Tin Tức và Thời Sự
Trong tháng 10/1996

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Các nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres

Các nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres, tỉnh dòng Ðà Nẳng Việt Nam, mừng lễ kỷ niệm 300 năm thành lập dòng.

Ðà Nẳng: ( Ucan 7/10/96)= Sáng ngày mùng mùng 5 tháng 9 vừa qua, ÐHY Phạm Ðình Tụng, TGM Hà Nội đã chủ sự thánh lễ Ðồng Tế, kết thúc Tam Nhật mừng kỷ niệm 300 năm thành lập dòng, với sự có mặt của Nử Tu Anne Marie Audet, Bề Trên Tổng Quyền, từ Roma sang.

Các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô Thành Chartres đã đến hoạt động tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1860, theo lời mời của Ðức Cha Dominicô Lefebvre, và được nhiều người biết đến dưới danh gọi là các Bà Phước Trắng. Tổng số các nữ tu Việt Nam của dòng thánh Phaolô thành Chartres hiện nay lên đến 1000 chị, được chia thành ba tỉnh Dòng là Ðà Nẳng, TP. Hồ Chí Minh và Mỹ Tho. Dòng các Nữ Tu Thánh Phalô Thành Chartres đã được linh Mục Louis Chauvet thành lập vào năp 1696, với sự giúp đỡ của Bà Maria Anne de Tilly, tại Lecesville La Chenard, địa điểm nằm cách Chartres 40 cây số. Trong thời gian vài năm qua, để chuẩn bị lễ mừng kỷ niệm 300 thành lập dòng, các Nữ Tu đã dấn thân học hỏi và sống ơn đoàn sũng của Dòng trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam. Tại Ðà Nẳng, các nữ tu đã dấn thân phục vụ anh chị em bị phong cùi, các trẻ em tàn tật, những người già lảo, những kẻ bị bỏ rơi và những dân tộc thiểu số.

Cuộc Giải Phẩu của ÐTC GP II

Vatican: Tin tổng hợp về cuộc giải phẩu của ÐTC GP II, sáng thứ ba 8/10, tại Bệnh Viện Gemelli.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô Ðệ Nhị hoàn toàn không bị bướm ung thư thuộc bất cứ loại nào, trong ruột của ngài . Lời quả quyết mạnh mẽ nầy của Giáo Sư Bác Sĩ Francesco Crucitti, người cầm đầu nhóm bác sĩ giải phẩu cho ÐTC hôm sáng thứ ba vừa qua, mùng 8 tháng 10, trong cuộc họp báo sau giải phẩu, (lời quả quyết mạnh mẽ đó) đã đánh tan những suy luận trong dư luận báo chí về bệnh tình của ÐTC trước khi được giải phẩu.

Cuộc giải phẩu cho ÐTC sáng hôm thứ ba vừa qua, mùng 8/10, để cắt bỏ đi phần ruột thừa thỉnh thoảng bị sưng, chỉ kéo dài từ 7.50 sáng cho đến 8.40 sáng, tức là không đầy một tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, để chuẩn bị, ÐTC đã được đưa vào phòng mổ lúc 7 giờ sáng, và rời phòng mổ trở về phòng, vào lúc 9.30 sáng.

Người phát ngôn của toà thánh, ông Navarro Valls cho biết thêm rằng, ÐTC đã tỉnh lại lúc được đưa về phòng và ngài hỏi ngay các bác sĩ về tình trạng bệnh của mình. Một nữ tu y tá đã đọc bản thông cáo y khoa cho ÐTC nghe, truớc khi được công bố cho giới báo chí. Bác sĩ Crucitti cũng cho biết thêm là nhân dịp giải phẩu lần nầy, để cắt bỏ khúc ruột thừa bị sưng, các bác sĩ cũng đã sửa lại vài vết sẹo nơi ruột của ÐTC, do hai lần giải phẩu trước, một vào năm 1981, và một vào năm 1992.

Nhiều lời cầu chúc ÐTC mau bình phục đã được gởi đến Vatican, cả từ những nhân vật không công giáo, trong đó có lời cầu chúc của anh Ali Agca, người đã bắn ÐTC trọng thương ngày 13 tháng 5 năm 1981. Trong lời cầu chúc của mình, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Bill Clinton, đã quả quyết rằng tâm trí của toàn dân Hoa Kỳ hướng về ÐTC trong dịp nầy.

Kêu gọi các tín hữu hãy lãnh lấy trách nhiệm trong xã hội

Tin Anh Quốc ( Luân Ðôn): Các giám mục công giáo tại Anh Quốc kêu gọi các tín hữu hãy lảnh lấy trách nhiệm trong xã hội.

