ÐTC công
bố danh sách 20 vị Tân Hồng Y
Hoa Kỳ mong đợi ÐTC
sẽ đề cập tới nhân quyền
tại Cuba
ÐTGM Miami, Hoa Kỳ, kêu
gọi cầu nguyện cho ÐTC tại Cuba
Trưa Chúa Nhật 18/01/98: Chúa Nhật thứ II Mùa Thường Niên, Ngày đầu tiên của Tuần Lễ cầu nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô.
Trước khi đọc kinh truyền tin với các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô, Roma, ÐTC trước hết nói vài lời về ý nghĩa của Tuần Lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô, rồi sau đó ÐTC công bố danh sách 20 vị Tân Hồng Y, cùng với 2 vị "được giữ kín" (in pectore). Thật ra thì có 21 vị, nhưng đến khi được công bố, thì vị thứ 21 đó đã qua đời. Ðó là Ðức Cha Uhac, Tổng Thư ký Bộ Truyền Giáo, vừa qua đời sáng Chúa Nhật hôm qua.
Trước hết về ý nghĩa tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô, ÐTC đã nói như sau:
Anh chị em rất thân mến,
Chúa Nhật hôm nay, được bắt
đầu tuần lễ hằng năm cầu
nguyện cho sự hiệp nhất Kitô, với
chủ đề là: Chúa Thánh Thần
đến trợ giúp cho sự yếu
hèn của chúng ta (Rom 8,26). Thách thức
đại kết, xuất hiện trước
tất cả mọi đồ đệ của
Chúa Kitô, và đòi buộc chúng
ta phải cầu nguyện thật nhiều. Một
lời cầu nguyện chung và liên
lỉ để xin Thánh Thần của Chúa
Giêsu, mặc cho những yếu đuối
và những giới hạn con người,
(xin Ngài) trợ giúp cho những
người Kitô bước qua ngưỡng
cửa của ngàn năm mới, "nếu
không được trọn vẹn hiệp
nhất với nhau, thì ít ra được
gần nhau hơn, để vượt qua
những chia rẽ của ngàn năm thứ
hai" (Tông Thư ngàn năm thứ
ba, số 34). Chúng ta không được
bằng lòng với những chia rẽ.
Cần phải thử với lòng
gan dạ của kẻ tin tưởng vào
sự trợ giúp của Thiên Chúa,
và cần, với mọi cách thế,
cần đi qua con đường đối
thoại thành thật và trong tinh thần
kính trọng lẫn nhau. Chúng ta đang
sống năm thứ hai của việc chuẩn
bị cho Năm Thánh. Ðây là Năm
dành cho Chúa Thánh Thần, tác viên
chính của mọi cố gắng tiến
đến sự hiệp nhất trọn vẹn.
Thật vậy, chính Ngài là Ðấng
thực hiện trong mọi thời đại
việc Mạc khải duy nhất mà Chúa
Kitô đã làm cho con người,
bằng cách làm cho mạc khải đó
trở nên sống động và hữu
hiệu trong tâm hồn của mỗi người
và trong toàn thể Giáo Hội. Vì
thế, trong phần cuối cùng còn lại
của ngàn năm thứ hai nầy, Giáo
Hội cằn phải khẩn thiết cầu
xin Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban cho ơn
hiệp nhất những người Kitô.
Rồi ÐTC công bố danh sách các tân Hồng Y, như sau:
Giờ đây cha vui mừng công bố rằng ngày 21 tháng 2 tới, ngày áp lễ kính Tòa Thánh Phêrô, cha sẽ họp Công Nghị Hồng Y, trong đó cha sẽ gọi lên 20 vị tân Hồng Y. Sau đây là danh sách các ngài:
1. Ðức Tổng Giám Mục Jorge ARTURO MEDINA ESTEVEZ, Tổng Giám Mục Valparaiso, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích;
2. Ðức Tổng Giám Mục Alberto Bovone, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh;
3. Ðức Tổng Giám Mục Dario Castrillon HOYOS. Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ;
4. Ðức Tổng Giám Mục Lorenzo Antonetti, Chủ Tịch Hội Ðồng quản trị Tài Sản của Tông Tòa;
5. Ðức Tổng Giám Mục James Francis Stafford, Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách Giáo Dân;
6. Ðức Tổng Giám Mục Salvatore de Giorgi, Tổng Giám Mục Palermo, Italia;
7. Ðức Tổng Giám Mục Serephim Fernandes de Araujo, Tổng Giám Mục Belo Horizonte, Brazile;
8. Ðức Tổng Giám Mục Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, Tây Ban Nha.
