Sứ Ðiệp của ÐTC GP II cho ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 12 tại Paris.
Ngày quốc tế Giới Trẻ lần thứ 12 đã được khai mạc tại thủ đô Paris, với thánh lễ do ÐHY Jean Marie Lustiger, TGM Paris, chủ sự, hôm chiều thứ ba, hôm qua 19/8, tại quảng trường Champ de Mars, nằm duới chân ngọn tháp nổi tiếng EIFFEL. Mục thời sự hôm nay xin được nhắc lại đoạn mở đầu của sứ điệp của ÐTC Gioan Phaolô II cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ nầy. Nói là nhắc lại, bởi vì sứ điệp nầy đã được ÐTC gởi trước cho các bạn trẻ trên khắp thế giới, cách đây một năm, tức là vào ngày l5/8/1996, ngày lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên trời, để các bạn trẻ được dịp đọc, suy niệm và sống sứ điệp nầy, tại nơi mình sinh sống, từ một năm trước, tháng 8 năm 1996 cho đến tháng 8 năm 1997. Chủ đề của sứ điệp được diển tả bằng câu kinh thánh rút ra từ phúc âm theo thánh Gioan, chương 1, câu 38-39. Ðây là một đoạn đối thoại giữa Chúa Giêsu và hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả."Thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Chúa đáp: "Hãy đến mà xem." Ðây chúng ta hãy cùng nhau nghe lại đoạn mở đầu của sứ điệp, như sau:
"Lạy Thầy, Thầy ở đâu? Hãy đến mà xem."
Các bạn trẻ rất thân mến,
1. Cha vui mừng ngỏ lời với chúng con, vừa tiếp tục cuộc đối thoại dài mà chúng ta đã bắt đầu trong dịp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Trong sự hiệp thông với toàn thể dân Chúa đang tiến về Năm Thánh 2000, cha muốn mời gọi chúng con năm nay hãy hướng nhìn về Chúa Giêsu, là Thầy và là Chúa của sự sống chúng ta, qua những lời được ghi lại trong Phúc âm theo thánh Gioan như sau: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Hãy đến mà xem (x. Gn 1,38-39).
Tại tất cả các giáo hội địa phương, trong những tháng tới đây, chúng con hãy họp nhau quanh vị chủ chăn chúng con, để suy tư về những lời phúc âm trên. Sau đó, vào tháng 8 năm 1997, chúng ta sẽ cử hành với những đại diện bạn trẻ chúng con, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, trên bình diện quốc tế, tại Paris, trung tâm của đại lục âu châu. Tại thủ đô Paris nầy, nơi từ nhiều thế kỷ qua là điểm gặp gở các dân tộc, các nghệ thuật và văn hóa, những người trẻ nước Pháp đang hăng say chuẩn bị để đón tiếp những bạn trẻ đồng tuổi, đến từ khắp nơi trên trái đất nầy. Tiến theo Thập Giá của Năm Thánh, các thế hệ trẻ tin vào Chúa Kitô, sẽ trở thành một lần nữa hình ảnh sống động của Giáo Hội đang hành hương trên khắp nẻo đường thế giới; và, trong các buổi gặp gở để cầu nguyện và suy tư chung, trong cuộc đối thoại có sức hiệp nhất vuợt qua khỏi những khác biệt về ngôn ngữ và chủng tộc , trong sự chia sẽ những lý tưởng sống, những vấn đề và những hy vọng, các bạn trẻ Pháp sẽ có kinh nghiệm sống động về thực tại mà Chúa Giêsu đã hứa: "Ðâu có hai hay ba người họp nhau lại nhân danh Thầy, thì có thầy ở giữa họ"( Mt 18,20).
