Tường Thuật 4 về
chuyến thăm Cuba của ÐTC
ngày 24 tháng 01/1998

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Tường Thuật về chuyến viếng thăm Cuba: Ngày Thứ Bảy 24/01/98: ÐTC đi thăm thành phố SANTIAGO de CUBA, nằm ở tận miền Nam, cách thủ đô La Havana, 750 cây số

Tường Thuật về chuyến viếng thăm Cuba: Ngày Thứ Bảy 24/01/98: ÐTC đi thăm thành phố SANTIAGO de CUBA, nằm ở tận miền Nam, cách thủ đô La Havana, 750 cây số.

Chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC Gioan Phaolô II tại Cuba sắp chấm dứt với ngày Chúa Nhật 25/01/98. Cao điểm của chuyến viếng thăm là thánh lễ ÐTC sẽ cử hành vào sáng Chúa Nhật 25/01/98, tại Quảng Trường Cách Mạng ở Thủ Ðô La Havana. Nguời ta dự trù là sẽ có đông dân chúng tham dự biến cố nầy. Chính lãnh tụ Fidel Castro cũng đã tuyên bố là ông sẽ tham dự thánh lễ nầy của ÐTC.

Cho đến nay, ÐTC đã cử hành ba thánh lễ, tại ba thành phố: Santa Clara, sáng thứ Năm, về đề tài Gia Ðình theo giáo huấn Kitô; tại Camaguey vào sáng thứ Sáu, về đề tài Giới Trẻ; và tại Santiago de Cuba, sáng thứ Bảy, về đề tài Mẹ Maria, mẫu gương sống đức tin cho mọi thành phần Giáo Hội.

Trong bài tường thuật nầy, chúng tôi xin kể lại vài điểm đáng chú ý trong thánh lễ sáng hôm thứ Bảy 24/01/98. Thành phố Santiago de Cuba, nằm ở cực nam của Cuba, cách thủ đô La Havana 750 cây số. Ðây là thành phố hải cảng, và lớn hàng thứ hai trong số các thành phố tại Cuba. Dân số tổng cộng là 400 ngàn. Thành phố nầy đã được thành lập vào năm 1514, và đã có một thời là thủ đô của Cuba, từ năm 1515 cho đến 1607. Chính tại thành phố nầy, mà Lãnh Tụ Fidel Castro đã tuyên bố cách mạng thành công, ngày 1 tháng 1 năm 1959. Trên bình diện tôn giáo, thì Santiago de Cuba là tòa Tổng Giám Mục của Tổng Giám Mục cùng tên, được thành lập vào ngày 28 tháng 4 năm 1522, và được nâng lên hàng Tổng Giáo Phận vào tháng 11 năm 1803. Hiện tại Tổng Giáo Phận có 334,000 tìn hữu trên tổng số 1,350,000 dân, tức 25 phần trăm dân số. Trong tổng giáo phận, tại El Cobre có Ðền Thánh dâng kính Mẹ Maria, duới tước hiệu là "Ðức Nữ Ðồng Trinh của Tình Thương Bác Ái". Ðền Thánh Ðức Mẹ ở El COBRE đã được Ðức Phaolô VI nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Ðường, vào ngày 30 tháng 12 năm 1977. Trước đó, ngày 10 tháng 5 năm 1916, Ðức Nữ Ðồng Trinh của Tình Bác Ái tại El Cobre, được Ðức Giáo Hoàng Bênêdicto XV phong làm quan thầy của Cuba. Trước khi ÐTC đến địa điểm cử hành thánh lễ, là quảng trường Antonio Maceo, trong thành phố Santiago, thì tượng Ðức Mẹ đã được di chuyển trước, từ đền thánh El Cobre, về địa điểm hành lễ nầy, để được ÐTC đội triều thiên tôn vinh.

