Tín hữu
công giáo Nepal bác bỏ lời
cáo buộc của Ấn Giáo
Lập trường của
Tòa Thánh về việc thử nghiệm
hạt nhân
Tòa thánh nhắc lại
những tiêu chuẩn đạo đức
Thỏa ước liên
tôn với Hồi Giáo
Chủ tịch Fidel Castro và
nhà thần học giải phóng Betto
Vai trò nhân viên xã
hội với thành phần bị gạt
ra bên lề
Hội Nghị Toàn Quốc
các Giáo Lý Viên Malaysia
ÐTC tiếp phái đoàn
Cộng Hòa Macedonia đến Roma
ÐTC tiếp thành viên
của Phong Trào Bảo Vệ Sự Sống
Tín hữu công giáo Nepal bác bỏ lời cáo buộc của Ấn Giáo.
(UCAN NP0015.0976 22/05/98) - Nepal (Kathmanda) - Các tín hữu Công Giáo Nepal đã làm ngơ trước những lời phê bình mới đây của chủ tịch hạ viện nước này về những hoạt động của Kitô giáo trong nước hồi gần đây.
Lên tiếng tại một khóa hội thảo về chủ đề sự hiệp nhất trong nguyên tắc linh đạo của Ấn Giáo và Phật Giáo ở Nepal, ông Ram Chandra Poudel, một tín hữu Ấn Giáo ngỏ ý là ông chống lại bất cứ một hình thức chiêu dụ tín đồ nào, nhất là khi việc chiêu mộ tín đồ này được thực hiện bằng cách chê bài đức tin của tôn giáo khác. Lời phê bình này của ông, thực ra muốn nhắm vào Kitô giáo. Về phần mình, ông Asho Singhal, chủ tịch Hội Ðồng Ấn Giáo Thế Giới, trụ sở tại Ấn Ðộ, thì cho rằng, dân số Kitô Giáo và Hồi Giáo đang gia tăng theo chiều hướng mà cả hai đều có thể bao trùm và lấn át lẫn nhau, đi ngược lại với tinh thần hòa hợp giữa Ấn Giáo và Phật Giáo ở Tây Tạng.
Trong khi đó, Linh Mục Casper Miller, dòng Tên, và là bề trên cộng đoàn thánh Xaviê của dòng Tên ở Nepal, đã đưa ra nhận định như sau: "Có một điều mà cộng đồng Công Giáo ở Nepal không thể bị cáo buộc được, đó là chiêu mộ tín đồ". Nhưng ngược lại, giáo hội công giáo địa phương cần luôn giữ thái độ cởi mở, hơn cả như bây giờ nếu có thể, qua đó giáo hội trút bỏ được hình ảnh là một giáo hội của Tây Phương để hoạt động theo phong tục tập quán, văn hóa và ngôn ngữ của Nepal. Ðây là một cách thế hữu hiệu để giúp người dân đơn sơ của Nepal tìm ra được chân lý của Chúa Giêsu Kitô".
Tòa thánh tái khẳng định lập trường của mình về việc thử nghiệm hạt nhân.
Roma [Apic 22/5/98] - Tòa Thánh tỏ rõ lập trường theo đó việc thử nghiệm và hoàn bị vũ khí hạt nhân, việc giải trừ và không phổ biến các vũ khí ấy phải được thực hiện duới sự giám sát quốc tế.
Lập trường trên đây đã được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II xác định trong bài diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh ngày 13/01/1996 và được nguời phát ngôn của Tòa Thánh là ông Navarro Valls tái khẳng định trong một cuộc họp báo liên quan đến các vụ thử nghiệm hạt nhân của Ấn Ðộ hôm thứ Sáu 2/05/98 vừa qua.
Trong bài diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn, Ðức Thánh Cha đã kêu gọi giải trừ vũ khí toàn bộ.
Tòa thánh nhắc lại những tiêu chuẩn đạo đức cho tổ chức thương mại quốc tế.
Roma [Apic 22/05/98] - Tòa Thánh kêu gọi tổ chức Thượng mại quốc tế hãy quan tâm đến những tiêu chuẩn đạo đức trong việc thực thi tự do mậu dịch.
Phát biểu trong phiên họp thứ hai của tổ chức Thương Mại quốc tế và nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hệ thống Gatt, tức thỏa ước về thương mại và thuế khóa, Ðức Ông Celestino Migliore, thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh đã khẳng định rằng đối với Tòa Thánh, tự do mậu dịch cần phải quan tâm đến yếu tố con người, nghĩa là việc phát triển xã hội của mọi người công dân.
Vị thứ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh nói rằng việc phát triển xã hội gồm có: thức ăn, sức khỏe, giáo dục, việc làm, môi sinh, ổn định chính trị, tôn trọng những quyền tự do cơ bản của con nguời cũng như các quyền văn hóa và quyền của nguời lao động.