2. Hởi các bạn trẻ trên khắp thế giới, chính dọc theo các ngả đường của cuộc sống hằng ngày mà chúng con có thể gặp Chúa. Các con có nhớ không về các môn đệ đến bờ sông Giordano để lắng nghe những lời giảng của vị tiên tri cuối cùng trong số các đại tiên tri, là thánh Gioan Tẩy Giả, và họ được chỉ cho biết Ðấng Thiên sai, Chiên Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu thành Nazareth, chúng con còn nhớ như vậy không? Các môn đệ trở nên tò mò và quyết định theo Chúa Giêsu xa xa, như còn nhút nhát và lúng túng, cho đến khi chính Chúa, quay lại và hỏi: Các bạn muốn gì?; câu hỏi khơi dậy cuộc đối thoại mở màn cho cuộc phiêu lưu của Gioan, Anrê, Simon Phêrô và của những tông đồ khác nữa (x. Gn 1,29-51). Trong cảnh cụ thể của cuộc gặp gỡ đầy kinh ngạc đó, một cuộc gặp gỡ được mô tả bằng vài hàng thiết yếu , chúng ta gặp thấy được nguồn gốc của mọi cuộc hành trình đức tin. Chính Chúa Giêsu là người có sáng kiến trước. Khi chúng ta có việc liên hệ tới Ngài, thì vấn đề luôn bị đảo ngược lại: từ những kẻ đặt câu hỏi, chúng ta trở thành kẻ bị Chúa hỏi; từ kẻ đi tìm, chúng ta trở thành kẻ được Chúa tìm; quả thật, chính ngài luôn là kẻ yêu thương chúng ta trước (x. 1 Gn 4,10). Ðây là chiều kích căn bản của cuộc gặp gở: chúng ta không có liên hệ đến một điều gì đó, nhưng liên hệ với Một Nguời, với Ðấng Hằng sống. Những người Kitô không phải là những môn đệ của một hệ thống triết học; những nguời Kitô là những con người nam nữ đã có kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong đức tin (x. 1 Gn 1,1).
Chúng ta đang sống trong thời của những thay đổi to lớn trong đó những ý thức hệ đi xuống rất mau; những ý thức nầy trước đây xem ra như chống lại được với sự hao mòn của thời gian; và chúng ta cũng đang sống trong một hành tinh đang định lại những ranh giới của mình. Nhân loại thường trải qua tâm thức không chắc chắn, hay lẩn lộn và lo âu (x. Mt 9,36), nhưng Lời Chúa thì không qua đi; Lời Chúa đi qua suốt dòng lịch sử và trong những thăng trầm của các biến cố, Lời Chúa vẩn vững bền và chiếu sáng (x. Mt 24,35). Ðức Tin của Giáo Hội được xây trên Chúa Giêsu Kitô, đấng cứu độ duy nhất của thế giới, hôm qua, hômnay và mãi mãi (x.Dt 13,8). Ðức Tin của Giáo Hội quy chiếu về Chúa Kitô, bởi vì được hướng về Chúa những câu hỏi phát xuất từ tâm hồn con người trước mầu nhiệm sự sống va sự chết. Thật vậy, chỉ từ một mình Ngài mà chúng ta có thể có được những câu trả lời không gây ảo tưởng cũng không làm ta thất vọng.
Khi nghĩ lại những lời chúng con đã nói trong những lần gặp gỡ không thể quên được mà cha đã được dịp vui mừng trải qua với chúng con trong những chuyến viếng thăm khắp nơi trên thế giới, Cha xem ra như đọc được nơi đó chính cùng một câu hỏi khẩn thiết và sống động mà các đồ đệ ngày xưa đã hỏi Chúa Giêsu: Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Chúng con hãy liệu sao để lắng nghe lại, trong thinh lặng của cầu nguyện, câu trả lời của Chúa Giêsu: Hãy đến mà xem.
3. Các bạn trẻ chúng con thân mến, như những môn đệ đầu tiên ngày xưa, chúng con hãy theo Chúa Giêsu. Chúng con đừng sợ đến gần ngài, đừng sợ bước qua ngưỡng cửa nhà ngài, đừng sợ nói chuyện với ngài diện đối diện, như chúng ta nói chuyện với người bạn thân (x. Es 33,11). Chúng con đừng sợ "đời sống mới" mà ngài cống hiến cho chúng con: chính Ngài ban cho chúng con khả năng đón nhận sự sống mới đó và sống thực hành nó, với trợ giúp của ân sũng ngài và hồng ân Chúa Thánh Thần.