Thánh Lễ đã được bắt đầu lúc 10 giờ sáng, giờ địa phương Cuba, tức là lúc 11 giờ khuya, giờ VN. Con số tín hữu tham dự đông hơn hai thánh lễ trước tại Santa Clara và Camaguey. Các quan sát viên đã ước lượng khoảng 200 ngàn, bằng hai con số 100 ngàn tại hai địa điểm trước. Rồi đây, thánh lễ sáng Chúa Nhật 25/01/98, tại thủ đô La Havana, ước lượng sẽ có đông người hơn nữa. ÐTC đã thu hút được tâm tình của người dân Cuba, kể cả những người tin hay không tin. Quang cảnh tại nơi cử hành thánh lễ thật là nồng nhiệt. Ca đoàn và dân chúng, nhất là các bạn trẻ đã hát mừng ÐTC thật là hăng say.

Chúng ta hãy đọc qua bài giảng của ÐTC. Chúng ta có thể lưu ý đến hai tư tuỏng chính: một là đề ra mẫu gương của Mẹ Maria cho mọi thành phần Giáo Hội, và hai là về sứ mạng của Giáo Hội. ÐTC đã không ngần ngại yêu cầu cho Giáo Hội có được khoảng rộng tựï do hơn để phục vụ được hữu hiệu hơn. ÐTC xác nhận rõ ràng là Giáo Hội không tìm kiếm quyền hành chính trị, nhưng chỉ muốn có phương tiện và sự tự do để phục vụ anh chị em mình. Kết thúc bài giảng là lời cầu nguyện ÐTC dâng lên Mẹ Maria.

Sau đây là nguyên văn bản dịch Diễn văn số 6: Bài giảng của ÐTC tại SANTIAGO DE CUBA, sáng thứ Bảy 24/01/98.

"Phúc cho quốc gia nào có Thiên Chúa là Chúa của mình" (TV 32,12) Cùng với tác giả Thánh Vịnh, chúng ta đã hát mừng rằng niềm vui đồng hành với dân tộc có Thiên Chúa làm Chúa mình. Cách đây hơn 500 năm, khi Thập Giá của Chúa Kitô đến trên đảo nầy, và cùng với Thập Giá, là Sứ Ðiệp Cứu Rỗi, thì được bắt đầu một tiến trình nhờ đức tin Kitô nuôi sống mà đào luyện nên những đặc điểm của quốc gia Cuba nầy. Giữa những con người nổi tiếng của đất nước nầy, chúng ta có thể ghi nhận những vị sau đây: trước hết là người lính nổi danh; ông nầy đã là giảng viên giáo lý đầu tiên và là nhà truyền giáo của MACACA; Linh Mục Miguel de Velasquez, người thầy đầu tiên của dân tộc Cuba; Linh Mục Esteban Salas, người cha của nền âm nhạc Cuba; người dân nổi tiếng của Bayamo Carlos, Manuel de Cespedes, người cha của dân tộc, người đã đến quỳ gối trước tượng Ðức Nữ Trinh của Tình Bác Ái, và bắt đầu cuộc chiến đòi tự do và sự độc lập cho Cuba; Antonio de La Caridad Maceo y Grajales, mà tượng của ngài được đặt nơi cao nhìn xuống toàn thể quảng trường, nơi chúng ta cử hành thánh lễ hôm nay. Trước tượng Chúa chịu đóng đinh, Mẹ của Ông đòi ông dấn thân cho đến cùng, để phục vụ cho CuBa Tự do. Ngoài những vị trên, còn có nhiều người nam nữ nổi tiếng khác nữa, được nâng đỡ bởi chính đức tin của họ vào Thiên Chúa, đã chọn lấy con đường của sự tự do và công bằng, làm nền tảng cho phẩm giá của dân tộc Cuba.

Ngày nay cha vui mừng được có mặt trong tổng giáo phận cao cả nầy, một giáo phận có trong danh sách của những vị chủ chăn nổi tiếng, là thánh Antonio Maria Claret. Trước hết tôi xin gởi lời chào chân thành đến Ðức Cha Pedro Meurice Estiu, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba và là vị giáo chủ của quốc gia Cuba, cũng như chào những vị Giám Mục khác nữa, các linh mục và các thầy phó tế, những kẻ dấn thân trong việc phổ biến Nước Chúa trên mặt đất nầy. Cha cũng xin chào những người tận hiến nam nữ, và tất cả các tín hữu hiện diện nơi đây. Tôi cũng muốn gởi lời chào đầy kính trọng đến những thẩm quyền dân sự, đã muốn tham dự vào thánh lễ nầy, và tôi xin cám ơn thái độ sẵn sàng cộng tác vào việc tổ chức thánh lễ nầy.

