Tòa Thánh trợ
giúp cho những nạn nhân thiên
tai
ÐTC tiếp các phái đoàn
tín hữu và nói về Mẹ
Maria
Ðịa điểm cho Ðại
Hội Quốc tế Du Lịch năm 1998
Hội Nghị về Các Chất
Ma Túy tại Vatican
Thủ Tướng Do Thái đáp
lại lời kêu gọi của ÐTC
Phong Trào Các Bạn trẻ Truyền
Giáo họp Ðại Hội
Giải quyết những tranh chấp
bằng đối thoại
Cơ Quan Từ Thiện Caritas Italia tại
Angola
ÐTC dâng thánh lễ cho cộng
đoàn Tu Sĩ Dòng Rogazionist
Những chuẩn bị tại Thánh
Ðịa cho Năm Thánh 2000
Chuẩn bị mừng lễ Mẹ
Maria Hồn Xác Lên Trời
Cuộc họp báo tại Roma về
Năm Thánh 2000
Diễn văn của ÐHY trong Ðại
Hội Khoáng Ðại
Trong 19 năm giáo hoàng của
ÐTC Gioan Phaolô II
ÐTC trình bày Giáo Lý
về Mẹ Maria
Phái đoàn Tòa Thánh
viếng thăm nhân đạo Balan
Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo
tại thủ đô Washington
Tuần tĩnh tâm chuẩn bị
cho Năm Thánh 2000
Nhân dịp 800 năm Kính Thánh
Omobono
Phản ứng của dân chúng
trước đạo luật mới
Tiếp đón khách hành
hương Roma vào Năm Thánh 2000
Lời nhắn nhủ của ÐTC
cho các bạn trẻ
ÐTC Gioan Phaolô II và Ngày
Quốc Tế Giới Trẻ
Trại Hè Kinh Thánh dành cho
các bạn trẻ
Tỉnh Dòng Ða Minh Nước
Pháp
Cơ Quan Ðồng Tâm ( Cor Unum) của Tòa Thánh trợ giúp cho những nạn nhân thiên tai.
Tin Vatican ( VIS 23/7/97): Thứ Tư Hôm qua, 23/7, cơ quan Ðồng Tâm của Tòa Thánh đã công bố cho mọi người biết rằng, vâng theo ý muốn của ÐTC, Tòa Thánh đã gởi một số tiền, đến giúp cho các nạn nhân thiên tai hiện nay tại nhiều quốc gia, như tại Uganda và Ai Cập, bên Phi Châu; và tại BaLan và Cộng Hòa Tcheque ,ở Âu Châu. Tuy số tiền trợ giúp không là bao nhiêu, so với những nhu cầu to lớn của các nạn nhân, nhưng với cử chỉ nầy, ÐTC muốn nói lên mối quan tâm của ngài đối với những anh chị em nạn nhân của các thiên tai, và khuyến khích tất cả những ai trong giáo hội đang dấn thân trong lảnh vực nầy, hãy quảng đại trợ giúp thêm.
ÐTC tiếp các phái đoàn tín hữu và nói về Mẹ Maria, Nữ Vương.
Tin Vatican ( VIS 23/7/97): Vào lúc 9 giờ sáng hôm qua, thứ tư 23/7, ÐTC đã bắt đầu lại buổi tiếp kiến chung các tín hữu, tại quảng trường Thánh Phêrô ở Roma, sau thời gian đi nghỉ trên miền Núi Val d' Aosta, miền Bắc Italia. Trong bài huấn đức, ÐTC nói về Mẹ Maria, trong tước hiệu Nữ Vương của toàn thể vũ trụ. ÐTC đã nhắc lại rằng, ngay từ thế kỷ thứ 5, gần như cùng đồng thời với Công Ðồng Eâphêsô tuyên bố Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, thì tước hiệu Nữ Vương cũng đã được bắt đầu dùng để nói về Mẹ Maria. Mẹ Maria là Nữ Vương, không phải chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng còn bởi vì Mẹ đã cộng tác với công cuộc cứu rỗi nhân loại. Khi được đưa về trời, Mẹ Maria được liên kết với quyền năng của Con Mẹ, và quan tâm đến công việc mở rộng Nước Chúa, tham dự vào việc mang ơn thánh Chúa đến cho thế gian. ÐTC cũng đã lưu ý rằng, tước hiệu Mẹ Maria Nữ Vương, không thay thế cho tước hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa. Tước hiệu Nữ Vương nói lên quyền năng được trao ban cho Mẹ Maria, để Mẹ chu toàn sứ mạng hiền mẩu của Mẹ đối với nhân loại. Mẹ Maria biết rõ những gì xảy ra trong cuộc sống chúng ta và Mẹ nâng đỡ chúng ta trong gian nan thử thách, với hết tình hiền mẩu của Mẹ. ÐTC mời gọi mọi tín hữu kitô hãy tin tưởng phó thác đời mình cho Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Nhân Loại và Nữ Vương toàn thể vũ trụ.
Hội Ðồng Tòa Thánh về Mục Vụ Di Dân đã chọn thành phố Ephesô-Izmir, bên Thổ Nhỉ Kỳ làm địa điểm cho Ðại Hội Quốc Tế về Du Lịch Năm 1998.
Tin Vatican ( VIS 24/7/97) : Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách việc Mục Vụ cho người di dân vừa mới công bố tài liệu giới thiệu cho Hội Nghị Quốc Tế lần thứ V về Mục Vụ Du Lịch, sẽ được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 7 tháng 5, năm tới, 1998, tại thành phố Eâphêsô-Izmir, bên Thổ Nhỉ Kỳ. Chủ đề đã được chọn cho Hội Nghị Năm tới là: "Nhân Loại đang tiến bước: trước thềm kỷ nguyên mới."
Trong bức thơ gởi cho các giám mục và các vị giám đốc Văn Phòng Quốc Gia đặc trách về Mục Vụ Du Lịch, đề ngày 22 tháng 7, Ðức Tổng Giám Mục Giovanni Cheli ( đọc là Kê-li), chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Mục Vụ Di Dân, đã giải thích lý do chọn địa điểm bên Thổ Nhỉ Kỳ làm nơi họp Hội Nghị, như sau: Chúng tôi đã chọn địa điểm bên Thổ Nhỉ Kỳ, vì tầm quan trọng đặc biệt của vùng đất nầy trong lịch sử kitô giáo. Giống như đất Palestina đã được coi như là quê hương của Chúa Giêsu, thì Thổ Nhỉ Kỳ cũng được xem như là "vùng đất của Giáo Hội".
Trong thời gian họp Hội Nghị, các tham dự viên sẽ thảo luận về ba khía cạnh chính sau đây. Thứ Nhất là phân tích Tình Hình: Việc Du Lịch là thành phần của nền kinh tế toàn cầu. Khía cạnh thứ hai là suy tư thần học, nói về vai trò của Du Lịch trong công việc rao giảng tin mừng của ngàn năm thứ ba; và khía cạnh thứ ba là việc chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh 2000. Các tham dự viên sẽ được dịp tìm hiểu về các cuộc hành hương, trong suy tư thần học, trong lịch sử và trong sinh hoạt của cộng đồng kitô.
Hội Ðồng Tòa Thánh về Mục Vụ Y Tế sẽ tổ chức Hội Nghị về các chất ma túy tại Vatican.
Tin Vatican ( VIS 25/7/97): Hội Ðồng Tòa Thánh về Mục Vụ cho các nhân viên y tế, sẽ tổ chức tại Vatican, từ ngày 9 đến 11 tháng 10 tới đây, một Hội Nghị Quốc Tế về các chất ma túy, với đề tài là: Hiệp Nhất để phục vụ cho sự sống.
Tham dự Hội nghị quốc tế nầy, sẽ là những nhà chuyên môn và những đại diện của các hội đồng giám mục, đến từ 60 quốc gia trên thế giới,những nơi đang phải đương đầu với những vấn đề mục vụ khẩn thiết, đối với nạn sản xuất và buôn bán những thuốc phiện. Những kết quả của Ðại Hội sẽ được đúc kết trong một tài liệu hướng dẩn công tác mục vụ cho những người bị nghiện ngập.
