Phiên họp khoáng đại thứ 11
Sáng thứ Hai 27/04/98
Việc đối thoại với anh chị em Hồi Giáo;
Công việc rao giảng Phúc âm tại Mông Cổ;
Phân biệt Dân Israel thời cựu ước và
Dân Israel theo nghĩa chính trị của thời nay

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tường thuật tiếp về Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu. Khóa họp khoáng đại lần thứ 11 vào sáng thứ hai 27/04/98. Từ các bài phát biểu ý kiến, chúng ta có thể rút ra những điểm sau đây:

Sau những ngày nghỉ, từ chiều thứ bẩy và Chúa nhật 26/04/98, sáng thứ Hai 27.04.98, các Nghị phụ bắt đầu khóa họp khoáng đại thứ 11, với tin buồn là Chính phủ Bắc Kinh không cấp hộ chiếu cho hai Ðức Giám Mục được ÐTC mời tham dự Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Á châu. Lý do từ chối do Chính Phủ Bắc Kinh đưa ra, theo tin của Ðài Vatican là vì giữa Tòa Thánh với Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao chính thức.

Tin trên đây gây nên sự đau buồn nơi các nghị phụ, vì cho tới nay các Nghị Phụ vẫn nghĩ rằng: Nhà Cầm Quyền Trung Quốc sẽ có thái độ mềm dẻo hơn.

Trong một thông cáo được phổ biến sáng thứ Hai 27/04/98, Tiến sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho biết như sau: "Các nghị phụ đang chờ đợi những tin tức chính xác liên hệ việc đến Roma của hai vị giám mục Trung Quốc được mời và chính Tòa Thánh cũng đang chờ đợi một đấu hiệu nào đó rõ rệt về phía chính phủ Trung quốc".

Trong phần phát biểu ý kiến, một nghị phụ người Pakistan, Ðức Cha Joseph Coutts, giám mục giáo phận HYDERABAD, với lời lẽ cương quyết, đã nói như sau: "Các chính phủ Mác Xít không phải là vấn đề duy nhất cho Giáo Hội tại Á Châu; còn có một đe dọa khác cũng trầm trọng cho các tín hữu, đang lan rộng, đó là Hồi Giáo. Vài nhóm quá khích tấn công vào những người Kitô tại Á Châu. Ðây là một lực lượng chính trị đồng thời cũng là lục lượng tôn giáo. Hơn nữa người ta không nên lẫn lộn Hồi Giáo với Phật Giáo, Ấn Giáo hay Thần Giáo Nhật Bản, hoặc các tôn giáo khác tương tự như vậy. Hồi Giáo là một cái gì khác nhiều".

Ðức Cha Joseph Coutts giải thích tiếp như sau: Việc đối thoại với Hồi giáo đặt ra những thách đố lớn hơn nhiều sánh với việc đối thoại với các tôn giáo khác. Dĩ nhiên không thể nói chung như vậy vì có nhiều tín hữu Hồi Giáo rất tốt. Họ công nhận sự gần gũi với các tín hữu Kitô, vì cả hai bên đều do một nguồn gốc thiêng liêng chung với Tổ Phụ Abraham. Có một thái độ quá khích và hiện lan tràn đến các nơi: đó là quan niệm về các tín hữu Kitô như là một dân tộc phải bị đặt đưới ách của hồi giáo. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Indonesia và khoảng 10 nước khác nữa Giáo Hội là một thiểu số, và nhiều khi là một thiểu sốù bị đe đọa và, do đó, cần đến sự che chở.

Tại Mông Cổ, một Nghị Phụ đến từ nước này quả quyết rằng: Giáo hội công giáo tại đây không những rất nhỏ bé, mà còn mời được thành lập, và đã được đón nhận với nhiều cảm tình . Ðịa điểm truyền giáo "sui juris" tại Mông Cổ được khởi sự cách đây 6 năm, là do lời mời của Chính phủ địa phương, vì xác tín về giá trị của sự đóng góp giáo hội công giáo trong lãnh vực xã hội và giáo dục. Ðây là một điểm sáng hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.

