Ðêm canh thức cầu nguyện

dưới chân Mẹ LaVang (30/4/2001)

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Ðêm canh thức cầu nguyện dưới chân Mẹ La Vang (tối thứ hai, 30.4.2001).

Thứ hai, ngày ngày 30 tháng 4 năm 2001, áp ngày đầu tháng 5 kính Ðức Mẹ, một số giáo dân vùng sâu, vùng xa, gồm 500 người, trong số đó, có 200 người công giáo dân tộc Bru, tối nay, có mặt tại linh Ðịa La Vang và canh thức cầu nguyện lúc 19g30'.

Sau khi hát kinh cầu Ðúc Chúa Thánh Thần, cha Dương Ðức Toại, Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang tuyên bố khai mạc buổi canh thức cầu nguyện tại Linh Ðịa La Vang. Ngài giới thiệu Ðức TGM Huế ban lời mở đầu. Ðức TGM Huế chào thăm cộng đoàn hành hương tối nay, gồm các anh chị em người kinh, cũng như người dân tộc Bru ở Quảng Trị, và cũng gồm hơn 40 anh chị em thuộc giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh tham dự. Ðức TGM khuyến khích cộng đoàn hành hương canh thức tối nay, noi gương các tông đồ và môn đệ của Chúa Giêsu sau khi biết rằng Thầy mình đã sống lại, nên không còn nhút nhát sợ hải như trước nữa, và đặc biệt là sau khi được Chúa Giêsu phục sinh ban xuống đầy tràn Ơn Chúa Thánh Thần, thì đã tỏ ra can dảm một cách lạ thường, và hăng say sống Tin Mừng và loan báo Tin Mừng.

Tiếp theo lời của Ðức TGM Huế, linh mục Nguyễn Vinh Gioang, hạt trưởng Hạt Quảng Trị trình bày cho cộng đoàn hành hương nghe mục thời sự về Giáo Hội. Trong phần thứ nhất, linh mục hạt trưởng trình bày về Giáo Hội toàn cầu, đặc biệt về thân thế và sự nghiệp của nhân vật nổi bật nhất trong Giáo Hội, là ÐGH đương kim, Giaon-Phaolô II.

Về ÐGH đương kim Gioan-Phaolô II:

Cho đến năm 1998, khi ÐGH Gioan-Phaolô II mừng kỷ niêm 20 năm triều đại giáo hòang, thì trong suốt 2 0 năm phục vụ, theo những thống kê chính xác được đưa ra, ngài đã đi 84 chuyến thăm viếng và hành hương ngọai quốc, và 134 chuyến viếng thăm mục vụ trong nước Y, tổng cộng đi hết quãng đường dài 01.006.317 cs. Trong suốt 720 ngày hành hương bên ngòai Roma, ngài có 3.078 bài nói chuyện và bài giảng cho hàng trăm triệu người đối diện, hay qua hệ thống truyền thông đại chúng. Ngay tại chính Roma, ngài đã đi thăm hơn 700 lần, tới các nhà tù, nhà dòng, tu viện, chủng viện, nhà dưỡng lão, bệnh viện, và đi thăm 274 giáo xứ trong số 325 giáo xứ của Roma. Trong 20 năm phục vu,?gài viết các tài liệu giáo huấn gồm 13 thông điệp, 36 Tông Thư, 15 thư chính thức khác cho những nhân vật và nhóm đặc biệt, 9 Tông thư tổng kết sau Thượng Hội Ðồng, đọc diễn văn cho 600 chuyến " Ði Viếng Mộ Thánh Phêrô " của các giám mục, và hàng ngàn diễn văn khác. Ngài công bố Giáo Luật Mới và Sách Giáo Lý Công Giáo, một cuốn Sách Giáo Lý cũ công bố trước cách đây 400 năm. Trong 144 buổi lễ phong thánh, ngài đã phong chân phước cho 798 thánh nam nữ và phong thánh cho 280 thánh mới ( trong đó có phong 117 Vị thánh Tử Ðạo Việt Nam, ngày 19.6.1988 ), đó là chưa kể trong tháng 3 vừa rồi, ngài chủ trì một cuộc phong thánh mhiều nhất trong lịch sử : 233 vị thánh tử đaọ tại Tây ban Nha. Suốt 20 năm, ngài chủ tọa 5 Thượng Hội Ðồng Thường Kỳ, Một Thượng Hộ? Ðồng Ngọai Thường và 6 Thượng Nghị Ðặc Biệt. Giữa tháng 10/1978 và tháng 10/1998, ngài tiếp 877 triều yết chung với khỏang chừng 13.833.000 khách và đón tiếp khỏang 150.000 đến 180.000 người trong những nhóm triều yết đặc biệt, nghĩa là trung bình 5 cuộc triều yết riêng mỗi ngày, tiếp khỏang 15.000 người. Con số này không kể những cuộc nói chuyện hàng ngày với những khách được mời dùng bữa với ngài, tại nhà riêng ở Vatican hay trong các chuyến hành hương, viếng thăm hải ngọai. Trong 6 họp mật viện, ngài đã thiết lập 159 Tân Hồng Y. Cũng trong khỏang thời gian này, ngài đã chọn 2.650 giám mục trong số khỏang 4.2000 giám mục trong Hội Thánh. Trong 20 năm phục vụ trên ngôi giáo hòang của ngài, Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngọai giao với 64 nước trên cấp bậc đại sứ, phuchồi quan hệ ngọai giao với 6 nước khác, nâng tổng số các quốc gia có liên hệ với Tòa Thánh là 168 quốc gia. Hiện nay, ngài đang chuẩn bị đi thăm các nước  Hy lạp, Syria và Malta.