Thủ Tướng Do Thái đáp lại lời kêu gọi của ÐTC.
Tin Roma ( RG 25/7/97): Hôm thứ sáu vừa qua, 25/7, Ông đại sứ Do Thái cạnh Tòa Thánh, đã cho công bố bức thư của Thủ Tướng Do Thái gởi cho Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong đó Ông bảo đảm với ÐTC rằng Chính Phủ Do Thái dấn thân loại bỏ những cản trở cho công cuộc đối thoại hòa bình với chính quyền Palestine. Hôm 16 tháng 6 vừa qua, ÐTC đã lên tiếng kêu gọi cả hai phía, Do Thái và Palestine, hãy mở lại những đối thoại chính thức đã bị gián đoạn từ lâu. Ðáp lại, Ông BENJAMIN NETANYAHU (NÊ-TANG-YA-HU), thủ tướng Do Thái cho biết là Ông chia sẽ những lo ngại của ÐTC vì những chậm trễ trong việc đối thoại giữa hai bên Do Thái và Palestine, trong thời gian qua, và hứa là sẽ làm hết sức mình để dẹp bỏ những trở ngại cuối cùng cho công cuộc tìm kiếm hòa bình cho vùng Trung Ðông nầy. Trong thơ, Thủ Tướng Do Thái nhấn mạnh thêm rằng trách vụ đối thoại cùng đè nặng trên cả hai phía. Chúng tôi hy vọng là thẩm quyền Palestine cũng cho thấy có cùng tinh thần trách nhiệm và đáp lại những sáng kiến của Do Thái, ngỏ hầu tất cả hai bên cùng đạt được mục tiêu mong muốn.
Ðược biết, trong lời mời gọi ÐTC đã gởi cho cả hai chính quyền Do Thái và Palestine, hôm ngày 16 tháng 6 vừa qua, ÐTC đã xác nhận là Tòa Thánh sẳn sàng đứng ra tiếp đón cả hai phái đoàn thương thuyết Do Thái và Palestine tại Vatican, để cùng nhau tìm giải pháp cho hòa bình, với thiện chí và lòng thành thật.
Phong Trào Các Bạn Trẻ Truyền Giáo họp Ðại Hội để kỷ niệm 25 năm thành lập phong trào.
Tin Roma ( RG 25/7/97) : Từ Chúa Nhật hôm nay, 27/7 cho đến thứ tư nầy ( 30/7), tại Ðền Thánh dâng kính Thiên Chúa Tình Thương, ở ngoại ô Roma, các bạn trẻ Italia thuộc Phong Trào Giới Trẻ Truyền Giáo, họp Ðại Hội mừng 25 năm thành lập phong trào, với chủ đề là: Niềm Hy Vọng không làm ta thất vọng. Hãy sống trong Chúa Thánh Thần và rao giảng Tin Mừng. Ðại Hội nhằm mục đích giúp các bạn trẻ tham dự viên, được dịp đào sâu những gốc rễ Kitô của mình vừa khám phá ra ý nghĩa đời sống và vai trò đúng thật mà họ có thể chu toàn trong thế giới, nhằm sửa lại những tiêu chuẩn thẩm định đời sống do những kẻ quyền thế áp đặt. Cần phải làm sao để giup các bạn trẻ biết đồng hành chung với nhau, biết quây quần với nhau trong một cộng đoàn cụ thể, và gặp gỡ với những nổi bận tâm của con người nam nữ thời đại chúng ta.
Các cộng đoàn Giáo Hội Kitô tại Ukraine đồng ký vào Văn Kiện Căn Bản, cam đoan giải quyết những tranh chấp bằng đối thoại, và tôn trọng lẩn nhau.
Tin UKRAINE ( RG 25/7/97): Hôm thứ hai vừa qua, 21/7, những đại diện của 15 cộng đoàn kitô, kể cả giáo hội công giáo, tại Cộng Hòa UKRAINE, đã đồng ký vào một văn kiện, được gọi là Hiệp Ước Căn Bản Chung, trong đó mọi giáo hội cam đoan giải quyết những tranh chấp bằng đối thoại, trên căn bản kính trọng lẩn nhau và trong tinh thần bao dung. Ðức Giáo Chủ FILARETE của Giáo Hội Chính Thống Ukraine đã nhận định rằng việc các giáo hội kitô đồng ký tên vào Hiệp Ước Căn Bản Chung nầy là một bước tiến đến việc hòa giải giữa các cộng đoàn kitô khác nhau đang có mặt tại Ukraine. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một sự Ðồng Ý về Nguyên Tắc, và chưa đưa ra một giải pháp cụ thể nào cho vấn đề gay gốc về chủ quyền trên các tài sản của các giáo hội. Thật vậy, từ năm 1991, năm Cộng Hòa Ukraine được độc lập thành một quốc gia có chủ quyền, Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Nga cũng như Chính Thống Ukraine, đang cùng nhau tìm một giải pháp cho vấn đề chủ quyền các tài sản đủ loại tại các giáo xứ khác nhau. Giáo Hội Chính Thống Ukraine đang đòi lại những tài sản đã bị chính quyền cộng sản trước đây tịch thu và trao cho Giáo Hội Chính Thống Nga. Và có trường hợp một nhà thờ được cả ba công đoàn kitô xử dụng, là Giáo Hội Chính Thống Ukraine, Giáo Hội Chính Thống Nga, và Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Ðông Phương. Ngoài vấn đề tranh chấp về tài sản, còn có vấn đề tranh chấp về quyền hạn. Tháng hai vừa qua, Thượng Hội Ðồng của Giáo Hội Chính Thống Nga đã dứt phép thông công Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ FILARETE của Ukraine, vì cho rằng Ðức Giáo Chủ FILARETE gần gủi với Tòa Giáo Chủ Constantinopoli hơn là gần với Tòa Giáo Chủ Mascova. Thêm vào đó, có vấn đề cụ thể Giáo Hội Công Giáo bị Giáo Hội Chính Thống tố cáo là chiêu dụ tín đồ. Dù sao, trước những vấn đề cụ thể trên, Hiệp Ước Căn Bản Chung, tuy chưa thể giải quyết liền ngay mọi sự, nhưng đã là một bước tiến, vì đã đưa ra được một nguyên tắc căn bản chung, và một tinh thần bao dung kính trọng lẩn nhau. Thật vậy, trong Văn Kiện Căn Bản nầy, người ta đọc thấy có lời quả quyết như sau: bất cứ ai đưa tay lên tố cáo chống lại một linh mục hay một tín hữu của niềm tin kitô khác, thì nguời đó không thể nào được xem như là nguời kitô nữa. Các Giáo Hội Kitô đã ký tên vào Văn Kiện Căn Bản nầy còn dấn thân thực hiện điều nầy nữa là Không tuyên bố bất cứ điều gì trên các phương tiện truyền thông có tính cách xúc phạm và hạ nhục đối với những cộng đoàn kitô khác. Vị đại diện cầm đầu phái đoàn Giáo Hội công gíao để ký tên vào Văn Kiện Căn Bản Chung, tại thành phố KIEV hôm thứ hai vừa qua 21/7, đã tuyên bố như sau: Văn Kiện nầy là một lý tưởng mà chúng ta cần phải thực hiện từ từ, từng bước nhỏ. Các linh mục trong giáo hội cần khuyến khích các tín hữu sống tinh thần bao dung.
Những Hoạt Ðộng của Cơ Quan Từ Thiện Caritas Italia tại ANGOLA.
