Theo các báo chí Do thái, thì cuộc hành hương Thánh địa của Ðức Gioan Phaolô II mỗi ngày mỗi cho thấy rõ sự phong phú về những lý do và mục tiêu của nó; mỗi ngày mỗi tỏ ra rõ ràng tính cách lớn lao, sự thành thực và giá trị của các cử chỉ biểu hiệu mà trước đây mấy ngày không ai thấy và hơn nữa không ai đã nghĩ đến. Dĩ nhiên sự quan trọng của biến cố đặc biệt này đã được cảm thấy ngay từ đầu chuyến viếng thăm và biểu lộ bằng những tít lớn trên các trang đầu của báo chí xuất bản tại Do thái, cách riêng ảnh hưởng chính trị của cuộc ra đi này, mặc dù khi đến Do thái, với nhiều diễn văn, cử chỉ và hành động, chưa bao giờ có giữa Do thái giáo và Kitô Giáo, để thực hiện cách quyết liệt bước quặt do Ðức Gioan XXIII và Công đồng chung Vatican II khởi xướng.
Dĩ nhiên việc phê phán cách bình thản về tính cách sâu rộng của các biến cố được báo chí thuật lại trong sáu ngày vừa qua, thuộc sở trường của các nhà sử học và chú giải của Triều Giáo Hoàng này.
Ðặc phái viên của Nhật báo L'Osservatore Romano, cơ quan bán chính thức Tòa Thánh, theo dõi chuyến viếng thăm của ÐTC trong những ngày này, chỉ có thể thuật lại phản ứng của hai tờ báo thế giá nhất bằng tiếng Do thái và tiếng Anh: Tờ Ha'aretz và The Jerusalem Post.
Ðối với Nhật báo Ha'aretz - Phải thành thực công nhận rằng, tờ báo này đã hiểu rõ, một cách đầy đủ, ý nghĩa thiêng liêng, cùng với những dữ kiện không thể tránh được về chính trị của chuyến viếng thăm Thánh địa của Ðức Gioan Phaolô II. Ðây cũng là nhận xét của Vua Jordanie nói lên trong bài phỏng vấn dành cho Tuần báo Famiglia Cristiana (Ý) trước khi ÐTC đặt chân lên đất Jordanie.
Trong phần phụ trương, với nhiều hình ảnh về chuyến viếng thăm, Ha'aretz, viết với tít "Pilgrim Father" (ÐTC nguời hành hương), dành tới 52 trang, với những bài và những cuộc phỏng vấn, thăm dò dân ý, đã có một cái nhìn bao la, nghiêm chỉnh và hết sức khách quan về những lý do của chuyến viếng thăm, bắt đầu từ bài xã thuyết, do Ðức TGM Pietro Sambi, Sứ Thần Tòa Thánh tại Do thái, viết ra. Ngài đã tìm hiểu sâu xa cái nhìn của Giáo hội hoàn vũ trong Năm Ðại Toàn xá này, với bức hình rất đẹp của ÐHY Roger Etchegaray, chủ tịch Ủy Ban trung ương Năm Thánh, một trong các vị thuộc đoàn tùy tùng của ÐTC - Ba bài về ÐTC Gioan Phaolô II: tìm hiều hình ảnh của ngài, sứ vụ, thân thế của ngài và đời sống hồi còn trẻ tại Ba lan - Một bài về những tội ác của cuộc diệt trừ Do thái và về việc mở cửa Công Hàm Vatican cho Ủy ban các sử gia - một bài gợi lại mối quan hệ giữa Ðức Pio X với Ông Théodore Herzl, vị sáng lập Phong trào Sionista và một bài về chuyến viếng thăm của Ðức Phaolô VI tại Thánh địa năm 1964.
Sau các bài này, Phần phụ trương của Ha'aretz, đăng lại Văn kiện của Ủy Ban Tòa Thánh về các mối quan hệ tôn giáo với Do thái giáo: "Chúng ta nhớ lại, một suy tư về Shoah" (biến cố sát hại người Do thái) và một số bài về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Quốc gia Do thái - về đề nghị một qui chế riêng cho Giêrusalem, được Cộng đồng quốc tế bảo đảm và một bài gợi lại tư tưởng của sử gia Meron Benvenisti viết về mối quan hệ giữa Kitô giáo và các Nơi Thánh, từ thời Nghĩa binh Thánh giá tới nay.
