ÐTC bổ nhiệm
các Vị Hồng Y làm thành viên
Tòa Thánh
ÐTC chia buồn về cái
chết của ÐHY Antonio Quarracino
ÐTC tiếp Tân Ðại
Sứ Panama trình thư ủy nhiệm
Tin về Phái Ðoàn
Tòa Thánh viếng thăm Long xuyên
Giáo Hội Công Giáo
Philippines kêu gọi bãi bỏ án tử
hình
ÐTC bổ nhiệm các Vị Hồng Y mới làm thành viên các cơ quan Tòa Thánh.
Vatican - 28.2.98 - Sáng thứ Bẩy 28.02.98, ÐTC bổ nhiệm 20 vị Hồng Y mới làm thành viên các Cơ Quan Tòa Thánh.
1 - Bộ Giáo Lý Ðức Tin, các Ðức Hồng Y: Tettamanzi - Schoenborn - Medina Estevez - Bovone - và Stafford.
2 - Bộ Các Giáo Hội Ðông Phương, các Ðức Hồng Y: Schoenborn và Colasuonno.
3 - Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, các Ðức Hồng Y: Rivera Carrera - George - Monduzzi.
4 - Bộ Phong Thánh: Ðức Hồng Y Monduzzi.
5 - Bộ Giám Mục, các Ðức Hồng Y: Balland - Medina Estevez và Stafford.
6 - Ủy Ban Giáo Hoàng
về Châu Mỹ Latinh, các Ðức
Hồng Y: De Araujo - Rivera Carrera.
Cố Vấn Ủy Ban: Ðức Hồng
Y Cheli.
7 - Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc, các Ðức Hồng Y: Pengo - Shan Kuo-Hsi - Castrillon Hoyos - và Antonetti.
8 - Bộ Giáo Sĩ, các Ðức Hồng Y: Rouco Varela - Ambrozic và Bovone.
9 - Bộ Tu Sĩ, Ðức Hồng Y: George.
10 - Bộ Giáo Dục Công Giáo, các Ðức Hồng Y: Tettamanzi - Castrillon Hoyos.
11- Hội Ðồng Tòa Thánh về Giáo Dân: Ðức Hồng Y De Giorgi.
12- Hội Ðồng Tòa Thánh cổ võ hiệp nhất các tín hữu Kitô, Ðức Hồng Y Colasuonno.
13- Hội Ðồng Tòa Thánh về Gia Ðình, các Ðức Hồng Y: De Giorgi - Rivera Carrera - Medina - Estevez.
14 - Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, các Ðức Hồng Y: De Araujo - Colasuonno.
15- Hội Ðồng Tòa Thánh "Cor Unum", các Ðức Hồng Y: George - Cheli.
16 - Hội Ðồng Tòa Thánh về Mục Vụ các người Di Dân và Du Hành, Ðức Hồng Y: Ambrozic.
17 - Hội Ðồng Tòa Thánh về giải thích các bản văn Luật, các Ðức Hồng Y: Bovone và Stafford.
18- Hội Ðồng Tòa Thánh về đối thoại Liên Tôn, các Ðức Hồng Y: Pengo - Shan Kuo Hsi - Cheli.
19- Hội Ðồng Tòa Thánh về Văn Hóa, các Ðức Hồng Y Ambrozic - Schoenborn.
20- Hội Ðồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội, các Ðức Hồng Y: Tettamanzi - Shan Kuo Hsi - và Castrillon Hoyos.
21- Ban Quản Trị Tài Sản Giáo Hội, Ðức Hồng Y: Castrillon Hoyos.
22- Cơ quan phụ trách Kinh tế vụ, Ðức Hồng Y: Antonetti.
24- Ủy Ban quản trị Quốc Gia Thành Phố Vatican, Ðức Hồng Y: Antonetti.
ÐTC gửi điện văn chia buồn về cái chết của Ðức Hồng Y Antonio Quarracino.
Vatican - 28.02.98 - Ðức Hồng Y Antonio Quarracino, Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires, vừa qua đời sáng 28.02.98, tại bệnh viện của Thủ đô Argentina, nơi ngài đến điều trị trong những ngày vừa qua, thọ 74 tuổi. Ðược báo tin buồn này, ÐTC gửi diện văn cho Ðức Cha Jorge Mario Bergoglio, giám mục phụ tá, để chia buồn với toàn Giáo hội địa phương. Ðiện văn viết như sau: "Ðược tin buồn về cơn bệnh và sau đó về cái chết của Ðức Hồng Y yêu quí Antonio Quarracino, Tôi gửi đến Ðức Cha, đến Ðức Hồng Y Aramburu, cựu Tổng Giám Mục, đến các Giám Mục phụ tá, Hàng giao sĩ, các Cộng Ðồng Tu Sĩ Nam, Nữ và Giáo Dân của Tổng Giáo phận Buenos Aires, lời chia buồn tha thiết của tôi, kèm theo lời cầu nguyện đâng lên Vị Chủ Chăn tối cao, để xin Người ban cho Ðức cố Hồng Y sự nghỉ an đời đời".
