Tin Tức và Thời Sự
trung tuần tháng 5/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Tường thuật về chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại Liban (10-11/5/97)
Nhập Ðề : Vài chi tiết trước chuyến viếng thăm

Tường thuật về chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại Liban trong hai ngày thứ bảy 10 và Chúa Nhật 11/5/97

(Bài I: Nhập Ðề : Vài chi tiết trước chuyến viếng thăm)

ÐTC Gioan Phaolô II đã ao ước viếng thăm Liban từ lâu và nhiều lần, những năm 1982, 1989, 1994. Nhưng chỉ vào cuối tuần nầy, trong hai ngày, thứ bảy 10 và Chúa Nhật 11 tháng 5 nầy, ước nguyện của Ngài mới thành sự thật. Mục đích chính của chuyến viếng thăm là để chính thức kết thúc Thượng Hội Ðồng Giám Mục Liban, đã được nhóm tại Roma, vào tháng 11 và 12 năm 1995, vừa đồng thời công bố tài liệu đúc kết Khóa Họp, được gọi là "Tông Huấn Hậu Thượng Hội Ðồng Giám Mục Liban."

Ngoại trừ vào năm 1964, Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI, trên đường đi BOMBAY, Ấn Ðộ, đã dừng chân tại Phi Trường Beirut, chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II vào cuối tuần nầy là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng tại Liban, một đất nước trước đây có đa số dân là người Kitô, nhưng giờ đây, những anh chị em Hồi giáo đang chiếm đa số. Chuyến viếng thăm nầy là chuyến viếng thăm đầu tiên của ÐTC Gioan Phaolô II tại Trung Ðông. Sau 15 năm nội chiến, hoàn cảnh chính trị và tôn giáo tại Liban, đặt ÐTC trước ba thách thức chính: thách thức thứ nhất là lên tiếng cảnh tỉnh chính quyền Liban hiện nay. Cơ cấu chính quyền Liban bởi Hòa Ước TAEF, đã được ký nhận tại Arab Saudi, vào năm 1989. Thách thức thứ hai là thuyết phục những nhóm quá khích, Kitô cũng như Hồi Giáo, hãy bắt đầu đối thoại với nhau và hãy duy trì mãi sự đối thoại nầy. Và thách thức thứ ba là thuyết phục những người trẻ đừng bỏ nước ra đi nữa.

Ông DORI CHAMOUN, vị lảnh đạo của Ðảng Quốc Gia Tự Do Liban, một đảng đối lập với chính phủ hiện nay, nhưng có liên hệ đến những người Kitô, thì nhấn mạnh đến thách thức thứ nhất, khi Ông nầy gợi ý cho rằng chỉ việc được chính quyền hiện nay tiếp đón, ÐTC Gioan Phaolô II làm cho chế độ hiện tại trở thành như được hợp thức hóa. Ông DORI CHAMOUN cũng than phiền rằng chương trình viếng thăm của ÐTC không còn dành thời giờ cho cuộc gặp gỡ của Ngài với những người lảnh đạo phe đối lập Kitô. Các viên chức Vatican ý thức rõ ràng về những vấn đề Nhà Cầm Quyền hiện nay của Liban đang gặp phải, dưới ảnh hưởng và sự kiểm soát của Syria. Văn Kiện của Khóa Họp của THÐGM Liban có nhắc khéo khéo việc các lực lượng quân sự Syria nên rút ra khỏi Liban, cũng như đến việc Israel không nên cho quân đội của mình tràn qua biên giới phía nam của Liban, trong những lần Israel gọi là "cuộc thao diển quân sự". Nhưng Vatican muốn nhấn mạnh rằng, chuyến viếng thăm của ÐTC chỉ nhằm đến khía cạnh mục vụ mà thôi. Mặc dù không thể nào không biết gì đến tình hình chính trị của Liban hiện nay, nhưng ÐTC không đến Liban để nhằm thiết lập một bầu khí chính trị mới, nhưng để phục vụ cho Ðức Tin của anh chị em tín hữu Liban. Ðức Thượng Phụ Nasrallah Sfeir, giáo chủ cộng đoàn giáo hội công giáo Maronite Liban, nhìn nhận rằng chuyến viếng thăm của ÐTC tại Liban chắc chắn sẽ có ảnh hửng trên sinh hoạt chính trị, nhưng theo nhận xét của Ðức Giáo Chủ, thì Ðức Gioan Phaolô II có cách tế nhị riêng của ngài để nói những gì cần phải nói.

