"Trọng kính Ðức
Tổng Giám Mục,
Trọng kính Ðức
viện phụ
Kính thư cha Ðại diện,
Quý cha quản hạt, Quý Bề Trên
và tu sĩ nam nữ
Kính thư Quý quan khách
Kính thưa Cha Cố Vấn
Phi Khanh
Quý Chị Tổng Phụ
trách, cùng toàn thể quý chị
em trong Ðại gia đình Mến Thánh
Giá thân yêu.
Theo sự phân công
của Cha Cố Vấn và Quý Chị
trong nhóm "Nghiên Cứu Linh Ðạo
Mến Thánh Giá", con xin được
trình bày đôi nét về sự
hình thành quyển Hiến Chương và
quá trình sinh hoạt cũng như những
thành quả khiêm tốn của Nhóm
Nghiên Cứu Linh Ðạo Mến Thánh
Giá thu lượm được, sau
15 năm trở về nguồn.
Với biến cố 1975, mọi việc được xếp lại, tưởng chừng như chấm dứt; nhưng Chúa Thánh Thần là luồng gió, muốn thổi đâu thì thổi (x. Ga 3,8). Mỗi Hội Dòng, tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cho phép, đã âm thầm mò mẫm tìm hướng sống đời tu và sứ vụ tông đồ của Hội Dòng mình với lòng luôn thao thức thực hiện việc canh tân pháp chế, nhất là từ khi Bộ Giáo Luật 1983 và các Tông thư, các văn kiện liên quan tới đời sống Tu trì ra đời. Ðồng cảm với con cái, Ðức Cố Tổng Giám Mục Phaolô nhiều lần tâm sự: "Tôi luôn cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần gửi tới cho tôi một Linh mục say mê nghiên cứu và có lòng thương mến Ðức Cha Lambert để giúp tôi cho bảy Hội Dòng Mến Thánh Giá tìm hiểu Ðấng Sáng lập, canh tân luật tu trong hướng trở về nguồn". Trong lúc đó, vào năm 1985. Cha Phi Khanh như được thúc bách bởi tâm tình yêu mến Giáo Hội Mẹ Việt Nam và sự quan tâm đặc biệt đối với Dòng Mến Thánh Giá, đã viết một bức thư cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, nhưng dựa theo lời khuyên của hai Ðức Giám mục, ngài chưa gửi lá thư đi. Trong đó ngài nhận định rằng: "Dòng Mến Thánh Giá là khí cụ tông đồ Chúa trao cho Giáo hội Việt Nam từ hơn 3 thế kỷ... nhưng không được ai giúp đỡ trong cuộc trở về nguồn, canh tân pháp chế, nhất là thống nhất tinh thần giữa các Hội Dòng Mến Thánh Giá, theo kiểu nói của Ðại Hội Tam bách Chu Niên, nghĩa là trình bày một cách thống nhất "tư tưởng và ý định của Ðấng Sáng Lập về bản chất, mục đích, tinh thần và đặc tính" của Dòng Mến Thánh Giá (x. Gl 578); nói theo kiểu quen thuộc ngày nay, đó là trình bày một cách thống nhất Linh Ðạo của Ðức Cha Lambert và của Dòng Mến Thánh Giá. Lá thư ấy, không thấu đạt tới Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam mà tới Ðức Cố Tổng Giám Mục Phaolô, do một cơ duyên kỳ ngộ được Thiên Chúa an bài. Ðức Cha hân hoan cảm nhận, như Ngài tâm sự sau này rằng: "Chúa đã gửi Cha Phi Khanh đến cho tôi, đúng như lòng tôi ước nguyện". Với sự đồng ý của Cha Giám Tỉnh dòng Phan Sinh, Ngài chính thức yêu cầu cha Phi Khanh giúp đỡ bảy Hội Dòng Mến Thánh Giá của Tổng Giáo phận.
Từ đó Nhóm Nghiên Cứu Linh Ðạo Mến Thánh Giá được hình thành. Buổi họp đầu tiên diễn ra tại nhà Ðức Tổng ngày 25-08-1985, dưới sự che chở của Ngài, Ngài tha thiết ước ao các Hội Dòng Mến Thánh Giá trong Tổng Giáo phận của Ngài sớm có một luật sống chung, để canh tân nếp sống tu trì. Sự hiện diện của Cha Phi Khanh trong nhóm được Ðức Cố Tổng Giám Mục định vị là Cố Vấn. Các thành viên trong nhóm gồm Cha Cố Vấn Phi Khanh và 14 chị em trong 7 Hội Dòng thành phố, thường là chị Tổng phụ trách và chị thư ký. Ban chỉ đạo gồm có Cha Cố Vấn, Chị Tổng Phụ trách Chợ Quán, Chị Tổng Phụ trách Gò Vấp, Chị Tổng Phụ trách Thủ Thiêm.
