Vatican - 05.7.2000 - Cuộc hành hương toàn xá lần thứ nhất có tính cách quốc gia của Giáo hội Ba lan được bắt đầu từ sáng thứ Năm mồng 6 tháng 7/2000 và kết thúc vào chiều thứ Bẩy, mồng 8/7/2000 với sự tham dự của 25 ngàn tín hữu công giáo, dưới sự hướng dẫn của HÐGM và sự hiện diện của Tổng thống Cộng hòa Ba lan, ông Aleksander Kwasniewski, hài ông Chủ tịch Thượng và Hạ viện, Ông Buzek Thủ tướng chính phủ, và Ông Krzaklewski chủ tịch công đòan Liên Ðới (Solidarnosc).
25 ngàn người hành hương này từ Ba lan và từ hải ngoại (Hoa kỳ, Bielorussia), đến Roma vào chiều thứ Tư 5/7/2000, trên 400 xe pullmann và một tầu hỏa riêng, hoặc máy bay. Không kể các đoàn hành hương toàn xá từ nước Ý ra, thì đây là một cuộc hành hương có tính cách quốc gia, có thể nói, vĩ đại hơn cả, cho tới lúc này. Sau cuộc hành hương này, chắc chắn sẽ còn cuộc hành hương quốc gia khác nữa được tổ chức trong những tháng tới đây của Năm Thánh.
Sau đây là chương trình chi tiết về những ngày hành hương toàn xá của quốc gia Ba Lan tại Roma.
Thứ Năm 6.7.2000 - Lúc 8 giờ, tại Quảng trường Thánh Phêrô, tất cả tụ họp tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau diễn văn chào mừng của Ðức Hồng Y Jozef Glemp, Chủ tịch HÐGM Ba lan, Giáo chủ Ba lan, TGM giáo phận Varsovie, ÐTC chủ tế thánh lễ trọng thể với tất cả các Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục và Linh mục Ba lan tham dự cuộc hành hương và hiện diện tại Roma.
Ban chiều thứ Năm 6.7.2000, đoàn hành hương trở lại Quảng trường lúc 18 giờ, để tham dự buổi cầu nguyện canh thức và suy tư về đề tài: "Một con đường hy vọng cho Ba lan". Trong buổi canh thức, người ta nghe được nhiều bài thơ của các tác giả Ba lan, và nhiều bài hát. Lúc 19:30, ÐTC trở lại Quảng trường để chủ sự buổi cử hành Lời Chúa và giảng khuyên.
Thứ Sáu: 07.7.2000 - Ngày cử hành thánh lễ vào lúc 10:30 sáng, tại cùng lúc ở cả ba Ðền Thờ Cả tại Roma.
Tại Ðền thờ Thánh Gioan Laterano, Ðức Hồng Y Glemp, TGM Varsovie, chủ tế; tại Ðền thờ Ðức Bả Cả, Ðức Hồng Y Gulbinowicz, TGM giáo phận Wroclaw và tại Ðền thờ Thánh Phaolô ngoài Thành, Ðức Hồng Y Macharski, TGM giáo phận Cracovia.
Ban chiều thứ Sáu 7.7.2000 - lúc 19:30, Ðoàn hành hương Ba lan sẽ tham dự buổi cầu nguyện cùng chung với các tín hữu hành hương khác nữa tại Quảng trường Thánh Phêrô. Buổi cầu nguyện thường xuyên này diễn ra hằng ngày mỗi chiều tại quảng trường thánh Phêrô, từ ngày khai mạc cho đến lúc bế mạc Năm Thánh.
Thứ Bẩy: 08.7.2000 - Ngày danh riêng cho các Hội đoàn và Phong trào Giáo hội. Tất cả tụ họp tại Nhà thờ Chúa Thánh Thần, kế Ðền Thờ Thánh Phêrô. Nhà thờ này nay là trung tâm phổ biến "Lòng thương xót của Thiên Chúa", đã được Chúa Giêsu truyền cho Thánh Nữ Faustina Kowalska trong thời gian gần đây.