Tiếp đến, phần thứ hai là phần trình bày về thời sự của Giáo Hội Việt Nam, và đặc biệt là giáo phận Huế.

Tin Mừng Ðạo Công giáo được rao giảng trên đất nước Việt Nam được bắt đầu vào năm 1533, cách đây 468 năm.

Theo thống kê của Tòa Thánh trước năm 1995,  thì con số giáo hữu được gia tăng trên toàn cõi nước Việt Nam như sau: năm 1800 (310.000), năm 1910 (932.527), năm 1936 (01.386.530), năm 1964 (02.379.310), năm 1970 (02.491.839).

Theo thống kê của Tòa Thánh năm 1995: GHVN có 25 giáo phận, chia ra làm ba giáo tỉnh : giáo tỉnh Hà Nội gồm Tổng Gp hà Nội, gp Bắc ninh, gp Bùi Chu, gp Thái Bình, gp Thanh Hóa, gp Hải Phòng, gp Lạng Sơn, gp Phát Diệm, gp Vinh, gp Hưng Hóa ; giáo tỉnh Huế gồm Tổng Gp Huế, gp Buôn ma Thuột, gp Ðà Nẳng, gp Kontun, gp Nha Trang, gp Qui Nhơn ; giáo tỉnh Thành Phố HCM gồm Tổng Gp Tp HCM, gp Cần Thơ, gp Ðà Lạt, gp Long Xuyên, gp Mỹ Tho, gp Phan Thiết, gp Phú Cường, go Vĩnh Long, gp Xuân Lộc.

Tổng số giáo hữu năm 1995 là 04,483,934 giáo hữu /  Tổng số giáo xứ năm 1995 là 1,842 giáo xứ / Tổng số linh mục năm 1995 là 1,674 linh mục / Tổng số tu sĩ năm 1995 là 07,341, trong số đó, có 972 nam tu sĩ và 06.369 nữ tu.

Hiện nay, con số giáo hữu Việt Nam được tính là 08 triệu, nghĩa là trong vòng 05 năm, giáo hữu Việt Nam chúng ta tăng thêm được 03.516,066 giáo hữu. Theo hãng Reuters nhận xét ngày 10.8.1998 : Khoảng tám triệu dân Việt Nam là Công Giáo, Việt Nam có tỷ số người công giáo đứng thứ nhì tại vùng Nam Á Châu (sau Phi Luật Tân).

