THỜI SỰ:
Khóa họp Thượng Hội Ðồng
Giám mục thế giới Châu Mỹ
Tiếp tục vài chi tiết
thêm về Thượng Hội Ðồng
Giám Mục Mỹ Châu
THỜI SỰ: Khóa họp Thượng Hội Ðồng Giám mục thế giới Châu Mỹ.
Khóa họp khoáng đại đặc biệt của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về Châu Mỹ được khai mạc vào Chúa nhật 16 tháng 11 tới đây, lúc 9 giờ 30, bằng thánh lễ long trọng trong Ðền thờ Thánh Phêrô do chính ÐTC chủ sự, và sẽ được bế mạc vào ngày 12 tháng 12, sau gần một tháng làm việc, với thánh lễ do ÐTC chủ sự.
Tham dự Khóa họp khoáng đại này có 314 nghị phụ: Hồng Y, Giám mục, đại diện các Hội Ðồng Giám Mục Châu Mỹ - đại diện của Giáo hội hoàn cầu -và Giáo Triều Roma. Trong Tông Thư Tertio Millennio Adveniente (Ngàn Năm thứ ba), ÐTC đã muốn có Khóa họp khoáng đại của Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới cho mỗi Châu: cho Châu Phi (năm 1994), cho Châu Mỹ (1997), cho Châu Á (1998) và cho Châu Âu trước khi bước vào Năm 2000, để chuẩn bị cho việc cử hành Năm Ðại Toàn Xá, và đối phó với các thách đố của việc rao giảng Tin Mừng trong Ngàn Năm Thứ Ba của Kỷ nguyên cứu chuộc.
Ba vị chủ tịch đại diện ÐTC để điều khiển công việc của Khóa họp là ÐHY De Araujo Sales, TGM giáo phận Rio de Janeiro (Brazil, tiếng Bồ đào nha) - ÐHY Mahony, TGM Los Angeles (Hoa kỳ, tiếng Anh) và Ðức TGM Castrillon, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ (Colombia, tiếng Tây ban nha). Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng là ÐHY Schotte - Thuyết trình viên trong buổi khai mạc của Khóa khoáng đại là ÐHY Juan Sandoval, TGM giáo phận Guadalajara (Mehico): một nhiệm vụ tế nhị và vất vả. Ngoài ra, còn có hai vị thư ký riêng của Khóa họp - ba giám mục (nghị phụ) của Ủy Ban Thông Tin, chủ tọa các cuộc họp báo - ba giám mục (nghị phụ) thuộc Ủy Ban Soạn Thảo Sứ Ðiệp Kết Thúc.
Thành phần của Khóa họp gồm 314 vị, chia như sau: 27 Hồng Y thuộc Châu Mỹ và 3 TGM giáo tỉnh của các Giáo hội theo Lễ nghi Ðông phương tại Châu Mỹ - 23 vị chủ tịch của các Hội dồng Giám mục Châu Mỹ - vị chủ tịch CELAM (Consejo Episcopal Latino-americano) - 136 giám mục do các Hội Ðồng Giám Mục Châu Mỹ lựa chọn - 6 Bề trên Tổng quyền đại diện các Dòng Tu - 25 vị Hồng Y hoặc TGM đứng đầu các Cơ quan của Giáo triều Roma - 27 vị Hồng Y, Giám mục do ÐTC chỉ định, đại diện Giáo hội hoàn cầu - 17 chuyên viên - 41 dự thính giáo dân và tu sĩ và một vị giám mục đứng đầu ủy ban giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Quyết định triệu tập Khóa khoáng đại của Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới cho Châu Mỹ được đón nhận cách rất tích cực. Ban đầu nhiều người nghĩ rằng Châu Mỹ gồm nhiều thực tại rất khác nhau, khó có thể thiết lập được một cuộc đối thoại hữu ích trên những nền tảng chung. Khi nói đến Châu Mỹ, người ta liên tưởng ngay đến những khác biệt về văn hóa, xã hội, kinh tế giữa ba miền Châu Mỹ, Nam, Trung và Bắc (gồm Canada và Hoa kỳ). Kinh nghiệm cho thấy rằng nhận xét trên đây không sai lầm. Nhưng trong lúc bắt đầu làm việc với nhau để chuẩn bị Khóa họp khoáng đại này, mọi người đã phải công nhận rằng: sáng kiến của ÐTC là một việc quan phòng của Chúa nơi Vị Thủ lãnh Giáo hội, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn cách riêng trong Thừa tác vụ Phêrô. Giữa những khác biệt kia, tất cả đều nhận thấy rằng vẫn có một điểm nòng cốt chung nhau, tức là "căn cước tôn giáo" của Châu Mỹ. Căn cước tôn giáo này gồm ba yếu tố căn bản: nguồn gốc Kitô - sức sống mãnh liệt của một Giáo hội trẻ trung - và tính cách đa văn hóa.