Dĩ nhiên Phần phụ trương này cũng nói đến các Giáo hội địa phương, bắt đầu từ Ðức Tổng Giám mục Hy lạp-Melchite tại Akka và Galilea, Ðức Cha Pierre Mouallem; rồi ba hình ảnh biểu hiệu của Giáo sĩ, Tu sĩ : Cha Frans Bowen, thuộc các Cha Dòng Trắng, truyền giáo Phi Châu, giám đốc tạp chí "Proche Orient Chrétien", dấn thân trong các hoạt động đại kết; một Ðan sĩ Hy lạp-Melchite, cha Samuel, thuộc Dòng Thiên Chúa Hiển Linh (Theophania), hiện đang sống tại Ðan viện Thánh Gioan "del Deserto" (Sa mạc), gần Ein Karem; một Nữ tu thuộc Dòng Notre-Dame de Sion, Sơ Maria Fritz, giáo sư thần học và là một học giả về Do thái giáo, dấn thân trong việc đối thoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo.
Trong phần phụ trương này, Ha'aretz, còn dành một bài về các hoạt động từ thiện bác ái của các Nữ Tu Thánh Vincent de Paul (Nữ tử bác ái), cách riêng tại Tu viện của các Nữ tu này ở Ein Karem; một bài về những cuộc điều tra rất hứng thú về những căng thẳng giữa người Công giáo và Hồi giáo về dự án xây cất một đền thờ Hồi giáo tại Nagiaret; một bài về đời sống của một giáo xứ công giáo, giáo xứ Cana, trong một xã hội Hồi giáo; một bài về việc di cư của các tín hữu Kitô trong thế kỷ này, lúc viếng thăm một giáo xứ tại Jifna, một thị xã ở miền bắc Ramallah. Sau cùng kết thúc bằng một bài suy tư về ý nghĩa của Hồ Tiberiade "nguồn gốc của việc mạc khải của Chúa Giêsu".
Trong phần phụ trương vẫn có mỗi tuần, nhật báo Ha'aretz (số ra ngày thứ sáu 24.3.2000), đã dành hoàn toàn về Ðức Gioan Phaolô II: một bài với tít đề: "Mẹ tôi và Vị Giáo Hoàng": đây là bài tường thuật về những năm tuổi xuân xanh của Ðức Karol Wojtyla tại Wadowice, do một người bạn, Bà Halina Kwiatkowska, người Do thái, viết ra. Gia đình của cả hai sống trong cũng một tòa nhà. Cả hai, vào cuối những năm 1930 cùng thuộc Nhóm kịch trường và trong bài nầy, nhật báo cũng để một hình lớn chiếm gần hai trang của cả nhóm nghệ sĩ này. Cuộc đời của "Lolek" (Karol Wojtyla), được các bạn gọi như vậy, và của "Ginka" (tức Kwiatkwoska), đã được nguời con gái của bà này, là bà Ofra Riesenfeld, sinh tại Israel, hiện còn sống, viết ra.
Viết về việc ÐTC đến kính viếng Ðài Tưởng Niệm Yad Vashem tại Giêrusalem, nhật báo Ha?aretz, viết với tít: "Trong tinh thần huynh đệ thuần túy": đây là chính lời Ðức Gioan Phaolô II đã nói lên trong Thánh lễ "xin tha thứ" trong Ðền thờ Thánh Phêrô Chúa nhật 12.3.2000 vừa qua.
Sau cùng, bình luận về ngày cuối cùng của cuộc hành hương, Ha'aretz viết trong bài xã thuyết vớùi tít rất ý nghĩa của lời "Shalom" (chúc bình an). "ÐTC đã đến để đem lại việc sám hối và hòa giải. Do thái đã dành cho ngài một cái ôm hôn của tình bằng hữu và của lòng biết ơn về cái mà ngài đã tặng cho".
Và nơi trang nhất, báo Ha'aretz, số ra ngày thứ sáu 24.3.2000, viết với tít hùng hồn như sau: "Ngoài lịch sử, ngoài việc nhớ lại dĩ vãng".