Thách Thức Thứ Hai mà ÐTC sẽ gặp phải trong chuyến viếng thăm của Ngài tại Liban là tình hình căng thẳng càng ngày càng tăng giữa các tôn giáo, tại vùng đất trước đây đã là "kiểu mẩu cho sự đa diện tôn giáo" tại Trung Ðông. Trong những năm của cuộc nội chiến, đã có 71,238 nguời bị giết , 860,000 người phải rời bỏ nhà cửa mình đi lánh nạn, và với khoảng 900,000 người chọn di cư ra nước ngoài. Và gần 2 phần 3 trong số những người đã rời bỏ Liban ra nước ngoài, là những người Kitô. Trong khi đó, thì con số những người dân Syria tràn vào Liban tìm việc làm cũng lên khá cao, cũng gần khoảng 900,000 người. Và điều nầy tạo ra một sự mất quân bình về dân số, trong một quốc gia chỉ có khoảng hơn 3 triệu dân, như Liban, mà thôi. Cách đây 10 năm, đa số người dân Liban theo đạo Kitô; giờ đây, tỉ số nguời Kitô bắt đầu giãm xuống và những người Hồi giáo thì tăng thêm. Thêm vào đó, những nhóm người Hồi Giáo quá khích cũng gia tăng hoạt động, làm cho tình hình thêm căng thẳng. Từ phía người Kitô, cũng có nhóm quá khích, mà thành viên đến từ cộng đồng công giáo Maronite. Trong những cuộc tiếp xúc sắp đến tại Beirut, ÐTC Gioan Phaolô II sẽ nhắc đến gốc rễ Kitô của Liban, và kêu gọi sống ôn hòa, đối thoại, và kính trọng lẩn nhau.

Thách thức cuối cùng của ÐTC trong chuyến viếng thâm Liban sắp đến là giới trẻ tại Liban."Mức độ người trẻ rời bỏ Liban ra nước ngoài sinh sống đã lên đến mức báo động. Nguyên do của cuộc di dân trẻ nầy là nền kinh tế bị suy sụp, và những đe dọa phải sống trong sự kiểm soát của một chế độ không thiện cảm với mình.

Trên bình diện an ninh, thì chính quyền tại Liban cho biết hôm thứ ba vừa qua, là đã huy dộng 20,000 binh lính và cảnh sát, để gìn giữ an ninh cho chuyến viếng thăm nầy. Con số 20,000 người nầy là một phần tư của lực lượng quân sự toàn nước Liban. Và 60,000 quân nhân còn lại, thì được đặt trong tình trạng báo động, và mọi giấy phép đi nghỉ, đều bị ngưng lại. Biện pháp an ninh nhằm tránh không cho xảy ra điều đã xảy ra vào năm 1994. Lúc đó, chuyến viếng thăm của ÐTC tại Liban sắp sửa được thực hiện, thì một quả bôm đã nổ tại một nhà thờ công giáo, làm cho 10 người chết. Và nhiều người bị thuơng. Cuộc nổ bôm nầy đã làm cho các vị trách nhiệm hủy bỏ chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha lúc đó. Người ta còn nhớ rõ, trong chuyến viếng thăm vừa qua của ÐTC tại Sarajevo, lực lượng an ninh đã khám phá ra 23 quả mìn được gài gần nơi đoàn xe ÐTC đi qua, trên đoạn đường từ Phi Trường về thành phồ SARAJEVO. Có hai biến cố quan trọng và khó giữ an ninh, đó là hai biến cố diển ra ngoài trời, một vào tối thứ bảy,là cuộc gặp gỡ của ÐTC với khoảng 12 ngàn bạn trẻ. Trong dịp nầy, ÐTC sẽ ký và công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Ðồng GM Liban. Biến ố thứ hai là thánh lễ ngoài trời cho dân chúng, vào sáng Chúa Nhật, với số người tham dự được dự trù sẽ lên đến 300,000 người. Ðây là thánh lễ chính thức bế mạc Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Liban, đã được diển ra tại Vatican, vào tháng 11 và 12 năm 1995, và nay được bế mạc chính thức tại Beirut, thủ đô Liban.

