Luật Mới về tôn giáo, vừa bị Ông phủ quyết. Hội Ðồng Cố Vấn nầy sẽ làm việc với những đại diện các tôn giáo cũng như những đại diện của lưỡng viện quốc hội, để đưa ra những sửa đổi cần thiết, sao cho Luật mới về tôn giáo được phù hợp với những quy định của Hiến Pháp Liên Bang Nga.

Môn Tôn Giáo được đưa vào chương trình dạy tại các trường Bulgari

Môn tôn giáo được đưa vào chương trình dạy tại các trường học ở Bulgari.

Tin Bulgari ( RG 7/8/7): Kể từ ngày 15 tháng 9 tới nầy, ngày khai giảng niên học mới,và theo quyết định của chính quyền hiện nay tại Bulgari, môn tôn giáo được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học trên toàn quốc. Tuy nhiên, môn học nầy không phải là một môn bắt buộc, mà chỉ là một trong số những môn nhiệm ý mà thôi. Các sách giáo khoa dùng cho môn tôn giáo, đều có trích những bản văn từ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước, và có nhắc đến cả ba tôn giáo độc thần tại Bulgari, là: công giáo, chỉ chiếm thiểu số, hồi giáo, và chính thống giáo chiếm 85 phần trăm dân số.

Thập niên của Nền Văn Hóa Không Bạo Lực

Nhiều Nhân Vật của Giải Nobel Hòa Bình yêu cầu Liên Hiện Quốc tuyên bố 10 Năm đầu tiên của Ngàn Năm Thứ Ba, là Thập Niên của Nền Văn Hóa Không Bạo Lực.

Tin Belfast, Bắc Ái Lên ( RG 5/8/97) : Bà MAIREAD CORRIGAN MAGUIRE, người đã lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1976, đã cho hảng tin Công Giáo Hoa Kỳ (CNS) biết rằng Một Nhóm Những Nhân Vật đã lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc tuyên bố năm 2000 sắp đến , là Năm Giáo Dục phục vụ cho bất bạo động, vừa đồng thời yêu cầu tuyên bố thập niên đầu tiên của Ngàn Năm Thứ Ba, là thập niên của Nền Văn Hóa Không bạo lực. Trong suốt 10 năm tiếp theo năm 2000, Tinh thần Bất bạo động phải được phổ biến trong mọi cấp bậc xã hội, để làm cho những bạn trẻ trên khắp thế giới ý thức được ý nghĩa đích thực và cụ thể, cũng như ý thức được những lợi ích của bất bạo lực trong cuộc sống hằng ngày của họ, ngỏ hầu giãm bớt sự đau khổ và giãm bớt nạn bạo lực nhắm vào giới trẻ nói riêng, và nhân loại nói chung.

Bà MAGUIRE cho biết là những nhân vật sau đây của giải thưởng Nobel về Hòa Bình đã ký vào lời yêu cầu. Ðó là Betty Williams, nguời cùng lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình với Bà Maguire vào năm 1976. Rồi đến Mẹ Têrêsa thành Calcutta, Ðức Ðạt Lai lạt Ma, Cựu Tổng Giám Mục Anh Giáo Desmond TUTU, của Nam Phi; Ðức Cha Filipe Ximenes BELO, của Ðông Timor, và Ông Lech Walesa của Công Ðoàn Liên Ðới BaLan.

Bà MAGUIRE, sinh sống tại Bắc Ái Lên, và là người công giáo. Bà xác tín rằng chỉ nhờ qua việc giáo dục phục vụ cho sứ điệp không bạo lực, mà những xung đột giống như những xung đột hiện nay tại Bắc Ái Lên, được giải quyết. Trong vòng 30 năm chiến tranh vừa qua tại Bắc Ái Lên, có khoảng hơn 3000 người đã bị giết chết.

