Trong bài thời sự trước, chúng tôi đã nói về cuộc hành hương quốc gia vĩ đại của Giáo hội Slovak đến Roma, sau khi đã kính viếng các nơi thánh tại Thánh địa. Trong số hơn 5 ngàn người tham dự, có Tổng thống cộng hòa Slovak, ông Rudolf Schuster, cựu đảng viên cộng sản trở lại. Ông và nhiều nhân vật chính trị trong Chính phủ và Quốc hội (trong số này có nhiều cựu đảng viên cộng sản) đã tham dự cuộc hành hương Thánh địa và Roma. Tại Roma, phái đoàn đã được ÐTC tiếp trong thính đường Phaolô VI ,hôm thứ Ba 15.2.2000. Trong diễn văn chào mừng ÐTC, tổng thống Schuster mời ngài viếng thăm Slovak lần nữa; thật ra, ÐTC đã viếng thăm Slovak hai lần rồi: vào năm 1990 và năm 1995).
Trong bài nầy, chúng tôi xin nhắc đến cách riêng một vị hành hương khác đặc biệt, đó là ÐHY Jan Chryzostom Korec, Giám mục giáo phận Nitra, giáo phận đầu tiên của Slovak, được thành lập năm 880. Trong dịp hành hương Roma, ÐHY đã dành cho Nhật Báo Quan Sát Viên Roma (L?Osservatore Romano) số phát hành ngày 16.2.2000, một bài nói chuyện dài.
ÐHY Korec mở đầu bài nói chuyện như sau:
Họ đã loại trừ chúng tôi, bỏ tù và sát hại nữa. Nhưng họ đã không thành công trong việc xóa bỏ sự trung thành của các người công giáo Slovak với Phêrô. ÐHY nói tiếp: Ðây là lần thứ nhất trong lịch sử, các người công giáo Slovak đã có thể thực hiện cuộc hành hương Roma, để cùng nhau sống sống Năm Thánh, mà không gặp các vấn đề về thị thực trên giấy Thông hành hoặc khó khăn với công an Nhà nước.
Năm 1975, chính phủ cộng sản tìm mọi cách để bưng bít các tin tức về việc Ðức Phaolô VI công bố mở Năm Toàn xá. Chỉ có một số rất ít người biết có Năm Thánh. Năm 1983 (Năm Thánh kỷ niệm 1950 Ơn Cứu chuôïc) do Ðức Gioan Phaolô II công bố, một nhóm nho nhỏ hành hương có thể đến Roma, dĩ nhiên với nhiều nguy hiểm, nhất là sau khi trở về. Năm 2000 đây, có tới 5 ngàn người hành hương đến Roma cách dễ dàng, do các Giám muc trong nước hướng dẫn. Lại có cả Tổng thống Cộng hòa Slovak nữa. Ðây là dấu hiệu của lịch sử: có sự thay đổi sâu xa.
Trở lại những năm sống dưới chế độ cộng sản, ÐHY nói: Họ muốn các người công giáo Slovak tách lìa khỏi Phêrô; nhưng giờ đây, trong những ngày này, các ngưòi công giáo Slovak đang ở trong nhà của Phêrô, để lặp lại lòng trung thành mà họ đã giữ vững được, cả trong những lúc phảûi trả bằng giá máu. Chúng tôi không thể sống mà không có Phêrô; trong những năm bách hại, Phêrô đã luôn luôn là hy vọng của chúng tôi. Chúng tôi yêu mến Phêrô như chính chúng tôi vậy, còn hơn cả bản thân chúng tôi nữa. Ðây là sức mạnh của chúng tôi. Chúng tôi yêu mến Phêrô và chúng tôi đã yêu mến Phêrô nơi con người của Ðức Pio XII, Giovanni XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô đệ nhất và Giovanni Phaolô đệ nhị.
ÐHY Korec sinh năm 1924, thụ phong linh mục năm 1950. Ngày 24 tháng 8 năm 1951, ngài được tấn phong giám mục "lén lút" lúc mới có 27 tuổi và sau khi đã thụ phong linh mục được 10 tháng. Ngài là vị giám mục trẻ nhất trên thế giới. Sau nhiều năm tù đầy và quản thúc tại gia, tháng 2 năm 1990, sau khi chế độ cộng sản Liên xô tan rã, ÐTC bổ nhiệm làm Giám mục Nitra, tòa của Thánh Methodio trước đây, và ngày 28 tháng 6 năm 1991, tôn phong làm Hồng Y.