Trong cuộc họp báo tại Luân Ðôn, hôm thứ ba 22 tháng 10, ÐHY Basil Hume đã giới thiệu Văn Kiện của Hội Ðồng Giám Mục Anh Quốc và Vùng Galles, trình bày học thuyết xã hội công giáo về những vấn đề thời sự liên quan đến xã hội Anh Quốc hiện nay. Văn Kiện dài 35 trang, và có tựa đề là: Công Ích , do Ủy Ban chuyên môn, gồm có linh mục và giáo dân, soạn ra. Ðứng đầu ủy ban sọan thảo nầy là Ðức Cha David Konstant.Trong lời đề tựa cho Văn Kiện, ÐHY Basil HUME nhấn mạnh rằng: Giáo Hội không nhằm trình bày trong văn kiện một chương trình chính trị. Nhưng Giáo Hội muốn cống hiến cho mọi người biết những nguyên tắc, những giá trị và những mục tiêu có liên hệ với nhau và bổ túc cho nhau.

Văn Kiện là một đóng góp của Giáo Hội Công giáo tại Anh Quốc cho cuộc thảo luận toàn quốc về những vấn đề xã hội, để chuẩn bị cho những cuộc bầu cử sắp đến. Văn kiện đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau đây: quyền được sống, sự bất bình đẳng và nghèo cùng, những quốc gia đang trên đường phát triển và vấn đề nợ nuớc ngoài. Văn kiện kết thúc với lời mời gọi cộng đoàn công giáo hãy đáp lại những thách đố trên và hãy cùng nhau hoạt động để cỗ võ công ích.

Tòa Thánh và Chính Phủ Việt Nam

Tòa Thánh và Chính Phủ Việt Nam

Phỏng vấn Ðức Tổng Giám Mục Claudio Celli về cuộc đối thọai giữa Toà Thánh và Chính Phủ Việt Nam, trong vòng 4 ngày ,từ ngày 14 đến 18 tháng 10, tại thủ đô Hà Nội.

Vatican ( RG, thứ sáu 25/10): Sau gần 4 ngày làm việc với Ban Tôn Giáo của Chính Phủ Việt Nam tại thủ đô Hà Nội, Phái Ðoàn Toà Thánh do ÐTGM Claudio Celli hưống dẩn đã về đến Roma sáng thứ bảy 19/10, với lời nhận định tổng quát về cuộc đối thọai như sau: Sau một năm rưởi, Toà Thánh và Chính Phủ Việt Nam đã nối lại đối thọai một cách thành thật và trong sự kính trọng lẩn nhau. Hảng tin quốc tế Reuter thì cho rằng đây chỉ là ngôn ngữ ngoại giao mà thôi. Còn những vướn mắc chưa được giải quyết. Bản tin của Ðài Vatican thì nhận định là đã có những bước tiến tích cực nhỏ trên con đường dài còn nhiều khó khăn. Cô Fausta Speranza làm việc cho đài phát thanh Vatican đã đến phỏng vấn Ðức Tổng Giám Mục Claudio Celli, liền ngay sau khi ngài từ Việt Nam rở về và được ngài trả lời như sau:

Ðiều mà Toà Thánh luôn cố gắng thực hiện là nối lại cuộc đối thọai về những khía cạnh quan trọng của đời sống Giáo Hội Việt Nam. Giáo Hội Công Giáo muốn là người cộng tác tốt trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Hỏi: Thưa Ðức Cha, cuộc đối thoại nhằm đến những viển tượng như thế nào?

Ðáp: Về phần mình Toà Thánh đã trình bày cho chính phủ Việt Nam rằng Toà Thánh muốn cộng tác một cách xây dựng hơn, luôn luôn tuỳ theo mức độ mà Nhà Nước Việt Nam dành cho Giáo Hội khoảng rộng và sự tự do để làm điều đó, trong lảnh vực giáo dục, y tế và nông nghiệp. Chính Phủ Việt Nam đã lặp lại với tôi là chính phủ nhìn sự cộng tác đó với thiện cảm, miễn là không có những hậu ý. Ðiều không thể chối cải là tất cả, một lần nữa, đều dính vào vấn đề chính là Tự do tôn giáo. Nhưng, tiếc thay, trong lảnh vực nầy, dù cuộc đối thọai có tính cách tích cực,nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, khi nói về sự tự do tôn giáo, thì chính phủ Việt Nam và Toà Thánh lại nói trên những tầng số khác nhau.

Hỏi: Xin Ðức Cha cho biết đâu là những giới hạn chính?

Ðáp: Ðó là những giới hạn của bao lần trước. Quả thật, những nhà thờ được mở cửa, các tín hữu tự do đến tham dự những lễ nghi, tham dự thánh lễ. Nhưng không thể chối cải rằng hoạt động mục vụ thật và riêng biệt của Giáo Hội còn phải chịu nhiều giới hạn.

Hỏi: Nhưng thưa Ðức Cha những ơn gọi cho thấy là đang tiến theo chiều ngược với sự giới hạn.

Ðáp: Con người có thể đặt ra những giới hạn cho sinh họat của Giáo Hội, nhưng không thể nào chận lại tác động của Chúa Thánh Thần. Một đàng. Chúng tôi nhìn nhận sự phong phú và đầy tràn ơn gọi linh mục tu sĩ, man nữ; tuy nhiên, đàng khác, thật sự chính phủ giới hạn rất nhiều, trong lảnh vực ơn gọi linh mục. Và cho đến hôm nay, chính phủ chưa cho phép mở các tập viện.