Thỏa ước liên tôn với Hồi Giáo.
Roma [Apic 22/05/98] - Hôm 21/05/98 vừa qua, Hội Ðồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn đã loan báo sẽ ký một thỏa ước liên tôn với Ủy Ban Al-Azhar al Sharif Cairo về việc đối thoại giữa các tôn giáo độc thần.
Thông cáo của Hội Ðồng Tòa Thánh về đối thoại liên tôn cho biết rằng thỏa ước dự trù thiết lập một ủy ban song phương về đối thoại và cộng tác giữa hai tôn giáo. Ủy Ban Al-Azhar al-Sharif Cairo là một thẩm quyền tôn giáo trong hệ phái Sunnit qui tụ 41 triệu tín đồ hồi giáo, trong đó 90 phần trăm là nguời Ai Cập.
Chủ tịch Fidel Castro và nhà thần học giải phóng Betto bình luận về những kết quả của chuyến viếng thăm Cuba của Ðức Thánh Cha.
Geneve [Apic 22/05/98] - Chủ tịch Fidel Castro và nhà thần học giải phóng Frei Betto lên tiếng bình luận về những kết quả của chuyến viếng thăm Cuba của Ðức Thánh Cha.
Nhân dịp tham dự phiên họp của tổ chức Thương mại quốc tế tại Geneve, chủ tịch Fidel Castro nói rằng chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha có một tầm quan trọng đặc biệt đối với Cuba. Nhưng ông lại khẳng định rằng những ai tưởng chuyến viếng thăm là một đại họa cho cuộc cách mạng , là những nguời mơ mộng viễn vong.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhựt báo công giáo Ý "Tương lai", Frei Betto, một nhà thần học giải phóng nổi tiếng của Châu Mỹ Latinh và đồng thời là bạn thân của chủ tịch Fidel Castro, cũng đồng quan điểm như trên. Nhà thần học này đánh giá tích cực về chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha. Ông nói như sau: "Ngài đã đánh thức tâm tình tôn giáo của nhân dân Cuba, ngài đã kết án cuộc cấm vận và ngài cũng đã có những lời rất gay gắt đối với chủ nghĩa tư bản tự do".
Vai trò của các nhân viên xã hội đối với thành phần bị gạt ra bên lề.
(UCAN IJ.0976 22/05/98) - Indonesia (Bandung) - Nếu muốn đạt tới mục tiêu thăng tiến xã hội, trước hết các tổ chức an sinh xã hội tại Indonesia cần phải đến với càng nhiều những người nghèo và thành phần bị gạt ra bên lề xã hội có thể, đây là một cách tạo thêm khả năng (empowerment) cho những người vốn đã bị bỏ rơi và mang nhiều mặc cảm.
Trên đây là quan điểm của Linh Mục Julianus Sunarka, giám đốc Học Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Xã Hội của Hội Ðồng Giám Mục Indonesia. Tại khóa hội thảo diễn ra dạo trung tuần tháng Tư 1998 vừa quavới sự tham dự của các cán sự xã hội từ các giáo phận thuộc đảo Java và Bali, cha Sunarka khuyến khích các anh chị em làm việc trong ngành xã hội nên có óc sáng tạo trong các hoạt động xã hội của họ. Làm tăng phẩm giá của người nghèo có nghĩa là phải dạy cho họ biết tự lực, và khi họ biết tự lực rồi thì các nhân viên xã hội phải đối hướng hoạt động nhắm tới một mục tiêu khác.
Về phần mình, linh mục Hilarion Datus Lega, tổng thư ký Ủy Ban Phát Triển Kinh Tế Xã Hội của Hội Ðồng Giám Mục Indonesia, thì cho rằng, thực chất của sứ mạng tạo thêm khả năng cho người nghèo là ở việc thăng tiến phẩm giá của sự sống con người. Ðây không chỉ là một bổn phận nhưng còn là một hồng ân trong ơn gọi của những người hoạt động trong ngành xã hội. Dù mục tiêu được nhắm tới là gì đi nữa, các nhân viên xã hội nên kiểm điểm lại các hoạt động của họ để tìm hiểu xem họ có bị thất bại trong việc thăng tiến nhân phẩm con người hay không.
Hội Nghị Toàn Quốc các Giáo Lý Viên Malaysia.
(UCAN ML0120.0976 22/05/98) - Malaysia (Plentong) - Ðể giúp giáo hội công giáo đáp ứng đứng trước các chiều hướng mới như kinh tế hoàn cầu hóa, công tác dạy giáo lý cần phải có những phương thức, các trình bày và sự nhiệt tình mới mẻ.