The Jerusalem Post (nhật báo lớn tiếng Anh) dành phần phụ trương với ba bài dài về ý nghĩa của chuyến viếng thăm; về câu chuyện của Edgard Mortara, mộït thanh niên Do thái ở Bologna (Ý) bị bắt đi khỏi gia đình trong thế kỷ vừa qua, sự việc này đã được Ðức Pio IX lưu ý và sau cùng một bài về các người Do thái ở Giudea và Samaria muốn có thêm du lịch tôn giáo, bằng việc đón tiếp các tín hữu Kitô. The Jerusalem Post kết thúc bằng bài "Một ngàn năm cũ đã chấm dứt", bài này dành cho việc Ðức Gioan Phaolô II kính viếng Ðài Tưởng Niệm Yad Vashem.
Các giai đọan chính của cuộc hành hương được các báo chí Do thái đề cao chính là việc viếng thăm Ðài Tưởng Niệm Yad Vashem, thứ năm 23.3.2000; việc cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc của Ðền thờ Chúa nhật 26.3.2000 và ngày kính viếng Betlem (thuộc lãnh thổ tự trị của Palestine) thứ tư 22.3.2000, để gặp gỡ nhà cầm quyền Palestine và việc viếng thăm Trại tị nạn Dheishek.
Báo chí bằng tiếng Ả rạp cũng đề cao ngày ở Betlem; việc viếng thăm xã giao Vị Ðại Giáo Trưởng và vác vị cầm quyền Hồi giáo tại Giêrusaelm Chúa nhật 26.3.2000 - Trong khi các báo Do thái dành nhiều bài và hình ảnh về chuyến viếng thăm Betlem, trái lại các báo tiếng Ả rập giới hạn tới mức tối thiểu những cử chỉ, những việc được ÐTC thực hiện tại Do thái.
Về cuộc gập gỡ liên tôn giáo tại "Notre-Dame of Jerusalem Center", các bài tường thuật và bình luận theo những lập trường tương phản nhau. Báo chí Do thái chỉ trích và lên án vị giáo trưởng Hồi giáo Tatzir Tamini, không những về thái độ gây hấn đối với đường lối chính trị Do thái tại Palestine, mà cả về cách cư xử không xứng đáng: bỏ thính đường ra đi trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ; trái lại báo chí tiếng Ả rập lại ca ngợi thái độ của vị giáo trưởng này.
Tóm lại, tất cả các báo chí đều chú ý theo dõi phần tôn giáo của cuộc hành hương, với những tin tức, hình ảnh và bài vở về những biến cố quan trọng tại Betlem, kính viếng Hang Sinh nhật và thánh lễ tại Quảng trường Giáng sinh, kính viếng Hồ Tiberiade (Galilea) thánh lễ với sự tham dự của gần 100 ngàn thanh niên, bằng việc nhấn mạnh đến sự hăng say của giới trẻ; viếng thăm Nagiaret và thánh lễ trong Ðền thờ Truyền tin và cả việc tìm giải quyết vấn đề xây cất đền thờ Hồi giáo tại đây; sau cùng tại Giêrusalem: việc gây cảm động hơn cả là ÐTC đã muốn trở lại Ðền thờ Mồ Thánh để cầu nguyện trên Ðồi Calvario.
Tờ Yediot Abronot bình luận: Cả những người hay chỉ trích nhất cũng đã hiểu ý nhĩa sâu xa của những lời và cử chỉ ÐTC. Cử chỉ xin tha thứ bằng bản kinh được nhét vào Bức Tường Than khóc, Chúa nhật 26.3.2000 và hình ảnh của cử chỉ này đã được tất cả các báo Do thái ghi lại.
Ngoài các báo,
Ðài truyền hình Do thái dành
nhiều giờ cho các biến cố.
Ai cũng phải công nhận rằng: Ðài
phát thanh Do thái Kol Israel, truyền thanh bằng
tiếng Anh và nhất là các buổi
phát thanh bằng tiếng Pháp, rất
thành thạo về nghề nghiệp và
rất đúng giờ về các
tin tức, các bài bình luận.