Trong buổi cử hành nầy, tôi sẽ đội triều thiên cho tượng Ðức Nữ Ðồng Trinh của Tình Bác Ái del Cobre. Từ đền thánh kính Mẹ nằm cách đây không xa, Mẹ Maria, Nữ Vương và Mẹ Hiền của tất cả mọi người dân Cuba, không phân biệt chủng tộc, ý kiến chính trị hay ý thức hệ, (Mẹ) hướng dẫn và nâng đỡ, như trong quá khứ đã làm, những người con của Mẹ trên đường tiến về quê hương trên trời, và Mẹ khuyến khích họ sống làm sao để trong xã hội được luôn ngự trị những giá trị luân lý đích thực, những giá trị kết thành phần gia tài thiêng liêng phong phú được thừa hưởng từ tổ tiên.

Như người bà con Eâlisabeth đã làm, chúng ta hướng về Mẹ, với lòng biết ơn và nói: Phúc cho Mẹ vì đã tin vào Lời Chúa hứa" (Lc 1,45). Trong những lời nầy, có tích chứa bí quyết của hạnh phúc thật của bao người và bao dân tộc: đó là tin và tuyên bố rằng Thiên Chúa đã làm những điều kỳ diệu cho chúng ta, và lòng nhân từ của Chúa đến với những ai trung thành từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Niềm xác tín nầy là sức mạnh linh động mọi người nam nữ, những kẻ, cả với giá những hy sinh, dấn thân một cách vô vị lợi để phục vụ kẻ khác. Mẫu gương về thái độ sẵn sàng của Mẹ Maria nêu cho chúng ta biết con đường phải đi. Cùng với Mẹ, Giáo Hội hoàn tất ơn gọi và sứ mạng của mình, vừa rao giảng Chúa Giêsu Kitô và khuyến khích hãy làm những gì Chúa nói phải làm; như thế được thiết lập tình huynh đệ đại đồng trong đó mọi người có thể khần cầu Thiên Chúa như một Nguời Cha.

Như Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, Giáo Hội là mẹ và là thầy dạy ta biết theo Chúa Giêsu Kitô, ánh sáng của các dân tộc; Giáo Hội là kẻ phân phát tình thương nhân từ của Thiên Chúa. Như là cộng đoàn những kẻ đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, và như là nơi của sự tha thứ, của hòa bình và hòa giải, Giáo Hội mở rộng đôi tay ôm lấy tất cả mọi người, để rao giảng cho họ biết Thiên Chúa chân thật. Khi phục vụ cho đức tin của những con người nam nữ của dân tộc đáng mến nầy, Giáo Hội giúp họ tiến bước dọc theo con đường của sự thiện. Những công việc rao giảng Phúc Âm đã được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau, chẳng hạn như những việc truyền giáo tại những khu phố và những vùng đất chưa có mặt Giáo Hội, cần phải được chăm sóc và cổ võ ngỏ hầu những công việc đó có thể được phát triển và phục vụ không những cho những người Công Giáo, mà cho tất cả dân tộc Cuba, ngỏ hầu mọi người biết Chúa Giêsu và yêu mến Nguời. Lịch sử cho biết rằng, không có đức tin, thì nhân đức cũng biến mất, những giá trị luân lý bị lu mờ, sự thật không còn chiếu sáng nữa, cuộc sống mất đi ý nghĩa siêu việt của nó, và cả việc phục vụ cho đất nước không còn được linh động bởi những lý do sâu xa hơn. Về vấn đề nầy, Antonio Maceo, nhà ái quốc cao cả của vùng miền đông Cuba, đã nói rằng: Ai không yêu mến Thiên Chúa, thì không thể yêu thương quê hương.

