Tin Vatican (Va.17.6.2000): "Ðối thoại giữa các nền văn hóa để phục vụ cho nền văn minh của tình thương và của hòa bình", đó là chủ đề đã được ÐTC Gioan Phaolô II chọn cho Ngày Quốc Tế Hòa Bình, lần thứ 34, sẽ được cử hành vào ngày mùng 1 tháng Giêng năm 2001.
Liên Hiệp Quốc cũng đã tuyên bố năm 2001 là Năm Quốc Tế của Việc Ðối Thoại giữa các nền Văn Minh. Vì thế năm 2001 là dịp thuặn tiện để suy tư về những nền tảng của việc đối thoại, cũng như về những hậu quả và những lợi ích mà nhân loại có thể rút ra từ những nguyên tắc nền tảng của đối thoại.
Vào khởi đầu thế kỷ thứ 21, những nền Văn Hóa trên thế giới, với sự khác biệt và sức sống phong phú của chúng, kết thành nguồn mạch của niềm hy vọng, vừa đồng thời cũng là nguồn gây nên lo sợ. Người ta mong muốn sao cho việc đối thoại giữa các nền Văn Hóa, là một việc đối thoại cởi mở, chân thành và hiếu hòa, một việc đối thoại biết nhìn nhận, trong việc đi tìm chân lý, một khát vọng đã được khắc ghi vào trong bản tính nhân loại. Xét vì tôn giáo nằm ở trung tâm của nền Văn Hóa, nên sự đóng góp của các tín hữu cho việc đối thoại nầy, là điều hết sức thiết yếu.
Ðức Tin Kitô,
một đức tin không đồng
hóa mình với bất cứ nền
Văn Hóa nào, nhưng được
xem như là linh hồn của từng nền
Văn Hóa, vừa làm nổi bậc
những khía cạnh hữu ích tích
cực, và cũng vừa thắng
bớt lại những thiệt hại. Trong
sứ mạng rao giảng Phúc Âm, giáo
hội được mời gọi mang
sứ điệp hy vọng đến cho
tất cả mọi dân tộc trên thế
giới, vừa bước vào
trong sự hiệp thông với những
hình thức văn hóa khác nhau.
Và tất cả mọi nền văn hóa
đều được mời gọi
hãy xây dựng một nền văn
minh của Hòa Bình và của Tình
Thương.