Tin Angola/Phi Châu ( RG 25/7/97): Hôm thứ năm vừa qua, 24/7, một Phái Ðoàn của cơ quan từ thiện Caritas Italia đã đến thủ đô Angola, để theo dỏi tình hình tại chổ và kiểm điểm lại những công tác đang được thực hiện. Công tác đáng chú ý trước tiên là "Viện Bào Chế Thuốc Tây" tại thủ đô LUANDA, đã hoạt động từ một năm nay. Ðây là dự án do HÐGM Angola và SAO TÔMÊ đề nghị và được HÐGM Italia tài trợ. Trong năm nay, Việc Bào Chế Thuốc nầy hy vọng sẽ chế được 40 triệu viên thuốc uống. Và trong năm nay, Caritas Italia dự trù sẽ mở thêm một Viện Chế Thuốc khác nữa tại giáo phận HUAMBO, và do các nữ tu Trappist trông coi. Ngoài ra, còn phải mở thêm hai dự án huấn luyện nhân viên, nhắm lo việc phân phối thuốc, và huyến luyện những người điều hành hệ thống phân phối nầy, ở cấp giáo phận. Vào năm 1991, các Giám Mục Angola đã đề nghị cho cơ quan Caritas Italia, là hãy thực hiện một dự án có tầm mức toàn quốc, để phục vụ cho tình trạng sức khỏe của dân chúng. Chính vì thế mà những dự án về Y tế như đã nói trên đã dược cơ quan từ thiện Caritas Italia tài trợ. Caritas Italia đã có mặt hoạt động tại Angola, từ năm 1987 đến nay.
ÐTC dâng thánh lễ cho cộng đoàn tu sĩ dòng Rogazionist, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập dòng.
Tin Castelgandolfo : (RG 26/7/97) Sáng hôm qua thứ bảy, 26/7, ÐTC đã dâng thánh lễ tại Nhà Nguyện của Dinh Thự Giáo Hoàng, nơi Ngài đang nghỉ, ở Castelgandolfo, cho cộng đoàn tu sĩ dòng Rogazionist, nhân dịp 100 năm được thành lập. Dòng Rogazionist chuyên hoạt động trong lảnh vực cỗ võ Ơn Gọi, hiện có mặt tại 10 quốc gia, với 54 Cơ Sở thuộc đủ loại, như Trung Tâm Văn Hóa và Tu Ðức, chủng viện, trường học, giáo xứ,trung tâm dành cho các bạn trẻ. Ðầu thánh lễ, ÐTC đã ngỏ vài lời chào khoảng 300 tu sĩ của dòng hiện diện, và nhắc rằng: "Trong những Lời Của Chúa Giêsu: Anh em hãy cầu xin Thiên Chúa Cha, chủ mùa gặt, hãy sai nhiều thợ đến gặt lúa", chân phước ANNIBALE, sáng lập viên của dòng anh em, đã tìm được con đường để đáp lại thánh ý của Chúa một cách hòan toàn. Nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria, Mẹ của mọi ơn gọi kitô, và nhờ lời bầu cử của hai thánh Gioakim và Anna, mà chúng ta mừng lễ, chúng ta hãy cầu khẩn hồng ân Chúa Thánh Thần, Ðấng huấn luyện những con người nam nữ biết say mê Chúa Kitô và Phúc âm của Nguời, biết sẳn sàng hiến thân với trọn cả con tim, trọn cả sức mạnh, để phục vụ cho Nước Chúa.
Những chuẩn bị tại Thánh Ðịa để giúp tín hữu hành hương mừng Năm Thánh 2000.
(Tin Giêrusalem): Các tu sĩ Phanxicô đặc trách các nơi thánh tại Thánh Ðịa cho biết là hiện đang thực hiện nhiều công tác chuẩn bị, để giúp các tín hữu hành hương cử hành Năm Thánh 2000. Những công tác đó thuộc về nhiều bình diện khác nhau, và nhắm đến mục tiêu chính yếu nầy là làm sao cho các tín hữu hành hương từ xa đến, cũng như các tín hữu tại địa phương sống biến cố Năm Thánh, theo ý nghĩa đích thực của nó, như được Giáo Hội cỗ võ, nghĩa là như Thời Gian Ðặc Biệt để canh tân thiêng liêng trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện chung xã hội. Thêm vào con số những trung tâm tiếp đón những tín hữu hành hương hiện có, như tại Giêrusalem, tại Bêlem, Nazareth, Núi Tabor và Ain-Karem, nơi lịch sử có liên hệ đến biến cố Ðức Mẹ đi viếng bà Elisabeth và biến cố thánh Gioan Tiền Hô sinh ra, người ta đã bắt đầu sửa chửa lại Nhà Tiếp Ðón tại Hồ Tibêriade, đã bị đóng cửa và gần như là bỏ hoang từ hơn 10 năm nay. Nhưng các tu sĩ Phanxico đặc trách các nơi thánh tại Thánh Ðịa không chỉ dừng lại ở công việc xây cất không mà thôi, nhưng còn muốn đi xa hơn nữa, là tổ chức lại hệ thống trợ giúp mục vụ cho các tín hữu, ngỏ hầu Năm Thánh 2000 mang lại những hoa trái thiêng liêng mong muốn. Một trong những công tác nhằm hổ trợ cho công việc mục vụ, là việc tổ chức những khu vực yên tỉnh thích hợp cho các các tín hữu đến suy tư và cầu nguyện. Vài năm trước đây, tại khu vườn gần bên cạnh Ðền Thờ Vuờn Giếtsêmani, các tu sĩ đã thiết lập một nơi "thinh lặng và cầu nguyện"; các tín hữu hành hương muốn có thêm những khu vực dành riêng cho việc suy tư và cầu nguyện cá nhân như vậy, tại nơi Chúa Giêsu đã trải qua cơn đau khổ lo sợ tại Vuờn Cây Dầu, trong đêm ngài bị nộp. Tại Bêlêm, nơi Nhà Nguyện của Cánh Ðồng Các Mục Ðồng, các tu sĩ mở ra một khoảng rộng hơn nữa cho các tín hữu hành hương và tổ chức những cử hành phục vụ thường xuyên tại đây, cả những khi các tín hữu hành hương tựu về quá đông. Tại Nazareth, phòng rộng dưới Ðền Thờ, được trang bị lại, để có thể có những buổi thuyết trình, hay hội nghị về Thánh Mẩu Học và về Kitô học. Ngoài ra, các tu sĩ đạc trách mục vụ tại đây còn chuẩn bị một nơi thinh lặng riêng nữa, dành cho các tín hữu nào muốn dừng lại suy niệm, cầu nguyện và đào sâu thêm về mầu nhiệm đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu và Mẹ Maria tại Nazareth. Nhà Thờ tại Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ cho nước biến thành rượu trong tiệc cưới, cũng được sửa chửa lại. Và thêm vào đó, từ nay tới Năm 2000, các tu sĩ cũng muốn xây cho xong tại đây một Nhà Tỉnh Tâm, dành cho các đôi bạn muốn đến tỉnh tâm tại đây một vài ngày.
Ðó là một vài công tác chuẩn bị tại Thánh Ðịa, để giúp các tín hữu hành hương cử hành năm thánh 2000, đúng theo ý nghĩa mà Giáo Hội mong muốn, như là Thời Gian của việc canh tân thiêng liêng cho cá nhân và xã hội.
Các Giáo Hội Chính Thống Ðông Phương và Giáo Hội Công Giáo hiệp nhau tại Roma chuẩn bị mừng lễ Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời.
Tin ROMA ( RG 27/7/97): Từ ngày thứ sáu tới đây, mùng 1 tháng 8, cho đến ngày 15 tháng 8, mỗi ngày, trong vòng một tiếng đồng hồ, từ lúc 9:45 tối cho đến 10:45 tối, các tín hữu thuộc các cộng đồng giáo hội chính thống đông phương, và các tín hữu công giáo, sẽ họp nhau, tại Vương Cung Thánh Ðường Ðức Maria, nằm ở đường LATA, trong thành phố Roma, để hát kinh và cầu nguyện chung với nhau, chuẩn bị mừng lễ Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Ðặc biệt, giáo hội đông phương theo nghi lễ Bizantin (Bi-zăng-tinh), từ thế kỷ thứ IX đến nay, hằng năm đều tổ chức 15 ngày cầu nguyện trước lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, như là một "mùa chay nhỏ của Mẹ Maria", bởi vì Giáo Hội nầy quan niệm "Lễ Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời" như là một "lễ Vuợt Qua Vinh Hiển" của Mẹ Maria. Sáng kiến tổ chức cầu nguyện chung để chuẩn bị Lễ Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, là một hành động con thảo để chúc tụng Mẹ, và là dấu chỉ cho sự hiệp thông trong lời cầu nguyện giữa giáo hội công giáo và các giáo hội chính thống đông phương, cùng có lòng sùng kính Mẹ Maria, như trong giáo hội công giáo.