Giáo Hội kêu gọi tất cả hãy làm cho đức tin được hòa nhập trong chính đời sống mình, như là con đường tốt nhất để phát triển toàn diện con người, đã được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, và để có được sự tự do thật, một sự tự do có bao gồm việc nhìn nhận những quyền lợi của con người và nhìn nhận sự công bằng xã hội. Về vấn đề nầy, những người giáo dân, bằng việc duy trì thực thể của họ, để có thể trở thành "muối đất" trong xã hội mà họ là thành phần, có bổn phận và quyền lợi tham dự vào cuộc trao đổi công khai các ý kiến, với những cơ may như nhau và với thái độ đối thoại và hòa giải. Cũng thế, điều thiện hảo của một quốc gia cần phải được cổ võ và tìm kiếm bởi những con dân, nhờ những phương thế hòa bình và từng bước. Như thế, mỗi người, được hưởng sự tự do ăn nói (phát biểu), có khả năng có sáng kiến và đưa ra những đề nghị giữa lòng xã hội dân sự, và có cơ may bằng nhau để lập hiệp hội, mỗi người đều có thể cộng tác một cách hữu hiệu vào việc đi tìm công ích.

Giáo Hội, diện diện giữa lòng xã hội, không nhằm đi tìm bất cứ hình thức quyền hành chính trị nào cả để chu toàn sứ mạng của mình, nhưng muốn là hạt giống làm phát sinh phong phú những điều tốt chung, với sự hiện diện của mình trong những cơ cấu xã hội. Giáo Hội nhắm đến trước ngôi vị con người và cộng đồng xã hội trong đó Giáo Hội hiện diện, vừa biết rõ rằng con đường đầu tiên của mình là con người cụ thể với những nhu cầu và những khát vọng riêng. Tất cả nhũng gì Giáo Hội đòi cho mình, thì Giáo Hội đều đem nó ra phục vụ cho con người và xã hội. Thật vậy, Chúa Kitô đã trao phó cho Giáo Hội trách vụ mang sứ điệp của Ngài đến cho tất cả mọi dân tộc, và để chu toàn điều nầy, thì Giáo Hội cần có một khoảng rộng tự do và cần những phương tiện cần thiết. Khi bảo vệ sự tự do của mình, thì Giáo Hội cũng bảo vệ sự tự do của mỗi một người, của các gia đình, của những tổ chức xã hội khác nhau, những thực tại sống động có quyền có một lãnh vực riêng để sống tự lập và tự chủ (x. Năm Thứ 100, số 45). Theo nghĩa nầy, nguời Kitô và những cộng đoàn Kitô, sống ăn rễ sâu trong đời sống của từng dân tộc và là dấu chỉ của Tin Mừng, cả trong sự trung thành với quê hưông của mình, với dân tộc của mình, với nền văn hóa của quốc gia, luôn luôn trong sự tự do mà Chúa Kitô đã mang đến cho chúng ta. Giáo Hội được mời gọi đến làm chứng cho Chúa Kitô, vừa lãnh lấy những lập trường can đảm và có tính cách tiên tri, trước nạn tham nhũng của quyền hành chính trị và kinh tế. Giáo Hội không mưu tìm vinh quang và của cải vật chất; Giáo Hội xử dụng những của cải của mình, để phục vụ cho những anh chị em nghèo nhất và như thế noi gương sống đơn sơ của Chúa Kitô" (Redemptoris Missio, số 43).

Khi nhắc đến những khía cạnh trên của sứ mạng của Giáo Hội, chúng ta dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA, vì đã thương gọi chúng ta kết làm thành phần của Giáo Hội. Trong Giáo Hội nầy, Mẹ Maria đồng trinh có một chổ đặc biệt. Chúng ta sẽ thấy được điều nầy nơi việc tôn vinh bức ảnh thánh Mẹ "Ðức Nữ Ðồng Trinh của Tình Bàc Ái của Cobre. Lịch sử của Cuba có ghi đấu những điều kỳ diệu nói lên tình thương đối với vị quan thầy của mình; dưới chân mẹ, những ảnh tượng của những người dân khiên tốn, (hai người Indios, và một hình nguời Mulatto,) nói lên sự phong phú đa diện của dân tộc nầy. El COBRE, nơi có đền thánh kính Mẹ, là nơi đầu tiên của Cuba, trong đó những nguời nô lệ có lại sự tự do.

