Trong buổi tiếp kiến riêng Thủ tướng Ấn độ, ông Atal Behari Valpayce, sáng thứ Hai 26.6.2000 vừa qua, tại Vatican, ÐTC nhắc đến những vụ bách hại các tín hữu Kitô hiện đang xẩy ra tại nhiều nơi trong nước, nhất là từ lúc Ðảng Shiv Sena (Ðảng của Thủ tướng ) liên hiệp với Ðảng Bharat Janata Party, lên nắm chính quyền tại Ấn độ. Sau buổi tiếp kiến, Tiến sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên và Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, tuyên bố như sau: Cuộc gặp gỡ là cơ hội để Ðức Gioan Phaolô II nhấn mạnh một lần nữa sự quan trọng của tự do tôn giáo và gợi lại truyền thống về khoan dung tôn giáo tại Ấn độ, tiếc thay ngày nay bị thương tổn nặng nề bởi những vụ bạo động; các tín hữu Kitô và cách riêng Giáo hội công giáo là nạn nhân của những bạo động này.
Nên nhớ lại: Trong chuyến viếng thăm Ấn độ mồng 6 tháng 11 năm ngoái (1999) tại Ấn độ, dịp công bố Văn Kiện Hậu Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu về "Giáo hội tại Á châu", Ðức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng: "Không một người nào phải sợ Giáo hội". Và ngày hôm sau, trong cuộc gặp gỡ đại diện các tôn giáo khác nhau tại New Delhi, ÐTC tuyên bố cách long trọng rằng: "Tôn giáo không là và cũng không được trở thành lý do cho những tranh chấp. Tự do tôn giáo không thể bị vi phạm và quyền thay đổi tôn giáo phải được tôn trọng và công nhận. Lời lẽ rõ ràng này dĩ nhiên phải được áp dụng cho tình hình hiện nay tại Ấn độ và tại bất cứ nơi nào trên thế giới.
Trong lời kêu gọi lần thứ hai, dịp tiếp kiến chung vào sáng thứ tư vừa qua, ÐTC cho biết: tin tức về những vụ bách hại các tín hữu Kitô vẫn tiếp tục đến Vatican. Nhiều vụ tấn công các cộng đồng Kitô và các nhóm thiểu số khác vãn tiếp tục. Các Giám mục địa phương xác nhận: Ðây là những vụ nặng nề hơn cả kế từ ngày Ấn độ độc lập (vào 1949) cho tới nay. ÐTC nói: Tôi nhắc lại lời kêu gọi tha thiết của tôi, để chấm dứt ngay những vụ bạo động như vậy. Tôi dám hy vọng rằng : những ai thi hành hoặc xúi giục những bạo động như vậy, hiểu rằng: không thể giết hại và tàn phá nhân danh tôn giáo, cũng không thể lợi dụng tôn giáo cho những lợi ích riêng của mình.
ÐTC nói tiếp: Tôi xin các Nhà Cầm quyền hãy hành động cương quyết, để tình hình trở nên khá hơn. Tôi cũng xin mọi người từ bỏ sự thù ghét và hoạt động không biết mỏi mệt, để tái lập sự hòa hợp giữa các tôn giáo, trong việc tôn trọng và trong tình yêu thương nhau.
Trước hơn 30 ngán tín hữu hành hương có mặt trong buổi tiếp kiến chung, ÐTC nói: Với anh chị em hiện diện tại đây, tôi xin cầu nguyện với đức tin mạnh mẽ cho các ý chỉ này.
Về tình hình tại Indonesia. - Cũng trong buổi tiếp kiến chung này, ÐTC nhắc đến những vụ bạo động xẩy ra từ tháng giêng năm 1999 tại Quần đảo Molluque, bên Indonesia.
Cũng như đối với Ấn độ, ÐTC không thể không nói lên sự lo lắng của ngài trước những vụ bạo động tại đây, sau những vụ bách hại và tàn phá xẩy ra tại miền Ðông Timor năm ngoái (1999). Ngài nói: Tiếc thay, làn sóng rối loạn không có dấu hiệu nào cho thấy lắng dịu: những vụ tấn công bằng vũ khí liên tiếp của những người Hồi giáo cuồng tín chống lại những làng mạc của các tín hữu Kitô đang gây nên rất nhiều nạn nhân và tàn phá không còn có giới hạn nào cả.
