Tin SAM PHRAN, Thái Lan (UCAN 17/1/2000)
-- Giáo hội tại nước Cộng
hòa Trung Á trẻ trung dự báo
một bước phát triển phong phú
và kêu gọi đại hội khoáng
đại Liên Hội đồng Giám
mục Á châu (FABC) gửi cán bộ
truyền giáo đến để giúp
mùa thu hoạch. Theo Ðức cha Jan Pawl
Lenga, giáo phận Karaganda, chính phủ Cadắcxtan
đã cho phép tự do tôn giáo
kể từ khi Liên Xô trước
đây sụp đổ và nước
cộng hòa tuyên bố độc lập
năm 1991. Karaganda nằm ở miền trung
Cadắcxtan, cách thủ đô Almaty khoảng
1,960 km về phía tây bắc. Nước
này có diện tích rộng hơn Tây
Âu. Ðức cha 50 tuổi, cựu giám
quản tông tòa Cadắcxtan và là
giám mục tiên khởi của Karaganda,
phát biểu tại đại hội khoáng
đại lần thứ bảy FABC ngày
12-1-2000 tại Trung tâm Ðào tạo Mục
vụ Baan Phu Waan ở Sam Phran, phía tây
Băngkok. Ðức cha cho biết Giáo
hội Cadắcxtan được thành
lập vào thế kỷ thứ ba và
đã tiếp đón nhiều nhà
thừa sai dòng Phanxicô và Ðaminh
vào thế kỷ 13. Tuy nhiên, Hồi giáo
đã ngăn chặn bước phát
triển hơn nữa. Theo ngài, hiện
nay dân số Cadắcxtan có tám triệu
người Hồi giáo dòng Sunni, gần
6,2 triệu Kitô hữu Chính thống
giáo Nga và khoảng 360,000 người
Công giáo theo nghi lễ Latinh. Ngài cho
biết trong những năm gần đây
khoảng 250 giáo xứ đã được
mở và 20 nhà thờ và
nhà nguyện được xây dựng
tại Cadắcxtan và ở bốn nước
cộng hòa nhỏ hơn ở phía
nam. Ngài nói: "Các nhà thờ
mới thu hút dân chúng. Khi người
ta nhìn thấy nhà thờ hay thánh
giá, họ vào nhà thờ và
nói chuyện với linh mục hoặc các
nữ tu. Giáo hội đang phát triển,
và việc xây nhà thờ là
quan trọng." Ðức cha Lenga cho biết năm
1990 nước cộng hòa chỉ có
16 linh mục. Hiện nay đã có 60 linh
mục và một số nữ tu tương
đương. Các linh mục gồm người
Ðức, Ý, Tây Ban Nha, một người
Mỹ, một người Hàn Quốc
và một người Mêhicô. Ðức
cha thụ phong linh mục dòng Mariani năm 1980
cho biết dân số trong nước còn
đa dạng hơn với hơn 130 nhóm
sắc tộc thiểu số. Ngài nói
Giáo hội còn có một số người
gốc Ðức và Balan, cùng người
từ nơi khác đến. Ngài
giải thích rằng nhiều người
bị đày đến Cadắcxtan trong
thời kỳ Joseph Stalin cai trị Liên
Xô nhằm cung cấp lao động rẻ
tiền cho các mỏ than và trung tâm
công nghiệp hoặc chỉ đơn thuần
là người bị cầm tù. Ngài
cho biết ngày nay nhiều thành viên
tích cực của Giáo hội là
con cái của các cựu tù nhân
vì họ không được phép
trở về nhà. Tuy nhiên, hiện nay
một số đang rời bỏ Cadắcxtan
để tìm kiếm cơ hội làm
ăn kinh tế tốt hơn tại Tây Âu,
khiến cho nhu cầu người trở
lại đạo càng cấp thiết hơn.
Ðức cha cho biết một chương
trình đào tạo tiền chủng viện
hai năm để phục vụ các nước
cộng hòa Trung Á đã khởi
sự cách nay hai năm tại Karaganda. Ngài
cho biết có 16 ứng viên đang
theo học ở đây, và bảy
người khác đang học tại Balan
và Nga. Ngài nói rằng vì Giáo
hội phát triển, "nên một số linh
mục sẽ phải thay đổi não trạng
của họ. Ngài giải thích họ không
chỉ đến để làm việc với
Giáo hội như hiện có, mà còn
phải tìm các 'con chiên lạc' chưa
phải là người Công giáo."
Ngài nói các hoạt động mục
vụ Giáo hội và nếp sống đạo
nơi người Công giáo đang
thay đổi, báo hiệu đường
hướng mới trong tương lai.
Ngài cho biết "Trước đây,
nhiều phụ nữ cao niên gọi là
'babushkas' thường tụ họp để
lần chuỗi. Họ không chia sẻ Tin mừng
nhiều. Tín đồ Tin lành chia sẻ
Tin mừng nhiều hơn và đây
là điều mà những giáo
dân mới thích hơn." Ðức
cha nói tiếng Nga với nữ tu
Maria Sumilasova làm thông ngôn, và cho biết
mới đây Giáo hội đã
triển khai những hoạt động mục
vụ mới, kể cả cung cấp bữa
ăn miễn phí và các trung tâm
phục hồi người nghiện ma túy.
Trước khi được bổ nhiệm
làm giám mục giáo phận Karaganda hồi
tháng 8 năm ngoái, năm 1991 Ðức
cha Lenga đã được cử
làm giám quản tông tòa Cadắcxtan
và vùng Trung Á thuộc Liên Xô
trước đây. Năm 1997, Tòa
Thánh thiết lập các giáo địa
tự quyền (sui juris) ở Trung Á
là Kirgyzstan, Tajikixtan, Tuốcmênixtan và
Udơbêkixtan. Tháng 6-1998, Liên Hội đồng
Giám mục Á châu đã kết
nạp các địa phận giám quản
tông tòa Cadắcxtan và Xibêria, các
giáo địa tự quyền (sui juris)
Kirgyzstan, Tajikixtan, Tuốcmênixtan và Udơbêkixtan
làm thành viên liên kết.