Thậy đúng vậy, Chúa Giêsu là người bạn đòi hỏi; Ngài nêu chỉ cho chúng ta những mục cao cả, Ngài yêu cầu chúng ta đi ra khỏi chính mình để gặp ngài và trao phó cho ngài trọn cả cuộc sống: "Ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc âm, thì sẽ được sống" (Mc 8,35). Lời đề nghị nầy có thể xem ra khó khăn và trong vài trường hợp có thể làm chúng ta lo sợ. Nhưng, cha xin hỏi chúng con, có phải là điều tốt hơn không, nếu chúng ta đành lòng chấp nhận một cuộc sống không lý tưởng, một thế giới được xây lên theo hình ảnh chúng ta muốn, hơn là đi tìm một cách quảng đại sự thật, điều tốt, công bằng, và làm việc cho một thế giới có thể phản chiếu sự cao đẹp của Thiên Chúa, cả với giá phải trả là phải đương đầu với những thử thách mà điều nầy có thể kéo theo, cha hỏi chúng con, điều nào hay hơn?
4. Chúng con hãy hạ xuống những bức tường của sự hời hợt và lo sợ. Hãy nhìn thấy mình như là những "con người mới", đã được tái sinh bởi bí tích rửa tội, hãy đối thoại với Chúa Giêsu trong việc cầu nguyện và trong việc lắng nghe Lời Chúa; hãy nếm hưởng niềm vui của sự hòa giải trong bí tích Giải Tội; hãy lảnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể; hãy đón nhận Chúa và phục vụ Chúa nơi anh chị em; Hãy khám phá sự thật về chính bản thân chúng con, hãy khám phá sự duy nhất nội tâm chúng con và chúng con sẽ gặp một Ðấng có thể chửa lành chúng con khỏi những lo âu, những nguy hiểm và cứu chúng con thoát khỏi tinh thần chủ quan bạo tợn, không để cho chúng con sống trong an bình. "Hãy đến mà xem". Chúng con hãy đến gặp Chúa Giêsu nơi đâu có những con người đang đau khổ và hy vọng: nơi những làng quê xa xăm, rải rác khắp các đại lục, và xem ra như sống ngoài lề lịch sử, như đã xảy ra ngày xưa tại Nazareth, khi Thiên Chúa sai sứ thần đến với Mẹ Maria; chúng con hãy đến gặp Chúa Giêsu nơi những thành phố to lớn, nơi hằng triệu người thường sinh sống như là những con người xa lạ với nhau. Thật ra, mỗi một con người là những "đồng hương" với Chúa Kitô.
Chúa Giêsu sống bên cạnh chúng con, nơi những anh chị em cùng chia sẽ cuộc sống hằng ngày với chúng con. Gương mặt của Chúa là gương mặt của những anh chị em nghèo hèn nhất, của những nguời bị loại ra bên lề xã hội, thường là những nạn nhân của một kiểu mẩu phát triển bất công, đặt lợi lộc kinh tế lên chổ thứ nhất, và làm cho con người trở thành như là phương tiện, thay vì là một mục đích để được phục vụ cho. Nhà của Chúa Giêsu là bất cứ nơi nào có con người phải chịu đau khổ vì những quyền lợi của họ bị chối bỏ, vì những niềm hy vọng bị phản bội, vì những lo âu của họ bị bỏ qua không được màng đến. Chính những nơi đó, giữa những con người như thế, là nhà của Chúa Kitô, Ðấng yêu cầu chúng con con hãy nhân danh Ngài mà lau khô mọi nước mắt, và mời gọi chúng con hãy lên tiếng nhắc cho những ai đang cảm thấy mình cô đơn biết rằng không một ai đặt niềm tin nơi Ngài mà phải sống trong cô đơn (x. Mt 25,31-46).
