Lạc quan về
việc cải tiến quan hệ với Trung
Quốc
ÐTC tiếp các Giám
Mục Ba Lan đến viếng Tòa Thánh
ÐTC bổ nhiệm các vị
Giáo Sĩ trong Giáo triều Roma
Cuba trả tự do cho 318 tù
chính trị do yêu cầu của ÐTC
Ðức Hồng Y Sodano lạc quan về việc cải tiến quan hệ với Trung Quốc.
(EWTN 14/02/98) - Vatican - Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh vừa cho biết Toà Thánh đang mong đợi có tiến bộ nhắm đạt được một thỏa ước với chính phủ Trung Quốc.
Ðức Hồng Y Quốc Vụ Khanh đã bày tỏ niềm hy vọng trên đây trong một bữa tiệc do đại sứ Ý cạnh Tòa Thánh khoản đãi, nhân kỷ niệm ngày ký kết Hiệp Ước Laterano năm 1929. Lên tiếng với các ký giả. Ðức Hồng Y Sodano nói giáo hội luôn hy vọng cải tiến quan hệ với Trung Quốc, và nếu chính quyền Bắc Kinh đáp ứng cách thuận lợi đề nghị gửi một phái đoàn Tòa Thánh đi thăm Bắc Kinh, thì đây sẽ là một dấu hiệu tích cực. Cho tới nay, bắc Kinh chưa phúc đáp lời đề nghị này của Toà Thánh. Ðức Hồng Y Quốc Vụ Khanh cũng bày tỏ hy vọng rằng những thay đổi tại Trung Quốc sẽ giúp cho các tín hữu cũng được hưởng các quyền tự do tôn giáo cách rộng rãi hơn, bởi vì theo ngài, một quốc gia hiện đại không nên can dự vào quyền lựa chọn tôn giáo của dân chúng (EWTN 14/0298).
ÐTC tiếp chung nhóm thứ ba các Giám Mục Ba Lan đến Roma viếng Tòa Thánh ("Ad Limina").
Vatican - 14.02.98 - Sáng thứ Bẩy 14/02/98, chuyến viếng thăm "Ad Limina" của các Giám Mục Ba Lan thuộc nhóm thứ ba kết thúc với Thánh Lễ đồng tế với ÐTC trong nhà nguyện riêng của ngài, và sau đó bằng buổi tiếp kiến chung. Trong nhóm này có Ðức Hồng Y Joseph Glemp, Giáo chủ và chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Ba Lan, các Tổng giám mục Giáo Tỉnh Bialystock, Lublino, Warmia va Przemysl.
Trong diễn văn dài trao cho các Giám mục, ÐTC nhắc đến những điểm quan trọng sau đây:
1. Canh tân các cơ cấu
không đủ, cần phải canh tân
lương tâm.
2. việc tôn thờ tự do quá
trớn đưa đến hỗn loạn
và những hình thức nô lệ
mới.
3. Nền văn hóa Kitô là một
dự trữ quí báu về nghị
lực.
4. Châu Âu ngày nay cần đến
nền văn hóa này.
Ngoài ra ÐTC còn nhấn mạnh đến điểm quan trọng này là Giáo Hội Ba Lan phải được sở hữu và xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội riêng của mình và lo lắng cách riêng đến việc huấn luyện các linh mục có đủ khả năng, biết rõ trách nhiệm về sự phát triển thiêng liêng của các tín hữu đã được trao phó cho các ngài coi sóc.
ÐTC nói: "Khoa học và văn hóa có thể và phải trở nên "đồng minh" tự nhiên của việc phục hưng luân lý trong xã hội Ba Lan ngày nay". Vì thế ÐTC nhấn mạnh đến việc phải củng cố mối quan hệ của Giáo Hội với những người thuộc giới văn hóa và khoa học... trước nguy hiểm của nạn tục hóa và của những cạm bẫy, cách riêng trên lãnh vực các giá trị nền tảng nhân bản và luân lý: "các giá trị này cần phải được bảo vệ".
Về vai trò văn hóa Ba Lan trong tiến trình thống nhất Châu Âu, ÐTC nhắc lại sự cần thiết phải "bảo tồn, bênh vực và phát triển gia tài quí báu thiêng liêng đã được các vị tiền bối Công Giáo của Châu Âu ngày nay truyền lại. Ngài nói: "Nền văn hóa Kitô Ba Lan, luân lý đạo đức tôn giáo và quốc gia là một dự trử quí báu về nghị lực mà Châu Âu ngày nay cần đến để bảo đảm việc phát triển toàn diện con người"... Vì thế ÐTC nhấn mạnh đến các phượng tiện truyền thông xã hội riêng của Giáo Hội. Ngài hài lòng về nhiều đài phát thanh của các giáo xứ và các đài truyền hình địa phương đang họat động tại Ba lan ngày nay, cả việc lặp lại các chương trình của Ðài Vatican, về việc phổ biến báo chí Công Giáo, trong đó có ấn bản tiếng Ba Lan của báo Nguời Quan Sát Roma (L'Osservatore Romano) và về việc xữ dụng Internet và ấn hành nhiều sách vở với mục đích rao giảng Tin Mừng.
ÐTC bổ nhiệm các vị Giáo Sĩ vào chức vụ mới trong Giáo triều Roma.
Vatican - 14.02.98 - ÐTC vưà cất nhắc Ðức Ông Piero Marini, Trưởng Ban Lễ Nghi Phủ Giáo Hoàng lên chức Giám Mục, cũng như đã cất nhắc vị Thư Ký riêng của ngài, Ðức Ông Stanislaw Dziwicz lên Giám Mục cách đây ít ngày. Ðây là lần đầu tiên một Vị Trưởng Ban Lễ Nghi Phủ Giáo Hoàng là một vị Giám Mục, cũng lần đầu tiên một vị Thư Ký riêng của ÐTC có chức Giám Mục.