Châu Mỹ, nhất là Châu Mỹ latinh, vẫn được ÐTC coi là "hy vọng lớn lao của Giáo hội", nhưng cũng là Châu có rấùt nhiều thách đố gay go đối với công việc rao giảng Tin Mừng. Ðể đạt tới hy vọng và đối phó với các thách đố, ÐTC đã đưa ra đề tài quan trọng sau đây cho Khóa họp của Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới về Châu Mỹ: "Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô sống động: con đường trở về - con đường hiệp thông và con đường liên đới". Căn cứ vào đề tài này, ngoài phần mở đầu, văn kiện làm việc được chia thành 4 phần:
Phần nhất đặt đề tài "Gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô" vào trung tâm của sự chú ý mọi người. Ðiểm nòng cốt là làm cách nào để rao giảng Chúa Kitô cho Châu Mỹ hiện nay.
Trong phần hai có ba chiều kích do chính ÐTC chỉ định trong đề tài: Con đường trở lại. Văn kiện làm việc nêu lên những dấu hiệu hy vọng hiện nay trong Giáo hội và xã hội (dấu hiệu của việc trở về với Chúa): gia tăng ơn kêu gọi - việc tham dự phụng vụ đông đảo và ý thức hơn - quan tâm của người giáo dân về môi sinh và về siêu việt - hòa hợp với Giáo huấn của Giáo hội - canh tân việc giảng dạy giáo lý - áp dụng giáo huấn của Công Ðồng Vatican 2... Về mặt xã hội, cần phải bàn thảo nhiều hơn nữa về các vấn đề như: tính cách tạm bợ của gia đình - nhiều bất công trong vấn đề kinh tế - sự độc đoán và tham nhũng trong chính trị....
Phần ba được tập trung vào con đường hiệp thông, theo giáo huấn của Công Ðồng Vatican 2 về Khoa Giáo hội học. Văn kiện làm việc nhấn mạnh đến việc lướt thắng mọi chia rẽ trong các cộng đồng Kitô - sau đó văn kiện nói đến việc đối thọai đại kết, đối thoại liên tôn và một vấn đề sôi bỏng hiện nay của Châu Mỹ: nạn các giáo phái.
Phần cuôùi cùng, phần 4, nhìn ngắm Chúa Giêsu Kitô như con đường tiến đến tình liên đới huynh đệ. Văn kiện nêu lên những hình thức nghèo khổ và những giải đáp cho vấn đề nầy tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Ngoài ra còn cần đối phó cả với những cộng đồng cơ bản đang có nguy cơ đi ra ngoài hay chống lại giáo hội - Rồi văn kiện nhắc đến những thách đố tập thể lớn lao như: nạn nợ nần quốc tế và việc thăng tiến văn hóa của đời sống trong mọi khía cạnh.
Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Tương Lai (Avvenire, 05.11.97) ÐHY Schotte, Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới, nhấn mạnh: "Cần phải nhớ luôn luôn rằng: Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới là một biến cố Giáo hội và nhất là một kinh nghiệm đức tin và về đặc tính giám mục đoàn, dưới sự hướng dẫn của Vị kế nghiệp Phêrô. Vì thế, đề tài trung tâm của việc thảo luận chỉ có thể là Chúa Giêsu Kitô và tất cả các đề tài khác gây lo lắng cho Giáo hội tại Châu Mỹ sẽ được nhìn và phân tích theo ánh sáng đức tin nơi Con Thiên Chúa và ánh sáng của sứ vụ của Giáo hội, luôn luôn là trở nên dấu hiệu và dụng cụ của công việc cứu rỗi nhân loại". ÐHY nói thêm: "THÐGM thế giới còn là cơ hội đặc biệt không những để củng cố giây liên kết về hiệp thông và cộng tác giữa các giám mục với nhau, mà cả với Vị Kế nghiệp Thánh Phêrô nữa".
