Phiên họp khoáng đại thứ 2
chiều thứ Hai 20/04/98
bài thuyết trình của ÐHY SHAN

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tường Thuật về Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu. Buổi họp chiều thứ Hai 20/04/98 để nghe bài Thuyết Trình Khởi Ðầu của Ðức Hồng Y PAUL SHAN KUO HSI.

Sáng thư Hai 20.04.98, sau diễn văn chào mừng ÐTC, do Ðức Hồng Y Kim, Tổng Giám Mục Seoul, một trong ba vị chủ tịch đặc ủy đọc lên, và sau bài giải thích của Ðức Hồng Y Jan Schotte, Tổng thư ký Thượng Hội Ðồng Giám Mục về diễn tiến của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu cũng như vềø thể thức làm việc trong các Khóa Họp khoáng đại, phiên họp khai mạc đã được kết thúc sớm vào lúc 10:30, vì lễ an táng Ðức Hồng Y Alberto Bovone, tổng trưởng bộ phong thánh, qua đời hôm 17/04/98.

Vào chiều thứ Hai 20/04/98, Ðức Hồng Y Paul Shan Kuo Hsi, Giám mục giáo phận Khaoshiung, Ðài Loan, đã đọc bài thuyết trình khởi đầu dài 26 trang bằng tiếng Anh. Bài thuyết trình này (được gọi là "Relatio ante disceptationem" (bài thuyết trình trước cuộc thảo luận) được dùng làm căn bản cho cuộc thảo luận trong các phiên họp chung tiếp sau.

Bài thuyết trình được chia thành ba phần:

Mở đầu bài thuyết trình, Ðức Hồng Y Paul Shan đã nói như sau:

Sau đó, bài thuyết trình đề cập đến các đề tài chính, sẽ được các Nghị phụ tranh luận trong những ngày tới đây.

Ðề tài thứ nhất là vấn đề "hội nhập Kitô Giáo vào nền văn hóa và mối quan hệ với các tôn giáo khác, nhằm đến việc dấn thân thiết lập một cuộc đối thoại sâu xa với các thực tại này.

Thực sự, Á châu là nhà của tất cả các tôn giáo lớn Thế Giới như: Ấn Ðộ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Cần phải trình bày Chúa Giêsu Kitô như thế nào để có thể hiểu được, đối với tâm trạng của Á Châu.

Và Chúa Giêsu, vị Ðầy tớ đau khổ, là chìa khóa cho việc rao giảng sau này của Kitô giáo tại Á Châu. "Việc tự hạ của Chúa Giêsu, Ðấng lãnh nhận trên mình tất cả sự dữ, cảnh nghèo khổ, sự khước từ và việc khai thác các dân tộc Á Châu, để đem đến cho con người một phẩm giá con người, rất quan trọng trong bối cảnh xã hội-văn hóa của Lục Ðịa này. Hình ảnh Chúa Giêsu như "người Samaritano nhân hậu" và như "Chủ chăn nhân lành", sẽ có thể nói thẳng vào tận tâm hồn của Á Châu.

Theo Ðức Hồng Y Shan Kuo Hsi, cần phải thực hiện việc đối thoại trên mọi cấp bậc của Giáo Hội: kinh nghiệm sống, thần học và tu đức. Cuộc đối thoại chân thực sẽ đưa Giáo hội tại Á Châu đến việc khám phá nhiều giá trị tôn giáo chung hiện có trong các tôn giáo khác. Ðàng khác, Giáo hội tại Á Châu cũng có nhiều cái để trao tặng cho các tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác.

Ngoài hai vấn đề hội nhập Tin Mừng vào nền văn hóa, và vấn đề đối thoại liên tôn, Ðức Hồng Y Paul Shan phân tích những sự dữ và những đe dọa hiện nay tại Á Châu do bởi bối cảnh xã hội-kinh tế. Nhưng sự dữ thứ nhất trong các sự dữ này, là hiện tượng thành thị hóa tại các đô thị lớn, việc toàn cầu hóa nền kinh tế mà không lưu ý gì đến nền đạo đức luân lý của tình liên đới, đến các món nợ ngoại quốc đè nặng trên dân nghèo, tội ác có tổ chức và sự lạm dụng các trẻ em. Và sau đó nạn sản xuất, buôn bán và tiêu thụ các chất ma túy, bệnh Aids, dịch vụ y tế không hiệu nghiệm... thêm vào các sự dữ này còn phải kể đến vấn đề các người di cư, các người tị nạn chính trị, hiện tượng cuồng tín tôn giáo và việc khai thác các vị thành niên trong việc làm. Vì lý do này, Giáo Hội tại Á Châu phải trở nên không những một Giáo Hội của các người nghèo khổ, mà cũng là một Giáo hội với các người nghèo khổ.

Á Châu cũng có nhiều dấu hiệu mạnh mẽ gây hy vọng, như việc đói khát các giá trị thiêng liêng và tôn giáo được phổ biến trên toàn lục địa, các giá trị dân chủ và trình độ học thức hiện đang gia tăng. Thánh Thần Thiên Chúa thực sự đang hoạt động tại Á Châu.

Và Thượng Hội Ðồng Giám Mục này được đặt vào hoàn cảnh như một cuộc hành hương đối với Giáo Hội, một Giáo Hội được mời gọi nhận biết chính sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Ðấng mạc khải Chúa Giêsu Kitô trong thực tại Á Châu. Một Giáo Hội được mời gọi cho việc phục vụ sự sống đối với các nền văn hóa, để có khả năng làm giảm bớt tất cả các đau khổ và là một Giáo Hội phải tự trình bày mình như Giáo Hội phục vụ và như Giáo Hội của hiệp thông.

Việc hiệp thông trở nên hữu hình qua trung gian sự hiện diện của Ðấng Kế Vị Thánh Phêrô, phần cốt yếu của đức tin công giáo. Vì lý do này, bài thuyết trình khai mạc cho các cuộc thảo luận đã muốn nhắc lại lời ÐTC Gioan Phaolô II viết trong sứ điệp gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc như sau:

Sáng thứ Ba 21/04/98, các nghị phụ bắt đầu các cuộc thảo luận về bài thuyết trình khai mạc của Ðức Hồng Y Paul Shan Kuo Hsi.

Trong phiên họp sáng thứ Ba 21/04/98 vừa qua, các nghị phụ bắt đầu trình bày các ý kiến hay nhận định của mình. Người ta đã chú ý đến bài phát biểu của các giám mục Nhật, và nhất là của Ðức Cha Hamao, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Nhật.

Dư luận báo chí đã lưu ý nhiều đến thái độ nhận lỗi và xin lỗi của các vị giám mục Nhật Bản. Chúng tôi sẽ bàn đến trong chương trình khác. Xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn.


Back to Radio Veritas Asia Home Page