Tường thuật về chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại Liban (10-11/5/97)
Vài nét về tình hình Liban lúc ÐTC chuẩn bị tới Liban

Vài nét về chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại Liban.

Vào lúc 8 giờ sáng thứ bảy (10/May/97), giờ địa phương Roma, ÐTC lên đường viếng thăm Liban trong vòng 32 tiếng đồng hồ. Ngài đến Liban vào trưa thứ bảy, giờ địa phương, tức là khoảng 4 giờ chiều giờ Việt Nam. Vì thế, chúng tôi chỉ có thể tường thuật về chuyến viếng thăm nầy, trong chương trình ngày mai, Chúa Nhật, mà thôi. Bù lại, trong các buổi phát hôm qua thứ sáu, và hôm nay thứ bảy, chúng tôi đã cố gắng chia sẻ với quý vị và các bạn, về hoàn cảnh và tâm thức của dân chúng, cũng như một số nhận định trong dư luận về chuyến viếng thăm nầy. Trong vài phút thời sự hôm nay, chúng ta hãy nhìn qua về chương trình viếng thăm và về đất nước Liban.

Trước hết, về chương trình viếng thăm. Ðây là chuyến viếng thăm đầu tiên của ÐTC tại Liban, và cũng là đầu tiên tại vùng Trung Ðông, và là chuyến viếng thăm quốc tế lần thứ 77, kể từ khi lên kế vị tại ngai tòa Roma.

Liban hiện có 3 triệu 150.000 dân, và khoảng 2 triệu người ngoại quốc hiện đang sinh sống tại đây, trong số nầy có khoảng 350 ngàn người Palestine và khoảng 1 triệu 500 ngàn người Syri sang làm việc tại Liban. Trên phương diện tôn giáo, cộng hòa Liban gồm có 18 cộng đồng tôn giáo khác nhau.

Riêng giáo hội công giáo, thì có tất cả là 6 cộng đoàn theo sáu nghi lễ khác nhau (maronite, melchite, armena, siro-cattolica, caldea, và latinh) và có khoảng 1 triệu tín hữu.

Những tín đồ Hồi Giáo cũng có 4 cộng đoàn chính: Hồi giáo Sunite, 700,000; Hồi giáo Sciite, 850,000; Hồi giáo Drusa, 180,000; và hồi giáo alauite, vài ngàn người.

Vài trăm người Do thái.

Nhữngngười Kitô khác, thì có chính thống giáo hy lạp 250,000, Giáo Hội Armeni 140,000.

Nhữngngười Kitô tại Liban đang chờ đợi ÐTC đến viếng thăm, để vượt qua những chia rẽ trong những năm gần đây. Những anh chị em Hồi giáo cũng nhìn nhận chuyến viếng thăm nầy có tầm quan trọng và mong ước chuyến viếng thăm sẽ góp phần xây dựng sự hiệp nhất quốc gia và chung sống giữa các cộng đoàn tôn giáo.

Tường thuật về chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại Liban (10-11/5/97)
Tờng thuật về ngày thứ nhất: Thứ bảy 10/5/97

Tường thuật về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Liban. Ngày thứ nhất: Thứ bảy 10/5/97.

