Tin Tức và Thời Sự
ngày 25 tháng 10/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Một Linh Mục Columbia bị các phiến quân sát hại

Một Linh Mục Columbia bị các phiến quân sát hại

(AFP 25/10/'97) Columbia (Bogota)-Thứ bảy tuần trước (25/10), một Lm người Colombia đã bị các phiến quân thuộc phe tả sát hại trong một vụ tấn công mà mục tiêu là một vị thống đốc tỉnh Antioquia của Colombia.

Vụ tấn công xảy ra một ngày trước kỳ bầu cử địa phương mà phe phiến quân cam kết dùng võ lực để phá hoại. Thống đốc tỉnh Antioquia, ông Alvaro Uribe và các cộng sự viên của ông đã thoát chết trong vụ tấn công, duy chỉ có cha Antonio Bedoya, người đi bên cạnh ông thống đốc bị trúng đạn chết. Hàng trăm người Colombia đã bị thiệt mạng trong những vụ bạo động do các phiến quân chủ mưu, kéo dài từ ba tháng vừa qua. Trong số các nạn nhân có 38 ứng cử viên và khoảng 1879 ứng cử viên khác đã rút lui không tham dự cuộc bầu cử vì lo cho tính mạng của họ. (AFP 25/10/'97)


ÐTC tiếp kiến Tân Ðại sứ Maroc trình thư ủy nhiệm

ÐTC tiếp kiến Tân Ðại sứ Maroc trình thư ủy nhiệm.

Vatican - 25.10.97 - Sáng thứ bẩy 25.10, trong Ðền Vatican, ÐTC tiếp kiến tân Ðại sứ Maroc cạnh Tòa Thánh, tiến sĩ Abdelouhab Maalmi, trình thư ủy nhiệm.

Tân đại sứ Maroc năm nay 45 tuổi, có gia đình và hai người con. Năm 1976, Ông đậu Tiến sĩ Khoa chính trị và Luật pháp tại Ðại học Bordeaux (Pháp). Sau đó, ông dạy tại Ðại học Casablanca và là tác giả của nhiều cuốn sách về Luật pháp. Trước khi được bổ nhiệm làm Ðại sứ cạnh Tòa Thánh, Tiến sĩ Abdelouhab Maalmi đã giữ chức vụ cố vấn tại Bộ ngoại giao Maroc.

Trong diễn văn chào mừng Tân Ðại sứ, ÐTC đưa ra "một phương thuốc" cho việc xây dựng một thế giới công bình hơn. Ngài nói: "Ðiều cần thiết là các vị có trách nhiệm của Liên hiệp quốc và quyền bính thiêng liêng cùng nhau nỗ lực góp công xây dựng một xã hội mới, nơi đây sự sống và phẩm giá con người phải được tôn trọng hoàn toàn".

Sau đó, ÐTC nhắc lại chuyến viếng thăm mà ngài đã thực hiện tại Maroc cách đây hơn 10 năm. Trong dịp này ngài đã nói chuyện với giới trẻ tụ họp rất đông đảo tại sân vận động Casablanca. ÐTC nói với Tân Ðại sứ: "Trong nước của các ngài, người Công giáo và Hồi giáo có rất nhiều dịp gặp gỡ nhau để cùng tìm hoàn hảo thêm mãi mối quan hệ giữa nhau, như vậy hy vong rằng các mối quan hệ về tôn trọng nhau giữa các tín hữu sẽ tiếp tục được đào sâu để tiến đến chỗ hiểu biết nhau nhiều hơn nữa. Công việc này có thể giúp đỡ việc cộng tác nhiều hơn nữa để phục vụ con người và các nhu cầu về phát triền con người và xã hội". ÐTC nói tiếp, như ngài đã nhấn mạnh trong diễn văn: các tín hữu Kitô và Hồi giáo được mời gọi hành động chung nhau cho việc xây dựng một thế giới công bình và hòa bình, trong sự kính nể nhau và trong sự công nhận các quan điểm của nhau. Trong khi dâng lên Thiên Chúa sự tôn thờ và sự phục tùng phải có đối với Người, chúng ta còn phải minh chứng sự tôn trọng đối với mỗi một con người được tạo dựng giống hình ảnh của Người".

Trong diễn văn, cả ÐTC và Tân Ðại sứ đều nhắc đến vấn đề Giêrusalem. Ðây thực là một lo lắng liên lỉ đối với các tín hữu công nhận Thành phố này là biểu hiệu của Hòa bình đến từ Thiên Chúa. ÐTC ước mong cộng đồng quốc tế tìm được nhanh chóng một giải pháp công bình và bền bỉ cho vấn đề tế nhị của Thành thánh này, "trong lúc chúng ta đang chuẩn bị tiến vào Ngàn Năm thứ Ba của Kỷ nguyên Kitô". Ðể tìm được giải pháp, ÐTC mời gọi đối thoại thành thực trong việc tôn trọng công bình và những ước vọng chính đáng của tất cả các cộng đồng liên hệ. Ngoài ra, điều cần thiết là các cộng đồng sống trên các Nơi Thánh này, ba tôn giáo độc thần: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, có thể sống trong hòa thuận và phát triển các hoạt động tôn giáo, giáo đục và xã hội trong tự do hoàn toàn, trong tinh thần huynh đệ thực sự". Qua trung gian Tân Ðại sứ ÐTC gửi lới chào thăm các cộng đồng công giáo tại Maroc và các vị chủ chăn. Ngài nói: "Trong thời gian Giáo hội chuẩn bị cử hành Ðại Toàn xá của Năm 2000, tôi mời gọi mọi người gia tăng đức tin và sống trong hiệp nhất".