Hội Ðồng Giám Mục Italia đưa sách giáo lý vào Hệ Thống Siêu Thông Tin Quốc Tế (Internet)

Hội Ðồng Giám Mục Italia đưa sách Giáo Lý vào trong hệ thống Siêu Thông Tin Quốc Tế (Internet).

Tin Roma: ( RG 10/8/97): Tháng Năm vừa qua, Văn Phòng Giáo Lý Toàn Quốc của Hội Ðồng Giám Mục Italia đã cho phát hành Sách Giáo Lý dành cho các bạn trẻ, dựa trên Sách Giáo Lý Chung của Toàn Thể Giáo Hội Công Giáo. Ngỏ hầu bộ sách Giáo Lý nầy được phổ biến rộng rải hơn đến các bạn trẻ, nhất là những bạn trẻ say mê Hệ Thống Siêu Thông Tin Quốc Tế (Internet), Hội Ðồng Giám Mục Italia đã ủng hộ sáng kiến đưa Sách Giáo Lý vào trong Internet. Văn Phòng dự trù là vào tháng 10 tới đây, các bạn trẻ khắp nơi có thể tham khảo sách giáo lý nầy qua hệ thống Internet. Linh Mục BASSANO PADOVANI, giám đốc Văn Phòng Giáo Lý toàn quốc của HÐGM Italia đã cho biết là, trong thời gian đầu, người ta chưa thể đưa trọn cả sách giáo lý vào trong hệ thống Internet, nhưng chỉ đưa vào những điểm nhập đề các chương, và những công thức tóm gọn các điểm giáo lý mà thôi. Linh mục Giám đốc cũng lưu ý rằng việc đọc các trang giáo lý trong hệ thống Siêu Thông Tin Quốc Tế (Internet), không thể thay thế cho việc giảng dạy giáo lý một cách trực tiếp. Những trang giáo lý ngắn gọn trong Internet chỉ nhằm khơi dậy chú ý và hướng dẩn các bạn trẻ đến việc tìm hiểu giáo lý sâu xa hơn, qua các phương tiện khác bổ túc thêm, như việc giảng dạy giáo lý chẳng hạn.

Hòa Hợp các sáng kiến mục vụ nhằm bảo vệ sự sống con người

ÐHY JOHN O'CONNOR, TGM NEW YORK, đi thăm Tổng Giáo Phận BUENOS AIRES, bên Argentina, để hòa hợp các sáng kiến mục vụ nhắm bảo vệ sự sống con người.

TIN BUENOS AIRES, Argentina ( RG 10/8/97): Từ hôm Chúa Nhật vừa qua, mùng 10 tháng 8, ÐHY JOHN O'CONNOR, TGM New York, Hoa Kỳ, đã lên đường viếng thăm Tổng Giáo Phận BUENOS AIRES, trong vòng bốn ngày, để hòa hợp những sáng kiến mục vụ của hai Tổng Giáo Phận, nhắm bênh vực sự sống con người. Thông cáo báo chí cho biết là ÐHY John O'Connor đến thăm , là do theo lời mời của Linh Mục Dòng Ðaminh ANIBAL FOSBERY, sáng lập viên và là chủ tịch của một Hiệp Hội Quốc Tế, mang tên "Thánh Tômasô Aquinô", được thành lập vào năm 1962 tại Argentina, và chuyên hoạt động mục vụ trong môi trường gia đình, giáo dục và văn hóa. Vào tháng 10 tới đây, Hiệp Hội nầy sẽ mừng kỷ niệm 30 năm làm việc tông đồ. ÐHY John O' CONNOR rất được nhiều người biết đến vì những sáng kiến bênh vực sự sống và các quyền con người. Tại Buenos Aires, ÐHY được dịp trao đổi với ÐHY Antonio Quarracino, TGM Buenos Aires, và với những nhân vật lảnh đạo giáo hội công giáo Argentina. Thứ ba hôm qua,12/8, ÐHY John O' Connor đã được tổng thống Carlos MENEM, tiếp kiến.