Cuộc họp báo tại Roma về Năm Thánh 2000.
Tin Vatican (VIS 28/7/97): Vào lúc 11:30 trưa, giờ địa phương Roma, hôm nay, thứ ba 29/7, Ðức Tổng Giám Mục Sergio SEBASTIANI, Tổng Thư Ký của Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh, mở cuộc họp báo, để giới thiệu chương trình tiếp đón khách hành hương cho Năm Thánh 2000. Cùng tham dự cuộc họp báo nầy, có Ông Donato Mosella, chủ tịch Ủy Ban kỷ thuật, và Ông Angelo Scelso, điều hợp viên của ủy ban trung ương đặc trách về việc in ấn. Những chi tiết của cuộc họp báo nầy, sẽ được chúng tôi kể cho quý vị và các bạn trong buổi phát thanh ngày mai.
Cũng tại Vatican, hôm qua, thứ hai 28/7, ÐHY Alfonso Lopez Trujillo, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Ðình, đã cho công bố bài diển văn mà ngài đã đọc trong Ðại Hội Khoáng Ðại lần thứ 9, của Hội Ðồng Tối Cao đặc trách Hồi giáo vụ, đã được tổ chức tại Cairô, thủ đô Ai Cập, từ ngày 13 đến 16 tháng 7 nầy. Ðề tài của Hội Nghị Khoáng Ðại là: Hồi Giáo và Tây Phương, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bài diển văn của ÐHY thì quy về đề tài: Mối tương quan giữa Kitô giáo và Hồi Giáo, những giá trị mà chúng ta chia sẽ chung với nhau. ÐHY Trujillo lưu ý các tham dự viên rằng: tương lai của Ðông và Tây được liên kết chặt chẽ với sự kính trọng đối với các dân tộc, trong bầu khí của nền văn hóa cỗ võ Hòa Bình. Và sự kính trọng đối với các dân tộc phát sinh từ sự nhìn nhận phẩm giá trổi vượt của nhân vị. Ðứng trước nguy cơ không kính trọng con người vừa đối xử với con người như những món đồ vật, thì mỗi người chúng ta cần phải công bố sức mạnh giải phóng của các giá trị luân lý và cần cung cấp cơm bánh cho người nghèo, hơn là cấm cản không cho họ có con. ÐHY cũng nhấn mạnh đến trách vụ chung và cao đẹp phải làm sao để sự tự do tôn giáo được thắng thế, ngỏ hầu con người có thể được tự do hướng về Thiên Chúa, trên bình diện cá nhân riêng rẽ cũng như trên bình diện chung với nhau, và tại khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong 19 năm làm giáo hoàng, ÐTC Gioan Phaolô II đã tôn phong 278 vị thánh, và 770 vị Á Thánh.
Tin Vatican ( VIS 29/7/97): Trong gần 19 năm làm giáo hoàng, ÐTC Gioan Phaolô II đã tôn phong 278 vị thánh, trong 33 lễ phong thánh đã được cử hành, và đã phong 770 vị á thánh, trong 100 lễ phong á thánh. Theo cấp bậc chính thức trong giáo hội, thì có ba bậc được tôn phong: bậc đầu tiên là bậc đáng kính, bậc thứ hai là bậc á thánh, hay còn được gọi là chân phước, và bậc thứ ba là bậc hiển thánh.
Ðể được chính thức tôn phong lên bậc Ðáng Kính, thì nguời tín hữu đã qua đời đó cần được nhìn nhận như là kẻ đã sống thật những nhân đức anh hùng. Ðể được phong lên bậc á thánh, hay chân phước, thì ngoài những nhân đức anh hùng đó, cần phải có một phép lạ do lời cầu khẩn với đấng đáng kính đó. Và cuối cùng, để được tôn phong lên bậc hiển thánh, thì vị chân phước đó phải thực hiện hai phép lạ. Ðức Giáo Hoàng có quyền chuẩn khỏi những điều kiện nầy. Kẻ chịu chết vì đạo, thì không cần phải có phép lạ nữa.
Vị thánh mới nhất vừa được ÐTC Gioan Phaolô II tôn phong, là thánh Gioan DUKLA, tu sĩ dòng Phanxicô, người BaLan, vừa được ÐTC tôn phong hôm ngày 10 tháng 6, trong chuyến viếng thăm quê hương BaLan vừa qua. Ngài là vị thánh thứ 278 được tôn phong, kể từ khi ÐTC Gioan Phaolô II được chọn lên kế vị thánh Phêrô tại ngai tòa Roma.
ÐTC tiếp tục nói về Mẹ Maria, mẩu gương và là Mẹ của Giáo Hội trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua, tại quảng trường Thánh Phêrô.
Tin Vatican ( VIS 30/7/97): Sáng hôm qua, thứ tư 30/7, ÐTC Gioan Phaolô II đã từ Castelgandolfo trở về lại Roma, để có buổi tiếp kiến chung các tín hữu và khách hành hương, tại quảng trường thánh Phêrô. Ngỏ lời trong dịp nầy, ÐTC tiếp tục trình bày giáo lý về Mẹ Maria, là hình ảnh, là mẩu gương và là Mẹ của Giáo Hội. ÐTC đã nói như sau: Như là Mẹ của Con Một Thiên Chúa, Mẹ Maria là Mẹ của cộng đoàn tín hữu kết thành Nhiệm Thể của Chúa Kitô, là Giáo Hội. Nhưng không phải chỉ là Mẹ của Giáo Hội mà thôi, Mẹ Maria còn là thành phần của Giáo Hội, nhưng là một thành phần hết sức trổi vuợt, hết sức đặc biệt. Mẹ Maria đặt để sự thánh thiện của mình,-- một sự thánh thiện kết quả của Ân Sũng Chúa và của sự cộng tác trung thành với Ơn Chúa,-- (Mẹ đặt để sự thánh thiện của Mẹ) sinh ích lợi cho mọi thành phần Giáo Hội. Sự Thánh Thiện Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ nâng đỡ tất cả mọi người Kitô trong cuộc chiến chống lại tội lỗi, và khuyến khích họ sống như là những kẻ đã được Chúa Kitô cứu chuộc, được Chúa Thánh Thần thánh hóa, và như là những con cái của Thiên Chúa Cha. Ý thức về những hồng ân đã lảnh nhận từ Thiên Chúa, Mẹ Maria nêu gương cho các tín hữu về thái độ sống vâng phục con thảo và biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa, vừa khuyến khích họ biết nhìn thấy những dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa trong cuộc đời họ.
Cũng trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua, ÐTC đã gặp gỡ ngắn ngủi với người vợ mới cuới của Ông Joseph O'Dell, và nói vài lời an ủi bà. Ông O'Dell đã bị xử tử vào tuần qua, ở Tiểu Bang Virginia, bên Hoa Kỳ, mặc dù đã cò lời xin khoan hồng của ÐTC gởi cho Ông Thống Ðốc của Tiểu bang.
Phái đoàn Tòa Thánh viếng thăm nhân đạo Bắc Hàn.
Tin Vatican ( VIS 30/7/97): Trong những ngày từ 22 đến 26 tháng 7 nầy, một phái đoàn tòa thánh do Ðức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli (đọc là: Cê-li), đã thực hiện chuyến viếng thăm nhân đạo tại Bắc Hàn, và mang quà của ÐTC Gioan Phaolô II đến trợ giúp cho các nạn nhân của các trận lụt lội trong vòng hai năm qua.
