Vatican 12/3/2000 - Vài hàng giới thiệu về thân thế của ÐTGM Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: Gia tộc của ÐTGM Nguyễn Văn Thuận đã bị bắt bớ kể từ năm 1698, khi một vị tổ-tiên của ngài, từng làm sứ thần nhà vua ở Trung-Quốc, vì chịu phép rửa tội, đã bị đuổi ra khỏi triều-đình và bị tịch-thu tài-sản.
Tháng tư năm 1975,
Ðức Giáo-Hoàng Phaolồ Ðệ
Lục bổ-nhiệm ngài làm Tổng Giám-Mục
Phó Thành Phố Sài Gòn với
quyền kế vị. Nhà nước
cộng-sản đã gán cho việc bổ-nhiệm
này là một âm mưu chính trị
nên chỉ hơn ba tháng sau họ đã
bỏ tù ngài ròng-rã 13 năm,
trong đó 9 năm bị biệt giam. Khi được
trả tự-do vào cuối tháng 11 năm
1988, Ngài được tạm trú tại
Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng
không được thi hành chức
vụ Giám Mục. Ðến cuối năm
1991, ngài bị cưỡng bách rời
khỏi Việt-Nam. Cho dù gặp bao-nhiêu khổ
đau và, có thể vì lý-do đó
mà Ðức Tổng Giám-Mục Nguyễn-Văn-Thuận
là một chứng-nhân có một
không hai về đức tin, hy-vọng
và tha-thứ của Kitô-Hữu.
Ðức Cha Thuận không bao giờ đánh mất niềm hy-vọng, ngay cả ngày 15 tháng tám năm 1975, khi ngài bị bắt đột ngột và di-chuyển ban đêm hoàn toàn bí mật, ra khỏi thành phố Saigon 450 cây số. Người bạn đồng-hành duy-nhất của ngài là tràng chuỗi Mân-Côi. Lúc bấy giờ, khi mọi sự đều bị đánh mất, ngài đã hoàn-toàn phó-thác vào sự Quan-Phòng của Chúa . Ðối với những bạn tù ngoài Kitô-Giáo, họ rất ngạc-nhiên tại sao ngài có thể giữ vững niềm hy-vọng như thế. Và ngài đã trả lời: "Tôi đã bỏ mọi sự để theo Chúa Giêsu là vì tôi yêu mến những khuyết điểm của Ngài."
Thật vậy, những
"khuyết điểm" của Chúa Giêsu
là một trong những đề-tài
mà vị thuyết giảng cho Ðức
Thánh Cha sẽ trình-bày trong tuần
lễ tĩnh tâm này.
"Ngoài ra, Chúa Giêsu
không phải là một nhà lý luận
tài giỏi. Một người đàn
bà có mười đồng tiền,
đánh mất một đồng và
đã thắp đèn đi tìm.
Khi bà ta tìm thấy thì kêu lối
xóm và nói: "Hãy vui mầng với
tôi, vì tôi tìm thấy đồng
tiền đã mất." Có hợp
lý không khi rầy rà bè bạn
chỉ vì một đồng tiền và
còn tổ chức một buổi liên-hoan
vì đã tìm thấy đồng
tiền đó?" Ðức Cha trầm
ngâm suy nghĩ. và nói tiếp: "Hơn
nữa, khi mời bạn bè để
thiết tiệc, bà ta chắc đã
chi phí nhiều hơn là đồng tiền
được tìm lại. Thật ra, điều
đó chỉ để chứng tỏ
nỗi vui mầng của Thiên-Chúa đối
với sự hoán-cải của chỉ
một tội-nhân."
Ðức Cha nói
tiếp: "Chúa Giêsu không có một
ý-niệm về tài-chánh hay kinh-tế.
Trong dụ ngôn những người
làm vườn nho, người chủ
trả tiền lương như nhau cho người
làm việc từ sáng sớm cũng
như cho người bắt đầu làm
trễ. Có phải Chúa đã nhầm
lẫn khi tính sổ chăng? Hay là Chúa
đã sai lầm? Không, Chúa làm
như thế là có chủ-đích,
bởi vì Chúa Giêsu yêu mến
chúng ta không phải vì công-trạng
của chúng ta. Tình yêu của Ngài
thì nhưng không và vượt lên
trên chúng ta một cách vô giới-hạn.