Những Lời ÐTC nói về Ngày Quốc Tế Giới trẻ

Những Lời ÐTC Gioan Phaolô II nói về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp đến.

Hôm trưa Chúa Nhật vừa qua, 10/8/97, trước khi đọc kinh truyền tin với các tín hữu hiện diện tại sân Nhà Nghỉ Mát ở Castelgandolfo, ÐTC đã nhắc đến Ngày Quốc Tế Giới Trẻ một lần nữa như sau:

Anh chị em rất thân mến, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành hương tinh thần tiến về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, sẽ được diển ra tại thủ đô Paris, từ ngày 18 đến 24 tháng 8 nầy. Như tôi đã có dịp nói đến rồi, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ là cuộc Gặp Gỡ Thật Ðặc Biệt và do Chúa quan phòng xếp đặt, cho các bạn trẻ trên thế giới, trong thời gian chuẩn bị liền ngay cho đại năm thánh 2000. Thật vậy, cuộc gặp gỡ tại Paris, nơi đổ tuôn về những bạn trẻ nam nữ của mọi đại lục, mọi chủng tộc và mọi văn hóa, (cuộc gặp gỡ đó) là như hình ảnh của Giáo Hội của ngàn năm thứ ba, và cũng là hình ảnh của chính nhân loại trong tương lai. Là niềm hy vọng và tương lai của thế giới và của cộng đồng Kitô, các bạn trẻ được mời gọi trở thành chủ động của thời đại hôm nay, trong đó được xây dựng những nền tảng của một xã hội được ghi dấu bởi tình liên đới mãnh liệt hơn và bởi sự chia sẽ cởi mở hơn và đầy tình huynh đệ hơn. Nhưng làm sao để xây dựng một nhân loại đã dược hòa giải và đã được canh tân sâu xa, nếu người ta không khởi sự từ Phúc âm?

"Lạy Thầy,Thầy ở đâu? Hãy đến mà xem"( Gn 1,38-39). Chủ đề của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XII, là một lời mời gọi rõ ràng và khẩn thiết, hãy nhìn lên Chúa, hãy đi tìm ngài bằng mọi phương thế và hãy theo ngài với sự trung thành liên lỉ. Chỉ nhờ Chúa Kitô, mà chúng ta mới có thể khai mở một thế giới có hòa bình thật sự và được hòa giải, để trổ sinh nhiều hoa trái. Chúa Giêsu là Hòa Bình, có sức hòa giải chính con người, các cá nhân và gia đình, các quốc gia và các dân tộc. Trong giờ chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã cầu nguyện, sao cho tất cả được trở nên một (Gn 17,21), và đã trao phó cho các môn đệ của Ngài trong mọi thời đại, trách vụ trở thành những kẻ xây dựng sự hiệp nhất thiêng liêng nầy và là những kẻ cũng cố cho nền hòa bình chân thật và bền lâu.

Các bạn trẻ thân mến, chúng con cần đến Hòa Bình, để xây dựng đời sống chúng con. Chúng con hãy đến gần Chúa Giêsu, là Thầy và là Chúa của Hòa Bình, mà không ai trên thế gian có thể trao ban cho chúng con. Nơi trường học, chúng con hãy trở thành những kẻ cỗ võ cho sự đối thoại của việc trở lại; và cuộc đối thoại nầy là như một khoảng rộng thiêng liêng, hoàn toàn nội tâm, trong đó Chúa Kitô, trong quyền lực của Chúa Thánh Thần, dẩn đưa tất cả mọi cộng đồng Kitô, không phân biệt, đến việc xét mình trước nhan Thiên Chúa Cha và tự hỏi mình xem mình có còn trung thành với ý định của Chúa về Giáo Hội hay không? (Ut sinh Unum, số 82). Như vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Ðức Phaolô VI, mà chúng ta vừa cử hành lễ kỷ niệm cái chết của Ngài, cách đây vài ngày, nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẩn chúng ta trên con đường hoà giải, ngỏ hầu sự hiệp nhất của những giáo hội chúng ta, trở thành một dấu chỉ luôn luôn chiếu sáng niềm hy vọng và sự an ủi cho toàn thể nhân loại. Trong ý chỉ nầy, chúng ta hãy khẩn cầu Mẹ Maria, Mẹ của sự hiệp nhất và là nữ vương của Hòa Bình. Ðó là những lời của ÐTC về ngày quốc tế Giới Trẻ sắp đến, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật vừa qua. Xin hẹn gặp lại.