SINH HOẠT CỦA NHÓM VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUYỂN HIẾN CHƯƠNG.
Sau khi thành lập, Nhóm khẩn trương bắt tay vào việc ngay, qua các giai đoạn;
1. Giai đoạn 1: Nghiên Cứu Bút tích, soạn Tiểu Sử Ðấng Sáng Lập và Linh Ðạo Lâm Bích (1985-1987).
Ðầu tiên nhóm sưu tập tài liệu, phiên dịch các bút tích của Ðấng Sáng lập với sự cộng tác của học giả Phạm Ðình Khiêm. Các đợt làm việc thường là một tuần hoặc 10 ngày. Mỗi năm khoảng 3 hay 4 đợt, tuỳ tình trạng sức khoẻ và công việc của Cha Cố Vấn được sắp xếp với anh em trong Dòng.
Kết quả, khoảng giữa năm 1987, Nhóm đã soạn được tập Tiểu Sử kèm với 8 bút tích, tất cả được sưu tầm từ các sử liệu của hai Linh mục sử gia Adrien Launay và Cha Jean Guennou thuộc Hội Thừa Sai Paris.
Dựa trên Tiểu Sử và số bút tích đó, Cha Cố vấn hướng dẫn chị em học tập, suy niệm và soạn ra tập Linh Ðạo Lâm Bích tức là Linh Ðạo Mến Thánh Giá. Tập này gồm ba phần chính:
1. Ðức Cha Lambert trong bối cảnh lịch sử Nước Pháp và Giáo Hội Pháp thế kỷ 17.
2. Ba Chiều Kích lớn của Linh Ðạo Lâm Bích : Chiêm niệm, khổ chế và tông đồ.
3. Sự nghiệp của Ðức Cha Lambert và chân tính Dòng Mến Thánh Giá.
2. Giai đoạn 2: Soạn thảo Hiến Chương (1987-1990)
Từ những chất liệu di sản tinh thần của Ðấng sáng lập được sưu tầm và tổng hợp lại như trên, cộng với hai nguồn tài liệu khác là Kinh Thánh và Giáo huấn của Giáo hội, đặc biệt bộ Giáo luật mới, Cha Cố vấn giúp chị em soạn nháp Bản Dự Thảo Hiến Chương. Lúc này có sự tham gia tích cực của nhiều Hội Dòng ngoài thành phố, đặc biệt MTG Huế - MTG Cái Nhum - MTG Phan Thiết. Chị em cùng với Nhóm học tập, góp ý cho bản văn hoàn chỉnh. Ngoài ra, Bản Dự Thảo Hiến Chương còn được sự góp ý của nhiều chuyên viên, Quý Ðức Cha, quý Bề Trên, linh mục, Tu sĩ, và giáo dân.
Khoảng tháng 9 năm 1989, Nhóm hoàn thành văn bản, và đệ trình Ðức Cố Tổng Giám mục Phaolô, Ngài vui mừng chỉ thị cho Bảy Hội Dòng cử hành Tổng Tu nghị bất thường thông qua dự Thảo Hiến Chương, trong tháng 11-12/1989, Bảy Chị Tổng Phụ trách đệ trình lên Ðức Tổng văn bản Hiến Chương đã được các Tổng Tu Nghị biểu quyết chấp nhận. Trước khi phê chuẩn, Ðức Tổng còn gửi văn bản Hiến Chương cho các Ðức Cha giáo phận nơi có các cộng đoàn của Bảy Hội Dòng hiện diện, để xin ý kiến.
Ngày 27-02-1990, Áp lễ Tro, ngày lịch sử, kỷ niệm 320 năm thành lập dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Ðức Cố Tổng Giám Mục Phaolô đã long trọng ban nghị định phê chuẩn Hiến Chương chung cho 7 Hội Dòng Mến Thánh Giá Thành phố, để thử nghiệm trong 4 năm (gia hạn cho đến nay là 10 năm). Và chị Tổng Phụ trách từng Hội Dòng phê chuẩn Nội quy riêng, đồng thời ban hành Hiến Chương và Nội quy vào dịp lễ Thánh Giuse 19-03 tiếp đó.