Thật là điều rất đáng mừng:

Thứ nhất, là vì mỗi năm hiện nay, Giáo Hội Việt Nam được tăng thêm nhiều tín hữu;

thứ hai, là vì hiện nay, có nhiều người đang theo học đạo để chuẩn bị chịu phép RT mà trở thành người Công giáo: việc học đạo để được trở lại đạo Công giáo hiện nay, thì tùy theo giáo xứ và giáo phận: có giáo xứ thì nhiều, có giáo xứ thì ít, có giáo phận thì nhiều, có giáo phận thì ít, nhưng ít nhiều gì, thì vẫn luôn luôn có;

thứ ba, là hiện nay, có rất nhiều cảm tình viên giữa đồng bào Việt Nam chúng ta đối với người Công giáo chúng ta nói riêng, và đối với Ðạo Công giáo chúng ta nói chung, đến đỗi chúng ta có thể nói rằng Giáo Hội Việt Nam chúng ta đang ở trong một Mùa Hiện Xuống đầy phong phú và sinh động của Ơn Chúa.

Giáo Hội Việt Nam, và đặc biệt là Giáo phận Huế chúng ta vừa trãi những biến cố trọng đại và đầy khích lệ từ năm 1995 cho đến nay, như sau:

-         Biến cố ngày 21.01.1996, HÐGM Pháp viếng thăm Huế

-         Biến cố ngày 09.4.1998, ÐTGM Têphanô của chúng ta được Tòa Thánh cử làm TGM Tổng Giáo phận Huế

-         Biến cố Kỷ niệm 200 Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998): Kỷ niêm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang với sự tham dự hơn 200.000 người từ khắp nơi trong nước Việt Nam và từ hải ngoại, khắp nhiều nước trên thế giới.

-         Biến cố ngày 29.8.1999. HÐGM Hoa Kỳ đến thăm đặc biệt Giáo Hội Huế, và chính tại Linh Ðịa La Vang nầy, ÐTGM chủ tich HÐGMHK xin Ðức Mẹ La Vang nhận Giáo Hội Hoa Kỳ làm con nuôi, vì Ðức Mẹ La Vang đã có con ruột là Giáo Hội Việt Nam rồi.

-         Biến cố Gp Huế mừng Tam Nhật Tọa Ơn 150 năm thành lập Giáo phận Huế vào ngày (27, 28,29/6/2000).

-         Biến cố ngày 21.02.2001: Một ÐTGM, thuộc của gp Huế được vinh thăng Hồng Y, làm haan hoan toàn thể Giáo Hội Việt Nam và làm cho toàn thể thế giới Công giáo chia vui với Giáo Hội Việt Nam.

Trong những biến cố nầy, chúng ta trước hết hãy nói đôi lời về Ðại Lễ Kỷ niệm 200 Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang và về cuộc lễ tấn phong Hồng Y của ÐTGM Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

Về biến cố 200 La Vang:

La Vang xưa kia là một phường bé nhỏ, nằm giưũa chốn rừng thiêng nước độc. Trước khi tiến vào rừng kiếm củi đốt than, những người tiều phu dừng lại nơi đây, nghỉ tạm dưới tán của các cây đa. Vì đây là nơi có cây La Vằng, nên có danh xứng Lá Vằng. Và vì đây là nơi rừng râm nguy hiểm, đầu thú dữ, nên không ai dám mạo hiểm đi vào đây lẻ tẻ một mình, nhưng phải rủ nhau đi từng đoàn, từngh nhóm, vừa đi, vừa la vang rộn ràng để làm cho thú dữ bỏ chạy, viò thế, cũng có danh xưng La Vang. Năm 1798, Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh ra lệnh truy nãz người công giáo, giáo dân Quảng Tri tìm cách chạy trốn lên La Vang vì đây là nơi tử địa, không ai dám lên ở nơi nầy ...