Các tín hữu chúng con thân mến, đừng bao giờ quên đi những biến cố cao cả, được liên kết với Mẹ và là Nữ Vương. (ÐTC nhắc lại đây vài sự kiện trong lich sử của dân chúng tại Cuba). Chẳng hạn như: Việc đầu tiên của CuBa tự do, đã xảy ra vào năm 1898, khi những toán lính của tướng Calixto Garcia, cúi mính trước dưới chân Mẹ Maria" Ðức Trinh Nữ của Tình Bác Ái.

Từ nơi đây, tôi muốn gởi lời chào đến những người con của Cuba, đang sống bất cứ nơi nào trên thế giới và có lòng tôn kính Ðức Nữ Ðồng Trinh của Tình Bác Ái. Cùng chung với những anh chị em mình đang sinh sống tại đất nước đẹp đẻ nầy, tôi xin đặt họ dưới sự bảo vệ hiền mẫu, vừa xin Mẹ Maria, người Mẹ của tất cả, hãy quy tụ tất cả con cái mẹ lại, nhờ qua sự hòa giải và tình huynh đệ.

Ngày hôm nay, tiếp tục truyền thống vinh quang của tình yêu thương đối với Nguời Mẹ chung, và trước khi bắt đầu việc đội triều thiên cho Mẹ, tôi muốn dâng lời cầu lên Mẹ cùng chung với tất cả anh chị em, như sau:

Buổi chiều thứ Bảy, ÐTC trở về thủ đô La Havana, và đi thăm những anh chị em bị bệnh phong cùi, tại Ðền Thánh Lazaro. Chúng tôi sẽ nhắc đến biến cố nầy, ngày mai.


BÀI PHỎNG VẤN Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận về việc bổ nhiệm Hồng Y và về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba

BÀI PHỎNG VẤN Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận về việc bổ nhiệm Hồng Y và về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba.

Veritas - Kính thưa Ðức Tổng, Ðức Tổng mới đi giảng ở Washington về. Ðáng lẽ chúng con không được phép quấy rầy, vì Ðức Tổng có nhiều việc khác quan trọng hơn phải làm, nhất là trong lúc Ðức Hồng Y Chủ Tịch tháp tùng ÐTC đi Cuba; hơn nữa sau một tuần giảng giải, không thể tránh khỏi mệt nhọc. Chúng con biết vậy; nhưng vì trong những ngày này có nhiều biến cố dồn dập: việc ÐTC loan tin bổ nhiệm Hồng Y và chuyến viếng thăm của ngài tại Cuba. Hai biến cố rất quan trọng của Ðầu Năm Mới. Vì thế Ðức Tổng cho phép chúng con "quấy rầy" Ðức Tổng, để các thính giả của Ðài Chân Lý Á Châu tại Việt Nam có dịp được hiểu nhiều hơn về hai biến cố này:


ÐIỂM BÁO ngày 23 & 24/01/98 về chuyến viếng thăm của ÐTC TẠI CUBA

ÐIỂM BÁO ngày 23 & 24/01/98 về chuyến viếng thăm của ÐTC TẠI CUBA.

Các báo chí quốc tế vẫn dành nhiều trang để tường thuật về chuyến viêng thăm lịch sử của ÐTC tại Cuba.

Tờ Frankfurt Algemeine (của Ðức) số ra ngày 23.01.98, viết: "ÐTC kêu gọi người dân Cuba hãy trở nên những người chủ động của lịch sử đời sống cá nhân và chủ động trong lịch sử của quốc gia". Lệnh cấm vận, nhân quyền và ước mong có những cởi mở mới với thế giới bên ngoài: đây là những đề tài được các báo chí nhấn mạnh hơn cả.

Tờ báo Ðức viết: "Lời kêu gọi bãi bỏ lệnh cấm vận không những được giải thích như một lời khuyên gửi tới các nhà chính trị Washsington mà thôi, nhưng còn như lời mời gọi chế độ Castro hãy ra khỏi tình trạng cô lập và đi vào cộng đồng quốc tế, bằng việc theo đuổi chính sách dân chủ và tự do".