Hiến Chương chứa đựng những yếu tố Linh đạo và Pháp lý được sắp xếp rõ rệt theo đúng quan điểm của Vat. II với các nét riêng như sau:
Dành vị trí ưu tiên và trọng tâm cho Mầu Nhiệm Thập Giá với 4 chiều kích hướng về: Ba ngôi - Gia đình Nazareth - Giáo hội và cởi mở thích ứng hội nhập văn hóa. Tất cả đều mang nét nhấn đặc sắc của Ðấng Sáng Lập.
3. Giai đoạn 3: 1990-1993
Từ sau ngày phê chuẩn Hiến Chương hàng năm, Nhóm tổ chức một hoặc hai khoá bồi dưỡng, từ 5 đến 10 ngày dành cho các Ban Phục Vụ Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá từ Bắc chí Nam, giúp chị em học tập đời tu, thấu hiểu tinh thần Dòng và sống liên kết càng ngày càng chặt chẽ. Những khóa học tập như vậy đã trở thành truyền thống hằng năm, nhằm giúp chị em củng cố nội lực.
Trong giai đoạn này, Nhóm thực hiện được những tiểu phẩm sau đây:
Soạn quyển Nghi thức Dòng Mến Thánh Giá (1991).
Soạn quyển Giải thích phần Linh đạo của Hiến Chương (1993).
Soạn Quy chế Mến Thánh Giá tại thế (1995), với ước mong làm sống lại một trợ lực tông đồ có ý nghĩa cho Giáo hội từ phía các giáo dân, như thời Ðức Cha Lambert.
Ðó là sinh hoạt
của Nhóm trong 8 năm dưới thời
Ðức Cố Tổng Giám Mục Phaolô.
Năm 1997-1998: Nhóm nhuận đính và bổ sung quyển Tiểu sử Ðấng Sáng Lập.
Chuyển dịch thêm 8 bút tích mới, đặc biệt các bút tích quí giá bằng La ngữ do chính Ðức Cha Lambert biên soạn hay các vị thư ký của Ngài ghi lại, nhưng mang chữ ký của Ngài, trong đó có 2 bản luật ban đầu là:
* Luật Dòng Nữ Mến Thánh Giá,
* Luật Dòng Mến Thánh Giá Tại thé (được lưu trữ tại văn khố Thánh Bộ Truyền giáo, trong tập hồ sơ phúc trình về sinh hoạt truyền giáo ở Ðông Á của Ðức Cha Lambet, vị đại diện Tông Toà miền Ðàng Trong, tháng 10 năm 1670.
Ðức Cha Giám Quản Nicolas gia hạn cho 7 Hội Dòng phép thử nghiệm Hiến Chương đã được phê chuẩn năm 1990.
Ngài rất trân trọng công việc canh tân pháp chế của 7 Hội Dòng Mến Thánh Giá. Nhiều lần Ngài thăm hỏi, khích lệ, chúc lành. Với thái độ trân trọng nhưng pha chút bùi ngùi thương tiếc khi nói về Ðức Cố Tổng Phaolô: "Nếu kể những công trình Ðức Cố Tổng Giám Mục Phaolô cống hiến cho Giáo hội, thì việc canh tân này thật to lớn, nhưng tiếc thay chưa được mấy ai biết đến!"
Chính Ðức Cha
Giám Quản đã thực hiện hồ
sơ hợp thức hóa theo ý Toà
Thánh cho 5 Hội Dòng, gốc bắc di
cư vào Nam năm 1954. Ngày 29.06.1995, nhằm
lễ hai thánh Phêrô và Phaolô
tông đồ, 5 Hội Dòng này được
chính thức công nhận thuộc Tổng
Giáo phận Thành phố Sài Gòn,
trong đó, có bốn được
đổi tên thành: Mến Thánh Giá
Gò Vấp; Mến Thánh Giá Thủ
Ðức và Mến Thánh Giá
Khiết Tâm. Mến Thánh Giá Tân
Lập việc hợp thức hóa này
khẳng định rõ: bản chất của
Dòng Mến Thánh Giá là Dòng
giáo phận.
Năm 1998: Tập Tiểu Sử Ðức Cha Lambert được tái bản với 16 bút tích được nhuận đính và sắp xấp theo thứ tự thời gian. Trong hai năm 1998-1999. Nhóm soạn thảo tại lại và bổ sung quyển Hiến Chương năm 1990, sau khi đã lắng nghe và tiếp thu rất nhiều góp ý xây dựng từ Quý Ðức Cha, Quý Cha, Quý Bề Trên và tu sĩ, các chuyên viên và bạn hữu.