9. Ðức Tổng Giám Mục Aloysius Matthew Ambrozic, Tổng Giám Mục Toronto, Canada;
10. Ðức Tổng Giám Mục Jean Balland, Tổng Giám Mục Lyon, Pháp.
11. Ðức Tổng Giám Mục Dionigi Tettamanzi, Tổng Giám Mục Genova, Italia;
12. Ðức Tổng Giám Mục Policarp Pengo, Tổng Giám Mục Dar-es-Salaam, Tanzania;
13. Ðức Tổng Giám Mục Christoph Schoenborn, Tổng Giám Mục Wiêna, Áo;
14. Ðức Tổng Giám Mục Norberto Rivera Carrera, Tổng Giám Mục Mehico, Mehico;
15. Ðức Tổng Giám Mục Francis Eugene George, Tổng Giám Mục Chicago, Hoa Kỳ;
16. Ðức Cha Paul Shan Kuo-Hsi, Giám Mục Kaohsiung, Taiwan;
17. Ðức Tổng Giám Mục Adam Kozowiecki, nhà truyền giáo bên Zambia;
Vượt qua khỏi con số giới hạn do vị tiền nhiệm tôi, Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI, đặt ra, trong tông hiến "Chọn Giáo Hoàng" (x. số 33), tôi muốn nâng lên hàng Hồng Y ba vị Giám Mục nữa, và như thế nói lên sự đánh giá của tôi đối với sự tận tụy của các vị trong công tác phục vụ Tòa Thánh.
18. Ðức Tổng Giám Mục Giovanni Cheli, Chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách mục vụ di dân và du lịch;
19. Ðức Tổng Giám Mục Francesco Colasuonno, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Italia;
20. Ðức Cha Dino Monduzzi, Giám Ðốc Nhà Giáo Hoàng. Cha cũng có trong danh sách Ðức TGM Giuseppe UHAC, Tổng thư ký của Bộ Truyền Giáo. Ngài đã được thông báo cho biết tin nầy cách đây ba ngày, nhưng Chúa đã gọi ngài về sáng hôm nay (Chúa nhật 18/01/98). Xin Chúa cho ngài được nghỉ yên.
Cha cũng giữ kín trong lòng "in pectore" hai vị Tân Hồng Y khác nữa.
Ðến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, các vị tân Hồng Y phản ảnh một cách hùng hồn đặc tính phổ quát của Giáo Hội: Trong các ngài có những vị đã dày công trong việc phục vụ Tòa Thánh cũng như trong công tác mục vụ, vừa quảng đại tiêu hao sức lực trong những lãnh vực hoạt động khác nhau.
Cha xin trao phó các vị vừa được chọn lên tước Hồng Y cho sự bảo vệ của Mẹ Maria rất thánh, vừa khẩn xin Mẹ trợ giúp cho các vị và công việc của các vị trong Giáo Hội. Xin Mẹ cầu cùng Chúa ban cho các ngài được ơn biết luôn làm chứng một cách can đảm và với tinh thần phù hợp với Phúc âm, làm chứng cho tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với Giáo Hội.
Như chúng ta có thể nhận thấy, trong danh sách 20 vị tân Hồng Y vừa được ÐTC công bố, thì đã có 8 vị hoạt động phục vụ Tòa Thánh ở Roma. Vị cao niên nhất là 86 tuổi, và vị trẻ nhất 52 tuổi, Là Ðức Tân Hồng Y Christoph Shoenborn, Tổng Giám Mục Wiena, Áo Quốc. Với các vị tân Hồng Y trên, thì con số những vị Hồng Y duới 80 tuổi, được vào Mật Viện để bầu Giáo Hoàng, là 123 vị, tức có 3 vị cao hơn con số 120 vị theo luật của Ðức Phaolô VI.
Hoa Kỳ mong đợi ÐTC sẽ đề cập tới nhân quyền tại Cuba.
(AFP 18/01/98) - Hoa Kỳ (Washington) - Chúa Nhật vừa qua (18/01/98), chính phủ Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng rằng ÐTC Gioan Phaolô II sẽ nhấn mạnh tới vấn đề nhân quyền tại Cuba khi ngài thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tại đây.
Lên tiếng trên đài truyền hình NBC của Hoa Kỳ, bà ngoại trưởng, Madeleine Albright nói rằng chuyến công du lần này của ÐTC thật sự hết sức quan trọng và ảnh hưởng của ngài tại các nước cộng sản luôn luôn là vĩ đại. Bà nói như sau: "ÐTC Gioan Phaolô II sẽ nói về quyền tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là một trong những nhân quyền mà chúng tôi muốn thấy được tôn trọng tại Cuba. Cuba là một xã hội không năng động (Static society). Ông Fidel Castro là một con khủng long đối với riêng tại Tây Bán Cầu. Ông ta là nhà độc tài duy nhất còn tồn tại trong vùng này."