5. Chúa Giêsu sống giữa những kẻ khẩn cầu ngài mà không biết Ngài là ai; giữa những kẻ, sau khi đã bắt đầu biết ngài rồi, nhưng sau đó đã lạc xa khỏi ngài mà không vì lỗi của họ; giữa những ai tìm kiếm ngài với tâm hồn thành thật, dù đang thuộc về những hoàn cảnh văn hóa và tôn giáo khác (x. LG 16). Hởi những môn đệ và những nguời bạn của Chúa Giêsu, hãy trở thành những kẻ xây dựng đối thoại và cộng tác với những ai tin vào một Thiên Chúa duy nhất đang cai trị vũ trụ với tình yêu vô cùng của Ngài; các bạn hãy trở thành những sứ giả của vị Thiên Sai mà các bạn đã gặp và đã biết "tại nơi Ngài ở", tức Giáo Hội, sao cho biết bao những bạn trẻ đồng tuổi khác có thể đi theo những vết chân các bạn, nhờ được soi sáng bởi tình yêu thương huynh đệ và niềm vui nơi ánh mắt chúng con, ánh mắt đã chiêm ngắm Chúa Kitô. Chúa Giêsu sống giữa những con người nam nữ mang danh hiệu cao quý Kitô (x. LG 15). Tất cả đều có thể gặp Ngài trong Kinh Thánh, trong việc cầu nguyện và trong việc phục vụ người lân cận. Vào lúc sắp đến ngàn năm thứ ba, mỗi ngày một trở nên khẩn thiết hơn bổn phận sửa chửa lại gương xấu của sự chia rẽ giữa những nguời Kitô, vừa kiện cường vững mạnh thêm sự hiệp nhất nhờ qua đối thoại, việc cầu nguyện chung và qua chứng tá cho Chúa. Ðây không phải là việc không biết đến những khác biệt và những vấn đề, trong thái độ không dấn thân của một chủ nghĩa tương đối lạnh lùng, bởi vì làm như vậy, thì xem ra như ta muốn che đậy vết thương mà không chửa trị nó, với nguy hiểm liều ngưng ngang con đường đang đi, trước khi đạt đến mục tiêu của sự hiệp thông hoàn toàn. Ngược lại, đây là vấn đề làm sao để hoạt động, với sự hướng dẩn của Chúa Thánh Thần, hoạt động để nhắm đạt đến sự hòa giải thật, với lòng tin tưởng vào sự hữu hiệu của lời cầu nguyện, mà Chúa Giêsu đã đọc lên vào lúc sắp bước vào cuộc thương khó: Lạy Cha, ước gì họ được nên một, như chúng ta là một (x. Gn 17,22). Chúng con càng kết hiệp chặt chẽ với Chúa Giêsu, thì chúng con càng có khả năng sống gần gủi nhau; trong mức độ chúng con chu toàn những hành động cụ thể để hòa giải, thì chúng con sẽ bước vào trong sự kết hiệp sâu xa với tình yêu Chúa.
Chúa Giêsu sống một cách đặc biệt trong những giáo xứ của chúng con, trong những cộng đoàn chúng con sinh sống, trong những hiệp hội và những phong trào giáo hội mà chúng con tham dự vào, cũng như trong biết bao hình thức hiện đại để quây quần chung với nhau và làm việc tông đồ, nhằm phục vụ cho công việc rao giảng phúc âm mới. Sự phong phú của biết bao ơn đoàn sũng khác nhau đều nhằm đến lợi ích của toàn thể giáo hội và thôi thúc mọi người Kitô đặt những khả năng của mình phục vụ cho một Chúa duy nhất, nguồn mạch cứu rỗi cho toàn thể nhân loại.
6. Chúa Giêsu là "Lời của Thiên Chúa Cha" (x. Gn 1,1), được trao ban cho con người, để mạc khải dung mạo của Thiên Chúa và mang đến cho con người ý nghĩa và mục đích cho những bước đường không chắc chắn của họ. Thiên Chúa, Ðấng đã nói thời xa xưa nhiều lần và nhiều cách khác nhau cho cha ông chúng ta qua các tiên tri, nay vào thời cuối cùng, ngài đã nói vối chúng ta qua Người Con, mà Ngài đã thiết lập làm thừa tự của tất cả mọi sự, và qua Nguời Con đó Ngài đã tạo dựng vũ trụ (Dt 1,12). Lời Ngài không phải là một sự áp đặt làm tróc đi những cánh cửa các lương tâm; Lời Ngài là tiếng nói thuyết phục, là hồng ân nhưng không, một hồng ân vì muốn mang ơn cứu rỗi vào trong cảnh sống cụ thể của từng người mà đòi hỏi một thái độ sẳn sàng và có trách nhiệm, một con tim trong sạch và một tinh thần tự do.