Ðáng kể nhất là đợt làm việc của Nhóm vào tháng 11 năm 1998 tại Ðà Lạt, và sau đó là những tháng ngày miệt mài kế tiếp tại Toà Tổng Giám Mục, đặc biệt dịp bồi dưỡng Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá hạ tầng tháng 8/1999, có khoảng 200 chị em trong 22/23 Hội Dòng, với sự góp mặt của một số chị em Mến Thánh Giá Huế, Phát Diệm, Thanh hóa, Qui Nhơn từ hải ngoại về. Toàn thể chị em đã chung sức, chung lòng, dành thời giờ cho việc tu chỉnh Hiến Chương. Tiếp theo là các đợt làm việc khẩn trương của nhóm linh đạo Mến Thánh Giá... Trung tuần tháng 10/1999, mọi việc xem như hoàn chỉnh, Bản Dự Thảo Hiến chương cuối cùng đã lên khuôn. Việc tu chỉnh khá công phu và dài lâu như trong bảng trưng bày quá trình hình thành quyển Hiến Chương ghi nhận, xin được kính mời quí vị thưởng lãm.
Ngày 20 tháng 9 năm 1999, Ðức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita gửi văn thư chỉ thị cho 7 chị Tổng Phụ trách triệu tập Tổng Tu Nghị ngoại thường, để thông qua Dự Thảo Hiến Chương chung và làm Nội quy riêng cho từng Hội Dòng, hầu kịp phê chuẩn vĩnh viễn. Trong tháng 11 năm 1999, 7 Hội Dòng đã cử hành Tổng Tu Nghị và đệ trình văn bản chung kết lên cho Ngài.
Hôm nay, ngày 02 tháng 02 năm 2000, ngày thánh hiến Tu sĩ, kỷ niệm 330 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá trên đất Việt, ngày đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc canh tân luật sống cho chị em Mến Thánh Giá của Tổng Giáo phận Thành phố Sài Gòn, Ðức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita, Vị chủ chăn kế tục sự nghiệp của Ðức Cha Lambert, sẽ chính thức long trọng Phê chuẩn Hiến Chương cho 7 Hội Dòng Mến Thánh Giá có Nhà Mẹ trong Tổng Giáo phận.
Nhận thấy các nữ
tu Mến Thánh Giá có cùng một
Ðấng Sáng Lập, một tinh thần,
chung sứ vụ, phần đông các
Ðức Giám Mục giáo phận
đã ban phép cho các Hội Dòng
Mến Thánh thuộc quyền, được
nhận quyển Hiến Chương này như
luật riêng, sau khi sửa chữa ít
điều cho phù hợp. Hiện nay có
Hội Dòng Mến Thánh Giá Los Angeles
Hoa Kỳ và 19/23 Hội Dòng Mến Thánh
Giá tại Việt Nam nhận theo Hiến Chương
này.
1. Soạn quyển lịch sử Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, điều mà Nhóm ôm ấp từ lâu nhưng chưa thực hiện được.
2. Hình thành một Học viện Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá. Trong tinh thần chuẩn bị hiện đang có một lớp Bồi dưỡng Thần học Liên Hội Dòng Mến Thánh Giá, kết hợp với khối Thần học Dòng nữ của Liên Tu sĩ thành phố.
3. Lập Liên Hiệp Dòng Mến Thánh Giá, bắt đầu cho Tổng Giáo phận Thành phố Sài Gòn và khi thuận tiện cho toàn quốc.
Nhưng, những ước mơ này chỉ thành sự, khi có sự hỗ trợ của Ðức Tổng Giám mục, Quý Ðức Cha, và sự cộng tác tích cực của quý cha, quý chuyên viên, bạn hữu cũng như của quý Bề Trên và chị em trong 24 Hội Dòng Mến Thánh Giá của chúng ta rải rác trên mảnh đất chữ S từ Bắc chí Nam cũng như hải ngoại.
Trọng kính Ðức Tổng Giám Mục, Ðức Viện Phụ
Trọng kính quí Cha,
Kính thưa toàn thể quí khách,
Ðó là đôi nét chấm phá về những thành quả khiêm tốn mà nhóm đã thâu lượm được hoặc đang hình thành.
Xin ban thêm lời cầu nguyện cho Nhóm chúng con, cho Ðại gia đình Mến Thánh Giá là hoa quả đầu mùa của Giáo hội Việt Nam, cho chúng con được góp phần bé nhỏ của mình như một cách thức biểu lộ tình thương mến Giáo hội Mẹ, trong sự trân trọng công trình Cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô mà Giáo hội đang long trọng kỷ niệm ngày sinh lần thứ 2000.
Con xin chân thành cảm
ơn.