ÐHY Korec đãõ biết rõ những vụ án giả tạo và đã có kinh nghiệm đau đớn trong nhiều năm tại nhà tù. Không bao giờ ngài để mất đức tin và hy vọng. Hiện nay, dù 76 tuổi, ngài vẫn giữ được tính hài hước, vui vẻ. Với nụ cuời, ngài thuật lại những vụ mưu sát ghê sợ đối với ngài, như sau: "Một lần công an cộng sản làm hư thắng xe của tôi. Với hành động lén lút này, họ chủ ý sát hại tôi bằng việc tạo nên một tai nạn xe hơi, để tránh khỏi dự luận chính họ trực tiếp sát hại. Tôi không hiểu sao đã thoát cạm bẫy này. Chúa biết rõ ràng. Chúng ta hết thảy ở trong tay Người. Biết bao lần, đáng lẽ tôi đã phải chết, nhưng bất chợp, tôi đã thoát. Chúng ta ở trong tay Chúa. Chúng ta mắc nợ với chính Chúa mà thôi và vì thế chúng ta phải cố gắng tuân theo thánh ý Người với xác tín này là không bao giờ, không bao giờ, và tôi xin nhắn mạnh, không bao giờ Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta.
Nói đến cuộc hành hương Năm Thánh của quốc gia Slovak, với nhiều cảm động, ÐHY Korec nhấn mạnh rằng: Mục tiêu chính yếu của cuộc hành hương là hòa giải với Thiên Chúa và với nhau trong xã hội. Thứ hai 13.2.2000, chúng tôi cầu nguyện cho ý chỉ này tại Ðền thờ Thánh Gioan Lateranô và Thánh Clementê (nơi có mộ thánh Cirillo) và thứ Ba 14.2.2000 tại Ðền thờ Ðức Bà Cả. ÐHY nói tiếp: Chúng tôi đang sống Ðại Toàn xá, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ được 10 năm. Chế độ này đã bách hại Giáo hội và tuyên truyền thuyết vô thần trong 40 năm. Nhưng người dân chúng tôi trong suốt thời gian này vẫn trung thành với Giáo hội, cả khi phải trả bằng giá về rất nhiều hy sinh và bằng giá máu nữa, bằng cách lướt thắng mọi sợ hãi và nguy hiểm. Ðiều này minh chứng rằng: Giáo hội là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Giáo hội là một hiệp thông sống động, luôn luôn hiệp thông với Chúa Kitô. Ðây là một ngạc nhiên đối với mọi người, cách riêng cho chúng tôi các giám mục, khi khám phá thấy trong cuộc kiểm tra số dân năm 1990, có tới 3 triệu rưởi trong 5 triệu dân cư tuyên bố mình là người công giáo. Chúng tôi đã thoát ra khỏi chế độ cộng sản, một chế dộ đã có một chương trình vô thần hóa từ lớp mẫu giáo đến đại học, một chế độ đã bách hại các linh mục và giáo dân dấn thân trong Giáo hội, đã tịch thu tài sản Giáo hội và trên thực tế đã bãi bỏ các Dòng Tu nam, nữ. Chúng tôi đã chịu một cuộc bách hại dữ dội Họ tìm mọi cách ngăn trở các linh mục cử hành thánh lễ. Chúng tôi phải cử hành lén lút. Ðây là những sự việc đã xẩy ra tại Slovak công giáo, như cuộc kiểm ra số dân minh chứng. Ðây là những sự việc đã xẩy ra tại Slovak, nơi đây đã có nhà thờ đầu tiên được Ðức TGM giáo phận Salzburg (bên nước Áo) thánh hiến năm 829, trong lãnh thổ của giáo phận Nitra chúng tôi. Ðây là sự phi lý của chế dộ cộng sản vô thần. Họ đã tìm mọi cách để xóa bỏ lịch sử của dân tộc, của dân tộc mà họ tuyên bố là những người bênh vực. Làm sao lại có thể cản trở việc tuyên xưng đức tin trong một miền đất công giáo từ hơn một ngàn năm nay?