Hỏi: Thưa Ðức Cha, về vấn đề giáo sĩ: có nhiều toà giám mục còn trống và có những giám mục đã lớn tuổi. Phái đoàn Toà Thánh có thể làm gì về vấn đề nầy không?

Ðáp: Trong cuộc họp, đã có những trao đổi thật nhiều, không dễ dàng, về vấn đề vị giám quản tông toà của TGP.Thành Phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng , chính phủ đã đồng ý việc bổ nhiệm hai giám mục phó. Như thế, dù là bước tiến nhỏ, nhưng phải kể như là bước tích cực trong cuộc đồng hành không dễ dàng.

Ðó là nội dung cuộc phỏng vấn Ðức Tổng Giám Mục Claudio Celli, trưởng phái đoàn Toà Thánh đến Việt Nam, từ ngày 14 đến 18 tháng 10. Trong thời gian lưu trú tại Nhà Khách của Chính Phủ tại Thủ Ðô Hà Nội, phái đoàn muốn gặp Ðức Cha Nicola Nghi Giám Quản Tổng Giáo Phận Thành Phố HCM, nhưng các vị thẩm quyền đã không cho phép Ðức Cha ra Hà Nội. Phái Ðoàn đành phải nhờ trung gian Ðức Cha Nguyễn Sơn Lâm, Tổng thư ký HÐGM VN, vào Thành Phố HCM, để gặp Ðức Cha. Vả lại, trong thời gian trao đổi với chính phủ, Phái Ðoàn Toà Thánh đã mong ước được cử hành thánh lễ tại Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội, để mừng kỷ niệm ngày Ðức Gioan Phaolô II được bầu lên ngai toà thánh Phêrô tại Roma, ngày 16 tháng 10. Nhưng không được phép, và Phái đoàn đã dâng thánh lễ ngày 16 tháng 10 tại Nhà Nguyện của Ðại Chủng Viện Hà Nội.

Vai trò của Giáo Hội trong một xã hội đa diện

Tin Vatican(cwn):Các giám mục Âu Châu họp bàn về vai trò của Giáo Hội công giáo trong một xã hội đa diện.

Từ ngày thứ tư 23 cho đến sáng Chúa Nhật 27 tháng 10, Khoảng 90 giám mục, đại diện cho 30 Hội Ðồng Giám Mục trong Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu, tụ họp nhau tại Ðại Học Giáo Hoàng Salesianum, của dòng Don Bosco, ở Roma, để học hỏi về vai trò của Giáo Hội Công giáo trong đời sống cá nhân cũng như trong sinh hoạt công khai của xã hội. Khoá Học Hội của các giám mục Âu Châu được tổ chức mỗi ba năm một lần. Ngoài con số 90 vị giám mục tham dự như đã nói trên, còn có những đại diện của Toà Thánh, những Linh mục, những đại diện cho các dòng tu, những đại diện hàng giáo dân và các quan sát viên đến từ các cộng đồng giáo hội Kitô khác, tổng cộng tất cả tham dự viên là 150 vị. Khoá Học Hội nầy được tổ chức cứ ba năm một lần, và lần Họp nầy là lần thứ chín, kể từ khi Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu được thành lập vào năm 1967 đến nay. Vị Chủ Tịch của Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu hiện nay là Ðức Hồng Y VLK ( đọc là Vấc), tổng giám mục Praha, thủ đô của cộng hoà Tchèque (Chéc) hiện nay. Ngài đã nhận định rằng thách đố quan trọng của Giáo Hội công giáo tại Âu Châu ngày nay là làm sao để cung cấp cho Âu Châu một linh hồn, một tinh thần mới, có sức hiệp nhất tất cả các dân tộc Âu Châu lại với nhau.

Trong khi đó, thì Ðức Cha Karl Lehmann, tổng giám mục Mainz, và là phó chủ tịch của Hội Ðồng Giám Mục Ðức, đã nhấn mạnh rằng Ðức Tin Kitô là yếu tố quan trọng trong đời sống con người. Trong những năm gần đây, các từ ngữ "riêng tư cá nhân" và "công khai", đã mặc lấy một ý nghĩa mới. Ý thức mới nơi con người tự cho mình là kẻ sáng suốt, đã muốn dồn đức tin kitô vào trong góc,như là chuyện riêng tư cá nhân. Nhưng, tôn giáo nói chung và Ðức Tin Kitô nói riêng, tự bản chất của nó, không thể là một điều gì đó để con người cất giữ trong vòng bí mật, riêng tư mà thôi.

Thời Sự Tổng Hợp

Thời sự Tổng Hợp: Những thách thức được đặt ra cho Khoá Học Hội của các Giám Mục Aâu Châu ngày nay.