"ÐTC không nói đây là một trong các ngày tốt đẹp nhất của đời ngài, nhưng chắc chắn ngài phải nghĩ đây là một trong các ngày quan trọng nhất "khi ngài đặt chân lên đất Cuba". Ðó là lời của nhật báo Pháp Le Monde, số ra ngày 23/0198 vừa qua. Từ lúc ngài tới sân bay (21/01) cho tới ngày hôm nay, (23/01) dân chúng luôn đón tiếp ÐTC rất nồng nhiệt: 25 cây số từ sân bay về Tòa Sứ thần ở thủ đô: trọn cả con đường dài này đều được treo cờ Tòa Thánh và cờ Cuba với nhiều biểu ngữ trưng lại lời của ÐTC Gioan Phaolô II. Le Monde đặt câu hỏi: ÐTC có chờ đợi một sự đón tiếp nồng hậu như vậy, tại một quốc gia cộng sản không? Ngài đứng trên xe bọc kính chào dân chúng như không biết mỏi mệt: người dân Cuba chờ đợi một tương lai tốt đẹp hơn".

Trước cảnh tượng đón tiếp nồng nhiệt, hăng say và can đảm như vậy của người dân Cuba, trong hoàn cảnh khó khăn của một chế độ nghịch đạo, Le Figaro, một tờ báo Pháp khác, viết: "Nhìn vào đám đông này, người ta nghĩ ngay đến ngày 22 tháng 10 năm 1978, ngày ÐTC Gioan Phaolô II dâng thánh lễ khởi sự Thừa Tác Vụ Chủ Chăn toàn thể Giáo Hội. Ngày đó, ngài đã nói: "Xin Anh Chị Em đừng sợ. Hãy mở cửa rộng cho Chúa Kitô".

Tờ La Repubblica của Ý số 23.01.98, với tít lớn nơi trang nhất và nhiều hình ảnh, nhắc lại lời ÐTC Gioan Paholô II nói tại Camaguey như sau: "Không một ý thức nào mạnh hơn Chúa Kitô. Không một ý thức hệ nào có thể thay thế Chúa Kitô được".

Cơ quan của Ðảng cựu cộng sản Ý, tờ L'Unità viết với tít lớn nơi trang 4 dành cho các tin tức thế giới: "Biện pháp không hề xẩy ra tại Cuba, nay đã xẩy ra, do lời yêu cầu của Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân danh ÐTC. Lãnh Tụ Castro ân xá cho các tù chính trị. Danh sách 500 người được ân xá đã sẵn sàng: gồm có tù nhân thường và tù nhân chính trị".

Trong bài khác, tờ L'Unità viết: "Tại Camaguey: thánh lễ được cử hành trước 250 ngàn người. ÐTC lên án việc phong tỏa và kêu gọi người dân Cuba, cách riêng giới trẻ: đừng bỏ nước ra đi. Hãy xây dựng một xã hội trên các giá trị cao quí".

Cơ quan của Ðảng cựu cộng sản Ý nhắc lại những lời của Báo "Gramma" cơ quan chính thức Ðảng cộng sản Cuba. Theo báo này, thì càng ngày càng thấy rõ rằng trong chuyến viếng thăm này, ÐTC Gioan Phaolô II muốn đoàn kết tất cả các người dân Cuba chung quanh các giá trị độc lập quốc gia và tự do , để xây dựng một xã hội hoàn toàn mới. Sự thúc đẩy này rất rõ rệt trong bài giảng thánh lễ sáng ngày 23/01/98 vừa qua tại Camaguey: ÐTC thúc đẩy đi đến hiệp nhất quốc gia giữa lúc quốc gia sống trong giai đoạn khó khăn của việc chuyển tiếp. Ngài nói: "Các người tin cũng như các người không tin, hãy tự lãnh nhận trách nhiệm xây dựng một xã hội mới, dựa trên các giá trị chung, đừng nhường bước trước những vị thầy giả dối, hãy tránh cám dỗ và ước muốn ra đi tìm nơi an nhàn trong một thế giới giả dối...

Nhật báo Il Tempo số ra ngày 24.01.98 viết nơi trang nhất với tít lớn cả trang: "Castro chấp nhận lời yêu cầu của ÐTC: Một nhóm tù chính trị sẽ được trả tự do. Ngày mai (tức Chúa nhật 25/01/98) Ðức Wojtyla yêu cầu chính thức bải bỏ lệnh cấm vận".