Hởi các bạn trẻ thân mến, trong các nhóm của chúng con, hãy gia tăng thêm những dịp để lắng nghe và học hỏi Lời Chúa, nhất là qua việc đọc Lời Chúa (lectio divina): chúng con sẽ khám phá nơi đó những bí ẩn của Con Tim Thiên Chúa, và rút ra từ đó hoa trái để biết phân biệt những hoàn cảnh và sự biến đổi của thực tại. Ðược Kinh Thánh hướng dẩn, chúng con có thể nhìn thấy trong ngày sống của chúng con, nhìn thấy sự hiện diện của Chúa, và cả lúc đó, sa mạc cũng có thể trở thành mảnh vườn, trong đó tạo vật có thể nói chuyện thân tình với đấng tạo hóa của mình: "Khi tôi đọc Kinh Thánh, Thiên Chúa trở lại đi dạo trong vuờn địa đàng" (S. Ambrogio, thơ 49,3).
7. Chúa Giêsu sống giữa chúng ta trong bí tích Thánh Thể, trong đó được thực hiện một cách trọn đầy sự hiện diện thật của Ngài và sự đồng hành của ngài cùng với lịch sử của nhân loại. Giữa những điều không chắc chắn và lo ra của đời sống thường nhật, chúng con hãy bắt chước các môn đệ trên đường đi về Emmaus và, như các môn đệ đó, chúng con hãy nói với Ðấng Phục Sinh đang mạc khải chính mình ra trong hành động bẻ bánh, rằng: "Hãy ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp chấm dứt" (Lc 24,29). Hãy khẩn cầu Chúa Giêsu, ngỏ hầu Chúa luôn ở lại với chúng ta, theo suốt những con đường về Emmaus của thời đại chúng ta. Ước chi Chúa là sức mạnh của chúng con, Ngài là điểm tựa cho chúng con, Ngài là niềm hy vọng mãi mãi cho chúng con. Các bạn trẻ chúng con thânmến, Ước chi đừng bao giờ thiếu Bánh Thánh Thể trên bàn thờ cuộc sống chúng con. Chính từ Bánh Thánh Thể nầy mà chúng con có thể múc lấy sức mạnh để làm chứng cho đức tin. Quanh bàn tiệc Thánh Thể được thực hiện và được biểu lộ sự hiệp nhất an hòa của Giáo Hội, mầu nhiệm hiệp thông truyền giáo, trong đó tất cả thấy mình vừa là con cái vừa là anh chị em, không phân biệt loại trừ hay khác biệt về chủng tộc, tiếng nói, tuổi tác, giai cấp xã hội hay văn hóa. Hởi các bạn trẻ thân mến, hãy đóng góp quảng đại và với tinh thần trách nhiệm để xây dựng liên lỉ Giáo Hội như là gia đình, là nơi đối thoại và đón tiếp lẩn nhau, là khoảng rộng để sống trong hòa bình, nhân từ và tha thứ.
8. Các bạn trẻ rất thân mến, được Lời Chúa soi sáng, được cũng cố bởi Bánh Thánh Thể, chúng con được gọi làm những chứng nhân đáng tin cho Phúc Âm Chúa Kitô, đấng làm cho mọi sự được nên mới mẽ.