Chúa Giêsu có "khuyết điểm"
vì Ngài yêu thương. Tình yêu
đích thực không lý-luận hay
tính toán; tình yêu đó không
có biên cương hay điều-kiện,
không xây thành đắp lũy và
không ghi khắc vào tâm khảm những
lần bị xúc-phạm."
- Một điểm đặc-biệt của tình yêu trong Kitô-Giáo là yêu kẻ địch thù của mình, thường khi người ngoài Công-Giáo không thể hiểu được. Một ngày kia, một trong những lính gác hỏi tôi: "Ông có thương yêu chúng tôi không?"
Tôi trả lời: "Có, tôi thương yêu anh."
"Chúng tôi đã giam cầm ông trong nhiều năm mà ông vẫn thương yêu chúng tôi? Tôi không tin điều đó..."
Rồi thì tôi nhắc nhở anh ta: "Tôi đã sống nhiều năm với anh. Anh đã thấy điều đó và rõ sự thật..."
Người lính gác hỏi tôi: "Khi ông được thả về, ông có cho bổn đạo của ông tới đốt nhà chúng tôi và giết người nhà của chúng tôi không?"
"Không, dù anh muốn giết tôi, tôi vẫn thương yêu anh."
"Tại sao?" anh ta hỏi gằn.
"Bởi vì Chúa Giêsu đã dạy tôi thương yêu mọi người, cho dù là kẻ địch. Nếu tôi không làm như thế, tôi không xứng đáng mang danh-nghĩa Kitô-hữu. Chúa Giêsu đã nói: 'hãy yêu kẻ địch thù của anh em và cầu-nguyện cho những ai bắt bớ anh em.'"
"Ðiều đó rất hay, nhưng khó hiểu được..."
ZENIT: Ðối với sự tha-thứ cũng thế: nhiều người nhắc-nhở tới nhưng ít người thực-hành lắm...
- Những người Ký-Lục và Biệt Phái công-phẫn vì Chúa Giêsu đã tha tội. Chỉ có Thiên-Chúa mới có quyền tha tội. Tình yêu khoan-dung cải tử hoàn sinh, cả thể xác lẫn tinh-thần. Chúa Giêsu luôn luôn tha thứ mọi người. Chúa tha-thứ mọi tội, dù nặng nề đến đâu. Với sự tha-thứ, Ngài ban sự sống mới cho nhiều người đến độ họ đã trở nên dụng-cụ cho tình yêu khoan-dung của Ngài. Chúa đã biến đổi Phêrô, người chối bỏ Ngài ba lần, thành vị Ðại-Diện của Ngài trên trần-gian; và Phaolồ, kẻ đã bắt bớ Kitô-hữu, thành Tông-Ðồ của Dân Ngoại, sứ giả về lòng từ-bi lân-mẫn của Chúa, bởi vì, như lời Thánh-nhân: "nơi nào tội-lỗi dẫy đầy thì ân-sủng tràn-trề nhiều hơn."
- ZENIT: Như mục-sư Martin Luther King Jr. với những "ước mơ", đâu là những ước mơ của một con người tràn-trề hy-vọng như Ðức Cha?
- Tôi có một ước
mơ về một Giáo-Hội như cánh
Cửa Thánh ôm-ấp mọi người,
đầy lòng trắc-ẩn và cảm-thông
đối với những khổ đau
của nhân-loại. Tôi có một ước
mơ về một Giáo-Hội sẽ trở
nên bánh, bánh Thánh-Thể, ước
muốn trở thành một tặng-phẩm
cho phép mọi người tiêu-thụ,
để thế-giới sẽ được
sự sống dư-dật. Tôi có một
ước mơ về một Giáo-Hội
ấp-ủ trong tim Chúa Thánh Thần,
và nơi nào có Thánh Thần,
nơi đó có tự-do, đối-thoại
chân-thành giữa lòng trần-thế,
nhận chân những dấu-chỉ của
thời-đại chúng ta. Học-thuyết
xã-hội của Giáo-Hội, phương-tiện
để phúc-âm-hóa, giúp chúng
ta nhận chân những thay đổi về
xã-hội ngày nay.