Tin Tức và Thời Sự
ngày 28 tháng 10/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Phụ nữ Anh Quốc muốn có những hạn chế mới trong vấn đề phá thai

Phụ nữ Anh Quốc muốn có những hạn chế mới trong vấn đề phá thai

(EWTN 28/10/'97) Anh Quốc (Luân Ðôn) - Kết quả một cuộc thăm dò dư luận về thái độ của họ đối với vấn đề phá thai cho thấy đa số người dân Anh, nam cũng như nữ, đều nghĩ rằng chính phủ cần ban hành những hạn chế mới trong luật phá thai, 30 năm sau ngày luật phá thai theo nhu cầu được hợp thức hoá.

Kết quả trên đây được công bố vào hôm Chúa Nhật ghi nhận rằng đa số dân Anh muốn thời gian hợp pháp để phá một bào thai từ 24 tuần xuống còn 10 tuần, trong khi có tới 68% phụ nữ, và 57% đàn ông thì cho rằng chỉ nên cho phép phá thai trong một số hoàn cảnh đặc biệt mà thôi. 49% phụ nữ được hỏi bày tỏ quan điểm rằng các bà mẹ mang thai ngoài ý muốn nên sanh đứa bé ra và sau đó cho đem làm con nuôi. Thống kê chính thức cho thấy, năm ngoái 1996, tại Anh có 177,225 vụ phá thai, đa số là các bào thai dưới 13 tuần.

Trong khi đó, ÐHY Basil Hume, TGM Westminster, đã lên tiếng kêu gọi thủ tướng Tony Blair và là một tín hữu công giáo, nên ban hành luật cấm phá thai. Nhân dịp 30 năm, ngày chính phủ hợp thức hoá phá thai, vị chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Anh Quốc đã nhắn gửi thủ tướng Tony Blair những lời sau đây: "Ngài thủ tướng là một người ngay thẳng, thành thật và có một nhận xét đúng đắn. Tôi mong đợi là ngài sẽ dùng quyền lãnh đạo của mình để thuyết phục các cộng sự viên của ngài rằng phá thai là một điều sai trái, và chúng ta, trong tư cách là một quốc gia, phải làm một cái gì đó đối với vấn đề này. (EWTN 28/10/'97)


ÐTC bổ nhiệm hai vị TGM cho hai Giáo phận quan trọng tại Hoa kỳ

ÐTC bổ nhiệm hai vị TGM cho hai Giáo phận quan trọng tại Hoa kỳ.

Vatican - 28.10.97 - ÐTC vừa bổ nhiệm hai Vị Tổng giám mục mới cho hai Giáo phận quan trọng tại Hoa kỳ, đó là Ðức Cha John Vlazny, 60 tuổi, người xứ Bohemia thuộc Cộng hòa Tchèque, di cư sang Hoa kỳ từ lâu, làm Tổng giám mục giáo phận Portland, trong Bang Oregan. Ðức Cha Vlazny hiện đang làm giám mục giáo phận Winona, trong Bang Minnesota và trước đó đã làm giám mục phụ tá tại Chicago - và Ðức Cha Alexander Brunett, 63 tuổi, làm Tổng Giám mục giáo phận Seattle, trong Bang Washington. Ðức Cha Brunett hiện đang làm Giám mục giáo phận Helena, trong bang Montana. Giáo phận Portland và Seattle là hai giáo phận rộng lớn và quan trọng của miền Tây Bắc Hoa kỳ.


Khóa họp khoáng đại của Hội đồng giáo dân tiếp tục

Khóa họp khoáng đại của Hội đồng giáo dân tiếp tục.

Roma- 28.10.97 - Khóa họp khoáng đại thứ 17 của Hội đồng Tòa Thánh phụ trách Giáo dân về đề tài: "Là người tín hữu Kitô trước thềm của Ngàn Năm thứ ba" được khai mạc sáng thứ hai 27/10, vẫn tiếp tục công việc với bài thuyết trình sáng thứ ba, 28/10, của linh mục Guy Cordonnier, người Pháp, về "những khía cạnh thần học-mục vụ của việc khởi sự vào Ðạo (Initiation chrétienne) và việc tái nhập Ðạo (réinitiation chrétienne) trong Giáo hội.

Cha giải thích: Con đường này không nhằm đưa nguời tân tòng vào một lô tư tưởng trừu tượng, mà nhằm khởi sự "một kiểu sống" và "một việc gia tăng trách nhiệm" với Bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể, theo Ðức Tin của Giáo hội và Thánh truyền sống động.