Như đã loan báo trong bản tin đã phát, 90 vị Giám Mục cùng với những đại diện của hàng linh mục, các dòng tu, các giáo dân và những cộng đồng giáo hội kitô tại Âu Châu, đã tham dự Khoá Học Hội Năm Ngày, tại Ðại Học Salesianum, Roma, từ thứ tư 23 cho đến sáng chúa nhật 27 tháng 10 nầy, về đề tài: Tôn giáo, việc riêng tư và thực tại công khai. Giáo Hội công giáo trong xã hội đa diện.

Ðề tài nầy nói lên thách đố chính mà Giáo Hội Công Giáo phải đương đầu tại Âu Châu ngày nay. Tôn giáo nói chung, và Giáo Hội công giáo nói riêng, có vai trò nào trong đời sống con người tại Âu Châu ngày nay hay không? Ðó là việc riêng tư, phải dấu vào trong một góc nào đó, hay là một thực tại công khai có sức tác động trong mọi sinh hoạt con người, trong phạm vi cá nhân cũng như công khai?

Cô Carla COTIGNOLI, làm việc cho đài Vatican, đã đến hỏi linh mục Aldo GIORDANO, thư ký của Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu, về hoàn cảnh sống đạo mới tại Âu Châu ngày nay, so với hoàn cảnh sống đạo của thời Thuợng Hội Ðồng Giám Mục Ðặc Biệt cho Âu Châu vào năm 1992, và được trả lời như sau: Có sự giống nhau và cũng có sự khác biệt giữa hai hoàn cảnh. Giống nhau nơi các vấn đề được đặt ra vào năm 1992 và năm 1996. Giống nhau nơi dấn thân rao giảng phúc âm cho Âu Châu, cho con người của thời hậu hiện đại. Nhưng cũng có sự khác nhau giữa hai hoàn cảnh. Vào thời điểm năm 1992, người ta chờ đợi những kết quả liền ngay của cuộc thay đổi tại các quốc gia đông âu. Vào thời điểm hôm nay, 1996, xem ra có nhiều vấn đề mới và trầm trọng vừa đồng thời có sự mệt mỏi và thất vọng vì những hứa hẹn của cuộc thay đổi đó, không được thực hiện theo như mơ uớc. Nền văn hoá Âu Châu ngày nay chịu nhiều ảnh hưởng từ hai phía, từ tinh thần trần tục hoá và từ chủ nghĩa hư vô. Giáo hội công giáo tại Âu Châu ngày nay phải đương đầu với nhiều vấn đề cụ thể, đi từ vấn đề phải trả lại những tài sản cho các giáo hội, cho đến vấn đề hổ trợ tài chánh cho các sinh họat của giáo hội, và vấn đề tự do tôn giáo. Và bên trong nội bộ Giáo Hội Âu Châu, còn có sự khác biệt giữa Giáo Hội tại các quốc gia tây phương và Giáo Hội vừa mới qua khỏi chế độ cộng sản tại các quốc gia đông âu. Về điểm nầy, Ðức Tổng Giám Mục ISTVAN SEREGELY của EGER, bên Hungary, đã phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ tư 23 tháng 10 như sau:

Ngay từ đầu, chúng tôi gặp phải vấn đề thông tin liên lạc giữa chúng tôi với nhau. Tại vùng Trung Âu, vấn đề càng phức tạp hơn nữa, vì chúng tôi không xử dụng ngôn ngữ chung nào cả. Thêm vào đó, tất cả các giám mục chúng tôi bên Tây cũng như Ðông Âu, chúng tôi phải đương đầu với những vấn đề chung khác nữa, chẳng hạn như vấn đề trần tục hoá càng ngày càng gia tăng tại các xã hội Âu Châu, và khuynh hướng càng ngày càng xem những xác tín tôn giáo như là những vấn đề cá nhân riêng tư hơn là một thực tại công khai.

Về phần mình, Ðức Hồng Y VLK ( Vấc), Tổng Giám Mục Praha, đã nhận định rằng: Nhiều người bên ngoài giáo hội công giáo thì sợ Giáo Hội muốn kiểm soát tất cả mọi sự tại Âu Châu nầy. Nhưng với tinh thần đối thọai mỗi ngày một hơn giữa các cộng đoàn tôn giáo, thì người ta sẽ hiểu rằng giáo hội công giáo muốn được hiện diện bên cạnh và trợ giúp nâng đỡ, chớ không nhằm thống trị ai cả.

Tại Ðức Quốc, năm vừa qua, Nhóm Nguời công giáo trong phong trào : Chúng tôi là Giáo Hội, đã thu thập hơn một triệu chử ký, để yêu cầu giáo hội thay đổi những lập truờng truyền thống, cho giáo dân tham dự nhiều hơn vào việc tuyển chọn các giám mục, và cho các linh mục được quyền lập gia đình. Tại Áo và Thụy Sĩ, cũng có những đòi hỏi tương tự của nhóm người nầy. Mặc dù chương trình học hỏi của cuộc họp Các Giám Mục Âu Châu lần nầy, không có bàn một cách chính thức về những yêu cầu trên của phong trào Chúng Tôi là Giáo Hội, nhưng các quan sát viên thì tin chắc rằng các giám mục Âu Châu sẽ thảo luận với nhau về các vấn đề trên, trong những nhóm nghiên cứu chuyên môn. Chúng ta hãy chờ xem những kết quả của Khoá Học Hội quan trọng nầy.