Ngoài những vấn đề gây lo lắng cho các vị chủ chăn của Giáo Hội như đã được phát biểu trong những ngày qua, thì còn có nhiều vấn đề và nhiều âm mưu khác đang đe dọa gia đình. Gia Ðình hằng ngày sống trong nguy hiểm, gây nên do nhiều yếu tố li tán, phá hủy tổ chức nền tảng gia đình của xã hội: đó là cảnh nghèo khổ, sự khai thác và hạ giá người phụ nữ, việc lạm dụng lao động của các trẻ em, và những lạm dụng trẻ em trong nghề mãi dâm du lịch...

Một vị đại diện đến từ Nêpal mong muốn Giáo Hội ý thức rõ ràng điều nầy, là những giảng viên giáo lý trước tiên là cha mẹ; nhưng cha mẹ không tự nhiên trở thành nhà giáo dục, mà phải trở nên, nghĩa phải được huấn luyện, chỉ dẫn và giúp đỡ, để có thể chu toàn sứ mệnh làm cha mẹ, cả khi cha mẹ thuộc các tín ngưỡng khác nhau. Theo con số của vị đại diện cộng đồng giáo hội công giáo Nêpal, thì hơn một nửa hôn nhân được cử hành trong những thập niên vừa qua thuộc loại hôn nhân dị giáo (nghĩa là thuộc các tôn giáo khác nhau).

Sau giờ nghỉ giải lao, các nghị phụ bàn đến sự cần thiết làm cho giáo hội tại Lục địa Á Châu mang tính cách Á Châu hơn. Các ngài nhấn mạnh rằng: vào thời đầu của việc truyền giáo tại phần đất này, Giáo hội tiến nhiều hơn ngày nay, vì lý do là cộng đồng do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Hình ảnh Giáo Hội ngày nay được trình bày khác: là một hình ảnh về quyền bính, về sức mạnh, về hiệu lực của con người; trong đó kinh nghiệm thiêng liêng bị đặt vào bậc hai, nếu không bị gạt ra ngoài. Vì thế, một lần nữa, các nghị phụ nhắc lại rằng: trở lại linh hồn Á Châu là quyền lực phát xuất từ những nguồn mạch thiêng liêng và tôn giáo. Tại đây, nếu quyền bính được hiểu trong nghĩa giáo lý, luật pháp và thể chế mà thôi, sẽ không có sức không hấp dẫn, trái lại sẽ có thể bị coi như là một đe đọa.

Ðức Cha Bùi Tuần, giám mục chính tòa Long Xuyên, đã phát biểu vào sáng thứ Hai 27/04/98 vừa qua. Mời quý vị và các bạn đọc bài phát biểu nầy trong một bài tường thuật riêng.

Một nghị phụ người Syrie đề cập đến một vấn đề có tính cách "thời sự" Ngài nói về sự quan trọng đối với các tín hữu Kitô thuộc thế giới Ả Rập, là tách rời hai ý nghĩa của tiếng "Israel" theo lãnh vực khác nhau": ý nghĩa thánh kinh và thiêng liêng và ý nghĩa chính trị, liên hệ đến Quốc Gia Israel hiện nay. Ðại diện Syrie nói: "Chúng ta ước mong rằng mọi mập mờ về điểm này phải được làm sáng tỏ. Chúng ta cầu chúc rằng: ÐTC sớm hay muộn có thể thực hiện sự ước muốn lớn lao từ lâu đến hành hương tại Thánh Ðịa". Lời của vị đại diện Syrie đã được đón chào bằng một tràng pháo tay thật dài trước sự hiện diện của ÐTC.

Vài nghị phụ khác trong số các nghị phụ cũng còn trở lại vấn đề đã được nêu lên trong tuần đầu của Khóa Họp: hiện tượng "diaspora" (li tán) của các Giáo Hội Ðông Phương, một Giáo Hội bị đe dọa nhiều lần cả trong chính sự tồn tại nữa, bởi việc ra đi dần dần chưa hề có trong lịch sử. Vị lên tiếng hôm nay về hiện tượng này là Ðức Hồng Y Achille Silvestrini, Tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Ðông Phương. Và sau đây là lời của Ðức Hồng Y do phóng viên của Ðài Vatican từ Phòng họp lược tóm:


Back to Radio Veritas Asia Home Page