Tin Thành phố Sài Gòn, Việt Nam (UCAN 4 tháng 10/2000) -- Một nhóm chuyên viên của Giáo hội Việt Nam nói rằng Giáo hội Việt Nam cần đề cao các giáo xứ như những cộng đoàn yêu thương và phục vụ, và nên thành lập một nhóm nghiên cứu thần học như những phương cách để thực hiện tông huấn "Giáo hội tại châu Á " của Ðức Giáo hoàng. Nhóm làm việc tạm thời do Ðức Giám mục giáo phận Nha Trang Phaolô Nguyễn Văn Hòa đứng đầu cũng quyết định hoàn thành bản dịch chính thức tông huấn "Giáo hội tại châu Á " để sử dụng trong 25 giáo phận Việt Nam. Sau Thượng Hội đồng Giám mục Á châu năm 1998, Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công bố văn kiện hậu thượng hội đồng vào tháng 11/1999i. Ðược Hội đồng Giám mục Việt Nam ủy nhiệm, Ðức Giám mục Hòa đã triệu tập nhóm làm việc gồm sáu linh mục, sáu giáo dân và một nữ tu vào ngày 13-9-2000 tại thành phố Sài Gòn. Nhóm nói rằng cần áp dụng tầm nhìn về một Giáo hội "tham dự" do Liên Hội đồng Giám mục Á châu cổ vũ để giúp người Công giáo cảm nghiệm và chia sẻ đức tin trong môi trường yêu thương và phục vụ như trong cùng một gia đình. Nhóm cũng gợi ý nên thành lập "ngay" một nhóm nghiên cứu thần học do một giám mục đứng đầu để nghiên cứu các vấn đề lớn liên quan đến đời sống Giáo hội địa phương dưới ánh sáng văn kiện của Ðức Giáo hoàng. Nhóm được giao trách nhiệm nghiên cứu hội nhập đức tin vào nền văn hóa và đối thoại liên giáo phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, và đề ra các hướng nghiên cứu thần học, triết học, văn hóa cũng như những áp dụng về phương diện mục vụ.
Ðề cập việc
giới thiệu thông điệp của
Ðức Kitô cho tín đồ các
tôn giáo khác, các tham dự viên
tại cuộc họp nhận xét có một
khác biệt chủ yếu giữa giáo
huấn của Ðức Kitô và
giáo huấn của các vị sáng
lập những tôn giáo khác. Nhóm
chuyên viên của Giáo hội cho rằng
Ðức Giêsu Kitô nói "kẻ
không tin, thì đã bị lên án
rồi" (Ga 3: 18), còn các vị sáng
lập tôn giáo khác để cho người
ta được quyền tin hay không tin
vào những gì mà các vị
đã rao giảng. Nhóm giải thích
vì lý do này nên "việc truyền
bá tín lý" không phải là một
vấn đề thiết thân đối
với một số tôn giáo Ðông
phương khác. Về điểm này,
nhóm lưu ý một kiểu "chủ nghĩa
đế quốc tôn giáo" mà một
số vị sáng lập các tôn giáo
khác từng e sợ. Một tham dự
viên nêu câu hỏi: "Một cha xứ
sẽ cảm thấy thế nào nếu
một nhà sư đến giáo xứ
của ngài để giảng đạo
Phật và sau đó cải đạo
tín hữu của ngài để họ
theo Phật giáo?" Tham dự viên nói
thêm người Công giáo phải
nhớ điều này khi đi truyền
giáo. Một tham dự viên khác nói:
"Khi chúng ta nói với người
khác về Ðức Kitô là
Ðấng cứu độ duy nhất,
chúng ta cần phải hiểu rõ ý
nghĩa của ơn cứu độ," và
rằng Ðức Kitô là Ðấng
cứu độ duy nhất chỉ có
thể được hiểu trong một viễn
cảnh Kitô giáo. Tham dự viên nói
rằng ơn cứu độ trong cách
hiểu của Phật giáo ngụ ý rằng
Ðức Phật cũng có thể là
một Ðấng cứu độ. Các
tham dự viên ghi nhận rằng ý hướng
của tông huấn "Giáo hội tại Á
châu" có tính cách quy nhân hơn
là quy thần vì văn kiện của
Ðức Giáo hoàng khởi đi
từ chính cuộc đời của
Chúa Giêsu với tư cách là
con người trước khi bàn đến
thần tính của Ngài theo cách nhìn
của thánh Gioan. Họ ghi nhận văn kiện
trình bày Ðức Kitô là
một trong Ba Ngôi Thiên Chúa và không
thể tách biệt khỏi Chúa Thánh
Thần. Do đó, chính Chúa Thánh
Thần, chứ không phải những
con người, là tác nhân chính
của tất cả các hoạt động
nơi Giáo hội và nơi những
người chưa nhận biết Ðức
Kitô. Nhóm làm việc cũng đề
nghị Hội đồng Giám mục thiết
lập một cơ chế để tạo điều
kiện cho mọi thành phần trong Giáo
hội tham gia, vì các vị lãnh đạo
Giáo hội thường trao đổi
về các vấn đề liên quan đến
Giáo hội chỉ giữa các ngài
với nhau tại hội nghị thường
niên của các ngài. Họ ghi nhận
đã không có các chương
trình hành động cụ thể nhằm
thực hiện các thư mục vụ của
hội đồng giám mục được
công bố sau các khóa họp. Họ
đề nghị nên mời những
người có năng lực giúp
các ủy ban của hội đồng giám
mục vì theo họ các ủy ban này
dường như hoạt động không
hiệu quả. Các tham dự viên cũng
lưu ý việc sử dụng cụm từ
"Dân Chúa," một cụm từ có
vẻ không phù hợp trong bối cảnh
Việt Nam. Họ nói rằng cụm từ
này có thể khiến người
ngoài Kitô giáo hiểu lầm người
Công giáo muốn tự tách ra thành
một dân riêng biệt trong lòng dân
tộc. Họ cũng cho rằng cần chỉnh
sửa lại nhiều sách kinh cũ vì
giới trẻ Công giáo ngày nay
không thích đọc kinh với ngôn
từ đã lạc hậu mà họ
không hiểu.