Ðức tân Giám Mục Marini năm nay 56 tuổi, sinh trong tỉnh Pavia (miền bắc nước Ý). Năm 1987, được ÐTC đặt làm Trưởng Ban Lễ Nghi Phủ Giáo Hoàng. Với chức vụ này, Vị Trưởng Ban Lễ Nghi luôn luôn thuộc đoàn tùy tùng của ÐTC trong các chuyến viếng thăm quốc tế cũng như trong các lễ nghi do ÐTC chủ sự tại Vatican, tại các Giáo Xứ Roma và trong các chuyến viếng thăm mục trong Nước Ý.
Trước khi được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Lễ nghi Phủ Giáo Hoàng, Ðức Ông Marini đã giữ chức vụ phó thư ký Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Vị Trưởng Ban Lễ Nghi còn có nhiệm vụ săn sóc các nhà nguyện trong Phủ Giáo Hoàng: Sixtina, Paolina và Redemptoris Mater, soạn các cuốn sách nhỏ để phát cho các người dự thánh lễ do ÐTC chủ sư trong Ðền Thờ Vatican hay ngoài Quảng Trường.
Cũng sáng thư Bẩy 14/02/98, ÐTC bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Mario Francesco Pompedda, Ðứng đầu Tòa Án Rota, làm chủ tịch trong nhiệm kỳ 5 năm của Ủy Ban Kỷ Luật của Giáo Triều Roma. Ðức Cha Pompedda được thăng Tổng Giám Mục cách đây ít tháng và được ÐTC tấn phong ngày Lễ Hiển Linh, mồng 6 tháng Giêng 1998 vừa qua.
Cũng thứ Bẩy 14.02/98, ÐTC bổ nhiệm hai Giáo Sư làm thành viên của Hàn Lâm Viện Sự Sống: Giáo Sư Alain Lejeune, người Bỉ, hiện là chủ tịch Liên Ðoàn Quốc Gia các Dược Sĩ Công Giáo và Giáo Sư Bernard Kerdelhue, người Sénégal, thuộc Ðại Học Descartes ở Paris.
Tại Philippines, ÐTC chấp nhận đơn từ chức của Ðức Cha Porfirio Iligan, giám mục giáo phận Masbate, vì lý do sức khỏe, đồng thời ngài bổ nhiệm Ðức Ông Joel Baylon, 48 tuổi, thuộc hàng giáo sĩ giáo phận Legazpi, hiện là cha sở tại Bigua, làm giám mục kế vị.
Việc trả tự do cho các tù chính trị tại Cuba do lời yêu cầu của ÐTC.
La Havana - 14.02.98 - "Một lý do Hy Vọng cho tương lai". Ðây là phản ứng của các giám mục Cuba trước việc phóng thích từng trăm tù nhân, do Chính Phủ quyết định, để đáp lại lời yêu cầu do Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh, nhân danh ÐTC chuyển đạt lên Nhà Cầm Quyền Cuba, trong chuyến viếng thăm lịch sử vừa qua.
Theo tờ Gramma, cơ quan của Ðảng Cộng Sản Cuba, ít ra có 318 tù nhân đã được hay sẽ được trả tự do trong những ngày này. Trong danh sách do Vatican chuyển đạt, có ít ra 70 tù nhân không được phóng thích, vì, theo Chính phủ, họ là những người "phản cách mạng" nguy hiểm cho nền an ninh quốc gia".
Sau đây là những phản ứng từ La Havana: Nhiều gia đình trong những ngày nầy đang tổ chức liên hoan mừng người thân yêu của họ được trả tự do. Ngoài ra, những phản ứng tích cực về chuyến viếng thăm của ÐTC mỗi ngày mỗi gia tăng.
Lãnh tụ phe đối lập, ông Elizardo Sanchez, tuyên bố với các phóng viên báo chi Mexico rằng "Nếu Cuba, được thúc đẩy bởi sự khuyến khích quốc tế, mà theo đuổi con đường đân chủ hóa, thì Cuba sẽ có thể trở lại rất đễ dàng trong cộng đồng Châu Mỹ".
Các giám mục Cuba, kết thúc khóa họp đầu tiên sau chuyến viếng thăm của ÐTC, đã nhấn mạnh trong một văn kiện rằng "những vụ ân xá do Chính Phủ Cuba ban cho một số tù nhân, là một trong các lý do thực tế làm cho chúng ta hy vọng trong tương lai". Văn kiện kết thúc: "Việc giải phóng đích thực không phải chỉ giới hạn vào các khía cạnh xã hội và chính trị, nhưng sự giải phóng đó được sự đầy đủ ý nghĩa của nó trong việc thi hành tự do về lương tâm vì đây là nền tảng của các quyền khác của con người".
Về phía Hoa Kỳ, Chính phủ Washington xem ra còn hoài nghi và yêu cầu Chủ Tịch Fidel Castro những bằng chứng thêm nữa về ý chí tiến đến việc dân chủ hóa Cuba. Ông James Rubin, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hòa Kỳ, tuyên bố: "Nếu các vụ phóng thích kia sẽ đem lại một sự gia tăng tự do tại Cuba, lúc đó sẽ là một tiến triển quan trọng. Nhưng bao lâu chúng tôi còn không được những tin tức nhiều hơn về mức độ và những điều kiện của việc phóng thích, chúng tôi không thể đánh giá đúng cử chỉ này của Chính phủ Cuba".