Nhớ lại bao anh chị em công giáo đã bị bách hại trong những năm đầy đau khổ kia, ÐHY không cầm nổi nước mắt. Ngài nói với nhiều xúc động: Biết bao anh chị em tôi đã bị giết trước mắt tôi. Biết bao người công giáo đã bị lên án bất công và bị tước lột mọi quyền căn bản của họ. Tôi làm việc trong các xưởng 25 năm, không tiết lộ mình là giám mục.Tôi đã làm người canh gác ban đêm, làm người khuân vác. Tôi đã bị giam tù 12 năm. Trong năm 1960, tôi chắc chắn rằng trong tù của tôi có tới sáu giám mục và ít ra 200 linh mục bị giam. Có thể các vị này chịu khổ hơn tôi và nhiều vị đã chết trong tù. Dù vậy, Giáo hội Slovak vẫn luôn luôn sống. Giáo hội tại Slovak đã sống trong những hang toại đạo của thời nay. ÐHY tiết lộ: Chúng tôi đã có nhà in "lén lút" trong hầm. Chúng tôi đã gặp nhau lén lút tại các miền núi, giữa những rừng rậm, trong những nơi hẻo lánh nhất. Công an mật lùng bắt chúng tôi. Trong suốt bẩy năm tôi biết họ đặt máy ghi âm trong nhà tôi. Tôi không thể nói gì được. Các hang toại đạo luôn luôn có mặt trong đời sống Giáo hội, từ các thế kỷ đầu cho tới ngày nay. Chúng tôi hiệp nhất với các vị tử đạo đầu tiên, chúng ta cùng đọc cũng một kinh "Lạy Cha". Nhũng ngưói bách hại Giáo hội thay đổi cách bách hại mà thôi. Tôi tin rằng, và có lẽ tôi đã có kinh nghiệm nơi bản thân, cuộc bách hại của chế độ cộng sản độc ác hơn nhiều. Người cộng sản tìm cách hủy diệt con người. Người ngoại giáo xưa kia trong các thế kỷ đầu bắt giam các tín hữu Kitô và hầu hết họ giết ngay, dù với nhiều tàn bạo. Người cộng sản hành động dữ dội hơn. Ðến đây tôi nghĩ đến ÐHY Stepinac người Croat và ÐHY Mindszenty, người Hungari. Sau khi bị bắt giam và lúc bị đưa ra tòa xử, các ngài trở nên khác hẳn đến độ chính người mẹ không thể nhận ra con mình nữa. Nhũng liều thuốc, những vụ tra tấn bằng điện... hủy diệt con người. Ðây là những cuộc tra tấn rất xảo quyệt với những phương pháp khoa học. Biết bao người đã bị xử như loài vật, chỉ vì họ là tín hữu Kitô. ÐHY nói tiếp: Nhưng lời sau cùng thuộc về Chúa mà thôi. Họ có thể bắt giam, tra tấn, đâïp đánh, giết hại nữa, nhưng sau cùng chúng ta sẽ thắng. Sức mạnh của chúng ta không phải là sức mạnh cá nhân, sức mạnh của loài người, nhưng là sức mạnh của Thiên Chúa, sức mạnh của Chúa Kitô phục sinh.
Trong những lời của ÐHY, không có sự giậïn ghét, thù oán nào đối với các người bách hại. Ngài nói: Những người lên án tôi và giết hại anh chị em tôi hầu hết đã chết rồi, nay họ đang ở trước mặt Chúa. Họ thấy thánh nhan Chúa. Ước gì họ được hưởng lòng thương xót của Người.
ÐHY giải thích thêm về tình hình Giáo hội Slovak sau những năm bị bách hại như sau: Thực ra, chúng tôi không bao giờ thất vọng cả. Chúng tôi trở lại thi hành sứ vụ của chúng tôi, khi có thể. Các Dòng Nam Nữ ra khỏi bóng tối và ngày nay có rất nhiều ơn kêu gọi. Các chủng viện cũng vậy. Trong Ðại chủng viện của tôi có 140 chủng sinh. Hằng năm tôi phong chức từ 20 đến 22 linh mục mới. Không những chúng tôi sửa lại các cơ sở chủng viện, mà còn có thể thánh hiến tới 60 nhà thờ mới nữa. Một số linh mục của chúng tôi đi truyền giáo tại các nước ngoài. Tôi nghĩ đến các Cha Dòng Ngôi Lời đi Á Châu và Phi Châu.Chúng tôi không phải là những thiên thần; chúng tôi cũng có những yếu đuối loài người. Nhưng có những dấu hiệu rõ ràng về sức sống và sự trẻ trung của Giáo hội Slovak, sau thời kỳ cộng sản vô thần. Toàn xá là cơ hội thuận tiện của việc trở lại. Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, chúng tôi quyết định dành 10 năm cho việc canh tân thiêng liêng của dân tộc chúng tôi. Ba năm sau cùng của lộ trình canh tân này đã được hòa nhịp chung với Giáo hội hoàn cầu, như việc chuẩn bị gần cho Ðại Toàn xá, theo chỉ dẫn của ÐTC Gioan Phaolô II. Ðây là ba năm của rất nhiều sáng kiến thiêng liêng trong các giáo phận chúng tôi, nhất là tại các giáo xứ. Chúng tôi liên hệ các trẻ em, các thanh niên, các gia đình. Các sáng kiến đơn sơ, nhưng cụ thể. Thí dụ, trong dịp Lễ Giáng sinh, các trẻ em đi quyên tiền để giúp các trẻ em tại Somalia. Ðây là những chương trình trước kia không thể làm được. Ngày nay với sự ủng hộ và giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và xã hội, chúng tôi đã tổ chức một năm dành cho văn hóa. ÐHY từ giã phái viên của L'Osservatore Romano "bằng một cái bắt tay thật mạnh và thật chặt, rồi giơ lên cao. Ngài nói: "Chúng ta hết thảy phải mạnh mẽ, để sự thật không bị xuyên tạc. Không bao giờ được đầu hàng, nếu quyền lợi Giáo hội Chúa Kitô bị vi phạm, hoặc lúc phải bênh vực Phêrô".
Ðó là những
tâm tình của ÐHY Korec, được
báo Quan Sát Viên, ghi lại.