Trong bài xã thuyết, báo này viết: Bầu khí hiện nay của chuyến viếng thăm tại Cuba cũng là chính bầu khí của chuyến viếng thăm đầu tiên của ÐTC tại Ba lan năm 1979".

Những mẫu chuyện hay của các báo: Trên tờ Corriere della sera (23.01.98), Cha Sorge (Dòng Tên, Giám Ðốc tạp chí uy tín của Dòng Tên tại Ý "Aggiornamenti sociali", quả quyết: Ðại lãnh tụ vẫn giữ trong tâm hồn đức tin. Xét về nền tảng, Ông là tín hữu Kitô. Ông theo chế độ cộng sản vì Hoa Kỳ phong tỏa Cuba. Cha nói thêm: "Tôi còn nhớ khi ông lên nắm chính quyền, người dân ủng hộ Ông, vì tin Ông là một tín hữu Kitô và vì thế, ông có thể đem lại công bình xã hội. Hơn nữa không nên quên rằng trong lúc cách mạng Ông vẫn mang tràng hạt nơi cổ". Cha Sorge nhấn mạnh: Castro không sinh ra là người Mác Xít và việc ông sát cánh với Liên Xô do bởi những khó khăn kinh tế gây nên bởi lệnh cấm vận của Hoa Kỳ". Cha kết luận: "Không phải là lần thư nhất một người đã được huấn luyện do Dòng Tên, sau thời gian lâu dài, trở lại con đường chính của mình".

L'Osservatore Romano: "Giờ hát kinh Magnificat" (Kinh tạ ơn). Giáo sư Mario Agnes, giám đốc Báo L'Osservatore Romano, bình luận về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba như sau: "Ðây không phải là giờ tranh luận hay nói những chuyện phiếm, mà là giờ hát Kinh Magnificat, hát kinh Tạ Ơn".

Ðức Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, tuyên bố: "Chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba là một sự kiện lịch sử, cần phải đánh giá một cách bình tỉnh và chờ đợi những thành quả". Tờ "Gramma" cơ quan của Ðảng cộng sản Cuba chạy tít lớn trang nhất: "Chào mừng nồng nhiệt ÐTC Gioan Phaolô II". Báo này nhắc lại lời của Chủ tịch Castro: "Việc tôn trọng các người tin và không tin là nguyên tắc mà các người cách mạng ghi sâu vào tâm trí của những người đồng hương mình".


Trung Quốc không loan tin rầm rộ về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba

Trung Quốc không loan tin rầm rộ về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba.

(AFP 24/01/98) - Trung Quốc (Bắc Kinh) - Thứ Bảy ngày 24/01/98, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc đã loan một tin ngắn về chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại Cuba mà thôi. Tân Hoa Xã tường thuật lời của chính phủ Cuba rằng, chuyến viếng thăm có mục đích tôn giáo và điều này chứng tỏ rằng Cuba không chống đối tôn giáo.

Theo các nhà quan sát, việc ÐTC đến viếng thăm một nước cộng sản khác như Trung Quốc chẳng hạn, là điều khó hơn so với trường hợp của Cuba, bởi vì Tòa Thánh không có quan hệ ngoại giáo với Bắc Kinh, nhưng lại thừa nhận Ðài Loan, quốc gia mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là một tỉnh nổi loạn. Tòa Thánh va Trung Quốc cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1957 sau khi Tòa Thánh phạt vạ tuyệt thông hai vị Giám Mục do Bắc Kinh bổ nhiệm. Kể từ đó Giáo Hội Trung Quốc bị phân chia thành hai nhóm, một nhóm được chính quyền Bắc Kinh thừa nhận, và nhóm thứ hai là nhóm Giáo Hội thầm lặng, còn trung thành với ÐTC.

Ðầu tuần này, ÐTC Gioan Phaolô II loan báo danh sách 22 vị tân Hồng Y, nhưng có 2 vị còn được dấu tên. các nhà quan sát cho rằng một trong hai vị tân Hồng Y này có thể đến từ Giáo Hội thầm lặng tại Trung Quốc.


Back to Radio Veritas Asia Home Page