Theo đặc phái viên của nhật báo Tương Lai (Avvenire) số phát hành ngày 29.6.2000, cho tới nay những vụ tấn công của Hồi giáo đã gây nên hơn ba ngàn người chết và từng ngàn người tị nạn. Tình hình tại Ambon, thủ đô của miền này, hiện nay rất căng thẳng. Các vụ đụng độ xẩy ra cách riêng tại các khu phố: Pohon Puleh, Manggadua , Tanah Lapang và Batungangtung. Dân cư trong khu phố này, theo bản tin của Misna, hầu như tất cả đã bỏ ra đi. Những người tự nguyện công giáo, với những vũ khí thô sơ, chống cự lại những vụ tấn công của nhóm Hồi giáo quá khích, được trang bị súng ống đầy đủ và được luyện tập chu đáo về quân sự. Từng ngàn tín hữu Kitô đã phải ra đi tìm nơi trú ẩn tại các miền đồi núi ở miền nam Ambon; một số khác đã di chuyển tới Batungia, khu phố ở mạn bắc Thủ đô Ambon. Theo Ðức Cha Yos Tethool, giám mục phụ tá giáo phận Ambon, thì tình rất bấp bênh, không những về an ninh, nhưng cả về phương diện thực phẩm nữa. Nhiều kho dự trữ thực phẩm nay trống rỗng; nhiều ngân hàng địa phương đóng cửa. Ðức Cha Tethool quả quyết: Hy vọng của nhiều người là được trốn đi khỏi Ðảo Ambon, bởi vì hợ lo sợ tình hình sẽ trở nên trầm trọng như tại miền Ðông Timor năm vừa qua.
Theo các quan sát viên quốc tế và địa phương, thì những vụ rối loạn này được ủng hộ và thúc đẩy bởi những phần tử thuộc chế độ cũ của Cựu Tổng thống Suharto. Họ chống lại đường lối chính trị của đương kim Tổng thống Indonesia, ông Wahid. Họ là những sĩ quan cấp cao trong quân đội, xưa kia vẫn được hưởng nhiều đặc ân, thí dụ chiếm một phần năm trong số các dân biểu Quốc hội. Nay bị mất quyền, họ phản ứng và phải tìm trở lại địa vị xưa kia. Các lãnh tụ Kitô đã lên tiếng tố cáo quân đội không những không can thiệp ngăn chặn các vụ bạo động, nhưng còn cung cấp khí giới cho người Hồi giáo quá khích.
Vị Tổng chỉ huy mới
của Quân đội Indonesia ra lệnh phải
nộp các vũ khí kể từ thứ
sáu 30.6.2000 này và 1,400 binh sĩ tại
Ðảo sẽ được thay thế,
bởi vì quá liên lụy vào
các vụ rối loạn. Nhưng tại Thủ
đô Jakarta, Tổng thống Wahid, người
theo chính sách khoan dung và đối
thoại, hiện đang gặp khó khăn mỗi
ngày mỗi nhiều hơn. Trước
tình hình này, lệnh của Vị Tổng
Tự Lệnh quân đội sẽ được
nghe theo hay không? Cần chờ đợi
những ngày tới đây. Ðặc
phái viên Maurice Blondet của nhật báo
Tương Lai nhận xét như sau: Lời
kêu gọi của ÐTC, nếu không được
hai chính phủ Ấn độ và Indonesia
lắng nghe, thì ít ra cũng báo động
dư luận thế giới - từ lâu
vẫn bỏ qua những vụ xẩy ra tại
hai quốc gia Á Châu và tại nhiều
nước Hồi giáo khác tại
Châu phi. Thực sự, Uûy ban nhân
quyền của LHQ vừa yêu cầu Chính
phủ trung ương và các chính phủ
của thuộc Liên Bang Ấn độ báo
cáo về các biện pháp đưa
ra để ngăn chặn những vụ
bạo động và vi phạm nhân quyền.
Hy vọng: Ủy ban cũng sẽ lưu ý
đến những vụ rối loạn tại
Indonesia và và tại nhiều nước
khác nữa.