Sau đó, ÐTC nhắc đến lòng nhiệt thành quảng đại của Vị chủ chăn về mục vụ trong các chức vụ khác nhau đã được trao phó. Tất cả đều nói lên tình yêu và sự hiến thân cao cả của ngài vì Phúc Âm. Ðặc biệt ÐTC nhắc thời gian lâu dài phục vụ Hội Ðồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh (CELAM), trong chức vụ Tổng Thư Ký, rồi Chủ Tịch và trong sự cộng tác với Tòa Thánh, minh chứng lòng yêu mến Giáo Hội.
Ðiện văn kết thúc: "Trong giờ phút đau đớn này Cộng Ðồng Giáo hội tại Buenos Aires và biết bao tín hữu khóc thương vị chủ chăn của mình qua đi, tôi chân thành ban phép lành Tòa Thánh như dấu hiệu của hy vọng về chiến thắng vinh quang của Chúa phục sinh".
Ðức Hồng Y Antonio Quarracino sinh tại Ý, trong giáo phận Vallo della Lucania ngày mồng 8 tháng 8 năm 1923. Từ nhỏ gia đình di cư sang Châu Mỹ Latinh. Thụ phong linh mục năm 1945. Ðược bổ nhiệm làm Giám Mục năm 1962 thời Ðức Gioan 23. Ngài đã quản trị các giáo phận Nueve de Julio, Avellaneda và La Plata. Năm 1990, ÐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires (thủ đô Argentina). Năm sau, được thăng Hồng Y.
Ngoài chức vụ Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires, Ðức Hồng Y còn là Giám Mục của các tín hữu thuộc Lễ Nghi Ðông Phương cư trú tại Argentina, hiện không có vị bản quyền thuộc lễ nghi này. Từ năm 1982 đến 1987, Ðức Hồng Y là chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh (CELAM). Trong thời gian ngài giữ chức vụ chủ tịch, tất cả Châu Mỹ Latinh bắt đầu cầu nguyện và chuẩn bị trong 9 năm liên tiếp để mừng kỷ niệm 500 năm rao giảng Tin Mừng tại lục địa này (1492-1992).
ÐTC tiếp Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Panama trình thư ủy nhiệm.
Vatican - 28.02.98 - Sáng thứ Bẩy 28/02/98, trong Ðền Vatican, ÐTC tiếp Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Panama, ông Mario Antonio Velasquez Fernandez.
Trong diễn văn chào mừng Tân Ðại Sứ, ÐTC nhắc ngay đến một biến rất quan trọng của Panama, trùng hợp với Năm Ðại Toàn Xá 2000; Ðó là Kênh đào Panama trở lại chủ quyền của Panama vào cuối năm 1999. Kênh đào Panama, một kỳ công của tài trí của con người, nối hai đại dương: Ðại Tây Dương và Thái Bình Dương, theo Khế Ước năm 1977, từ năm 2000 sẽ trở lại chủ quyền của Panama, sau 96 năm dưới quyền quản trị của Hoa Kỳ. Ðây là một biến cố đầy nghĩa đối với người dân Panama, tuy là một quốc gia bé nhỏ, gồm hơn 2 triệu dân cư, trong số này 80% là người Công Giáo. Theo Ðức Thanh Cha, việc kênh Ðào Panama trở lại chủ quyền của Panama làm tăng hình ảnh và vai trò của Panama trên thế giới.
Những cơ hội mới về phát triển xứ sở thực ra kêu gọi các nhà cầm quyền Panama hành dộng để hoàn thiện hơn những điều kiện sinh sống cho dân tộc mình, bằng việc phát triển các miền còn ở trong tình trạng nghèo khổ, sửa lại những tai hại gây nên bởi thiên tai, nhưng nhất là cổ võ "một cuộc phát triển toàn diện", không phải chỉ giới hạn vào việc phong phú về vật chất mà thôi.
Theo ÐTC, thì lịch sử hiện tại cho thấy rõ: kiểu mẫu của việc phát triển dựa trên chiều kích kinh tế mà thôi đã tỏ ra "chóng tàn và mong manh như thế nào", vừa hy sinh con người hoặc khai thác một cách điên cuồng đất đai mà Thiên Chúa phú thác cho con người "quản trị một với trách nhiệm và với sự tôn trọng".