Ðền Thánh Ðức Maria La-Vang được nâng lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Ðường do Tông thư Magno Nos của Ðức Thánh Cha Gioan XXIII, đề ngày 22 tháng 8 năm 1961 : " Chúng Tôi lấy toàn quyền Giáo Hoàng của Chúng Tôi viết sắc chỉ nầy, có hiệu lực vĩnh viễn, để ban cho Ðền Thánh Ðức Mẹ La-Vang ở giáo phận Huế, được tước hiệu và phẩm vị Tiểu vương Cung Thánh Ðường, với tất cả các quyền lợi, đặc ân thường ban cho những Thánh Ðường như thế, không gì trái ngược có thể chống lại sắc chỉ nầy".

Ðức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nói : " Chúng Tôi phó dâng toàn thể Cộng Ðồng Công Giáo Việt-Nam cho Ðức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Ðạo. Ðức Maria đã được tôn sùng trong xứ nầy 200 năm.

Trong dịp đại lễ kỷ niệm 200 nầy, theo các hãng thông tấn ngaọi quốc AP, AFP, Rueters, ... .Ðức Hổng Y nói: "Ðây là một vinh dự đặc biệt mà Ðức Thánh Cha đã ban cho tôi, nhưng tôi nghỉ rằng vinh dự nầy không những được ban cho tôi, mà cũng được ban vì ngài kính trọng dân tộc Việt-Nam, một dân tộc mà ngài luôn luôn nói rằng rất dễ yêu.; " Niềm hy vọng mà Ðức Giáo Hoàng đã ban cho tôi là một dấu hiệu ngài yêu thương Giáo-Hội Công giáo Việt-Nam, một Giáo-Hội đã có dòng lịch sử 400 năm với nhiều thăng trầm, nhưng vẫn luôn luôn giữ được lòng trung thành với Tòa Thánh.";

Ðức Hồng Y cho thấy rằng cộng đoàn công giáo Việt-Nam, có tám triệu, là cộng đoàn công giáo lớn thứ hai tại Ðông-Nam Á-Châu, sau Phi-Luật-Tân.

Ðức Hồng Y cũng gợi ý cho thấy rằng Ðức Giáo Hoàng Giaon-Phaolô muốn đến kính viếng La-Vang, 60 cây số (38 miles), cách bắc cố đô Huế.; Ðức Hồng Y nói: "Tôi muốn nói về tình yêu của Ðức Thánh Cha dành cho dân tộc Việt-Nam và sự lưu ý của ngài về ngày lễ hội vĩ đại hôm nay. Vì ngài không có điều kiện để đến thăm chúng ta, ngài đã gởi cho tôi một bức thư."

Về biến cố Ðức tân Hồng Y PX Nguyễn Văn Thuận:

Báo chí và dư luận quốc tế đã loan tải nhiều tin tức và bình luận việc Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng 44 Tân Hồng Y, trong đó có một người Việt Nam là Tân Hồng Y Nguyễn Văn Thuận,

Chính vì đây là một vinh dự và hãnh diện lớn lao cho dân tộc Việt Nam, hầu hết các nhật báo, tuần báo, đặc san Việt Ngữ đều loan tin về nghi lễ tấn phong Hồng Y, trong đó có vị Tân Hồng Y Việt Nam là Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình tại Giáo Triều Vatican.

Người ta thấy các cơ quan truyền thông quốc tế, báo chí truyền thanh truyền hình đều tường thuật với nhiều hình ảnh về sự kiện lịch sử có một không hai này trong Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Nghi lễ tấn phong 44 vị tân Hồng Y lớn nhất lịch sử được diễn ra ngày thứ tư 21 tháng 2, 2001 dưới bầu trời trong xanh và ánh nắng rực rỡ huy hoàng của Mùa Xuân.