Roma ngày 15.11.97
P. Trần đoàn Kết, Lm.
Tiếp tục vài con số liên quan đến Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Châu Mỹ
(VIS 13/11/97). Theo nguồn tin từ thủ Ðô LA HAVANA, của Cuba, cho biết, thì ÐHY Lucas ORTEGA, TGM LA HAVANA, đã tuyên bố là ngài chỉ có thể tham dự Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu, trong vòng một tuần lễ thôi, rồi sau đó ngài phải trở về lại Cuba, để tiếp tục chương trình chuẩn bị cuộc viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II vào tháng giêng năm tới, 1998. Thứ bảy (hôm nay), 15/11/97, ÐHY Ortega đến Roma cùng với phái đoàn các giám mục Cuba tham dự Khóa Họp, sẽ được khai mạc vào (ngày mai), chúa Nhật 16 tháng 11/97. Cuba là quốc gia duy nhất tại Châu Mỹ Latinh chưa được ÐTC đến viếng thăm.
Giờ đây, chúng ta hãy tiếp tục theo dõi bảng thống kê liên quan đến giáo hội công giáo tại các quốc gia đảo nhỏ nằm trong vùng biển Trung Mỹ. Có tất cả là 24 quốc gia đảo nhỏ trong vùng nầy, mà hôm qua, chúng ta đã trình bày xong về 12 quốc gia đảo nhỏ, hôm nay chúng ta tiếp tục 12 quốc gia còn lại.
JAMAICA, rộng 10,990 cây số vuông, với dân số 2 triệu 500 ngàn, trong số nầy có 107 ngàn người công giáo, được chăm sóc bởi 4 giám mục, 86 linh mục và 206 tu sĩ.
MARTINIQUE, rộng 1,102 cây số vuông, với dân số 397 ngàn người, trong số nầy có 351 ngàn tín hữu công giáo, được chăm sóc bởi 1 giám mục, 64 linh mục và 219 tu sĩ.
MONTSERRAT, rộng 98 cây số vuông, với dân số là 12 ngàn người, trong số nầy có 1,000 người công giáo, được chăm sóc mục vụ bởi 1 giám mục, 3 linh mục và 3 tu sĩ.
NETHERLANDS ANTILLES, rộng 800 cây số vuông, với dân số là 200 ngàn người, trong số nầy có 152 ngàn người công giáo, được chăm sóc mục vụ bởi 1 giám mục, 43 linh mục và 78 tu sĩ.
PUERTO RICO, rộng 8,897 cây số vuông, với dân số là 3,670,000 người, trong số nầy có 3,034,000 tín hữu công giáo, được chăm sóc mục vụ bởi 9 giám mục,793 linh mục vằ tu sĩ.
SAINT KITTS AND NEVIS, rộng 261 cây số vuông, với dân số là 46 ngàn người, trong số nầy có 5 ngàn người công giáo, được chăm sóc mục vụ bởi 4 linh mục, và 6 tu sĩ.
SAINT LUCIA, rộng 622 cây số vuông, với dân số là 140 ngàn người, trong số nầy có 109 ngàn người công giáo, được chăm sóc bởi 2 giám mục, 37 linh mục vã tu sĩ.
SAINT VINCENT AND THE GRENADINES, rộng 388 cây số vuộng, với dân số là 110 ngàn người, trong số nầy có 10 ngàn người công giáo, được chăm sóc mục vụ bởi 1 giám mục, 8 linh mục và 17 tu sĩ.
TRINIDAD AND TOBAGO, rộng 5,130 cây số vuông, với dân số là 1,250,000 người, trong số nầy có 395 ngàn người công giáo, được chăm sóc mục vụ bởi 3 giám mục, 98 linh mục và 199 tu sĩ.
TURKS AND CAICOS ISLANDS, rộng 430 cây số vuông, với dân số là 11 ngàn người, trong sớ nầy có 1,000 người công giáo, do 1 linh mục chăm sóc.
VIRGIN ISLANDS (thuộc Anh Quốc), rộng 153 cây số vuông, với dân số là 11 ngàn người, trong số nầy có 1000 người công giáo, do 3 linh mục và 1 tu sĩ chăm sóc mục vụ.
VIRGIN ISLANDS (thuộc HOA KỲ), rộng 342 cây số vuông, với dân số là 102 ngàn người, trong số nầy có 30 ngàn nguời công giáo, được chăm sóc mục vụ bởi 1 giám mục, 16 linh mục và 32 tu sĩ.
Tổng cộng chung 12 quốc gia đảo, trong vùng biển Trung Mỹ nầy, ta có được diện tích 28,213 cây số vuông, với dân số tổng cộng là 8,449,000 người, và trong số nầy có người công giáo là 4,366,000 người, tức là 51 phần trăm dân số. Lần tới, chúng ta sẽ nhắc đến các quốc gia thuộc Nam Mỹ.