Sau đó, thánh lễ trọng thể được cử hành trong Ðền thờ Thánh Phêrô, để kết thúc cuộc hành hương ba ngày của Giáo hội Ba lan.
Cuộc hành hương toàn xá có tính cách quốc gia của BaLan tại Roma còn là cơ hội để suy tư về lịch sử mới đây của Ba lan, với sự tham dự của Hàng Giáo phẩm và Ðại diện Chính quyền tối cao quốc gia, đại diện Hàng giáo sĩ, Giáo dân và Nghiệp đoàn Solidarnosc. Trong 20 năm qua, biết bao biến cố quan trọng trong đời sống Giáo hội và Quốc gia đã xẩy đến . Chính để nhắc lại những biến cố này, một triển lãm về hình ảnh và hoạt động của công đoàn "Liên Ðới" (Solidarnosc), sẽ được ông Krzaklewski, chủ tịch, khánh hành tại trụ sở của Học viện Ba lan ở Roma.
Sáng kiến này nhằm nhắc lại con đường của Phong trào bình dân này, từ ngày thành lập 20.8.1980, với mục đích tranh đấu cách hòa bình cho tự do, dân chủ của Ðất nước BaLan, trong những năm sống dưới chế độ cộng sản và dưới quyền đô hộ của Liên xô. Lúc đó, công đoàn Liên Ðới, Solidarnosc, dưới sự lãnh đạo của ông Lech Walesa (sau lên làm Tổng thống), đã đóng một vai trò quyết định trong việc tranh đấu chống lại chế độ cộng sản và trong việc làm sụp đổ của Bức tường Berlin, biểu hiệu của việc chia đôi Châu Âu và của hai khối tự do và cộng sản, kéo dài trong nhiều năm.
Ông Krzaklewski, chủ tịch Solidarnosc, viết trên trang đầu cuốn Album ghi niệm của Nghiệp đoàn như sau: Không một ai trong chúng tôi thời đó (1980) có thể hay dám nghĩ rằng: sau 20 năm chúng tôi đã có thể kỷ niệm những biến cố bi thảm bằng việc tổ chức một triển lãm, hòa nhạc, đặt vòng hoa tại các đài kỷ niệm lịch sử của Ðất Nước. Tia sáng phát xuất từ xưởng tầu Zdanzig cách đây 20 năm, đã không thể có được, nếu không có một đức tin sâu xa, không có sự ủng hộ thiêng liêng của Giáo hội và nhất là của ÐTC Gioan Phaolô II. Ngài đã giúp đỡ chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của chính mình và kêu gọi chúng tôi lảnh lấy trách nhiệm đối với Quê hương. Nhờ ngài, việc phục hưng mà chính chúng tôi là chứng nhân và tham dự viên, đã có một tính cách không những vật chất, nhưng còn cả một chiều kích sâu xa về tinh thần nữa.
Lời công nhận
của Chủ tịch Nghiệp đoàn Solidarnosc
không phải quá đáng. Trong chuyến
viếng thăm sau cùng từ 5-17 tháng
6 năm 1999, cách đây đúng một
năm, ÐTC đã được đón
tiếp tại Quốc hội Ba lan như một
Vị Cứu tinh Ðất nước.
Tất cả các nhà chính trị,
kể cả các vị trước đây
thuộc Ðảng cộng sản BaLan (như tướng
Zarulzeski, cựu chủ tịch Nhà Nước
Ba lan) hay cựu cộng sản (như ông Kwasniewski,
đương kim Tổng thống) cũng dành
cho ngài một cuộc đón tiếp chưa
từng có trong lịch sử Quốc
hội Ba lan. Nhờ uy tín và những
can thiệp gián tiếp của ngài, Ba lan
là một trong các quốc gia trước
đây thuộc khối Liên xô, được
nhiều cảm tình nơi Khối NATO và
Liên hiệp Châu Âu, tiến bôï
nhanh chóng về kinh tế và nhất
là có sự cộng tác thành
thực giữa Giáo hội và Chính
quyền, mỗi bên trong lãnh vực
và sở trường riêng của
mình, để mưu công ích cho toàn
dân.