Trước tiền đình quảng trường đền thờ Thánh Phêrô là một quang cảnh vô cùng ngoạn mục đầy màu sắc. Trước hết là màu đỏ trên phẩm phục của 44 vị Tân Hồng Y và 80 Hồng Y trong Hồng Y Ðoàn ; màu tím của 250 Tổng Giám Mục và Giám Mục ( trong đó có ÐTGM Hué của chúng ta ); màu đen của 12 Thượng Phụ Công Giáo theo nghi lễ Ðông Phương; màu trắng của các linh mục tham gia trong đoàn đồng tế và giúp lễ. Thêm vào đó là đủ loại màu sắc của quốc kỳ các quốc gia đang tung bay. Ngay cả đoàn ngự lâm quân Thụy Sĩ cũng đội nón với ngù đỏ, thỉnh thoảng lại bay tung lên phất phới trong gió Xuân. Tất cả đã tạo thành một quang cảnh vô cùng rực rỡ đẹp mắt.

Ðức Tân Hồng Y người Ý Giovanni Battista Re, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, đã dẫn đầu đoàn rước tiến ra trong tiếng hoan hô vỗ tay liên tục của trên 50,000 người khắp thế giới hiện diện tại buổi lễ. Tiếp theo sau các Hồng Y là đoàn đồng tế và các Tổng Giám Mục và Giám Mục, Ðức Thánh Cha đã đến sau đó vài phút. Ngài tiến ra từ bên trong đền thờ Thánh Phêrô và đi thẳng về ghế của Ngài trước tiền đình đền thờ.

Trên 250 ký giả, được Tòa Thánh cấp thẻ ký giả đặc biệt trong biến cố này cùng với 40 nhiếp ảnh gia.

Buổi lễ đã được hệ thống truyền hình RAI của nước Ý cùng với 74 đài truyền hình lớn và 180 đài truyền thanh đã phóng sự trực tiếp nghi lễ tấn phong Hồng Y sáng ngày 21 tháng 02/2001 cho gần 100 nước trên thế giới. Các trạm phát tin trên Internet cũng truyền trực tiếp trên mạng lưới điện toán toàn cầu.

Cảm tưởng chung của những người theo dõi nghi lễ này thì đây là một biến cố tôn giáo vô cùng cảm động.

Tân Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vị thứ hai tiến lên nhận mũ đỏ và sắc tấn phong chưa cho biết cảm tưởng, nhưng giữa những tràng pháo tay và những tiếng hoan hô của các phái đoàn Việt Nam đến từ khắp nơi trên thế giới, có thể cho người ta thấy Ngài cũng hết sức xúc động!!

Giáo Hội Việt Nam long trọng chào mừng Ðức Tân H.Y . Một phái đoàn Việt Nam đã sang Rôma chào mừng vị Hồng Y thứ tư của Giáo Hội Viê? Nam. Phái đoàn gồm có Ðức TGM Phạm Minh Mẫn, Ðức TGM Nguyễn Như Thể, Ðức Cha Nguyễn Văn Sang, Ðức Cha Nguyễn Văn Yến, Ðức Cha Trần Xuân Hạp, Sơ bề trên Nguyễn thị Thanh, Sơ Bề Trên Mến Thánh Giá Chợ Quán Hồ Thị Chính, các linh mục tu sĩ Việt Nam đang công tác tại Rôma, và các phái đoàn linh mục, tu sĩ, giáo dân từ Hoa Kỳ, Úc và các nước Âu Châu./ Trên khắp thế giới, các cộng đoàn Việt Nam đã dâng lễ tạ ơn trong ngày 21/2/2001.

Ðặc biệt, trong nước Việt Nam, ..... , các giáo phận và các giáo xứ trên toàn quốc đã công khai cử hành lễ mừng Ðức Tân Hồng Y như một lời đáp trả đích đáng, rõ ràng và thẳng thắn .../ Tại Sàigòn, hôm nay 22/01/2001, lúc 8g30 sáng một thánh lễ long trọng đã được tổ chức tại Vương Cung Thánh Ðường với sự tham dự của hàng chục ngàn giáo dân đứng chật nhà thờ lấn ra cả bên ngoài. / Ngày thứ năm, 22.02.2001, tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, linh mục Quản Nhiệm Giuse Dương Ðức Toại cử hành Thánh Lễ đồng tế tạ ơn và cầu nguyện cho Ðức Tân Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, và mời gọi các đoàn hành hương hiện diện, cùng chung niềm vui với Giáo Hội Việt Nam và với Ðức Tân Hồng Y trong dịp trọng đại nầy. để cảm tạ ơn Mẹ, cùng chia sẻ niềm vui chung trong ngày hồng phúc của Ðức Tân Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, và cầu nguyện Mẹ La Vang ban nhiều ơn phúc lành cho Ðức Tân Hồng Y và cho sứ mệnh phục vụ Giáo Hội toàn cầu của Ngài."