Theo thông cáo chính thức được công bố hôm qua thứ tư 30/7, phái đoàn Tòa Thánh đã có cuộc tiếp xúc với Ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn, đặc trách liên lạc với Tây Âu, và cũng đã gặp Ông Giám Ðốc đặc trách Liên Hệ Quốc Tế, của Ủy Ban Tái Thiết Sau Nạn Lụt. Trong các cuộc tiếp xúc nầy, chính quyền Bắc Hàn đang giá cao và bày tỏ lòng biết ơn của chính phủ và của nhân dân Bắc Hàn, đối với món quà của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và những sự trợ giúp của các tổ chức công giáo từ nhiều nước trên thế giới. Chính quyền Bắc Hàn hy vọng là những sự trợ giúp nầy còn tiếp tục trong tương lai. Ðặc biệt nhất trong lần viếng thăm nầy, Phái Ðoàn Tòa Thánh được tiếp xúc với một nhóm đại diện cho cộng đoàn công giáo tại Bắc Hàn. Những nguời đại diện nầy đã trình bày những khó khăn chính mà cộng đoàn công giáo tại Bắc Hàn đang gặp phải, vừa đồng thời nói lên sự gắn bó không lay chuyển của những người công giáo Bắc hàn với Giáo Hội và lòng mộ mến trung thành của họ đối với ÐTC.
Ðức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli đã từng cầm đầu phái đoàn Tòa Thánh đến Việt Nam, và hiện nay ngài giữ chức vụ Tổng Thư Ký của Bộ Quản Trị Tài Sản Tòa Thánh, tương đương như bộ Tài Chánh của các quốc gia.
Các Giám Mục Hoa Kỳ đặt kế hoạch xây một Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo tại Thủ Ðô Washington, Hoa Kỳ.
Tin Washington, Hoa Kỳ ( CWN 23/7/97): Hôm thứ ba tuần trước, ngày 22/7, Ðức Hồng Y Adam MAIDA, TGM Detroit, đã công bố cho giới báo chí biết là HÐGM HOA KỲ đang có kế hoạch xây lên một Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo, bên trong khuôn viên Ðại Học Công Giáo Hoa Hỳ, ở Thủ Ðô Washington, với chi phí tổng cộng là 50 triệu mỹ kim. Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo nầy sẽ mang tên là Gioan Phaolô II, và nhằm mục đích giúp cho các học giả nghiên cứu và áp dụng Giáo Huấn của Giáo Hội công giáo vào những vấn đề của ngày hôm nay. Chính Ðức Hồng Y Adam Maida đã được đề cử đặc trách dự án nầy. Ngài cho biết là Trung Tâm sẽ được xây xong vào năm 2000, và gồm có những cơ sở chính như sau: các phòng trưng bày nghệ thuật, phòng họp, phòng lớp, thư viện, phòng dành cho các trình diển văn nghệ, phòng chiếu phim, một khu vực dành riêng cho việc buôn bán các tặng phẩm, và một nơi dành cho các phòng ăn. Nơi đặt viên đá đầu tiên, sẽ có một phiến đá được lấy từ nơi mộ của Thánh Tông Ðồ Phêrô, dưới hầm Ðền Thờ Thánh Phêrô ở Roma. ÐHY cho biết là chi phí mỗi năm dành cho việc điều hành Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo, lên đến khoảng 2.5 triệu mỹ kim. Nhưng số tiền thu nhập do những sinh hoạt Văn Hóa tại Trung Tâm, hằng năm sẽ lên đến 10 triệu mỹ kim. Hiện nay các vị ân nhân đã dâng được số tiền tổng cộng là 30 triệu mỹ kim, trong số 50 triệu cần thiết để xây Trung Tâm Văn Hóa nầy.
Các Linh Mục tại TOGO, bên Phi Châu, tham dự tuần tỉnh tâm chuẩn bị cho Năm Thánh 2000.
Tin TOGO, Phi Châu ( 24/7/97): Trong những ngày từ 13 đến 19 tháng 7 vừa qua, 72 linh mục cùng với 2 giám mục đã tựu về Trung Tâm Bác Ái ALEDJO, để tham dự tuần tỉnh tâm chuẩn bị cho Năm Thánh 2000. Linh Mục Pierre Marie SOUDERAT, thuộc cộng đoàn Tám Mối Phúc Thật, có trụ sở tại nước Côte d'Ivoire, đã đến hướng dẩn suy niệm theo chủ đề chính là: Công cuộc Canh Tân Trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Mầu Nhiệm Giáo Hội. Cha SOUDERAT đã nhấn mạnh rằng tuần lễ tỉnh tâm cho các linh mục trong bối cảnh chuẩn bị Năm Thánh 2000, là một biến cố của Ân sũng trong đó Chúa Thánh Thần là tác nhân chính. Thiên Chúa sai Thánh Thần Ngài xuống trên mọi người, để canh tân mọi sự từ bên trong. Và các linh mục cần luôn nhớ rằng mình là những tác viên của Tin Mừng. Ðây là một tác vụ cần được chu toàn trong thái độ chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa và trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Các linh mục được mời gọi nhìn lại những kinh nghiệm sống của mình, theo ánh sáng của những kinh nghiệm mà hai thánh tông đồ Gioan và Phaolô đã trải qua ngày xưa. Kết thúc tuần tỉnh tâm, tất cả các linh mục cùng với giám mục đã lặp lại sự dâng hiến chính mình cho Chúa Giêsu, nhờ qua Mẹ Maria.
Vài điểm nội dung sứ điệp của ÐTC Gioan Phaolô II gởi cho Giáo Phận CREMONA, Bắc ITALIA, nhân dịp 800 Năm Kính Thánh OMOBONO, vị thánh giáo dân duy nhất của thời Trung Cổ.
Từ ngày 13 tháng 11 năm nay 1997, cho đến ngày 12 tháng giêng năm 1999, Giáo Phận CREMONA,miền bắc Italia, tổ chức mừng 800 năm ngày qua đời của Thánh OMOBONO, người con của giáo phận, và là vị thánh giáo dân duy nhất của thời Trung Cổ, trong lịch sử Giáo Hội công giáo. Tại Việt Nam, có lẽ các tín hữu công giáo ít nghe nói đến vị thánh đặc biệt nầy, sống vào hậu bán thế kỷ thứ 12. Hiện nay, hài cốt của thánh nhân còn được lưu giữ tại Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận CREMONA. Thánh OMOBONO sống nghề thợ may và buôn bán hàng vải lụa, tại thành phố CREMONA, vì thế thánh nhận được chọn làm thánh bổn mạng của những người thợ may. Thánh nhân qua đời ngày 13 tháng 11 năm 1197, và chỉ hai năm sau đó ngày 12 tháng giêng năm 1199. Chính vì thế mà giáo phận CREMONA tổ chức mừng lễ kỷ niệm 800 năm qua đời và cũng là 800 năm được phong thánh, từ ngày 13 tháng 11, năm nay 1997 ( 13/11 là ngày kỷ niệm thánh OMOBONO qua đời), cho đến ngày 12 tháng giêng năm 1999 ( ngày 12 tháng giêng năm 1199, thánh OMOBONO được phong hạnh). Xét vì tính cách đặc biệt của lễ mừng nầy, -- như đã nói thánh OMOBONO là vị thánh giáo dân duy nhất của thời Trung Cổ--- nên ngày 24 tháng 6 vừa qua, ÐTC Gioan Phaolô II đã gởi đến Ðức GiámMục GP CREMONA, Ðức cha GIULIO NICOLINI, một sứ điệp cho năm kỷ niệm nầy. Và Sứ điệp đã được công bố hôm 15 tháng 7 nầy.