"Tôi đến Nhà Anh Chị Em, hởi những người Liban thân mến, như một người bạn, đến thăm một dân tộc mà tôi muốn nâng đỡ trên con đường cuộc sống hằng ngày. Như là người bạn của đất nước Liban,tôi đến để khuyến khích những con cái nam nữ của đất nước nầy, một đất nước có truyền thống văn hóa và tôn giáo lâu đời, một đất nước đang mong ước được độc lập và tự do". Ðó là những lời đầu tiên ÐTC đã thốt lên khi đặt chân xuống phi trường thủ đô Beirut, vào lúc 12:22 phút trưa hôm qua, thứ bảy 10/5/97. Chuyến viếng thăm Liban chỉ kéo dài trong vòng 32 tiếng đồng hồ. Chiều hôm nay, Chúa Nhật, ÐTC trở về lại Roma, sau khi đã cử hành thánh lễ vào ban sáng, để chính thức kết thúc Khóa Họp Ðặc Biệt của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Liban, đã được diển ra tại Vatican vào tháng 11 và 12 năm 1995 vừa qua. Vì sự khác biệt thời giờ, chúng tôi chỉ có thể tường thuật những biến cố của ngày hôm nay, chúanhật 11/5, trong các chương trình của ngày mai thứ hai 12/5 mà thôi.

Giờ đây, trước khi kể lại cho quý vị và các bạn những biến cố của ngày hôm qua, chúng tôi xin nhắc lại đây vài phản ứng báo chí xuất bản hôm qua thứ bảy, ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm.

Ðó là phần điểm báo. Giờ đây,chúng ta hãy theo dỏi những chi tiết của ngày viếng thăm hôm qua, thứ bảy 10/5. Cuộc tiếp đón ÐTC tại Phi Trường thủ đô Beirut thật là nồng nhiệt. Vừa xuống khỏi máy bay, của hảng hàng không Alitalia, có vẽ huy hiệu quốc gia Liban và huy hiệu Tòa Thánh Vatican, ÐTC đã đưa tay chúc lành rồi cúi mình hôn đất Liban, được hai bạn trẻ dâng lên, để ÐTC khỏi phải quỳ xuống hôn đất, theo như thói quen vẩn làm khi đến thăm một quốc gia nào đó lần đầu tiên. Hai bạn trẻ nầy bị mồ côi do hậu quả của cuộc nội chiến tại Liban từ năm 1975 cho đến 1990. Chuyến viếng thăm Liban là một trong những mong ước khó thực hiện nhất của ÐTC nay thành sự thật. Thật vậy, ÐTC đã mong ước viếng thăm Sarajevo, và ngài đã thực hiện xong cuối tháng Tư vừa qua. ÐTC đã ước mong viếng thăm Liban, và nay ngài đang thực hiện. ÐTC đã ước mong viếng thăm Cuba, và ngài sẽ thực hiện nó vào tháng giêng năm tới 1998. Còn hai chuyến viếng thăm đã được ÐTC công khai nhắc đến, nhưng cho đến giây phút nầy, chưa có dấu hiệu chuẩn bị nào được thực hiện, đó là viếng thăm Thánh Ðịa và viếng thăm Trung Quốc.

Phi Trường Quốc Tế Beirut nằm mở ra biển, và thời tiết lúc ÐTC đến, trưa hôm qua, có nắng tốt. Ðón ÐTC tại Phi Trường, có những vị lảnh đạo cao nhất từ phía chính phủ và từ phía cộng đồng tôn giáo. Giây phút ÐTC xuống khỏi máy bay, 21 tiếng súng đại bác nổ vang, và chuông các nhà thờ công giáo trên toàn quốc Liban đã đổ vang trong vòng 15 phút, để mừng ÐTC đến thăm. Trong bài diển văn đầu tiên tại Phi Trường Quốc Tế Beirut , ÐTC đã bộc lộ những tâm tình của ngài đối với đất nước và toàn dân Liban không phân biệt niềm tin tôn giáo, để kêu gọi sự hòa giải và cộng tác của mọi người để xây dựng tương lai. ÐTC đã nói như sau: Trong những năm chiến tranh, cùng với toàn thể giáo hội, tôi đã chú ý theo dỏi những giây phút khó khăn mà dân tộc Liban phải trải qua. Cùng với lời cầu nguyện, tôi đã hiệp thông với những đau khổ mà dân tộc Liban phải chịu. Trong nhiều trường hợp, ngay từ khởi đầu triều giáo hoàng của tôi, tôi đã lên tiếng kêu gọi cộng đoàn quốc tế, hãy giúp đỡ cho nguời dân Liban tìm gặp lại Hòa Bình, bên trong một lảnh thổ được nhìn nhận và được kính trọng bởi tất cả mọi người, và hãy giúp cho công cuộc tái thiết một xã hội công bằng và đầy tình huynh đệ. Xét trên bình diện tự nhiên, nhiều người đã chết một cách vô ích vì cuộc xung đột. Các gia đình bị phân tán. Một số người dân Liban phải di cư, xa quê hương của họ. Những con người thuộc nền văn hóa và tôn giáo khác biệt nhau, trước đây đã sống trong sự thông cảm và hòa hợp, nhưng rồi bị chia lìa, và cả chống đối nhau dữ dội. Cuối cùng, giai đoạn nầy đã qua rồi. Nó chỉ còn hiện diện trong ký ức và để lại nhjiều vết thương trong con tim. Tuy nhiên đất nước Liban được mời gọi nhất quyết hướng về tương lai, một tương lai được quyết định một cách tự do, do bởi chọn lựa của nguời dân sinh sống trên đất nước nầy….