ÐTC mời gọi công nhận tính cách bình đẳng và các quyền của trường công giáo

ÐTC mời gọi công nhận tính cách bình đẳng và các quyền của trường công giáo.

Vatican - 25.10.97 - Vào buồi trưa thứ bảy, trước hơn 20 ngàn học sinh, phụ huynh và các giao viên của các trường công giáo Roma, tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô, để cử hành Ngày thứ bốn về học đường do Giáo phận tổ chức, với đề tái: "Trường công giáo: tài sản cho mọi ngưòi, dấn thân cho mọi người", từ cửa sổ phòng làm việc, ÐTC chào thăm các học sinh và mọi người có mặt, rồi ngài chào thăm cách riêng Ðức Giám mục phó Tổng Ðại diện giáo phận Roma và Nhà cầm quyền tham dự buổi gặp gỡ này . ÐTC nói: "Trường công giáo đưa ra một đề nghị quí báu về văn hóa và về giáo dục, được ăn rễ sâu trong lịch sử và trong xã hội Roma. Với tất cả những ai hoạt dộng cách quảng đại và hiến thân: các giáo viên, giáo sư, các cha mẹ, các nam nữ tu sĩ ... Tôi hết lòng cảm ơn và mời gọi đừng bao giơ øngưng hoạt động, để tổ chức học đường được chiếu sáng do tính cách nghiêm chỉnh và phẩm chất của chương trình giáo dục".

Sau dó, ÐTC khuyên các gia đình, các giáo xứ hãy nâng đỡ bằng mọi phương thế và làm cho thời gian đại phúc của Thành phố (để chuẩn bị Năm Thánh) trở nên cơ hội công tác mạnh mẽ hơn giữa trường công giáo và cộng đồng giáo xứ.

Nhờ cơ hội này, ÐTC nhắc đến điểm "tang thương" (puntum dolens) của trường công giáo hiện nay. Ngài nói: "Việc chưa công nhận các quyền của trường công giáo trên phương diện luật pháp và tài chánh, tức là trừng phạt và cản trở nhiều gia đình trong việc lựa chọn tự do trường học cho con cái mình. Vì thế, tôi ước mong rằng những biện pháp được thực hiện nhanh chóng và các vị trách nhiệm mọi cấp bậc hãy quan tâm nhiều đến phục vụ quí báu này cho trẻ em và thanh niên nam nữ".


ÐTC tiếp các giám mục đến Roma "Ad Limina"

ÐTC tiếp các giám mục đến Roma "Ad Limina".

Vatican - 25-10.97 - Sáng thư bảy 25.10, ÐTC bắt đầu tiếp các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Bắc Phi (Algérie, Tunisie, Maroc và Libya, đến Roma "Ad Limina". Lớp đầu tiên được tiếp sáng thứ bảy gồm 4 vị giám mục của Algérie, do Ðức Cha Henri Teissier, TGM giáo phận Alger, hướng dẫn.

Tại Algérie, trên một lãnh thổ rộng trên 2 triệu cây số vuông, với 28 triệu rưỡi dân, người công giáo, theo Thống kê Tòa Thánh năm 1995, khoảng 3 ngàn, được chia thành 4 giáo phận và 40 giáo xứ. Các giám mục hiện nay là 6 vị - Linh mục khoảng 100 và Nữ tu 180. Giáo hội công giáo tại Algérie không có trường học, nhưng điều khiển chừng 20 viện xã hội cứu trợ. Việc rao giảng Tin Mừng hầu như bị cấm, chỉ có thể truyền giáo bằng chứng tá đời sống gương mẫu về hy sinh, về phục vụ và về tình huynh đệ, cả bằng việc đổ máu nữa. Nhiều nam nữ tu sĩ, linh mục bị giết và cả một giám mục cũng bị một số phận như vậy: Ðức Cha Claverie, giám mục giáo phận Oran, bị sát hại tối mồng một tháng 8 năm ngoái, 1996 trong sân Tòa Giám mục.


ÐTC cử Ðức TGM Paul Cordes viếng thăm Albania

ÐTC cử Ðức TGM Paul Cordes viếng thăm Albania.

Vatican - 25.10.97. ÐTC vừa cử Ðức TGM Paul Cordes, chủ tịch Hội dồng Tòa Thánh "Cor Unum", (cơ quan phối hợp các hoạt động bác ái của Giáo hội) đến Albania, để bày tỏ sự gần gũi của ngài đối dân tộc bị thử thách nhiều trong thời gian vừa qua và để cổ võ tiến trên con đường hòa giải đã được khởi sự.

Từ mấy năm nay, tại Albania có nhiều tổ chức công giáo, trong số này có Caritas Ý, dấn thân trong việc táí thiết vật chất và tinh thần của xứ sở này. Ðức TGM đến để bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, đồng thời mời gọi tiếp tục, với dấn thân nhiều hơn, sứ vụ Kitô khó khăn này, nhưng rất đáng ca ngợi, về thăng tiến công ích của toàn thể xã hội. Trong dịp này, Ðức Cha Cordes cũng mang quà tặng của ÐTC như dấu hiệu về sự lo lắng của ngài đối với dân tộc Albania.

Chủ tịch Hội đồng Cor Unum sẽ lên đường vào chúa nhật 26 và ở lại tới thứ tư 28.10. Theo chương trình, Ðức TGM sẽ cử hành Thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Tirana (thủ đô) ngày 28 tháng 10. Ngày hôm sau, ngài gặp các nhân viên thuộc lãnh vực Caritas và viếng thăm mấy tổ chức có mục đích rao giảng Tin Mừng và Thăng tiến con người. Theo chương trình Ðúc Cha Cordes cũng gặp các vị trách nhiệm chính trị của Albania nữa.


Back to Radio Veritas Asia Home Page