Nhưng do điều gì nguời ta có thể nhận ra chúng con là môn đệ đích thực của Chúa Kitô? Do bởi sự kiện "chúng con yêu thương lẩn nhau" (Gn 13,35), theo mẩu gương tình thương của Chúa: một tình thương nhưng không, vô cùng kiên nhẩn, và không bao giờ từ chối ai ca (x. 1 Co 13,4-7). Chính sự trung thành với điều răn mới sẽ chứng minh cho đời sống chúng con phù hợp với điều chúng con rao giảng. Ðây là điểm mới mẻ nhất có thể khơi dậy sự kinh ngạc của một thế giới còn bị xâu xé và chia rẽ bởi những cuộc xung đột dữ dằn, đôi khi hiển nhiên rõ ràng, đôi khi ngấm ngầm ẩn dấu. Trong thế giới như thế, chúng con được mời gọi sống tình huynh đệ, không phải như là một ảo tưởng, nhưng như là một khả thể thật sự; trong một xã hội như thế, chúng con được gọi xây dựng nền văn minh của tình thương, với tư cách là những nhà truyền giáo đích thực của Chúa Kitô.
9. Ngày 30 tháng 9 năm 1997, sẽ là ngày Kỷ Niệm 100 năm cái chết của Thánh Teresa thành Lisieux. Dung mạo của thánh nữ không thể nào không kêu gọi sự chú ý tại quê hương thánh nữ của biết bao bạn trẻ hành hương, bởi vì thánh Têrêsa là một vị thánh trẻ tuổi, đề nghị lại cho con người ngày nay lời rao giảng đơn sơ và đầy gợi ý, đầy kinh ngạc và lòng biết ơn; đó là: Thiên Chúa là Tình yêu; mỗi người đều được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa chờ đợi được mỗi người tiếp nhận và yêu thương.Ðây là sứ điệp mà chúng con, những nguời trẻ hôm nay, được mời gọi đón nhận và rao giảng lại cho những bạn đồng tuổi: Con người được Thiên Chúa yêu thương. Ðây là lời rao giảng đơn sơ nhất và có sức đảo lộn (mọi sự), mà Giáo Hội có bổn phận phải rao giảng cho con người" ( Christifidelis laici 34).
Từ tuổi trẻ của thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Ðồng, chúng ta có được lòng hăng say của Nguời đối với Chúa, sức nồng nhiệt của tình yêu thương và đặc tính thực tế của những dự án lớn lao của người. Với sức thu hút của sự thánh thiện, thánh nữ xác nhận rằng Thiên Chúa ban cho cả những ngưòi trẻ những kho tàng sự khôn ngoan của Người, và trao ban một cách tràn đầy. Chúng con hãy cùng với thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Ðồng đi qua con đường khiêm tốn và đơn sơ tiến lên sự trưởng thành Kitô, nơi trường học của Phúc âm. Chúng con hãy ở lại trong con tim của Giáo Hội, cùng với thánh nữ, vừa sống trọn vẹn cho đến tận cùng sự chọn lựa theo Chúa Kitô.
10. Các bạn trẻ thân mến, tại nơi Chúa Giêsu sống, chúng con hãy đến gặp sự hiện diện hết sức dịu dàng của Mẹ Maria. Chính trong cung lòng Mẹ, mà Ngôi Lời đã nhập thể làm người. Khi chấp nhận vai trò đã được trao phó cho trong chương trình cứu rỗi, Ðức Nữ Ðồng Trinh đã trở thành mẩu gương cho mọi đồ đệ của Chúa Kitô. Cha xin trao phó cho Mẹ công cuộc chuẩn bị và việc cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12, cũng như trao phó cho Mẹ những hy vọng và những chờ đợi của các bạn trẻ; từ khắp nơi trên thế giới, các bạn trẻ muốn cùng với Mẹ lặp lại lời thưa như sau: "Nầy tôi đây là tôi tớ của Thiên Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi như Lời ngài nói" (x. Lc 1,38) và họ đến gặp Chúa Giêsu để ở lại với Chúa, rồi sau đó sẳn sàng rao giảng cho các bạn đồng tuổi, như các tông đồ ngày xưa: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Thiên Sai" (Gn 1,41).
Với những tâm tình trên, cha gởi đến từng người trong chúng con lời chào thân tình, và với lời cầu nguyện của cha luôn đồng hành với chúng con, cha ban phép lành cho từng người.
Từ Castel Gandolfo, ngày
15 tháng 8 năm 1996,
lễ Mẹ Maria Hồn xác lên trời.
Ký tên, Gioan Phaolo II, giáo hoàng.