Sau lần tấn phong Hồng Y ngày 21 tháng 2, 2001, trong số 62 quốc gia có Hồng Y,;  Trong tổng số 183 Hồng Y tiêu biểu cho 5 lục địa, trong số này có 96 vị thuộc Âu Châu, 18 vị thuộc Bắc Mỹ, 33 thuộc Châu Mỹ La Tinh, 17 thuộc Á Châu, 16 thuộc Phi Châu và 4 thuộc Úc Châu và Châu Ðại Dương.

Nhật báo L'Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận chính thức của Tòa Thánh, số phát hành ngày thứ tư 22 tháng 2, 2001, đã đăng hình lớn Ðức Thánh Cha đang ôm hôn Tân Hồng Y Việt Nam ngay trang nhất chiếm 4 cột báo rất trịnh trọng. Và trong tiết mục lược tóm tiểu sử 44 Tân Hồng Y, Ngài là người thứ hai chỉ đứng sau Tân Hồng Y Giovanni Battista Re, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục. Và tiểu sử đức Tân Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được viết dài nhất chiếm hẳn 3 cột báo, Cụ tổ của dòng họ làm sứ thần nhà vua triều Nguyễn tại Trung Hoa, sau này trở lại công giáo, ;  hiện nay là Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình trong Giáo triều Vatican.

Sau khi trình bày về Ðức tân Hồng Y, cha hạt trưởng kính mời ÐTGM Huế kể cho cộng đoàn hành hương những gi ngài đã mắt thấy tai nghe trong cuộc lễ phong hồng y đặc biệt nầy. Cộng đoàn hành hương vui sướng lắng nghe và nhiều lần vỗ tay trong khi nghe ÐTGM Huế kể lại biến cố phong hồng y mà ngài đã trục tiếp tham dự.

Tiếp lời Ðức TGM Huế, cha hạt trưởng đọc cho cộng đoàn hành hương nghe những tâm tình của ÐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận hướng về Giáo Hội Việt Nam, và đặc biệt là hướng về Ðức Mẹ La Vang:

Trọng kính Ðức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

Kính thưa các Ðức Tổng Giám mục và Giám mục, các linh mucﬠtu sĩ, chủng sinh và giáo dân quốc nội và quốc ngoại.

Trong ngày trọng đại được phong tước hiệu Hồng y và đồng tế với Ðức Thánh Cha trong thánh lễ tạ ơn 21 và 22.2.2001, con rất cảm động hường về Giáo hội mẹ Việt Nam và quê hương Việt Nam yêu quý.

Con cảm tạ tất cả các đấng bậc và toàn thể dân Chúa đã hiệp ý cầu nguyện, tạ ơn Chúa thương xót đến phận hèn của con cho con được phục vụ giáo hội hoàn vũ bên cạnh Ðức Thánh Cha.

Mặc dù vạn dặm xa xăm, lòng con không ngừng gắn bó với Giáo hội và quê hương. Con hằng tâm niệm rằng nếu mọi người chúng ta sống theo sứ điệp 10 điểm mà Chúa quan phòng đã trao cho Ðức Mẹ La Vang ban đến cho ông bà chúng ta trên 200 năm trước đây, thì từ bắc chí nam mọi người sẽ đồng tâm nhất trí như anh em một nhà cùng nhau xây dựng một quê hương giầu mạnh trong yêu thương và đoàn kết.

Sứ điệp ấy gồm 10 điểm. Năm điểm thánh hóa bản thân, năm điểm phục vụ Giáo hội, yêu mến Tổ quốc và phục vụ xã hội.