Cuộc họp liên Bộ tại Vatican

Các Giám Mục Ấn Ðộ đang tham dự cuộc họp Liên Bộ tại Vatican

Từ ngày 21 đến 24 tháng 10 nầy, với các Vị Ðứng Ðầu các Bộ: Giáo Lý Ðức Tin, Giáo Hội Ðông Phuơng, Truyền Giáo, Giáo Dục Công Giáo, và Hội Ðồng Toà Thánh Ðặc Trách Ðối Thoại Liên Tôn, để bàn về hiện trạng Thần Học tại Ấn Ðộ, và những hệ luận của đường huớng thần học đó đối với việc giảng dạy giáo lý và mục vụ. Trong sứ điệp cho cuộc Họp Liên Bộ quan trọng nầy, được công bố hôm thứ tư 23 tháng 10, ÐTC đã lưu ý mọi tham dự viên hãy duy trì giá trị thuờng hằng của Lời Chúa, như được giải thích theo ánh sáng của Thánh Truyền và Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội.

Năm của tình Bác Ái

Cũng tại Vatican, hôm 19 tháng 10, 80 vị đại diện cho các hội đồng giám mục, các dòng tu, các hiệp hội và phong trào công giáo hoạt động trong lảnh vực bác ái, đã tham dự cuộc họp do Hội Ðồng Toà Thánh "Ðồng Tâm", đứng ra tổ chức, để bàn về chuơng trình cử hành năm 1999, là Năm của Tình Bác Ái, vừa đồng thời để đào sâu ý nghĩa kinh thánh của từ ngữ "tình bác aí".

Văn Kiện bàn về Nạn Ðói Trên Thế Giới

Và sáng thứ năm 24/10, tại Phòng Báo Chí của Toà Thánh, Ðức Tổng Giám Mục Paul Cordes, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh Ðồng Tâm, đã giới thiệu Văn Kiện bàn về Nạn Ðói Trên Thế Giới. Văn Kiện dày 80 trang kêu gọi thực thi tình liên đới để giải quyết nạn đói, một thách thức cho mọi người. Chúng tôi sẽ giới thiệu Văn Kiện nầy cho quý vị và các bạn, trong mục thời sự của những ngày sắp tới.

Ưu Tư về Cựu Chủng Sinh

TIN VATICAN ( CNS 24/10/96): Toà Thánh yêu cầu các giám mục trên thế giới hãy lưu tâm tìm hiểu về những cựu chủng sinh hay cựu tu sĩ truớc khi thâu nhận họ.

Bộ Giáo Dục Công Giáo, trong văn kiện gởi đến tất cả các giám mục trên thế giới, vào cuối tháng 9 vừa qua, đã yêu cầu các ngài hãy tuân giữ những điều khoản của bộ giáo luật mới, nói về việc thâu nhận lại những cựu chủng sinh hay cựu tu sĩ đã bị loại.

Bộ giáo luật mới yêu cầu các giám mục bản quyền địa phương, truớc khi nhận các cựu chủng sinh hay cựu tu sĩ, hãy tìm cho được những lời chứng của các vị bề trên của đương sự, để biết rõ ràng lý do tại sao đương sự đó đã rời bỏ chủng viện hay tập viện. Bộ giáo dục đề nghị các giám mục nên lưu ý đến những yếu tố quan trọng sau đây nơi đương sự xin đi tu lại: sự trưởng thành nhân bản và tình cảm, những bất thuờng về tâm lý và tính dục, những khuynh huớng tư tưởng của đương sự. Thường thuờng, những vị giám mục nào quá dễ dải thu nhận lại các cựu chủng sinh hay cựu tu sĩ, thì sẽ gặp phải những vấn đề bất ngờ, và có hại cho cộng đoàn địa phuơng, cũng như cho chính đuơng sự. Bộ giáo dục công giáo cũng đã đề nghị với các giám mục từng vùng hãy sọan ra những tiêu chuẩn thích hợp cho việc nhận lại các cựu chủng sinh hay cựu tu sĩ, để tránh truớc những lạm dụng có thể xảy ra.

Ðức Thánh Cha trở lại sinh hoạt bình thường

Tin Vatican (tổng hợp từ VIS, CNS 23-24/10/96): ÐTC bắt đầu lại những sinh họat bình thuờng, với thánh lễ sáng Chúa Nhật 27/10, tại Ðền Thờ Thánh Phêrô.

Thông cáo của phòng báo chí Toà Thánh, hôm thứ ba 22/10, đã cho biết là ÐTC sẽ chủ sự Thánh Lễ theo nghi thức phụng vụ của thánh Gioan Kim Khẩu, bên trong đền thờ Thánh Phêrô, vào sáng chúa nhật 27/10, để kỷ niệm biến cố tái lập sự hiệp thông giữa Giáo Hội Ðông Phuơng Ruthênia và Ngai Toà Thánh Phêrô tại Rôma. Biến cố đã diển ra tại UZHOROD, năm 1646, tức cách đây 350 năm. Ðây là dịp để tạ ơn Thiên Chúa vừa đồng thời mời gọi hãy dấn thân hành động và cầu nguyện nhiều hơn nữa cho sự hiệp nhất trọn vẹn giữa mọi người Kitô.