Trong sứ điệp, ÐTC nhắc lại tính cách thời sự của mẩu gương thánh thiện của thánh giáo dân OMOBONO, mặc dù đã sống xa thời đại ngày nay đến 800 năm. Sứ điệp của ÐTC nhắc rằng, "ngay từ thời của ngài vào cuối thế kỷ 12, thánh OMOBONO đã được gọi là "cha của những người nghèo.. Kể từ khi được ơn Chúa hoán cải, thánh OMOBONO đã trở thành người xây dựng tình bác ái, là vị tông đồ của tình bác ái. Ngài sống trọn vẹn tình bác ái trong công việc hằng ngày vừa gìn giữ sự toàn vẹn giáo lý Ðức Tin công giáo, chống lại những tấn công của các bè rối lạc giáo. Trong đời sống gia đình cũng như trong những sinh hoạt tại giáo xứ, thánh OMOBONO luôn luôn thể hiện lòng tốt và sự bình an. Ngài luôn luôn cỗ võ sự hòa hợp, lòng tin tưởng lẩn nhau, và sự dấn thân tham dự vào việc phục vụ cho công ích. Mẩu gương sống thánh thiện của ngài là một lời mời gọi mọi người nên thánh, và chứng tỏ rằng sự thánh thiện là hồng ân Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người. Chính vì thế thánh OMOBONO đáng được gọi là vị thánh của Giáo Hội và Xã Hội ngày nay. Ðó là vài nét về sứ điệp của ÐTC cho GP CREMONA, nhân dịp Năm Mừng Kỷ Niệm 800 qua đời và được phong thánh của thánh OMOBONO, vị thánh giáo dân duy nhất của thời Trung Cổ.
THỜI SỰ: Về phản ứng của dân chúng Nga trước đạo luật mới về tự do tôn giáo.
Hôm thứ hai 21/7 vừa qua, Tổng thống Yeltsin đáng lẽ đã phải ký luật về tự do lương tâm và tự do tôn giáo, nhưng vẫn chưa ký vì gặp nhiều chống đối trong và ngoài nước. Từ ngoài nước, thì có phản ứng của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua lá thơ viết ngày 24 tháng 6 vừa qua, đểø nhắc lại những cam kết của Chính Phủ Nga kính trọng các quyền của các cộng đồng tôn giáo, vì chính phủ Nga đã ký nhận Bản Tuyên Ngôn chung của các quốc gia Châu Âu ngày 19 tháng Giêng năm 1989 tại Wien. Thêm vào đó là phản ứng của Thượng Viện Hoa kỳ, đe dọa sẽ "cúp viện trợ kinh tế khoảng 200 triệu Mỹ kim", nếu Tổng thống Yeltsin chuẩn phê đạo luật mới nầy. Trong khi đó, bên trong nội bộ Liên Bang Nga, thìï dân chúng xem ra như không hay biết có đạo luật mới như vậy. Quốc Hội Nga đã chấp thuận Ðạo Luật một cách hết sức nhanh chóng, và đã không có sự tham khảo dân chúng một cách rộng rải. Thêm vào đó là sự đồng lõa của Giáo hội chính thống đuới sự hướng dẫn của Ðức Giáo chủ Alexis đệ nhị, và của Ðảng cựu cộng sản Nga, dưới quyền lãnh đạo của ông Ziuganov, người đã ra tranh cử Tổng thống với ông Yeltsin trong khóa vừa qua, nhưng đã bị thất bại. Chính Ông Ziuganov nầy đã nhiều lần đòi Yeltsin từ chức trong lúc ông bị bệnh tim. Giáo hội chính thống chủû trương lấy lại độc quyền tôn giáo mà giáo hội này đã được hưởng thời Ôg Stalin. Trước đây, tại Liên xô, Nhà độc tài Stalin đã tịch thu các nơi phụng tự và tài sản của Giáo hội công giáo để trao tặng Giáo hội chính thống và cưỡng ép các ngưòi công giáo phải sáp nhập vào Giáo hội này. Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, nhiều nhà thờ và tài sản của Giáo hội công giáo bị tịch thu vẫn còn trong tay Giáo hội chính thống. Vì thế, rất đễ hiểu sự cấu kết và đồng lõa giữa Giáo hội chính thốâng Nga và Ðảng cựu cộng sản Nga, với mục đích đi đến việc loại trừ Giáo hội công giáo và coi Giáo hội Công giáo như một trong các giáo phái, mặc dù Giáo Giáo Hội công giáo đã hiện diện tại Nga, từ hơn hai thế kỷ nay. Sau khi được biết Ðức Gioan Phaolô II gửi thư cho Tổng Thống xin xét lại luật đã được Quốc hội chấp thuận, lập tức Ðức Giáo chủ Alexis đệ nhị cũng gừi thư lên Tổng Thống với chữ ký của nhiều giám mục chính thống, để yêu cầu phải duyệt y ngay luật đã được quốc hội chấp thuận, để tránh khỏi sự phân tán tôn giáo và luân lý của nước Nga. Vì thế, do những tiếng vang từ ngoài vào, dân Nga mới biết có một luật mới về tự do lương tâm và tôn giáo do Quốc hội chấp thuận. Và họ hết sức ngạc nhiên. Hiện nay, phản ứng của dân chúng bắt đầu lan rộng trong nước. Các vị lãnh đạo Ðảng Dân chủ, các học giả về các vấn đề tôn giáo, các vị lãnh đạo Giáo hội và các luật gia... đã đồng thanh tố giác tính cách phi lý của bản văn nhằm giới hạn một cách nặng nề các quyền của các tôn giáo thiểu số và đồng thời phơi bày một cách lố bịch quyền lợi phe phái của những cựu đảng viên cộng sản và của Giáo hội chính thống. Ủy Ban Quốc Hội về các tôn giáo đã lờ đi trước tính cách phi lý của bản văn Ðạo Luật mới nầy Ông Viktor Zorkaltsev, cựu đảng viên cộng sản và hiện là chủ tịch Uûy ban, đã cho thảo luận trong 15 phút, rồi bỏ phiếu chấp thuận ngay. Thực sự rất ít dân biểu của Ủy ban đã đọc bản văn trước khi bỏ phiếu . Vì thế mà đạo luật đả được thông qua cách đễ dàng, trước hết tại Ủy ban Quốc hội, rồi sau đó tại Quốc hội, mà không ai biết gì, nếu các người công giáo không báo động.
Hội quốc tế bênh vực tư do tôn giáo trụ sở tại Moscowa, cũng như cơ quan khác bênh vực nhân quyền, đã yêu cầu Tổng Thống Eltsin phủ quyết Ðạo Luật Mới nầy. Các cơ quan này phàn nàn vì Quốc hội không bao giờ tham khảo ý kiến khi soạn thảo đạo luật mới. Ông Vladimir Tumanov, cựu Thẩm phán Viện Bảo Hiến Nga, nay là thành viên của Viện Châu Âu về nhân quyền, có trụ sở tại Strasbourg bên Pháp, đã tuyên bố rằng: "Sự cố xảy ra quanh việc phê chuẩn Ðạo Luật Mới về Tự Do tôn giáo tại Nga, là một dấu hiệu báo nguy . Quyền hành Nhà Nước tại Nga đang vượt quá giới hạn mà Hiến Pháp Nga cho phép.
Theo nguồn tin vừa được hảng tin quốc tế AFP phổ biến sáng hôm qua, thứ tư 23/7, thì Tổng Thống Yeltsin đã phủ quyết (VETO) đạo Luật Mới về tự do tôn giáo, viện lẽ rằng những điều khoản trong Ðạo Luật giới hạn những quyền lợi dân sự và nhân bản mà Hiến Pháp Nga đã công nhận cho mọi người.
Vài dự đoán liên quan đến công cuộc tiếp đón khách hành hương tại Roma vào năm thánh 2000.
( VIS 29/7/97). Vào lúc 11 giờ trưa ngày thứ ba vừa qua, 29/7, tại phòng Báo Chí Tòa Thánh ở Vatican, Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo và Ủy Ban Năm Thánh Thành Phố Roma của chính quyền dân sự Italia, đã mở cuộc họp báo đầu tiên, để công bố những chương trình liên quan đến việc đón tiếp khách hành hương đến Roma, vào Năm Thánh 2000. Ðại diện cho Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo là Ðức Tổng Giám Mục Sergio Sebastiani, tổng thư ký của Ủy Ban, và từ phía chính quyền dân sự của thành phố Roma, có Ông LUIGI ZANDA, chủ tịch Ủy Ban Năm Thánh Thành Phố Roma. Ngoài ra còn có sự hiện diện của Ông Donato Mosella, chủ tịch Ủy Ban Kỷ Thuật và Ông Angelo Scelso, điều hợp viên ủy ban trung ương đặc trách việc in ấn.