Một là bí quyết cầu nguyện; hai là tinh thần ấu thơ; ba là mầu nhiệm Thánh giá; bốn là phó thác cho Mẹ; năm là phục vụ người nghèo, sáu là xây dựng Hội thánh; bẩy là thánh hóa gia đình, bảo vệ tổ quốc; tám là đoàn kết, hiệp nhất; chín là loan báo Tin Mừng; và mười là chứng nhân hy vọng.

Mỗi ngày con hướng về Ðức Mẹ La Vang và sốt sắng cầu nguyện cho Giáo hội và dân tộc với lời kinh mà ông bà ta đã đọc ngày xưa:

Lậy ơn Ðức Mẹ La Vang

Xin nghe con mọn thở than mấy lời

Mẹ là Mẹ thật Chúa Trời

Mà Mẹ cũng thật mẹ loài người ta

Cúi xin xuống phước hà sa

Ðoái xem con cái thiết tha khẩn cầu

Này con quỳ gối cúi đầu

Trước bàn thờ Mẹ, xiết bao ước nguyền

Cho con một dạ kính tin

Kính thờ một Chúa hết tình thảo ngay

Rày con dâng tấm lòng này

Một niềm mến Mẹ từ này về sau

Lòng con rày chỉ ước ao

Chết trong tay Mẹ, phước nào lớn hơn

Lậy xin Ðức Mẹ xuống ơn

Giữ gìn cha mẹ nhà con yên hàn

Xin cho nước trị dân an

Nơi nơi nghe tiếng Phúc âm giảng truyền

Những người nghèo khổ tật nguyền

Cầu liền đặng đã, xin liền đặng vui.

Dập dìu kẻ tới người lui

Trong Nam ngoài Bắc mọi người giáo lương

Nay con từ biệt thánh đường

Thân tuy cách đó, dạ thường đến đây

Chốn này, ngày này, hội này

Lòng này ghi tạc dám sai đá vàng

Lậy ơn Ðức Mẹ La Vang

Xin nghe con mọn thở than mấy lời.

Với tâm hồn tràn ngập tin tưởng ở tương lai, với lòng tín thác vô bờ bến vào Ðức Mẹ La Vang và các Thánh Tử đạo Việt Nam, con xin trân trọng kính chào, cám ơn các đấng các bậc và toàn thể Cộng đồng Dân Chúa quốc nội và quốc ngoại.

(Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Cuối cùng, là phần trình bày về Giáo Hội Nam hàn, Giáo Hội Pháp và Giáo Hội Hoa Kỳ.

Giáo Hội tại Nam hàn:

Nam Hàn là quốc gia có tỉ lệ người lớn chịu phép Thánh tẩy cao nhất trên thế giới.

Nam Hàn là quốc gia có đông người công giáo đứng hàng thứ ba tại Á Châu, sau Philippines và Ấn Ðộ, và cũng là nơi tỉ lệ người lớn rửa tội chiếm cao nhất trên thế giới.

Mỗi năm có khoảng 150 ngàn người lớn được rửa tội tại Nam Hàn. Sau chuyến viếng thăm đầu tiên của ÐTC Gioan Phaolô II tại nước này vào năm 1984, số người công giáo tại đây gia tăng đáng kể. Tỉ lệ người công giáo tại Nam Hàn hiện giờ là 8,3%, tương đương với 3 triệu 950 ngàn người trong tổng số 46 triệu dân.

Hiện nay có 7 linh mục Nam Hàn đang coi các giáo xứ bên Pháp. Giáo hội công giáo Nam Hàn cũng là một xúc tác trong tiến trình hòa giải giữa Nam và Bắc Hàn. Tổng thống Kim Dae-jung, được tặng giải Nobel Hòa Bình năm ngoái (2000) và là một người tranh đấu cho nền dân chủ tại Nam Hàn, là tín hữu công giáo đầu tiên làm tổng thống Nam Hàn. Chính ông cũng là người mở cuộc thương thuyết hòa bình đầu tiên với ông Kim Jong Il, lãnh tụ Bắc Hàn, vào tháng 6 năm ngoái (2000).