Vào buổi chiều cùng ngày Chúa Nhật 27/10, tại Ðền Thờ Thánh Gioan Lateranô, ÐHY RUINI chủ sự lễ nghi cầu nguyện chuẩn bị mừng 50 năm linh mục của ÐTC GP II. Chủ đề của buổi chiều canh thức cầu nguyện là: Sống Trong Chúa Kitô—Lời Mời gọi sống thánh thiện.

Ðại Hội về Ơn Gọi Linh Mục

Tin Vatican ( VIS 25/10): Loan báo Ðại Hội về Ơn Gọi Linh Mục và Tu Trì, sẽ được tổ chức tại Roma, tháng 5 năm 1997.

Lúc 11.30 sáng ngày thứ ba tới đây, 29 tháng 10, tại Phòng Báo Chí Toà Thánh, sẽ có cuộc họp báo giới thiệu Ðại Hội về Ơn Gọi Linh Mục và Tu Dòng tại Âu Châu ngày nay. Ðại Hội nầy đã được dự trù tổ chức tại Roma, từ ngày 5-10 tháng năm, 1997. Trong cuộc họp báo vào ngày 29/10, một văn kiện liên bộ về : Mục Vụ Ơn Gọi tại Các Giáo Hội tại Âu Châu, sẽ được trình bày cho báo chí.

Ngày các Tôn Giáo Cầu nguyện cho Hòa Bình

Assisi: Kỷ Niệm 10 Năm Ngày Các Tôn Giáo Cầu nguyện cho Hoà Bình Thế Giới, 27/10/1986.

Tin Assisi/ Italia ( RG 26-27/10/96): "Ngày Các Tôn Giáo Lớn trên thế giới họp nhau tại Assisi, theo lời kêu gọi của ÐTC GP II, để cầu nguyện cho Hoà Bình, mang một ý nghĩa hết sức sâu xa, bởi vì Hoà Bình không phải là điều mà con người có thể tạo ra cho mình bằng những cố gắng riêng, nhưng là một hồng ân mà chúng ta nhận được từ Thiên Chúa, nhờ qua lời cầu nguyện."

Ðó là tuyên bố của Ðức Hồng Y FRANCIS ARINZE, chủ tịch hội đồng Toà Thánh đặc trách đối thọai liên tôn, trong bài phỏng vấn dành cho đài phát thanh Vatican, hôm thứ bảy vừa qua, ngày 26/10. Giải thích thêm về lý do tại sao ÐTC GP II chọn thành phố ASSISI làm nơi gặp gỡ và cầu nguyện, ÐHY Francis Arinze đã nói như sau: Việc chọn thành phố Assisi làm nơi gặp gỡ là việc làm có nhiều ý nghĩa, bởi vì Thánh Phanxicô đã được gắn liền với thành phố Assisi nầy. Thánh Nhân có thái độ cởi mở đón nhận tất cả mọi người có niềm tin khác. Và đây là điều ít khi xảy ra vào thời đại của ngài. Ðây cũng là lý do tại sao các tu sĩ dòng Phanxicô được đón nhận khắp nơi, nhất là nơi những anh chị em hồi giáo.

Ðể kỷ niệm 10 năm biến cố ASSISI, cộng đoàn thánh Egidio đã tổ chức tại Roma, trong tuần lễ truớc ngày 27/10, một cuộc gặp gỡ quốc tế về đề tài " Con Nguời và Tôn Giáo". Và đặc biệt, tại Assisi, vào đúng ngày kỷ niệm, tức vào chúa nhật vừa qua, 27 tháng 10, với sự tham dự của ÐHY Francis Arinze, khoảng một ngàn tu sĩ Phanxicô, đã cử hành một ngày ăn chay, cầu nguyện và hoà giải, rồi kết thúc với thánh lễ tại Vương Cung Thánh Ðường Thánh Phanxicô, do Ðức Hồng Y Roger Etchegaray chủ sự.

Gặp gỡ Ðức Thánh Cha

Quý vị và các bạn thân mến, hôm thứ tư vừa qua, ÐTC GP II đã không có cuộc tiếp kiến chung các tín hữu, như báo chí đã loanbáo truớc đó. Nhưng, bù lại, ÐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Ngài, vào lúc 11.30 trưa, để chào thăm các đoàn khách hành hương đang tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô, phía dưới cửa sổ phòng làm việc.