Từ giây phút nầy, mỗi nguời đều được mời gọi dấn thân cho hòa bình, cho sự hòa giải và tình huynh đệ, vừa thực hiện những cử chỉ tha thứ và vừa hoạt động để phục vụ cho cộng đồng quốc gia, ngỏ hầu không bao giờ bạo lực sẽ thắng thế trên đối thoại, sự sợ hải và thất vọng thắng thế trên niềm tin tưởng, sự hiềm thù thắng thế trên tình yêu thương huynh đệ.

Trên đất nước Liban mới nầy, đang từ từ được xây dựng lại, cần phải để cho mỗi một công dân một chổ đứng, nhất là cho những ai, với tâm tình yêu mến quê hương thôi thúc, muốn dấn thân trong lảnh vực chính trị và trong sinh hoạt kinh tế. Từ quan điểm nầy, điều kiện trước tiên cho mọi hoạt động thật sự dân chủ, được kết thành bởi sự quân bình đúng giữa những sức mạnh sống động của đất nước, theo nguyên tắc hổ trợ nhau, nguyên tắc đòi hỏi sự tham dự và tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong những quyết định. Hơn nữa, việc quản trị "việc nước", cần được đặt trên tinh thần đối thoại và thông cảm, không phải để đặt ưu tiên những lợi lộc riêng, hay để duy trì những ưu tiên, nhưng bởi vì mỗi hành động là một việc phục vụ cho anh chị em, bất luận sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo.

Ðó là những tâm tình của ÐTC và những lời khuyên hết sức thiết thực của ngài cho mọi người dân Liban. Vào cuối bài diển văn, ÐTC đã nhắc đến mục tiêu thứ hai của chuyến viếng thăm, là kết thúc khóa họp đặc biệt THÐGM Liban. ÐTC nói là ngài mang đến cho tất cả người Kitô và mọi nguời thiện chí, kết quả của khóa họp của các giám mục công giáo. Văn Kiện Hậu THÐGM mà ngài sẽ ký nhận trong cuộc gặp gỡ sắp đến với các bạn trẻ Liban, là lời mời gọi người dân hãy tin tưởng mở ra trang mới cho lịch sử của họ, vượt qua những chia rẽ giữa các giáo hội khác nhau, góp phần vào sự phát triển đất nước.

