Vai trò người
phụ nữ trong chương trình của
Thiên Chúa
Phái đoàn Tòa Thánh
cổ võ tôn trọng quyền của phụ
nữ
Khóa học hỏi của các
Giám Mục Châu Âu
Ðức Thánh Cha nói đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội và trong chương trình của Thiên Chúa.
Roma [Apic 8/03/98] - Ðức Thánh Cha đã kêu gọi gia tăng liên đới quốc tế đối với người phụ nữ.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 8/03/98 vừa qua, nhằm ngày Thế Giới Phụ Nữ, Ðức Thánh Cha nhắc đến vai trò đặc biệt của người phụ nữ trong chương trình của Thiên Chúa và đã bày tỏ hối tiếc rằng vai trò của người phụ nữ trong xã hội và vẫn còn gặp nhiều ngăn cản, và nhiều người phụ nữ vẫn còn là nạn nhân của kỳ thị. Nhiều phụ nữ hiện đang bị một số chế độ tước đoạt những quyền cơ bản của họ.
Ðức Thánh Cha tố cáo những kỳ thị mà các phụ nữ là nạn nhân: như không được học hành, hành nghề và ngay cả không được công khai bày tỏ tư tưởng của họ. Ngài cũng nói đến sự kiện nhiều phụ nữ bị kỳ thị trong lãnh vực nghề nghiệp. Ngài nói như sau: "Có biết bao nhiêu phụ nữ đã và đang chỉ được đánh giá bằng sắc đẹp hơn là bằng khả năng chuyên môn và nghề nghiệp của họ".
Ðức Thánh Cha kêu gọi mọi người chiêm ngắm Mẹ Maria, mẫu mực của người phụ nữ, ngỏ hầu hiểu được đặc tính của phụ nữ và dành cho phụ nữ nhiều chỗ đứng hơn trong nhiều lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Phái đoàn Tòa Thánh tại Ủy Ban Nhân Quyền Liện Hiệp Quốc cổ võ tôn trọng phẩm giá và quyền của phụ nữ.
Roma [Apic 8/03/98] - Trưởng phái đoàn Toa Thánh tại Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về qui chế của người phụ nữ, đã lên tiếng kêu gọi tôn trọng phẩm giá và quyền của phụ nữ.
Hôm thứ Ba 3/03/98 vừa qua, tại phiên họp lần thứ 42 của Ủy Ban diễn ra tại new York, Hoa Kỳ, bà Suzanne Scorsone, trưởng phái đoán Tòa Thánh, đã trích dẫn điều 16 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền để kêu gọi xã hội và nhà nước phải tôn trọng quyền của gia đình.
Theo đại diện của Tòa Thánh, trong suốt lịch sử của mình, Giáo Hội đã dành cho người đàn bà một chỗ đứng quan trọng. Ngày nay, việc thăng tiến phẩm giá của người phụ nữ được thể hiện qua công cuộc giáo dục, Bà Suzanne Scorsone cho biết hiện nay có khoảng 21 triệu thiếu nữ và thiếu phụ được giáo dục trong các trường Công Giáo trên khắp thế giới. Ðề cập đến vấn đề sức khỏe, bà Scorsone cũng đề cao vai trò của các tổ chức Công Giáo và các dòng tu, như Dòng các Nữ Tử Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Têrêsa thiết lập chẳng hạn. Cuối cùng, đại diện của Tòa Thánh cũng nhắc lại rằng Giáo Hội Công Giáo luôn kêu gọi tôn trọng sự sống con người từ lúc mới được thụ thai.
THỜI SỰ: Khóa học hỏi của các Giám Mục Châu Âu.
Khóa học hỏi của các giám mục Châu Âu, do Ủy Ban các Hội Ðồng Giám Mục Châu Âu (CCEE) và Bộ Giám Mục tổ chức, được khai mạc tại Học Viện Salesianum của Dòng Don Bosco ở Roma, hôm Chúa Nhật mồng 8/03/98 và sẽ bế mạc vào ngày 13 tháng 3/98 nầy.
Mục đích của Khóa học hỏi là đào sâu "tính cách Giám Mục Ðoàn và mở ra khoảng rộng cho việc trao đổi, đối chiếu, suy tư về những đề tài quan trọng, trong hoàn cảnh hiện tại, đối với đời sống của một Vị Giám Mục".
Các giám mục Âu Châu được bổ nhiệm trong 5 năm vừa qua, đều được mời tham dự cách riêng; nhưng có nhiều vị Hồng Y đứng đầu các Bộ của Giáo Triều cũng tham dự Khóa Học hỏi này, trong số có:
- Ðức Hồng Y Bernardin
Gantin, Tổng Trưởng Bộ Giám Mục;
- Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng
Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức
Tin,
- Ðức Hồng Y Miloslav Vlk (Vấc), Tổng
Giám Mục giáo phận Praha, Chủ Tịch
các Hội Ðồng Giám Mục Châu
Âu,
- Ðức Hồng Y Roger Etchegaray, Chủ Tịch
Hội Ðồng Tòa Thánh về Công
Lý và Hòa Bình và Chủ Tịch
Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh 2000,
- Ðức Hồng Y Carlo Maria Martini, Tổng
Giám Mục giáo phận Milano,
- Ðức Hồng Y Jan Pieter Schotte, Tổng
Thư Ký Thượng Hội Ðồng
Giám Mục thế giới,
- Ðức Hồng Y Achille Silvestrini, Tổng
Trưởng Bộ các Giáo Hội Ðông
Phương,
- Ðức Hồng Y Camillo Ruini, Chủ Tịch
Hội Ðồng Giám Mục Ý và
Tổng Ðại Diện giáo phận Roma.
