Vatican - 03.12.2000 - Ngày Toàn Xá của anh chị em tàn tật - hay nói đúng hơn - như ÐHY Roger Etchegaray, chủ tịch Ủy ban trung ương Năm Thánh, đã giải thích trong cuộc họp báo trước đó rằng: Chúng ta đừng gọi "Ngày Toàn xá của anh chị tàn tật", nhưng hãy nói đến "việc cử hành ngày Toàn xá với anh chị em tàn tật".
Trong cuộc họp báo, ÐHY đã lưu ý như sau: Ðây là một Ngày Toàn Xá có liên hệ đến chính chúng ta, đến chính Ngày Toàn xá của chúng ta, ngày mà chúng ta cần sống lại ơn gọi Kitô của mình với những anh chị em này. Các anh chị em này giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của con người không hệ tại nơi những tính toán của hiệu năng, của sức mạnh sản xuất, của lợi ích vật chất, nhưng hệ tại nơi sức mạnh của tình yêu. Như vậy tên gọi đúng nghĩa của cuộc gặp gỡ này, cùng với thánh lễ do ÐTC chủ tế trong Ðền Thờ Thánh Phaolô ngoài Thành, là "Ngày Toàn xá của cộng đồng giáo hội với anh chị em tàn tật". Nói như vậy, có nghĩa là nói lên thực tại của việc cùng gặp gỡ nhau và cùng hy sinh hiến thân cho nhau.
Nhắc đến những hoạt động chuyên nghiệp và xã hội ngày nay đối với các anh chị em Tàn tật, ÐHY nói như sau: Thời đại chúng ta đã làm nhiều trên phương diện xã hội và chuyên nghiệp, đối với các anh chị em Tàn tật. Các gia đình không còn giấu giếm sự hiện diện của những người tàn tật như một bí mật của đau khổ và của tình yêu thương, hay như là một điều xấu hổ nữa. ÐHY lưu ý ngay rằng: Lòng thương xót có thể biến dạng thành như một sự khước từ, như một sự hạ giá các người tàn tật xuống thành như người cần được giúp đỡ, dường như thể họ chờ đợi tất cả nơi chúng ta mà thôi, và chúng ta không có gì phải nhờ đến hay chờ đợi nơi họ nữa cả.
ÐHY Chủ tịch quả quyết rõ ràng rằng: sứ điệp anh chị em tàn tật gửi đến chúng ta thực rõ ràng và mạnh mẽ: họ là những chứng nhân tốt hơn cả về sự sống con người, vì họ làm chứng rõ ràng rằng: chính sự sống là một ơn ban, là công việc của Thiên Chúa, Ðấng là chính Sự Sống và là Tình Yêu.
Vì thế trong việc chuẩn bị chương trình Ngày Toàn xá, Ủy ban trung ương và các cơ quan cộng tác tìm hết sức để làm cho chính anh chị em tàn tật không phải chỉ là những người thụ động, nhưng còn là những người đóng vai trò chính của việc cử hành Ngày Toàn xá. Do đó, Ðức TGM Cresacenzo Sepe, Tổng thư ký Ủy Ban trung ương Năm Thánh, nhấn mạnh rằng: Ủy Ban giữ ngày mồng 3 tháng 12 (tuy thời tiết giá lạnh), vì ngày này đã được Liên Hiệp Quốc ấn định là ngày thế giới của các anh chị em tàn tật. Cả những bài hát trong Thánh lễ hay trong các buổi cử hành khác của Ngày Toàn xá, anh chị em tàn tật nắm giữ vai trò chủ yếu.
Trên thế giới
hiện nay có khoảng 500 triệu anh chị
em tàn tật (trong số này có 85% thuộc
các nước trên đường
phát triển). Cũng theo ước tính,
hiện nay có khoảng hơn 4 triệu người
tự nguyện giúp đỡ các
anh chị em tàn tật. Theo ÐHY Etchegaray, Ngày
03.12 cũng là ngày Toàn xá cho
những anh chị em tự nguyện giúp
đỡ cho những người
tàn tật nữa. ÐHY nói: Chúng
ta không ý thức đủ về
những kho tàng tấm lòng vàng
này, tậïp trung chung quanh anh chị em tàn
tật. ÐHY nêu lên những vị
nổi tiếng trong Giáo hội, đã
hy sinh cho công việc từ thiện bác
ái bên anh chị em tàn tật, như
Don Guanella, Don Orione (hai linh mục người Ý),
Ông Jean Vanier, nguời giáo dân Pháp...
rồi ngài nói tiếp như sau: "Còn
biết bao người khác nữa.
Họ là "những vị thánh" không
được biết đến của
đời sống hằng ngày.
Chương trình bắt đầu từ chiều mồng hai bằng việc đón tiếp khoảng 3 ngàn anh chị em tại 20 giáo xứ của Giáo phận Roma. Tại đây có tổ chức những buổi cầu nguyện và bữa ăn thân mật.
Chúa nhật, mồng 3 tháng 12/2000, lúc 10 giờ, tất cả các người tham dự Ngày Toàn xá (khoảng 12 ngàn) tụ họp trong Ðền thờ Thánh Phaolô ngoại Thánh, để dự thánh lễ do ÐTC chủ tế. Trong thánh lễ, anh chị em tàn tật đóng vai chủ chốt trong việc đọc Sách Thánh, đọc các ý chỉ cầu nguyện và dâng lễ vật. Cha Elvio Damoli, Giám đốc Hội Caritas quốc gia Ý hiện diện trong cuộc họp báo vừa qua, do ÐHY Roger Etchegaray chủ tọa, đã giải thích rằng: Tất cả các buổi cử hành Thánh lễ đều được diễn tả bằng dấu hiệu, để anh chị em tàn tật thuộc bất cứ loại nào, cũng có thể theo dõi được.
Chiều Chúa nhật,
mồng 3 tháng 12/2000, tại Thính đường
Phaolô VI, có cuộc gặp gỡ giữa
anh chị em tàn tật, được khởi
sự lúc 15 giờ. Trong buổi gặp
gỡ này, có những trình
diễn văn nghệ, hầu hết do chính
anh chị em tàn tật đóng vai chính,
và do Ban quân nhạc của ngành Cảnh
Sát Ý giúp vui..
Hiện nay trên thế giới Giáo hội công giáo có 12 ngàn 600 cơ sở được thiết lập để phục vụ các người già cả, đau yếu và tàn tật. Con số các cơ sở này, không kể các bệnh viện, được phân chia như sau:
Tại Châu phi: có 504
cơ sở khác nhau, trong số này
có 131 hoạt động tại Cộng hòa
Dân chủ Congo (cựu Zaire).
Tại Bắc Mỹ, có
1,177 nhà, trong số này có 1,055 tại
Hoa kỳ.
Tại Trung Mỹ châu: có
364 cơ sở, chia như sau: 245 tại Mexico -
121 tại Antilles và 27 tại cộng hòa Dominicana.
Tại Nam Mỹ châu: 1,607
cơ sở, trong số này có 646 tại
Brazil.
Tại Liban hiện nay có 61
cơ sở dành cho cả miền Trung
Ðông.
Tại miền Ðông Nam
Châu Á, có 1,248 nhà, trong số này
649 hoạt động tại Ấn Ðộ.
Tại cả Lục địa Châu Á có
tất cả 1,309 cơ sở.
Tại Châu Âu, có
con số lớn hơn cả: 7,216 cơ sở,
trong số này 2,212 tại Cộng Hòa Liên
Bang Ðức.
Tại Châu Ðại dương
có tất tả 305 cơ sở, trong đó
có 209 cơ sở tại Úc Châu.