Như quý vị và các bạn sẽ nghe qua băng ghi âm tiếng nói của ÐTC. Giọng nói của ngài khá mạnh, chứng tỏ ngài đang phục hồi sức khoẻ khá tốt. Trước khi chào chúc các đoàn khách hành hưong bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Ý, Ðức, Tây ban nha, và Balan, ÐTC đã nói vài lời mời gọi mọi người suy tư về sứ mạng truyền giáo, như sau:

Lời ÐTC

++1: Tôi xin Thiên Chúa đổ tràn mọi ơn lành xuống trên mỗi người anh chị em và tôi xin ban phép lành cho anh chị em hiện diện nơi đây, và cho tất cả những ai đang hiệp ý theo dỏi chúng ta qua phuơng tiện phát thanh và truyền hình….

Sau đó , ÐTC chào chúc bằng các thứ tiếng Anh Pháp, Ðức, Tây ban nha, Balan. Bằng tiếng Pháp, ÐTC đã nói như sau:

== Tôi xin thân ái chào tất cả anh chị em hành huơng nói tiếng Pháp hiện diện nơi đây. Tôi cầu chúc anh chị em đi hành huơng tốt đẹp và hết lòng ban phép lành Toà Thánh cho anh chị em.

Rồi sau khi chào chúc bằng tiếng Balan những tín hữu đến từ quê huơng BaLan, ÐTC mời gọi tất cả mọi nguời hiệp ý với ngài hát kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh. Máy ghi âm chỉ thu được Lời của ÐTC và vài người đứng gần. Còn cộng đoàn tín hữu đứng dưới quảng truờng thánh Phêrtô cùng hát kinh lạy Cha với ÐTC thì chúngta không nghe được tiếng hát của họ. Dù sao, trong giây phút nầy, chúng ta hãy hiệp ý với ÐTC, cầu nguyện cho ÐTC và theo những ý chỉ ÐTC vừa nói, qua lời kinh lạy Cha bằng tiếng Latinh.

ÐTC ban phép lành toà thánh..

Cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và các tín hữu tại Roma, sáng thứ tư vừa qua, chỉ kéo dài khoảng 10 phút mà thôi, vì lúc đó, tuy là đã mạnh lại, nhưng ÐTC còn cần tỉnh dưỡng thêm. Ngài chỉ bắt đầu lại những việc bổn phận, một cách từ từ mà thôi. Hôm Chúa Nhật vừa qua, như đã loan tin, ÐTC cũng chỉ tham dự thánh lễ theo lễ nghi Ðông Phuơng, bên trong đền thờ Thánh Phêrô, nơi phần đầu mà thôi. Sau bài giảng, ÐTC đã lui về phòng, và trưa lại, thì có xuất hiện nơi cửa sổ để đọc kinh ruyền tin với dân chúng.

Chúng tôi sẽ kể về biến cố nầy trongmục Trưa Chúa Nhật với ÐTC, vào Chúa nhật tới.

Mục gặp gỡ ÐTC xin kết thúc nơi đây. Hẹn gặp lại vào thứ tư tới.

Sứ Ðiệp Cho ngày Quốc tế Bệnh Nhân

Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha cho Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.

Vatican ( VIS,31 oct.96). "Anh chị em rất thân mến, những người đau khổ trong tinh thần cũng như trong thể xác. Xin anh chị em đừng chạy theo cám dỗ coi sự đau đớn chỉ như là một điều tiêu cực, đến độ nghi ngờ về sự tốt lành của Thiên Chúa. Trong Chúa Kitô chịu đau khổ, mỗi một bệnh nhân sẽ gặp được ý nghĩa cho chính những đau khổ của mình. Ðau khổ và bệnh tật là điều thuộc về thân phận dòn mỏng và có giới hạn của con người, tạo vật của Thiên Chúa. Ðau khổ còn như là dịp để dâng lên Chúa chứng tá đức tin và tình yêu thuơng".

Ðó là những lời trích từ sứ điệp của ÐTC GP II cho ngày quốc tế các Bệnh Nhân, sẽ được cử hành vào ngày 11 tháng 2, mỗi năm. Sứ điệp đã được ÐTC ký ngày 18 tháng 10, nhưng phải đợi đến ngày thứ năm 31 tháng 10, mới được công bố. Ðây là ngày Quốc Tế các bệnh nhân, nằm trong những cử hành của năm 1997, quy huớng về Chúa Kitô, để chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh 2000. Sau khi nhận định rằng những phuơng tiện tiến bộ kỷ thuật ngày nay khuyến khích con người xây dựng tương lai dựa trên sự thoải mái vật chất và tinh thần hưởng thụ, và do đó không chấp nhận bệnh tật và đau khổ, ÐTC kết thúc sứ điệp với lời kêu gọi những vị lảnh đạo, những tổ chức quốc gia và quốc tế về sức khoẻ, những người thiện chí, hãy liên kết với Giáo Hội, đang dấn thân rao giảng Tin Mừng, nhờ qua chứng tá phục vụ cho những ai đau khổ. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, ÐTC đã cử ÐHY Angelini, mặc dù đã được chấp nhận cho từ chức vì lý do hạn tuổi, khỏi chức vụ chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh đặc trách về mục vụ Y Tế, ÐTC đã cử ÐHY Angelini làm đặc sứ của ngài, đến Fatima, để cử hành ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.

