Philippines (Manila) - (AFP 15/1/2001) - Thứ hai 15/1/2001, ÐTGM Orlando Quevedo, chủ tịch HÐGM Philippines, cảnh cáo rằng, Philippines sẽ trở thành một quốc gia không thể cai trị được nếu tổng thống Joseph Estrada được thượng viện tuyên bố trắng án mặc dù có nhiều bằng chứng hiển nhiên cho thấy nạn tham nhũng nghiêm trọng nơi chính tổng thống Estrada cũng như trong chính phủ của ông.
Ðược các ký giả hỏi về viễn ảnh cuộc luận tội tổng thống Estrada tại thượng viện, ÐTGM Quevedo trả lời như sau: "Việc ông Estrada được trắng án là điều sẽ xảy ra. Dựa vào tiến trình cuộc luận tội hiện giờ, chúng ta thấy không có lý do nào để tin rằng ông Estrada sẽ bị kết tội. Lời khai của các nhân chứng thật vững chắc. Chúng cho thấy tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nơi chính ông Estrada. Tuy nhiên, thái độ của các thượng nghị sĩ dường như vẫn bênh vực ông Estrada vì họ thuộc đảng chính trị do ông cầm quyền. Ông vẫn nắm đủ số thượng nghị sĩ để được trắng án". Theo ÐTGM Quevedo, công chúng Philippines sẽ có những phản ứng tiêu cực phát sinh từ một thảm kịch do cho người tạo nên ở một mức độ không thể tin được. Lời nói này của ÐTGM Quevedo ám chỉ tới sự tham nhũng trầm trọng của tổng thống Estrada qua lời khai của các nhân chứng.
21 thượng nghị
sĩ là thẩm phán trong cuộc luận
tội ông Estrada dự trù sẽ bỏ
phiếu quyết định số phận chính
trị của ông Estrada vào ngày 12 tháng
2/2001. Ông Estrada bị cáo bộc về tội
tham nhũng, nhận tiền hối lộ, phản
bội lòng tin của dân chúng và
vi phạm hiến pháp. Ngay cả trước
khi cuộc luận tội ông tại thượng
viện bắt đầu, giáo hội công
giáo Philippines đã kêu gọi ông
nên từ chức vì ông không
còn uy tín luân lý để lãnh
đạo. Liên quan tới lời
tuyên bố của ÐHY Jaime Sin, TGM Manila, rằng
ÐHY sẽ phát động một cuộc
cách mạng bất bạo động, tương
tự như cuộc cách mạng dạo năm
1986, để buộc tổng thống Estrada phải
từ nhiệm trong trường hợp
ông được thượng viện
biểu quyết không có tội, ÐTGM
Quevedo trả lời các ký giả
như sau: "Nếu ông Estrada vẫn còn tại
chức sau cuộc luận tội, ông sẽ
phải đương đầu với
những cuộc xuống đường
rầm rộ của công chúng, là những
người cảm thấy rằng sự
thật đã bị phản bội. Tuy rằng
giáo hội không bao giờ ủng hộ
bạo động, nhưng giáo hội cũng
không loại bỏ điều khả thi hay
sự hợp lệ của những hành
động biểu tình ôn hòa, dưới
danh nghĩa của cái gọi là sự
bất phục tùng của dân sự".