Ðề tài của Khóa học hỏi lần này là: "Làm Giám Mục ngày nay tại Châu Âu: những suy tư, những vấn đề và những triển vọng". Trong 5 ngày gặp gỡ các vị tham dự sẽ thảo luận những đề tài căn bản, qua các bài thuyết trình, qua các cuộc hội nhóm và qua các cuộc góp ý kiến trong các phiên họp chung. Ngoài ra, các vị tham dự còn thảo luận đến những vấn đề liên hệ đến Thừa Tác Vụ Giám Mục; dựa theo các câu hỏi gợi ý về:
- những nghĩa vụ và
những quyền lợi nền tảng
của các Giám Mục?
- các mối liên hệ với Giáo
Triều, với Hội Ðồng Giám
Mục, với các linh mục, với
giáo xứ, với chủng viện,
với nhà cầm quyền dân sự?
- mối quan hệ của các giám mục
với các phương tiện truyền
thông xã hội và với nền
văn hóa hiện đại, trong viễn
tượng tái rao giảng Tin Mừng.
Vấn đề tái rao giảng Tin Mừng là một vấn đề được ÐTC nói đến nhiều lần và cần được đây mạnh trong Ngàn Năm thứ ba của Kỷ nguyên cứu chuộc.
Trong năm ngày gặp gỡ, các giám mục tham dự viên còn bàn đến những vấn đề thần học, do các vấn nạn đặt ra, như:
- Hiểu như thế nào
và thi hành làm sao ba nhiệm vụ chính
yếu của một vị Giám Mục: nhiệm
vụ cai quản, giáo huấn và thánh
hóa?
- vấn đề cập nhật hóa như
thế nào?
- mối liên hệ với Quyền Giáo
huấn của Giáo hội như thế nào?
- thi hành quyền giáo huấn riêng
của Thừa Tác Vụ giám mục,
như thế nào?
- Vị Giám mục là Thầy dạy đức
tin trong Giáo Hội địa phương, được
trao phó cho mình. Vị giám mục phải
hiểu và thi hành như thế nào
bổn phận đại kết và việc
đối thoại liên tôn?
Chương trình cũng dự tính thảo luận về các đề tài có quan hệ đến đời sống tu đức cá nhân của một vị giám mục và đời sống hiệp thông giữa các giám mục. Ðặc biệt sẽ bàn đến "tính cách giám mục đoàn" (Collegialitas) giữa các giám mục, về những bổn phận ngoài biên giới giáo phận, như những vấn đề của Giáo Tỉnh, từng miền, từng quốc gia, và trên bình diện phổ quát. Thực sự "tính cách Giám Mục đoàn" đã, đang và sẽ được thực hiện cách cụ thể qua các Hội Ðồng Giám mục miền, Hội Ðồng giám mục toàn quốc, và cách riêng qua Thượng Hội Ðồng Giám mục thế giới, do ÐTC, Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô và đứng đầu Giám Mục đoàn, Chủ chăn toàn Giáo hội, triệu tập.
Các giám mục sẽ bàn thảo:
- về việc cần phải
làm sao, để xây dựng "tính
cách giám mục đoàn giữa
các Giám Mục?
- làm sao chia sẻ niềm vui và nỗi
đau khổ?
- Qui chế thần học và pháp lý
của các Hội Ðồng Giám Mục,
là như như thế nào?
- và làm cách nào để thực
hiện cách cụ thể mối liên quan
giữa các Hội Ðồng Giám
Mục với nhau?
Các giám mục tham dự viên cũng dành thì giờ để thảo luận:
- về vấn đề "Phong
trào đại kết" tại Châu Âu,
một vấn đề rất sôi bỏng
hiện nay trong lúc bước vào Ngàn
Năm thứ ba,
- về các Giáo Hội Ðông Phương
và về Khóa Họp riêng của Thượng
Hội Ðồng Giám Mục thế giới
về Châu Âu, sẽ được
triệu tậïp năm 1999, trong bối cảnh
chuẩn bị Năm Ðại Toàn xá
2000.
Ðể hướng dẫn Khóa Học Hỏi quan trọng này, nhiều vị Hồng Y, Giám Mục, hoặc Giáo Sư Ðại Học, những nhà truyền giáo và các chuyên viên... giầu kinh nghiệm và có uy tín về các đề tài trên đây, đã được mời làm thuyết trình viên.
Khóa học hỏi dành cho các Giám Mục Châu Âu là khóa đầu tiên, nhưng thực sự đây không phải là sáng kiến mới lạ. Cách đây ít năm, Bộ Truyền Giáo đã đứng ra tổ chức các Khóa Học Hỏi ở Roma, dành cho các Giám Mục thuộc các xứ truyền giáo, cách riêng cho các giám mục mới được bổ nhiệm trong vòng 5 năm qua.
Tính đến nay, Bộ Truyền giáo đã tổ chức tới 5 Khóa rồi: ba khóa dành cho các giám mục nói tiếng Anh và hai Khóa dành cho các Giám mục nói tiếng Pháp. Các vị tham dự đều hài lòng về sáng kiến này và ước mong những khóa học hỏi như vậy sẽ được tiếp tục trong tương lai, không những dành cho các giám mục mới, mà cả các giám mục cũ nữa. Thế giới biến đổi nhanh chóng; cần phải cập nhật hóa và học hỏi thêm mãi. Tòa Thánh đòi một sự huấn luyện liên lỉ cho các linh mục trong những năm thi hành thừa tác vụ. Các Giám mục không thể tự miễn khỏi việc huấn luyện này, vì các ngài là những vị hướng dẫn các linh mục và Giáo Hội địa phương đã được phú thác cho, qua ba nhiệm vụ chính: cai quản, giáo huấn và thánh hóa.