Cha Cordonnier nói tiếp: "Người tân tòng sống một kinh nghiệm thiêng liêng "hấp dẫn", và đồng thời khó khăn. Con đường này làm cho họ cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa và sự vắng mặt "hữu hình" của Người. Nhưng cách riêng đây là một kinh nghiệm của "việc giải thoát bên trong"; việc giải thoát này chữa lành các vết thương trầm trọng và đem đến cho họ một tâm tình về phẩm giá đã mất đi nay lấy lại được; phẩm giá này lại đem đến một khả năng biến đổi chính cuộc sống họ, để rồi trở nên men biến đổi và giải thoát người khác.

Diển giả nói tiếp: Người tân tòng phải bước qua nhiều giai đoạn. Thực sự người tân tòng cần biết cuộc chiến đấu thiêng liêng và biết những giới hạn của một Giáo hội: Giáo hội cần phải sám hối và canh tân luôn mãi. Người tân tòng được mời gọi sống trọn cuộc đời trong một hiệp thông thực sự giữa các người khác và được mời gọi trở nên liên đới với một Giáo hội, một Giáo hội gồm có các người tội lổi; Ðồng thời, nguời tân tòng phải đối phó với nếp sống củ. Chính trong bối cảnh và trong xã hội hiện nay, một xã hội thay đổi nhanh chóng, người tín hữu Kitô được mời gọi minh chứng các giá trị Phúc âm và khám phá những dấu hiệu của Nước Chúa. Trên con đường này, người mới dược rửa tội, với sự yếu đuối con người của họ, cần có thì giờ và những chăm sóc để họ có thể hòa mình trong cộng đồng Kitô như một viên đá sống động. Vì thế, Cha Cordonnier nhấn mạnh đến việc cần thiết này là các người tân tòng cần được theo dõi bởi các tín hữu đã đi sâu hơn trong đức tin, qua việc chia sẻ và trao đâổi kinh nghiệm...

Trong dịp này, Ðức Cha Stanislao Rylko, thứ ký của Hội đồng Tòa Thánh phụ trách Giáo dân, cho biết: một trong các hiện tượng mới, được ghi nhận tại nhiếu quốc gia Âu châu là con số các người tân tòng mỗi ngày mỗi thêm lên, nghĩa là những người lớn nay khám ra Ðức tin, chọn con dường trở lại Ðạo công giáo. Ðức Cha trưng ra một thí dụ rất cụ thể: Tại Pháp, những người lớn xin học Ðạo để lãnh Bí tích Rửa tội, trong những năm vừa qua, từ 800, nay lên tới 12 ngàn. Ðức Cha kết luận: Ðây là một sự gia tăng rất ý nghĩa và cho thấy có một hiện tượng rất đáng khích lệ, nghĩa là có một sự thức tỉnh thiêng liêng nơi nhiều người nhận ra rằng những đề nghị về một nền văn hóa tiêu thụ không đủ thỏa mãn con người, mà cần phải tìm một ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc đời.


Tại Arabie saudite: tuyên xưng mình là tín hữu Kitô tức là một tội đối với luật pháp

Tại Arabie saudite: tuyên xưng mình là tín hữu Kitô tức là một tội đối với luật pháp.

(Avvenire 28.10.97) Riyad - 28.10.97 - Mới đây Hoàng thân Abdul Aziz Al Sad, bào đệ của Vua Fahad, nước Hồi giáo Arabie Saudite, tuyên bố trên nhật báo "Al Hayat" của thủ đô Riyad rằng: Luật pháp của Hồi giáo nhìn với nhiều thiện cảm các tôn giáo khác và không cấm các tôn giao tuyên xưng tín ngưỡng. Lời tuyên bố của Hoàng thân có thể làm cho người ta tin rằng: Arabie Saudite là một nước tự do, khoan dung. Nhưng thực tế lại khác. Việc giữ Cuốn Kinh Thánh hay các sách tôn giáo, hoặc mang trên mình dấu hiệu, ảnh tượng của tôn giáo khác mà thôi, đã đủ để bị án. Những ai bị cáo về các hoạt động truyền giáo có thể bị án tử hình. Việc xây cất nơi phụng tự, nếu không phải là đền thờ Hồi giáo, đều bị tuyệt đối cấm. Việc cử hành thánh lễ trong các tư gia cũng bị cấm. Vì thế, Ðài Phát thanh Vatican, mỗi chiều thứ bẩy, truyền thánh lễ bằng tiếng Anh, để giúp các người công giáo đến làm việc tại Arabie Saudite có cơ hội nhớ đến Chúa và cầu nguyện. (Avvenire 28.10.97)


Back to Radio Veritas Asia Home Page