Một nhà truyền
giáo người Canada bị bắt cóc
tại Rwanda
Ấn Ðộ tham dự
tuần hành chống lại vũ khí
hạt nhân
300 năm, ngày vị giáo
sĩ đầu tiên được phong
chức linh mục
Các hoạt động của
ÐTC trên Mạng Lưới Toàn
cầu (Internet)
Những nguời di dân
đã rời khỏi tòa sứ
thần tại Paris
Tòa Thánh phê bình
Israel vì can thiệp vào việc bổ nhiệm
Một nhà truyền giáo người Canada bị bắt cóc tại Rwanda.
Rwanda - 10.08.98- Bản tin của MISNA (Missionary Service News Agency) gửi từ Rwanda về Roma ngày 10.08.98, báo tin: Chiều thứ Bẩy vừa qua (8.08.98) tại Runaba, thuộc giáo phận Ruhengeri, bên Rwanda, cha Richard Desssurault, người Canada, thuộc Hội các nhà truyền giáo Phi Châu, thường được gọi là các Cha Dòng Trắng (Pères Blancs) và bốn người cộng tác của ngài, bị bắt cóc. Trong số 4 người cộng tác, có hai là người Rwanda thuộc Hội Caritas giáo phận và một là viên chức của giáo xứ Runaha. Những người bắt cóc và lý do của vụ bắt cóc cho tới lúc này không ai biết. Chỉ biết vụ bắt cóc xẩy ra vào lúc 20 giờ ngày 8.08.98 vừa qua. Chính Ðức Cha Kizito Bahujimigo, Giám Mục mới của giáo phận khám phá ra vụ bắt cóc sáng hôm sau (Chúa Nhật 9/08/98) khi ngài tới viếng thăm lần đầu tiên giáo xứ của Cha Dessurault.
Nhân ngày tuởng niệm cuộc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, các đức giám mục và linh mục Ấn Ðộ tham dự cuộc tuần hành chống lại vũ khí hạt nhân.
New Delhi - Ấn Ðộ [Ucan 10/08/98] - Nhân ngày kỷ niệm cuộc dội bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, hai vị giám mục, nhiều linh mục, nữ tu và chủng sinh Ấn Ðộ đã cùng với 20 ngàn nguời khác tuần hành chống lại vũ khí hạt nhân.
Hôm 6/08/98 vừa qua, đức cha Henry D'Sousa, tổng giám mục Calcutta và giám mục phụ tá của giáo phận Bombay là đức cha Bosco Penha, đã cùng với nhiều linh mục, tu sĩ và chủng sinh thuộc thần học viện Vidyajyoti mạnh mẽ tố cáo các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Ấn Ðộ và Pakistan. Các vị giáo sư thần học tại học viện này nói rằng cuộc tuần hành giúp cho các chủng sinh hiểu rõ hơn xứ sở của họ. Ðoàn nguời biểu tình đã hô lớn những khẩu hiệu như "đừng có những vụ Hiroshima nữa", "hãy chận đứng những vụ thử nghiệm hạt nhân ngông cuồng", "chúng tôi muốn có cơm bánh chứ không phải bom đạn".
Ðoàn nguời cũng đã trao cho chính phủ Ấn Ðộ một quyết nghị yêu cầu bãi bỏ việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Giáo phận Manila Philuâttân kỷ niệm 300 năm ngày vị giáo sĩ đầu tiên được phong chức linh mục.
Manila- Philuâttân [Ucan 10/08/98] - Ðể đánh dấu 300 năm ngày vị giáo sĩ bản xứ đầu tiên được phong chức linh mục, đức hồng y Jaime Sin, tổng giám mục Manila, Philuâttân , đã kêu gọi hàng giáo sĩ trong giáo phận lập lại lời hứa trung thành với ơn gọi của họ.
Vị linh mục Philuâttân đầu tiên là cha Francisco Baluyot đã được thụ phong ngày 21/12 năm 1698. Chương trình kỷ niệm 300 năm ngày cha được thụ phong kéo dài năm tháng với những sinh hoạt như thuyết trình, cầu nguyện, thể thao và kết thúc với lễ nghi phong chức linh mục do đức hồng y Jaime Sin chủ tọa vào ngày 21 tháng 12/1998 tới đây.
Trong lá thư mục vụ đề ngày 4/08/98 vừa qua, đức tổng giám mục Manila viết rằng món quà cao cả nhứt mà hàng giáo sĩ có thể dâng tặng là "trở nên những vị linh mục thánh thiện, trung thành, hy sinh cho đoàn chiên của mình". Cũng trong lá thư, Ðức Hồng Y Sin kêu gọi giáo dân hãy nâng đỡ các linh mục và cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục.