Các chuyên viên dự trù nội trong Năm Thánh 2000, sẽ có khoảng 21.2 triệu du khách đến hành hương Roma và Vatican, nghĩa là trong vòng 1 ngày mà thôi, thành phố Roma và Vatican, sẽ phải tiếp đón dự trù khoảng 45,500 tín hữu du khách hành hương. Hiện nay,trong một năm bình quân số du khách đến thăm thành phố Roma và Vatican, là 10 triệu. Một ký giả hiện diện trong buổi hội báo đã hỏi là liệu thành phố Roma có đủ phòng trọ cho số đông khách như vậy hay không, thì Ðức Tổng Giám Mục Sebastiani cho biết là hiện nay, đang có chương trình gia tăng các phòng trọ, và người ta dự trù là vào năm 2000, thì thành phố Roma và vùng phụ cận, sẽ có tổng cộng tất cả là 200,000 phòng cho du khách. Dĩ nhiên, trong tổng số 200,000 phòng, nguời ta tính chung tất cả các phòng của các khách sạn đủ loại, và các phòng mà các dòng tu hay các cơ sở tư nhân khác, có thể dành cho khách hành hương trong dịp nầy. Một ký giả khác hỏi Ông Donato Mosella, chủ tịch Ủy Ban Kỷ Thuật, về vấn đề kiểm soát giá cả nơi các khách sạn, các quán ăn, thì được biết là trong tương lai gần đây, sẽ được thành lập một ủy ban đặc trách về giá cả, để bảo đảm cho giá sinh hoạt không vượt cao quá mức, và tương xứng với phẩm chất của các món hàng hay món ăn. Ông Donato Mosella còn cho biết thêm là Ủy Ban Kỷ Thuật của Ông sẽ thiết lập một Trung Tâm Viển Thông, để có liên lạc với tất cả các ủy ban tổ chức hành hương ở các quốc gia. Hảng Ðiện Thoại Viển Thông của Italia sẽ cộng tác đắc lực vào công tác thông tin liên lạc nầy. Ông Angelo Scelso, điều hợp viên của Ủy Ban đặc trách việc in ấn, thì cho biết rằng Ðài phát thanh Vatican và Ðài Truyền Hình Italia đang nghiên cứu dự án phát thanh những tin tức cho khác hành hương bằng nhiều sinh ngữ khác nhau, và ông cho biết là Ủy Ban In Ấn của Ông sẽ ấn hành nhiều tờ thông tin về Năm Thánh để gởi cho các trung tâm ở các quốc gia khác. Mạng lưới Xa Lộ Thông Tin ( Internet) cũng sẽ được xử dụng, để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc hằng ngày. Từ nay, cho đến năm thánh 2000, chỉ còn 879 ngày nữa thôi, và Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo đã ký với Ủy ban Năm Thánh của Thành Phố Roma, một văn kiện căn bản chung, để điều hợp những sinh hoạt phục vụ cho khách hành hương đến Roma trong dịp năm thánh 2000. Có hai dịch vụ quan trọng nhất cần sự cộng tác của hai bên, là những dịch vụ bảo vệ an ninh xã hội, và chăm sóc y tế sức khỏe cho khách hành hương.
Kết thúc cuộc họp báo, Ðức Tổng Giám Mục Sergio Sebastiani lưu ý rằng, Không nên lẩn lộn việc cử hành năm thánh và việc du lịch. Ði hành huơng năm thánh không chỉ nhằm đến việc tìm vui giải trí mà thôi.Cần phải phát triển khía cạnh tôn giáo của du lịch, của những tổ chức hành hương trong Năm Thánh. Ði hành hương là một sinh hoạt tôn giáo, chớ không phải là một sinh hoạt du lịch.
Vài Lời Nhắn nhủ của ÐTC cho các bạn trẻ nhân dịp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp được tổ chức tại Paris.
(VIS 28/7/97). Trưa Chúa Nhật vừa qua, 27/7, trước khi đọc Kinh Truyền Tin với cộng đoàn tín hữu tại sân nhà Nghỉ Mát ở Castelgandolfo, ÐTC nói đến ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 12, sắp được tổ chức tại thủ đô Paris, từ ngày 19 đến 24 tháng 8 tới nầy. Nhân dịp nầy, ÐTC đã ngỏ lời bằng tiếng Pháp với tất cả các bạn trẻ tại Pháp như sau:
(Lời ÐTC): Chúng con có rất nhiều điều để nói lên cho Giáo Hội biết. Chúng con cũng có nhiều câu hỏi muốn đặt ra cho Giáo Hội. Giáo Hội muốn lắng nghe chúng con. Giáo Hội muốn giúp chúng con khám phá ra Ðấng Duy Nhất là Ðàng, là sự thật và là sự sống. Giáo Hội muốn giúp chúng con thực hiện những niềm hy vọng và những khát vọng của chúng con, muốn giúp chúng con thắng vượt những khó khăn mà chúng con có thể phải trải qua, để được phát triển những tài năng nơi chúng con , sao cho cuộc đời chúng con được tốt đẹp. Sống trong giáo hội, chúng con sẽ khám phá ra rằng chúng con không lẻ loi một mình trên đường đời, nhưng rằng chúng ta tất cả cùng nhau sống tình yêu Chúa Kitô và cảm nghiệm tình liên đới. Trong những lần gặp gỡ khác nhau tại các giáo phận Nước Pháp, nơi chúng con sẽ được tiếp đón, và sau đó, khi chúng ta sẽ gặp chung với nhau tại thủ đô Paris, Chúa Kitô sẽ hiện diện giữa chúng ta, và sẽ đồng hành với chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã phán: Ðâu có hai hay ba người họp nhau lại nhân danh Thầy, thì Thầy hiện diện ở giữa họ. Hơn nữa, những ngày chia sẽ sắp tới sẽ cung cấp cho chúng con dịp thuận tiện để gặp gỡ với các bạn trẻ của các quốc gia khác từ các đại lục khác nhau. Cha xin chúng con hãy tiếp đón những bạn trẻ đó với hết tình huynh đệ, và như thế chỉ cho thế giới nhìn thầy được những giá trị phong phú nhân bản và kitô mà chúng con đang làm chứng.
Ðó là vài lời ÐTC Gioan Phaolô II nói với các bạn trẻ Nuớc Pháp trước khi đọc kinh truyền tin Trưa Chúa Nhật vừa qua, để chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp được tổ chức tại thủ đô Paris vào trung tuần tháng tám tới đây. Xin hẹp gặp lại quý vị và các bạn.