CHƯƠNG TRÌNH MỪNG LỄ 50 NĂM LINH MỤC CỦA ÐTC GP II

Vatican ( VIS 31 oct.96):
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã được thụ phong linh mục tại Cracovia, ngày mùng 1 tháng 11 năm 1946. Vào đúng ngày 1/11, thứ sáu vừa qua, toàn thể giáo phận Rôma, đã long trọng mừng lễ ÐTC, như chúng tôi đã loan tin. Trên bình diện quốc tế, thì cuộc lễ mừng sẽ được tổ chức trong những ngày từ mùng 7 đến 10 tháng 11, theo chương trình như sau:

Thứ năm, mùng 7 tháng 11, lúc 5.30 chiều, ÐTC sẽ chủ sự buổi đọc kinh chiều tại Ðại Thính Ðường Phaolô Ðệ Lục. Ðức TGM Dario Castrillon Hoyos, quyền Bộ Trưởng bộ Giáo Sĩ sẽ dâng lên ÐTC món quà của tất cả các linh mục cùng mừng kim khánh linh mục trong năm nay. Ðáp lại, ÐTC cũng trao món quà của ngài, là dây choàng Stola, cho Năm Linh Mục, đại diện cho tất cả các linh mục tại năm đại lục trên thế giới.

Thứ Sáu, mùng 8 tháng 11, tất cả các linh mục về Roma mừng kim khánh linh mục sẽ tụ họp nhau trong Ðại Thính Ðường Phaolô VI, để đọc Kinh Giờ Ba chung, vào lúc 9.30, và sau đó, nghe bài thuyết trình của Ðức TGM Castrillon Hoyos, về đề tài: Chức Linh Mục như là Tác Vụ Chúc Tụng Thiên Chúa, theo Bức Thơ của ÐTC gởi cho Các Linh Mục dịp tuần thánh 1996 vừa qua.

Buổi chiều, từ 5 giờ đến 7 giờ chiều, nghi thức sám hối, chầu Mình Thánh Chúa, rồi Thánh Lễ Ðồng tế, cho các nhóm Linh Mục, theo ngôn ngữ Latinh, Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, tại các địa điểm khác nhau. Chẳng hạn như, nhóm tiếng Latinh thì tại Ðền Thờ Thánh Phêrô, nhóm tiếng Pháp thì tại Ðền Thờ Tháng Gioan Latêranô, nhòm tiếng Anh thì tại Ðền Thờ Ðức Bà Cả, nhóm tiếng Tây Ban Nha, thì tại Ðền Thờ Thánh Phaolô Ngọai Thành.

Thứ Bảy, mùng 9 tháng 11, lúc 9.30 sáng, tại Ðại Thính Ðường Phaolô VI, sau kinh phụng vụ Giờ Ba, ÐHY Martinez Somalo, tổng trưởng bộ Dòng Tu và Tu Hội Ðời, thuyết trình về Ơn Gọi Linh Mục.

Buổi chiều, Thánh Lễ Ðồng Tế và Chầu Mình Thánh Chúa theo nhóm ngôn ngữ, tại các địa điểm như trên.

Chúa Nhật mùng 10 tháng 11,là ngày Mửng Lễ Chính, lúc 9.30 sáng, ÐTC GP II sẽ chủ sự thánh lễ Mừng Kim Khánh Linh Mục, tại Ðền Thờ Thánh Phêrô. Thánh Lễ sẽ được truyền đi khắp nơi qua hệ thống Vệ Tinh Thế Giối ( mondovisione). Tất cả các linh mục mừng 50 năm linh mục trong măm 1996 nầy, đều được mời đồng tế với ÐTC.

Buổi Trưa, vào giờ đọc Kinh truyền tin tại Quảng Trường Thánh Phêrô, sẽ có chuơng trình đặc biệt để Mừng Lễ Kim Khánh Linh Mục của ÐTC. Ban tổ chức chưa công bố chi tiết gì về Chương Trình Mừng Lễ vào Trưa Chúa Nhật nầy, ngày 10/11.

Chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ÐTC và cùng cảm tạ Thiên Chúa với ÐTC, như ngài đã nói vào lúc kết thúc buổi hoà nhạc hôm tối thứ năm 31/10, tại Vatican, do chính phủ Áo tổ chức,như món quà mừng lễ ÐTC, như sau:

Tôi dâng lên Thiên Chúa những lời tạ ơn, và hết sức cảm động vì tất cả những gì Thiên Chúa đã muốn hoàn tất nơi tôi. Ðồng thời, tôi cũng biết ơn rất nhiều người mà tôi đã gặp trên đường đời tôi, và là những người cách nầy hay cách khác đã giúp tôi thực hiện đoạn đường đã đi trong những năm qua. Nhờ Lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các vị thánh, xin Thiên Chúa Cha hằng hữu tiếp tục hướng dẫn những bước đường đi, ngỏ hầu tôi có thể là thừa tác viên trung thành của những hồng ân Thiên Chúa và là người tôi tớ quảng đại phục vụ cho đoàn chiên mà Ngài đã trao phó cho tôi.


Back to Radio Veritas Asia Home Page