Công cuộc truyền giáo tại Ðại Hàn bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ 18 sau khi một số nhà trí thức Khổng Giáo đã quyết định theo đạo sau khi đọc cuốn thánh kinh do một số người công giáo từ Bắc Kinh mang tới. Ðức cố Giáo Hoàng Gregory XVI đã thiết lập một đại diện Tông Tòa (Apostolic Vicariate) tại Ðại Hàn vào năm 1831. Năm 1884, sau nhiều thập niên bị bách hại dữ dội với phân nửa số người công giáo bị sát hại vì đức tin, người công giáo được quyền tự do thờ phương theo đức tin của họ. Các nhà truyền giáo được phép trở lại nước này vào năm 1875. Một cuộc bách hại công giáo thứ hai diễn ra từ năm 1973 đến năm 1979 dưới chính thể cai trị độc tài.

Hiện tại giáo hội công giáo Nam Hàn có 2,927 linh mục, 1,715 đại chủng sinh, 1,170 tu huynh, 8,551 nữ tu, 12,243 giáo lý viên, 420 nhà truyền giáo người nước ngoài và 420 giáo xứ trên toàn nước.

Giáo Hội Pháp:

Hàng ngàn người Pháp đang được chuẩn bị để trở lại Giáo Hội Công Giáo ? một hiện tượng lạ chưa từng được nghe ở Pháp trong thập niên trước. Theo tin của Ðức Giám Mục André Dupleix, giám đốc giáo lý toàn quốc cho biết thì có khoảng 8,934 người Pháp lớn tuổi đang chuẩn bị để nhận phép Thánh tẩy gia nhập Giáo Hội. Ðức Cha nói 72% những người này đến từ đủ mọi thành phần trong xã hội và họ là những người không "tôn giáo".Ngài nói 59% ở trong tuổi từ 25 đến 40; 25% ở trong tuổi từ 18 đến 24; và 16% trên 40 tuổi.Trong tổng số trên, có 2,315 người được chuẩn bị để được rữa tội năm nay. Rất nhiều người trong số trên sẽ nhận được Bí tích Thánh Tẩy trong đêm Vọng Phục Sinh tuần tới.

Ðức Giám mục Dupleix lưu ý là việc rửa tội những người lớn được coi là dấu hiệu của hy vọng, vào thời điểm Giáo Hội Công Giáo Pháp đang ở trong giai đoạn suy thoái "khủng hoảng, căng thẳng và xuống cấp trong đời sống đạo?" Theo thống kê hàng năm của Giáo hội, có khoảng 80% người Pháp là Công Giáo.

Giáo Hội Hoa Kỳ:

Ðêm Canh thức Vượt Qua năm nay, đánh dấu một bước ngoặc lớn cho cả vạn người Hoa Kỳ trong đời sống đức tin.

Con số thu thập nếu tính trên toàn Giáo Phận có khoảng 50,000 người dự tòng và thỉnh sinh trong năm 1999 và năm 2000 khoảng 58,000 người.

Nếu con số tổng cộng thật chính xác sẽ có khoảng 70,000 người Hoa Kỳ gia nhập đạo Công Giáo trong năm nay.

Sau khi nghe linh mục hạt trưởng trình bày một số thông tin thời sựu về Giáo Hội qua những tài liệu được truy cập từ các mạng lưới thông tin hoàn cầu, cộng đoàn hành hương canh thức được chuẩn bị lãnh phép bí tích Hòa Giải, và nghỉ đêm dưới chân Mẹ La Vang, đợi ngày mai, đầu tháng Mẹ, tháng Hoa, sẽ dâng hoa mừng Mẹ và tham dự thánh lễ hành hương lúc 07g do ÐTGM Huế chủ tế.

(Tường thuật từ Linh Ðịa La Vang, lúc 20g ngày 30.4.2001 - Linh mục Nguyễn Vinh Gioang)


Back to Radio Veritas Asia Home Page