Linh Mục Bernard Haring, dòng Chúa Cứu Thế và Luân lý Gia nổi tiếng, sẽ mừng ngày Sinh Nhật thứ 85, với tập sách tự thuật về đời mình

Linh Mục Bernard Haring, dòng Chúa Cứu Thế và Luân lý Gia nổi tiếng, sẽ mừng ngày Sinh Nhật thứ 85, với tập sách tự thuật về đời mình.

Tin Bonn, Ðức Quốc (Apic 5/8/97): Vào ngày 10 tháng 11 tới đây, linh mục Bernard HARING, dòng Chúa Cứu Thế và là một thần học gia nổi tiếng về Khoa Luân Lý công giáo, sẽ mừng Sinh Nhật thứ 85, với tập sách tự thuật về cuộc đời mình vừa được xuất bản với tựa đề là: Tin Tưởng và Tự Do. Cha Haring muốn tóm gọn thái độ sống của trong giáo hội, bằng hai ý tưởng nầy: Tin Tưởng và Tự Do.

Sinh ngày 10 tháng 11 năm 1912, tại Baviève, miền nam Nước Ðức, Cha Bernard Haring đã được thụ phong linh mục dòng Chúa Cứu Thế vào năm 1939. Cha đã giảng dạy môn thần học Luân Lý trong vòng 30 năm, tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Alphonsô, ở Roma. Tổng cộng số môn sinh theo học môn thần học Luân Lý của Cha, lên đến khoảng 3000 người, đến từ khắp các đại lục. Vào thời mà Thần Học Luân Lý Công Giáo nhấn mạnh nhiều đến quan niệm chìa khóa là "Mệnh Lệnh và Bổn Phận", Cha Bernard Haring đã có công xây dựng một hệ thống thần học Luân Lý dựa trên Phúc Âm Chúa. Cha thường quả quyết rằng: Nền Luân Lý Phúc Âm không nhằm thu góp những cố gắng, những việc làm tốt, để được xét xử như là "những kẻ có công", "nhưng hệ tại ở chổ sống trong tình yêu, nhờ ân sũng Chúa, và sống yêu thương cho đến cùng theo mẩu gương của Chúa Kitô." Ðó là điều mà Cha Bernard Haring thường gọi là "Luật của Chúa Kitô". Công thức nầy, "Luật của Chúa Kitô", đã được cha chọn làm tựa đề cho bộ sách Thần Học Luân Lý nổi tiếng nhất của cha, được xuất bản từ năm 1954, và đã được tái bản nhiều lần. Giờ đây, khi sắp mừng Sinh Nhật thứ 85 vào ngày 10 tháng 11 tới đây, Cha Bernard Haring đã cho xuất bản tập sách tự thuật có tựa đề là "Tin Tưởng và Tự do", và dày 152 trang. Tin tưởng và Tự do, đó là điều mà Cha Haring đã gặp được trong đức tin và trong giáo hội. Cha giải thích thêm như sau: "Trong đức tin của Giáo Hội, tôi đã gặp được một sự bảo đảm an toàn luôn luôn nâng đở tôi, và gặp được một sự tự do mà không ai có thể lấy mất khỏi tôi được. Tin tưởng và Tự do luôn đi đôi với nhau trong tình yêu tràn đầy sự tốt lành mà nhà thần học luân lý phải luôn luôn có trước mắt".


Back to Radio Veritas Asia Home Page