Trên đây là nhận định của Ðức Tổng Giám Mục Anthony Soter Fernandez, Tổng Giám Mục Kuala Lumpur trong Hội Nghị Toàn Quốc của Các Giáo Lý Viên tại Plentong bên Malaysia từ ngày 9-1 tháng 5/1998 vừa qua. Tham dự Hội Nghị này có khoảng 600 giáo lý viên. Trong bài nói chuyện, Ðức Tổng Giám Mục Fernandez kêu gọi nên có những động lực mới trong việc huấn luyện giáo lý viên, để giúp cho công tác dạy giáo lý của họ đạt được nhiều hoa quả. Ðức Tổng Giám Mục Fernandez cũng là chủ tịch Ủy Ban đặc trách việc dạy giáo lý của Hội Ðồng Giám Mục Malaysia và ngài ghi nhận rằng, những thay đổi đang diễn ra trong giáo hội đòi hỏi các giáo lý viên phải được huấn luyện thế nào để họ có đủ khả năng biến đổi những sự yếu đuối thành sức mạnh và những trở ngại thành bàn đạp để bước tới.
Một thuyết trình viên khác tại Hội Nghị, bà Henelida Onal, thì cho rằng các nhà giáo dục đức tin phải trở thành các nhân tố của thay đổi, biết học hỏi để theo kịp đà phát triển của những kỹ thuật thông tin. Ðây là những điều kiện thiết yếu để họ có thể đến với các thế hệ trẻ hơn. Trong công tác truyền đạt đức tin cho người khác, các giáo lý viên không chỉ nên ý thức về những gì đang xảy ra tại địa phương của mình mà thôi, nhưng cả trên bình diện quốc gia và quốc tế, cũng như các hậu quả của hoàn cầu hóa. Ðiều này sẽ đạt được qua giáo dục và thông tin, nhưng trên hết các giáo lý viên phải biết nuôi dưỡng một đời sống thánh thiện nhắm tới việc hoàn thiện Kitô giáo.
ÐTC tiếp phái đoàn Cộng Hòa Macedonia đến Roma mừng lễ hai Thánh Cirillo và Methodio.
Vatican - 22.05.98 - Sáng thứ Sáu 22/05/98, ÐTC đã tiếp phái đoàn chính thức Cộng Hòa Macedonia đến Roma để mừøng lễ hai Thánh Cirillo và Methodio, Tông đồ của các dân tộc Slavô và Quan Thày của Châu Aâu. Theo lịch Chính Thống, Lễ hai Thánh Tông đồ dân tộc Slavô được cử hành ngày Chúa Nhật 24.05. Trái lại, Giáo hội Latinh mừng vào ngày 14.02.
Hài cốt hai Thánh Cirillo và Methodio được tôn kính tại Roma trong Ðền Thờ kính Thánh Clementê Giáo Hoàng Tử Ðạo, trên con đường Labicana, kế Ðền Thờ Thánh Gioan in Laterano.
Trong diễn văn đọc trước phái đoàn, ÐTC nhắc lại rằng: Hai Thánh Cirillo và Methodio, đối với Châu Aâu ngày nay, cách riêng đối với các dân tộc miền Balcan, vẫn còn là một chứng tá hùng mạnh kêu gọi cần phải đi đến hòa giải , chung sống hòa bình, phát triển con người và tôn trọng phẩm giá của mỗi một quốc gia.
Sau đó ÐTC nói về hai Thánh Anh Em ruột thành Salonique (Hy Lạp) mà chính ngài tuyên phong năm 1980 làm "Ðồng Quan Thầy Châu Aâu" với Thánh Benedicto, như là những vị Thánh bắc cầu nối giữa Ðông và Tây, trở nên giây liên kết giữa các nền văn hóa và truyền thống , làm thành một gia tài phong phú mưu ích cho tất cả gia đình nhân loại. ÐTC còn thêm rằng: "Các giá trị mà hai Thánh Cirillo và Methodio đại diện cho, vẫn còn quan trọng hơn bao giờ hết, lúc chúng ta bước bào Ngàn Năm thứ ba của Kỷ nguyên Kitô. Chứng tá đời sống của các ngài mạc khải cho chúng ta cách rõ ràng chân lý này là chỉ trong đức ái và trong công bình , thì hòa bình mới có thể trở thành một thực tại liên kết mọi tâm hồn con người, và vượt qua được mọi thù ghét, thắng sự dữ bằng sự lành".
ÐTC tiếp hơn 8 ngàn thành viên của Phong Trào Bảo Vệ Sự Sống.
Vatican - 22.05.98 - Sáng thứ Sáu, 22/05/98, bên trong Thính Ðường Phaolô VI, ÐTC đã tiếp hơn 8 ngàn thành viên của Phong trào bảo vệ sự sống tại Ý.
