Hạ Viện Mỹ chuẩn bị điều trần
vụ Cộng Sản Việt Nam
quản chế Linh Mục Nguyễn Văn Lý

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Hạ Viện Mỹ chuẩn bị điều trần vụ Cộng Sản Việt Nam quản chế Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

 HANOI (VB) - 18/3/2001 - Trong tháng Tư năm 2001, Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện Mỹ đưa vấn đề Hà Nội quản thúc Linh Mục Nguyễn Văn Lý ra điều trần, và sẽ tăng thêm cơ nguy bác bỏ bản thương ước Việt-Mỹ. Ðó là nội dung bài viết "Sins of The Father" trên tờ Time Asia ấn bản 18/3/2001. Dưới đây là tóm lược:

 Ngay cả trong những lúc có muốn giễu, những chữ như "hung hiểm" và "phản quốc" là những chữ hiếm mà nảy ra trong óc khi muốn chụp mũ một tu sĩ. Nhưng rồi, Linh Mục Nguyễn Văn Lý không phải là một tu sĩ bình thường. Vị linh mục 53 tuổi này đã ngồi tù 9 năm, và tuần trước lại gặp rắc rối nữa. Công an đã quản chế Ngài tại Huế và bỏ tù hai người phụ tá của Ngài. Các báo nhà nước vâng lời đấu tố ngài; một nhật báo đăng hình tu sĩ tay cầm thánh giá, dưới dòng tít: lột mặt nạ tên phản bội nhân dân.

 Tại hầu hết các nước, đấu tố cay đắng như thế sẽ cho thấy cái tệ hại nhất của xì căng đan, phải là dính tới các nam thiếu niên ca đoàn. Tội của Linh Mục Lý? Chỉ là thách thức nhà nước. Tháng trước, Ngài gửi thư tới các dân biểu Mỹ thúc giục bác bỏ bản thương ước cho tới khi Cộng Sản Việt Nam chịu cho tự do tôn giáo. Hà Nội trả thù Cha Lý mau chóng, nhưng điều này có thể tạo phản lực và làm mỏng manh cơ phê chuẩn thương ước. Các vị dân biểu trong Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện Hoa Kỳ đã cam kết đưa chuyện này ra điều trần, có thể sớm là tháng tư năm 2001. Hành vi đấu tố Cha Lý - vài tuần sau màn khám xét thân thể Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và màn nhà nước đàn áp cuộc biểu tình Tây Nguyên của hầu hết người Tin Lành thiểu số - trông có vẻ như Hà Nội đang bịt mũi giễu cợt các nhà quan tâm nhân quyền Hoa Kỳ. Dân Biểu Dana Rohrabacher, một vị Cộng Hòa vùng Quận Cam, California, trong ủy ban, đã cam kết ngăn chận phê chuẩn thương ước, "Thấy rõ là [Hà Nội] đang coi thường lộ liễu - cả Hoa Kỳ và các giá trị nhân quyền."

 Nếu vấn đề tôn giáo gây ầm ĩ tại Washington, thì lại không bao nhiêu so với ở Việt Nam. Theo hầu hết các bản tin, Việt Nam đang tình trạng hồi phục niềm tin tôn giáo. Các lễ hội Phật Giáo vẫn thường xuyên lễ lạc khắp nước. Và Công Giáo mỗi năm vẫn hành hương nơi Ðức Mẹ đã xuất hiện [La Vang]. Năm 2000, 200,000 trong tổng số 5 triệu tín hữu Công Giaó đã dự lễ này. Hệt như Trung Quốc, Cộng Sản Việt Nam cho sinh hoạt tôn giáo trong các nhà thờ được nhà nước kiểm soát, nhưng nhà nước lo sợ về việc lan rộng các giaó phái bất phục [nhà nước]. Tổ chức Freedom House mới đây phổ biến tài liệu "tối mật" cho là sắc lệnh đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm đàn áp Tin Lành (Evangelical, các giáo hội thuộc khuynh hướng truyền giảng Phúc Âm), một tôn giáo ít tín đồ nhất nước nhưng lại tăng tốc lanh mau nhất. Một tài liệu, "Vấn Ðề Kẻ Thù Lợi Dụng Tôn Giáo," mô tả âm mưu 'đế quốc Mỹ' muốn rủ các sắc tộc thiểu số vào đạo Tin Lành và khuyến khích họ lật đổ nhà nước.

 Hà Nội vẫn nói rằng tất cả các công dân có quyền tôn giáo, và chỉ vào hàng triệu người đang thờ phượng. Phan Thị Lan Hương là 1 trong đó, Bà cụ 59 tuổi này chắp tay cầu nguyện trước bàn thờ các vị Phật. Cụ là 1 trong nhóm 20,000 người mỗi ngày lên khu Chùa Hương trong mùa hành hương. Cụ nói, "Dĩ nhiên, chúng tôi tự do thờ phượng. Nhà nước không ngăn cấm - chỉ trừ những ai làm gì xấu."

 Nghịch lý vẫn xuất hiện ở trong luật Việt Nam: mọi người dân có quyền thờ phượng, nhưng "lợi dụng quyền tôn giáo" sẽ bị tới ba năm tù. Theo Zachary Abuzqa, chuyên gia về Việt Nam tại Simmonds College tại Mỹ, không phải đức tin cá nhân mà Cộng Sản Việt Nam đàn áp, nhưng viễn ảnh 1 cơ cấu toàn quốc đầy uy tín [của bất kỳ giáo hội nào] mới làm Cộng Sản Việt Nam sợ sẽ thách đố vị trí độc quyền nhà nước. Hà Nội đã bổ nhiệm các vị giám mục Công Giáo từ 1975, làm phiền Vatican, nơi mới vừa tấn phong 1 giám mục Việt Nam lên Hồng Y. Vẫn có những tu sĩ ly khai tại Việt Nam, như Cha Lý, nhưng rắc rối hơn chính là tín đồ Giaó Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nơi không chấp nhận các cố vấn nhà nước. Abuza nói, "Ðảng Cộng Sản Việt Nam xem các giáo hội như cánh tay khác của nhà nước. Bất kỳ sự đi lệch nào đều bị đối phó nghiêm ngặt."

 Nhưng không còn như trước nữa. Cha Lý có thể đã bị quản chế, nhưng Ngài không bị tù, như thời ngài vào tù năm 1983. Có dấu hiệu mềm mỏng khác. Cộng Sản Việt Nam mới công nhận các giáo hội Tin Lành trước đây bị cấm và Phật Giáo Hòa Hảo. Ðại Sứ Peterson tuần trước có về Washington vận động cho thương ước, tin là ngăn chận thương ước sẽ làm hỏng bước tiến này, "Ðiều lớn nhất chúng ta có thể làm cho nhân quyền là tăng hoạt động kinh tế."

 Riêng phần Ðảng Cộng Sản Việt Nam như dường ý thức rằng việc đàn áp tôn giáo chỉ làm tôn giáo hấp dẫn thêm. Bản văn Freedom House, ghi về chiến lược Cộng Sản Việt Nam đàn áp Tin Lành, có ghi là: "Số tín đồ tăng chậm nếu chúng ta có 1 chính sách dễ dãi, và nếu chúng ta trấn áp mạnh hơn, số tín đồ lại tăng vọt." Bây giờ thì Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã ý thức là khó đánh bại những người lên đường cho thánh chiến.
 
 


Back to Radio Veritas Asia Home Page