Vị bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói thêm rằng, lệnh cấm vận kinh tế áp đặt lên Cuba từ 15 năm qua, điều mà ÐTC đã công khai chống đối, là một cách để chứng tỏ cho ông Castro thấy là ông cần phải thay đổi đường lối của ông ta. Bà nói tiếp: "Nhiều người Hoa Kỳ muốn thay đổi chính sách đối với Cuba. Tuy nhiên Cuba không xứng đáng với một đường lối tiếp xúc mới. Cuba, Fidel Castro vẫn tiếp tục đàn áp người dân trong nước". Trong khi đó ông Samuel Berger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Bill Clinton thì bày tỏ cảm nghĩ rằng, Tòa Bạch Ốc cũng mong ÐTC Gioan Phaolô II sẽ nêu lên những vấn đề nhân quyền và quyền tự do cá nhân. Ông nói như sau: "Cuba là quốc gia duy nhất tại miền bán cầu này không theo đường lối dân chủ. Cuba đáng lún trong bùn, và đang bám víu vào một hệ thống cũ rít. Tôi hy vọng rằng ÐTC Gioan Phaolô II sẽ nói đến nguyện vọng của dân chúng Cuba về sự tự do và dân chủ".
Một cuộc thăm dò dư luận do đài truyền hình CNN thực hiện, trong số 1,020 người được hỏi, có 70% đồng ý việc ÐTC viếng thăm Cuba và hơn phân nửa, tức khoảng 58% tin rằng chuyến viếng thăm của ngài không thay đổi điều gì tại quốc gia cộng sản này.
Ðức Tổng Giám Mục MIAMI bên Hoa Kỳ kêu gọi cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba.
Tin MIAMI, Hoa Kỳ (Reuters 18/1/98): Hôm Chúa Nhật vừa qua, 18/01/98, Ðức Tổng Giám Mục JOHN FAVALORA, trong bức thơ mục vụ gởi cho các tín hữu trong tổng giáo phận MIAMI, bang FLORIDA, Hoa Kỳ, đã lên tiếng kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho chuyến viếng thăm lịch sử của ÐTC Gioan Phaolô II tại CUBA. Trong thơ, có đoạn Ðức Tổng Giám Mục đã viết như sau: ÐTC sẽ là người láng giềng bên cạnh chúng ta. Chúng ta có dịp hiệp ý cầu nguyện với những anh chị em của Giáo Hội đang đau khổ tại Cuba, bên kia eo biển Florida. Tại Miami, hiện có đông người Cuba tị nạn sinh sống. Và họ có hai khuynh hướng khác nhau đối với chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba. Ða số thì hy vọng là chuyến viếng thăm sẽ kéo theo những thay đổi dân chủ cho dân chúng, và sự tự do nhiều hơn cho Giáo Hội Công Giáo tại Cuba. Nhưng thiểu số quá khích thì không thích có cuộc gặp gỡ với chế độ độc tài của lãnh tụ Fidel Castro, và cho rằng chuyến viếng thăm của ÐTC sẽ "hợp thức hóa" chế độ của ông Fidel Castro trên trường quốc tế.
Lúc đầu, Tổng Giáo Phận MIAMI đã có chương trình tổ chức chuyến tàu lớn đưa các tín hữu gốc Cuba về tham dự thánh lễ ÐTC cử hành tại quảng trường Cách Mạng ở thủ đô La Havana. Nhưng vì áp lực khá mạnh của cộng đồng người Cuba tị nạn tại Hoa Kỳ, cuộc hành hương bằng tàu lớn đó đã được hủy bỏ. Thay thế lại, Ðức TGM John Favalora sẽ hướng dẫn nhóm tín hữu ít hơn, dùng máy bay, đến thủ đô La Havana để chào đón ÐTC.
Hơn nữa, trong thơ mục vụ gởi toàn tổng giáo phận MIAMI, Ðức Cha FAVALORA cũng kêu gọi các tín hữu hãy bày tỏ tình liên đới với anh chị em bên CUBA, bằng việc ăn uống thanh đạm hơn, bỏ bớt việc ăn giữa bửa (snacks) và nhất là tham dự thánh lễ hằng ngày, trong thời gian ÐTC viếng thăm Cuba.