Giêrusalem - 24.3.2000 - Theo tin báo chí từ Giêrusalem gửi về Roma (báo Avvenire và il Messaggero), thì Nhà Tiệc ly có thể sẽ được trả lại cho các người Công Giáo. Ðây là một trong các thành quả cụ thể của cuộc hành hương của ÐTC tại Thánh địa trong những ngày này. Nhà Tiệc ly trước đây vẫn do các Cha Dòng Phanxicô Anh em hèn mọn canh giữ. Năm 1551, Hồi giáo, với sự ủng hộ của chế độ Ottomano (Hồi giáo), trục xuất các Cha Dòng, chiếm nơi thánh này. Các Cha Dòng, với đường lối ngoại giao quốc tế và với sự giúp đỡ của các quốc gia công giáo, tranh đấu chiếm lại nơi thánh, nhưng không thành công. Mãi đến năm 1967, Nhà Tiệc ly thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước Israel, và trong những năm sau cùng này, được đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Phụng tự của chính phủ Do thái.
Từ năm 1551, lúc các Cha Dòng Phanxicô bị trục xuất tới nay, không một linh mục nào được cử hành thánh lễ tại đây. Ngày 23.3.2000 vừa qua, trong chuyến viếng thăm Do thái, chính phủ đã dành đặc ân cho ÐTC được cử hành thánh lễ tại đây với các Vị Hồng Y, Giám mục thuộc đoàn tùy tùng và tín hữu hiện diện tại Do thái. Chính tại đây, ngay trên bàn thờ, sau thánh lễ, ÐTC đã ký bức thư được gửi cho các linh mục trên thế giới Thứ Năm Tuần Thánh tới đây.
Với việc cử hành thánh lễ tại đây, tin từ Thánh địa cho biết và được báo chí loan đi là Nhà Tiệc ly, nơi Chúa Giêsu dùng Bữa tối sau cùng với các môn đệ trước Cuộc Tử Nạn, nơi Người lập Bí tích Thánh Thể và Chức Linh mục thừa tác và nơi khai sinh Giáo hội với việc Chúa Thánh Thánh Thần hiện xuống trong Ngày Lễ Ngũ Tuấn, có thể được trao trả lại cho các người công giáo và Giáo hội công giáo sẽ trả lại cho Chính phủ Do Thái nguyện đường tại Toledo (bên Tây ban nha), hiện nay là một nhà thờ công giáo, dâng kính Ðức Mẹ Maria, với tước hiệu "Santa Maria in Bianca".
Tại Nhà Tiệc ly, trước khi thuộc về Chính phủ Do thái, là nơi có sự hiện diện của ba Tôn giáo độc thần: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, nhưng thực sự không có sự chung sống hòa bình.
Nhà thờ nhỏ
kính Chúa, không bị các người
Roma phá hủy trong năm 70, sau Chúa Cứu
Thế. Một nhà thờ mới
được xây cất vào cuối
năm 300 và trong những năm đầu
của năm 400, mang tên "Santa Sion". Nhà thờ
này bị Người Persiani phá hủy
năm 614, được xây cất lại,
nhưng lại bị người Hồi giáo
phá hủy. Năm 1099, khi Nghĩa binh Thánh
giá chiếm lại Giêrusalem, nhà thờ
này được tái thiết. Sau
khi bị bỏ hư hại thời Vua Hồi
giáo Saladini, thì Nhà Vua nước
Napoli (hiện nay thuộc nước Ý) Roberto
D'Angio và Hoàng hậu Saucia di Majorca, đã
mua lại và trao tặng các Cha Dòng Phanxicô.
Năm 1335, các Cha Dòng xây cất Tu
viện và canh giữ Nhà Tiệc ly cho
tới lúc bị Hồi giáo chiếm
và trục xuất năm 1551. Việc trả
lại cho Giáo hội công giáo rất
hợp lý, vì nơi đây Chúa
Giêsu đã lập Bí Tích Thánh
Thể và Chức Linh thừa tác
để tiếp tục sứ vụ Cứu
Thế của Người và cũng
là nơi Giáo hội khai sinh và khởi
sự việc rao giảng Tin Mừng cho Dân
Do thái và các dân tộc thế
giới, theo mệnh lệnh của Chúa
Giêsu, Ðấng sáng lập Giáo hội:
"Các con hãy đi khắp thế giới,
rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và
làm phép rửa cho họ, nhân danh
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh
Thần".