Tổng Giáo Phận Manila có tất cả 1,475 linh mục, trong đó có 334 linh mục triều, 933 linh mục dòng và số còn lại đến từ các giáo phận khác. Tổng giáo phận có khoảng 9 triệu ruởi dân, trong đó 80 phần trăm là nguời Công Giáo.
Kể từ ngày 15/08/98 tới đây, có thể trực tiếp theo dõi các cuộc gặp gỡ của Ðức Thánh Cha trên Mạng Lưới Toàn Cầu (Internet).
Roma [Apic 10/08/98] - Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa cho biết: kể từ ngày 15/08/98 tới đây, những nguời xử dụng Internet có thể nghe được tiếng nói của Ðức Thánh Cha và theo dõi các cuộc gặp gỡ của ngài với các tín hữu tại Roma cũng nhừ trên khắp thế giới.
Những nguời xử dụng Internet có thể lắng nghe buổi đọc kinh truyền tin mỗi trưa Chúa Nhựt, theo dõi buổi tiếp kiến vào mỗi thứ Tư hằng tuần, tham dự các cuộc cử hành trọng thể tại đền thờ Thánh Phêrô hay len lõi vào các hàng ghế danh dự để đón tiếp Ðức Thánh Cha trong các chuyến công du của ngài.
Trên đây là thành quả mà phòng Internet của Tòa Thánh đã đạt được nhờ sự cộng tác của Trung Tâm Truyền Hình và đài phát thanh Vatican. Ðây là một cố gắng nhằm giúp cho Tòa Thánh được hiện diện trong thế giới truyền thông hiện đại ngõ hầu quảng bá giáo huấn của Ðức Thánh Cha và củng cố sự hiệp thông trong Giáo Hội.
Những nguời di dân đã rời khỏi tòa sứ thần tại Paris.
Paris [CWN 10/08/98] - Sau một tuần lễ đột nhập vào Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Paris, Pháp Quốc, một nhóm nguời di dân đã rút lui êm thấm.
Hôm thứ Bảy [8/08/98] vừa qua, khoảng 20 nguời di dân đã rời khỏi tòa sứ thần sau khi yêu cầu Giáo Hội can thiệp với chính phủ Pháp để cho họ được hưởng quyền cư trú tại nước này. Nhóm nguời này đã mở chiến dịch yêu cầu chính phủ Pháp cấp thẻ thường trú cho khoảng 10 ngàn nguời nhập cư bất hợp pháp và nhứt là 17 nguời di dân đã bị bắt giữ vì chiếm cứ một nhà thờ ở Paris hồi năm ngoái. Khi những nguời di dân xâm nhập vào Tòa Sứ Thần, Tòa Thánh đã yêu cầu chính phủ Pháp duyệt xét lại luật di dân. Chính phủ thuộc Ðảng xã hội đang cầm quyền tại Pháp cho biết khoảng 2 phần 3 trong tổng số 150 ngàn nguời di dân sẽ được cấp thẻ thường trú, nhưng những nguời biểu tình đòi chính phủ phải nhìn nhận qui chế này cho tất cả mọi nguời di dân bất hợp pháp.
Tòa Thánh Vatican tiếp tục phê bình chính phủ Israel vì can thiệp vào việc bổ nhiệm giám mục của Giáo Hội.
Vatican [CWN 10/08/98] - Tòa Thánh tiếp tục phê bình chính phủ Israel vì can thiệp vào việc bổ nhiệm giám mục của Giáo Hội.
Tuần qua, thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu, đã công khai chỉ trích Ðức Thánh Cha khi ngài bổ nhiệm Ðức Cha Butros Muallem, một vị giám mục nguời Palestine tỵ nạn tại Brasil, làm tổng giám mục thuộc nghi lễ Melkit tại Akka. Thủ tướng Netanyahu cho biết ông sẽ làm mọi cách để chống lại việc bổ nhiệm này. Với những lời lẽ rất mạnh mẽ, hôm thứ Sáu [7/08/98] vừa qua, Tòa Thánh Vatican đã nhắc lại cho chính phủ Israel biết rằng Giáo Hội có quyền chọn lựa các giám mục của mình. Ðây là điều mà Nhà nước Israel đã thừa nhận trong một thỏa hiệp được ký kết với Tòa Thánh.
Mặt khác, trong một tuyên ngôn được đưa ra hôm thứ Năm [6/08/98] tuần trước, văn phòng thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với một nghị quyết của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hồi tháng 6/1998 vừa qua. Trong nghị quyết này, Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã phê bình Israel vì nới rộng quyền hạn của mình sang nhiều nơi định cư của nguời Palestine tại vùng Tây Ngạn.