"Sẽ không có vị Giáo Hoàng Ba lan trên Tòa Phêrô, nếu đã không có Ðức Tin của Cha, một đức tin không lùi bước, dù bị tù đầy, dù bị đau khổ - nếu không có Ðức Cậy của Cha - nếu không sự tín nhiệm vô cùng của Cha nơi Mẹ của Giáo hội và nếu không có Ðức Bà Jasna Gora và tất cả thời đại của lịch sử Giáo hội tại Quê hương chúng ta, liên kết với Thừa tác vụ Giám mục và Giáo chủ của Cha".
Trên đây là những lời Ðức Gioan Phaolô II nói lên trước mặt Ðức Hồng Y Stefan Wyszynski ngày 20 tháng 10 năm 1978, bốn ngày sau khi Ðức Karol Wojtyla, TGM giáo phận Cracovia, được bầu làm Giáo Hoàng, vị Giáo Hoàng tiên khởi nguời Ba lan và cũng là vị Kế nghiệp Thánh Phêrô đầu tiên gốc Slavô.
Chính những lời trên đây đã được nhắc lại cách long trọng vào đầu năm 2001, năm được Quốc Hội Cộng hòa Ba lan dành riêng để kính nhớ hình ảnh Vị Giáo chủ của Ngàn năm (nghĩa là vị Giáo chủ đã có công khởi xướng việc tổ chức những lễ nghi kỷ niệm một Ngàn Năm Ba lan lãnh nhân Tin Mừng).
Trong dịp này, Ðức Hồng Y Jozef Glemp, TGM giáo phận Warsawa và Giáo chủ Ba lan, đã cho công bố một sứ điệp, trong đó ngài đề cao mối liên kết giữa Ðại Toàn xá của năm 2000, vừa kết thúc, với gia tài của Vị Tiền nhiệm, qua đời ngày 28 tháng 5 năm 1981. Ðức Hồng Y Glemp giải thích như sau: "Khi chính quyền cộng sản BaLan tìm cách tiêu diệt một cách tàn bạo Giáo hội tại Ba lan, Ðức Giáo chủ Wyszynski nói rõ ràng rằng: ngài đã phú thác mọi sự nơi Ðức Maria, Mẹ Chúa Kitô. Ngài ước muốn một nước Ba lan mạnh mẽ trong đức tin, mạnh mẽ về tinh thần, một nước Ba lan được xây dựng trên công bình và trật tự xã hội, một nuớc Ba lan ý thức về nguồn gốc Kitô, lịch sử và văn hóa của mình".
Về phần mình, Ðức Gioan Phaolô II - liên kết rất chặt chẽ với Ðức Wyszynski bằng một tình bạn hữu sâu xa và trung thành - ngày mồng 7 tháng 7 năm 1981, -- tức ít tuần sau khi Ðức Giáo chủ qua đời --- đã gọi Ðức Hồng Y Wyszynski là "tiếng nói can đảm của con người và của các quyền bất khả xâm phạm trong đời sống của cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia. Ðức Cố Giáo chủ Wyszynski đã trở nên gương sáng đặc biệt của tình yêu sống động đối với Quê hương và phải được đề cao như một trong các vĩ nhân đặc biệt nhất của lịch sử Ðất nước".
Trong khi nêu cao những điểm then chốt của giáo huấn do Ðức cố Giáo chủ Wyszynski để lại, Ðức Hồng Y Glemp tuyên bố: "Việc tôn trọng con người, thành quả của đức tin sống động và của nền văn hóa Kitô, ngày nay vẫn còn trước mắt chúng ta như một bổn phận, một trách nhiệm. Nếu con người được tôn trọng, thì ngày nay sẽ không có một nền văn hóa mạnh như vậy của sự chết và của bao động. Sẽ không có biết bao thanh niên sa đọa trong việc tìm kiếm thú vui nơi rượu chè và những chất ma túy. Sẽ không có việc làm cho chết êm dịu và bỏ rơi các người già lão, đau yếu và tàn tật. Vì thế, trong các giá trị đã được Ðức Hồng Y Wyszynski rao giảng, phổ biến, tôi đề cao cách riêng giá trị của việc tôn trọng đối với con người và phẩm giá của mỗi một người và của mọi người, bất cứ họ là ai. Cuộc sống của chúng ta sẽ được tốt đẹp hơn, nếu con người được tôn trọng và được hướng dẫn bởi lương tâm ngay thẳng. Chỉ như vậy thôi, chúng ta sẽ có thể ra khỏi những rối loạn hiện nay".
Ðức TGM Jozef Kowalczysk, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba lan từ 11 năm nay, quả quyết trong một bài đăng trên Tuần báo BaLan, có tên là "Ngày Chúa nhật", như sau: "Trong khi tham dự vào đời sống Giáo hội tại Ba lan, tôi đang cảm nghiệm, trong sứ vụ của tôi, gia tài phong phú đã được Vị Ðầy Tớ Chúa, Ðức Hồng Y Stefan Wyszynski, để lại. Và cùng với ÐTC, tôi cảm tạ Chúa nhân lành, Cha của Lòng Thương xót và tôi tạ ơn Ðức Maria vô nhiễm, Nữ Vương nước Ba lan".
Nhân dịp kính nhớ
Ðức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, sau
20 qua đời, chúng ta không thể
quên được lời tiên
tri của Ðức Giáo chủ Ba lan nói
lên, sau khi Ðức Karol Wojtyla được
bầu làm Giáo Hoàng: "Chúa đã
chọn Cha, Cha có nhiệm vụ dẫn đưa
Giáo hội vào Năm 2000". Lời
tiên tri này đã thành sự
thật. Ðức Gioan Phaolô II đã
dẫn đưa Giáo hội vào Ngàn
Năm thứ ba và đang tiếp tục
sứ vụ Chủ chăn toàn Giáo
hội đã lãnh nhận, bằng những
chỉ thị rõ ràng và khẩn cấp,
được nêu lên trong Tông thư
"Khởi đầu ngàn năm mới"
(Novo Millennio ineunte), do chính ngài ký công
khai, trước Giáo Triều Roma và
Cộng đồng Dân Chúa, ngày mồng
6 tháng Giêng vừa qua, liền sau thánh
lễ bế mạc Ðại Toàn xá
Năm 2000. Ngài đã dẫn đưa
Giáo hội vào Ngàn Năm thứ
ba và sau khi đã hoàn tất sứ
vụ, ngài nhắc lại lời Chúa
nói với Các Tông đồ:
Hãy Ra Khơi! (Duc in altum). Hãy ra đi khắp
thế gian để đem Tin Mừng cho
muôn dân". Ngàn năm thứ ba phải
là ngàn năm xúc tiến mạnh
mẽ và hăng say công việc truyền
giáo, cách riêng tại Á châu,
nơi đây mới chỉ có gần
3% dân cư được nghe giảng Tin
Mừng.