ÐTC Gioan Phaolô II và ngày quốc tế giới trẻ sắp đến tại Paris
(RG 21/7/97). Như quý vị và các bạn đã biết, từ ngày 14 đến 18/8, tại thủ đô Paris, sẽ được tổ chức Diển Ðàn Quốc Tế Giới Trẻ. Từ Ngày 19 đến 24/8, là thời gian dành riêng cho những sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, lần thứ 12. ÐTC Gioan Phaolô II chỉ đến Paris từ ngày 21/8 cho đến 24/8. Như thế, ngài không chỉ đến cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ mà thôi, nhưng còn cho một vài mục tiêu khác nữa. Chẳng hạn như vào sáng thứ 6, ngày 22/8, tại Nhà Thờ Chính Tòa Ðức Bà, ở thủ đô Paris, ÐTC sẽ chủ sự thánh lễ phong chân phước cho đầy tớ Chúa là Ông FEDERIC OZANAM, một giáo dân sống vào thế kỷ thứ 19, và đã cùng với các bạn thành lập Hội Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô, để hoạt động trong lãnh vực xã hội, phục vụ cho những người nghèo. ÐTC chỉ dành có thể nói được là hai ngày cuối cùng, tức thứ bảy 23 và Chúa Nhật 24 cho sinh hoạt của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Buổi sáng ÐTC chủ sự thánh lễ, gọi là Thánh lễ của Nguời Hành Hương cho các bạn trẻ tại địa điểm Nhà Thờ Thánh Eùtienne du Mont, và buổi chiều thì đến trường Ðua Ngựa Longchamp, để gặp gỡ giới trẻ trong buổi canh thức cầu nguyện. Sáng Chúa Nhật 24/8, cũng tại địa điểm trường đua ngựa Longchamp nầy, ÐTC sẽ chủ sư ïthánh lễ Bế Mạc Ngày quốc tế Giới Trẻ như đã được thông báo. Buổi chiều Chúa Nhật, ÐTC gặp những nguời trong ban tổ chức ngày Giới Trẻ và gặp riêng thủ tướng Pháp, Ông Lionel Jospin, trước khi lên đường trở về Roma, vào lúc 8:15 tối. Về ý nghĩa của cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và các bạn trẻ trong dịp sắp đến, ÐHY Jean Marie Lustiger đã cho biết như sau: Biến cố sẽ diển ra tại thủ đo Paris trong những ngày sắp tới là một kho tàng và là hồng ân của Chúa cho chúng tôi. Ðất nước Pháp của chúng tôi bây giờ xem ra như là già nua hơn là trẻ trung.Nhưng vào những ngày sắp tới của tháng 8,thì sẽ xem ra như là trẻ trung hơn là già nua. Biến cố sắp đến không những cho phép các thế hệ được gặp gỡ nhau, nhưng còn giúp các thế hệ sống cùng một đức tin trong niềm vui tươi, niềm vui đại đồng phổ quát, niềm vui công giáo, nghĩa là niềm vui của sự hiệp thông giữa những nền văn hóa khác nhau. Niềm Vui nếm hưởng trước của Ðại Năm Thánh 2000. Chủ đề của ngày quốc tế giới trẻ ( lạy Thầy, Thầy ở đâu—Hãy đến mà xem), chủ đề nầy nhắc chúng ta về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Mỗi người sẽ được dịp khám phá ra rằng Chúa Kitô đã bắt đầu đi tìm họ từ lâu; và theo một nghĩa nào đó,mỗi nguời là như con chiên đã bị lạc. Và cuộc gặp gỡ nầy là niềm vui không những cho các vị chủ chăn, nhưng còn cho trọn cả đoàn chiên nữa. ÐHY Jean Lustiger đã được dịp hiện diện trong nhiều chuyến viếng thăm mục vụ đó đây của ÐTC. Và trong các chuyến viếng thăm nầy, luôn luôn có cuộc gặp gỡ quan trọng và đầy vui tuơi của ÐTC với các bạn trẻ. Giờ đây, trong khung cảnh Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp đến, ÐHY có những nhận định sau đây về mối tương quan giữa ÐTC và giới trẻ như sau: Các quan sát viên đã không gặp được lý do của cuộc gặp gở giữa ÐTC và các bạn trẻ. Một cuộc gặp gỡ đặc biệt, có nhiều ngạc nhiên hào hứng. Và người thì cho rằng bởi vì lúc còn trẻ ÐTC đã là một nghệ sĩ trên sân khấu. Nhưng không phải tất cả các nghệ sĩ đều có những thành công như nhau. Riêng tôi, thì tôi nghĩ là mối tương quan giữa ÐTC và các bạn trẻ được xây dựng trên sự thật và tình yêu thương. Nhiều nguời khi đến với người trẻ, thì tìm cách nịnh bợ họ, hay ngược lại lo sợ họ. Phần ÐTC, thì ngài ngỏ lời với họ trong sự thật, và những nguời trẻ cảm thấy được điều nầy. Còn về phương diện tình yêu thương, thì nơi ÐTC không có tâm tình ganh tị nào đối với tuổi trẻ: chỉ có tình yêu thương đích thực mà thôi, tình yêu của Chúa Kitô, tình yêu của nguời hy sinh mạng sống mình cho người mình thương. Những bạn trẻ đi tìm tình thương yêu , thì nhận ra điều đó nơi những lời ÐTC nói. Tôi xin chào hẹn gặp lại tất cả tại Paris, trong những ngày tháng 8 của biến cố giới trẻ gặp nhau.
Trại Hè Kinh Thánh dành cho các bạn trẻ tại Côte d'Ivoire
(RG 24/7/97). Tin Côte d'Ivoire, Phi Châu : Trong tháng 7 vừa qua, nhiều giáo xứ tại Côte d' Ivoire (đọc là : Cô-tơ d' I-voa-rơ), bên Phi Châu, đã cộng tác với nhau để tổ chức những trại hè Kinh Thánh, một cách miễn phí, cho các em trong hạng tuổi từ 7 đến 16.
Các em vẩn sống tại gia đình với cha mẹ, nhưng mỗi ngày các em đến những địa điểm đã được chọn trước, và thường là các Nhà Thờ Giáo Xứ, để xem phim về những đề tài Kinh Thánh. Sau đó, các em được chia thành từng nhóm, có hai giáo lý viên hướng dẩn, và kéo đến những địa điểm cắm trại. Tại những địa điểm nầy, trong thời gian một ngày, các em sẽ thực hiện ba việc sau đây, xen kẻ với những sinh hoạt giải trí: trước hết là kể lại cho nhau nghe về đề tài hay biến cố Kinh Thánh đã được xem trong phim hồi sáng, rồi sau đó mỗi em vẽ lại điều gì đã đánh động mình nhất, và cuối cùng cả nhóm sẽ họp nhau trình diển lại đề tài hay biến cố Kinh Thánh đó. Sau hai tuần lễ trải qua Trại Hè Kinh Thánh, mỗi ngày theo chương trình như vừa kể, vào ngày kết thúc, tất cả các em mời theo cha mẹ hay anh chị em trong gia đình mình đến nhà thờ để xem những Màn Trình Diển Kinh Thánh mà các nhóm đã tập dợt trong thời gian qua. Các em cũng mời cha mẹ đến xem những bức họa mà chính các em đã vẽ, và giờ đây được đưa ra trưng bày tại Trung Tâm sinh hoạt của giáo xứ các em.
Như vậy, sáng kiến Trại Hè Kinh Thánh vừa tạo dịp cho các em được sinh hoạt với nhau, vừa gia tăng hiểu biết về Kinh Thánh cho các em cũng như cho người lớn, và cũng vừa gây hào hứng cho cả những bậc làm cha mẹ muốn biết về tài năng của con cái mình.
Hai tỉnh dòng Ðaminh Paris và Lyon được nhập lại thành một tỉnh dòng mới, có tên gọi là Tỉnh Dòng Nước Pháp.
Tin Paris ( Apic 25/7/97): Trước đây các cha dòng Ðaminh bên Pháp được chia ra làm ba tỉnh dòng, là: tỉnh dòng Paris, Tỉnh dòng Toulouse và Tỉnh dòng Lyon. Nhưng kể từ cuối tháng 7 vừa qua, và sau hai cuộc bỏ phiếu chấp thuận, cha bề trên tổng quyền dòng Daminh, Cha TIMOTHY RADCLIFFE, đã chấp thuận cho hai tỉnh dòng Paris và Lyon được nhập lại thành một tỉnh dòng duy nhất, với tên gọi mới là "Tỉnh Dòng Nước Pháp". Tỉnh dòng mới nầy đặt trụ sở tại Paris, và được đặc duới sự bảo trợ của thánh Irênê thành Lyon. Tỉnh dòng mới nầy gồm có tất cả là 450 tu sĩ, không những hoạt động tại Pháp , mà còn tại các nước ở Bắc Âu, ở Trung Ðông, Phi Châu và Việt Nam. Cha bề trên của tỉnh dòng mới là cha Eric Tillette, sinh tại Lộ Ðức, ngày 7 tháng 7 năm 1953. Hai công tác nổi tiếng khắp thế giới do các tu sĩ Ðaminh thuộc tỉnh dòng Nước Pháp,là Nhà Xuất Bản DU CERF và Học Viện Kinh Thánh tại Giêrusalem.