Kết thúc bài diễn văn, ÐTC nhấn mạnh rằng: "Ðối với các người Công Giáo, một bổn phận không thể tránh né được là góp phần tích cực vào lộ trình tiến triển này. Dù trong việc tôn trọng sở trường của nhà cầm quyền quốc gia, thực ra các người Công Giáo có thể đem đến cho việc phục vụ công ích, cùng với những khả năng kỹ thuật và trí tuệ của mỗi người, "tính nhậy cảm riêng của mình đối với các khía cạnh đạo đức luân lý và thiêng liêng: đây là những khía cạnh phong phú hóa con người và cuộc chung sống xã hội".
Tin về Phái Ðoàn Tòa Thánh viếng thăm Long xuyên.
Việt Nam - Long xuyên - 28.02.98 - Ngày 26.02.98, Phái đoàn Tòa Thánh, gồm Ðức Ông Celestino Migliore, Thứ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh và Ðức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc, sau khi đã đến thăm và làm việc với Chính Phủ Việt Nam tại Hà Nội, đã đến thị xã Long Xuyên, để thăm chính quyền Tỉnh An Giang. Phái đoàn đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang đón tiếp rất ân cần chu đáo.
Sáng ngày 27.02.1998, lúc 8 giờ, Phái đoàn đã đến viếng thăm Tòa Giám Mục Long Xuyên. Tại nhà thờ chính tòa Long Xuyên, Phái đoàn đã dâng thánh lễ đồng tế cùng với Ðức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên, với khoảng 100 linh mục giáo phận, và hơn một ngàn giáo dân tham dự thánh lễ. Thánh lễ đã diễn ra hết sức long trọng, trang nghiêm và tràn đầy tinh thần cầu nguyện, với những bài thánh ca mang tinh thần dân tộc, với bài giảng kêu gọi thực thi điều răn yêu thương của Chúa Kitô.
Sau thánh lễ, hai Ðức Ông đã nói ít lời chào mừng Cộng Ðồng và hết sức xúc động về chuyến viếng thăm Long Xuyên lần này.
Giáo Hội Công Giáo Philippines kêu gọi bãi bỏ án tử hình.
(Reuters 28/02/98) - Philippines (Manila) - Thứ Bảy 28/02/98 vừa qua, cùng với các tổ chức nhân quyền, Giáo Hội Công Giáo Philippines đã kêu gọi tổng thống Fidel Ramos bãi bỏ án tử hình. Lời kêu gọi này được đưa ra giữa lúc các giới chức nhà giam đang chuẩn bị xử tử hình trong vòng vài tháng nữa, một phạm nhân vì tội hãm hiếp con gái của chính ông.
Ðây sẽ là phạm nhân đầu tiên bị tử hình kể từ khi án này được tái lập dạo năm 1994 và cũng là người đầu tiên tính từ sau năm 1976. Trong một tuyên ngôn được công bố tại khóa hội thảo ở thủ đô Manila, tổ chức mệnh danh là "Liên Minh Chống Án Tử Hình" nói rằng: giết một phạm nhân chẳng khác nào tự coi mình là Thiên Chúa, một hành động chối bỏ cơ hội của tội nhân để cải chính, mà Thiên Chúa không bao giờ làm. Tham dự khóa hội thảo có khoảng 300 thành viên các tổ chức nhân quyền, các giới chức giáo hội cùng với thân nhân của những người đang chờ lãnh án tử hình. Theo thống kê của chính phủ, đã có khoảng 500 người bị kết án tử hình tại Philippines kể từ năm 1994.
Bản tuyên ngôn khẳng định là chưa có một cuộc thống kê nào cho thấy, án tử hình sẽ làm cho người ta bớt phạm tội. Thí dụ như trong thời cựu tổng thống Ferdinand Marcos, sau khi ông ra lệnh tử hình một tay trùm buôn ma túy thì nạn buôn á phiện vẫn tiếp diễn và phát triển mạnh hơn nữa. Các nhà lãnh đạo giáo hội Công Giáo bày tỏ quan ngại rằng sẽ có những người hoàn toàn vô tội bị tử hình lầm. Trong buổi nói chuyện với các tham dự viên, Ðức Hồng Y Jaime Sin, tổng giám mục Manila đã ghi nhận như sau: "Khi nào con người còn kiểm soát hệ thống tư pháp, thì khi đó luôn luôn có chỗ cho sự sai lầm và nạn kỳ thị.