Trong diễn văn đọc trong dịp này, trước hết ÐTC bày tỏ "sự đau đớn sâu xa của ngài trước 3 triệu rưỡi thai nhi tại Ý bị sát hại vì luật phá thai đã được chấp nhận cách đây đúng 20 năm, không kể những vụ phá thai lén lút. Nhưng ÐTC cũng hy vọng rằng sự thật sẽ thắng những biện minh sai lạc của việc phá thai. ÐTC nói: "Ngày nay có những lý do an ủi, vì có nhiều người thấy rõ ràng rằng: trên bình diện chính trị, luật phá thai là một thất bại, vì luật này không những không hủy bỏ được những vụ phá thai lén lút, mà trái lại, đã góp phần vào việc giảm bớt sinh sản và vào việc làm sa đọa luân lý công cộng nữa".
Nhiều người thấy rằng luật phá thai không những là một thất bại mà còn là một việc xỉ nhục đối với người phụ nữ và phẩm giá của họ. Một lý do an ủi khác nữa là việc dấn thân rộng rãi của Phong trào bảo vệ sự sống: với các Trung Tâm đón tiếp và giúp đỡ, Phong Trào đã cứu sống hơn 40 ngàn trẻ em và trợ cấp cũng bằng con số như vậy cho các phụ nữ trong tình trạng khó khăn, không đi đến phá thai. Ngoài ra, Phong trào rộng lớùn của những người tự nguyện nầy, đã gây nên sự lưu ý của các cơ quan Nhà Nước và các tầng lớp xã hội và có thể đem lại nhiều thành quả tốt đẹp hơn, nếu họ được hoạt dộng trong các tổ chức Y Tế của Nhà Nước.
Với hành động cụ thể của Cộng Ðồng Giáo Hội nhằm giúp cả thanh thiếu niên, nguời già cả, người cô đơn và bị bỏ rơi, ÐTC khuyến khích các người làm chính trị, cách riêng các nhà chính trị công giáo, hãy dấn thân trong việc công nhận hoàn toàn phẩm giá và các quyền của các trẻ em sẽ sinh ra và trong việc duyệt lại luật phá thai. Ngài nói: "Thực sự luật cho phép phá thai, ngoài việc vi phạm đến luật tự nhiên đã được Thiên Chúa in sâu vào tâm hồn mỗi một người, còn cho ta thấy rõ một hình thức sai lạc về nền dân chủ, đưa ra một quan niệm thu hẹp về tính cách xã hội, cho thấy sự thiếu sót dấn thân về phía Nhà Nước đối với việc thăng tiến các giá trị cao quý".
Vì thế một việc xác nhận rõ ràng quyền sống trong các Hiến Chương quốc tế và trong các luật lệ quốc gia là điều rất cần thiết. Cả việc phát triển kinh tế và xã hội cũng đòi như vậy, bởi vì một xã hội không có khả năng đánh giá cao một người con và chức vụ làm mẹ, thì xã hội đó không có tương lai. Hơn nữa trong những xã hội tân tiến, việc không tôn trọng sự sống từ lúc thụ thai trong lòng mẹ cho đến cái chết tự nhiên, đã gây hại nặng nề cho các quốc gia trên đường phát triển, vì chiến dịch chống sinh sản được phát động tại những quốc gia nầy. Do đó ÐTC khuyến khích "mọi nỗ lực" để quyền sống thực sự được công nhận cho mọi người và như vậy để xây dựng một nền dân chủ đích thực , được hướng dẫn bởi các giá trị của nền văn minh tình yêu.
Tưởng cũng nên nhắc lại đây rằng: Luật cho phép phá thai tại Italia đã được hợp thức hóa tại Ý bởi luật 194, được quốc hội chấp thuận cách đây 20 năm và được xác nhận vào năm 1981 do cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng nay mọi người đều đồng ý là bản văn của đạo luật nầy cần phải được duyệt lại. Phong trào bảo vệ sự sống chủ trương và cổ võ việc duyệt lại này. Phong trào cho rằng đây là một luật được làm ra với tính cách tạm thời và nó trở nên bất công và không giữ được sự cam kết là chỉ cho phép phá thai trong một số điều kiện mà thôi, ngõ hầu bảo vệ chức vụ làm mẹ có trách nhiệm và làm giảm bớt các vụ phá thai lén lút.
Trong số 3 triệu rưỡi trẻ em bị sát hại trong vòng 20 năm qua, Phong trào đã cứu sống được hơn 40 ngàn trẻ em, nhờ vào 250 trung tâm giúp đỡ sự sống. Phong trào nhấn mạnh rằng: không bao giờ một người con sinh ra chống lại người mẹ của mình và vì thế người ta có thể tránh việc phá thai bằng việc giúp đỡ hữu hiệu và thông tin đúng thật.