Sau biến cố tiếp đón tại Phi Trường, ÐTC dùng xe tiến về Dinh Tổng Thống, đi qua các vùng của người hồi giáo Sunit, và sciit, và vùng của người Kitô, để nói lên rằng ÐTC muốn thăm tất cả những cộng đoàn chính tại thủ đô. Dânchúng đứng hai bên đường chào đón ÐTC với nhiều xúc động, nhiều nguời đã khóc vì vui mừng. Tại Dinh Tổng Thống, ÐTC gặp một bất ngờ: Ðó là Tổng Thống Liban cùng ban nhạc đã hát bài mừng sinh nhật thứ 77 của ÐTC vào ngày 18/5. Ðây là chuyến viếng thăm thứ 77 của ÐTC, và còn vài ngày nữa là đến ngày sinh nhật, ÐTC bước vào tuổi 77. Tại Dinh Tổng Thống nầy, ÐTC chào thăm Tổng Thống, rồi chào thăm vĩ chủ tich quốc hội, và chào thăm vị Chủ Tịch Hội Ðồng chính phủ. Sau đó, cũng tại Dinh Tổng thống Liban nầy, ÐTC gặp gỡ những vị lảnh đạo của các cộng đồng Hồi Giáo. Sau những giây phút chào thăm nầy, ÐTC dùng trực thăng đi đến địa điểm BKERKE, nằm cách thủ đô Beirut 15 cây số về hướng Ðông Bắc. Rồi từ BKERKE, ÐTC lại dùng xe đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở HARISSA, cách BKERKE 5 cây số, để dùng cơm và nghỉ trưa. Chiều thứ bảy, ÐTC đến Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà của Liban, để gặp gỡ cácbạn trẻ toàn quốc Liban. Và trong cuộc gặp gỡ nầy, trước mặt các bạn trẻ, ÐTC ký nhận Tông Huấn Hậu THÐGM Liban. Trong bài diển văn sau đó, ÐTC giải thích ý nghĩa của việc làm nầy như sau:

Ngày hôm nay, Cha đã chọn chúng con làm người chứng đặc biệt vừa đồng thời là người nhận lảnh sứ điệp canh tân mà Giáo Hội và đất nước chúng con cần đến. Cha khuyến khích chúng con hăng say tham dự tích cực vào việc áp dụng những định hứng của khóa họp THÐGM Liban. Cùng với các vị Giáo Chủ, các giám mục, các linh mục, tu sĩ nam nữ, với toàn thể dân Chúa, chúng con có trách vụ làm chứng cho Ðấng Phục Sinh bằng lời nói và bằng trọn cả đời sống chúng con.Trong cộng đoàn Kitô, mỗi người chúng con được mời gọi lảnh lấy phần trách nhiệm của mình. Lắng nghe Chúa Kitô mời gọi chúng con và muốn làm cho đời sống chúng con được hoàn thành tốt đẹp, chúng con hãy đáp trả ơn gọi đặc biệt của chúng con, trong chức linh mục, trong đời tận hiến, hay trong đời hôn nhân. Trong mọi bậc sống, việc dấn thân theo Chúa là nguồn mạch ban niềm vui lớn lao cho chúng con.

Trước đó, trong bài diển văn cho các bạn trẻ Liban, ÐTC nhắc lại hình ảnh Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến với hai môn đệ trên đường Eâmau, để cũng cố lại niềm tin, và ban lại cho các ngài sức mạnh chu toàn sứ mạng. Và ÐTC áp dụng điều nầy cho cuộc đời các bạn trẻ. ÐTC khuyên các bạn trẻ đừng để mình ngả lòng vì thử thách thập giá, như hai môn đệ về làng Eâmau, đã ngả lòng trước biến cố Chúa chịu chết. Nhưng hãy để cho Chúa đến đồng hành với mình. ÐTC đã khuyên các bạn trẻ như sau:

Hởi các bạn trẻ Liban, Chúa Kitô muốn đồng hành với chúng con. Khi chúng con chu toàn bổn phận hằng ngày, học hành hay làm việc, khi chúng con phục vụ anh chị em, khi chúng con chia sẻ với nhau những nghi ngờ và những niềm hy vọng, khi chúng con suy niệm kinh thánh, riêng cá nhân hay chung cộng đoàn, khi chúng con tham dự bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô đến cùng đồng hành với chúng con. Ngài đi bên cạnh chúng con; ngài là sức mạnh của chúng con, là của ăn nuôi sống chúng con, là ánh sáng của chúng con. Các bạn trẻ thân mến, trong cuộc sống hằng ngày, đừng sợ để cho Chúa Kitô đến đồng hành với mình. Chúa Kitô đồnghành với chúng con và ban cho chúng con niềm hy vọng. Chúa Kitô tin tưởng vào chúng con, vì chúng con có trách nhiệm về cuộc sống của mình, cũng như cuộc sống của anh chị em, có trách nhiệm về tương lai của Giáo Hội tại Liban, về tương lai của đất nước chúng con.

Với cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ, ÐTC kết thúc ngày thứ nhất viếng thăm Liban.

Tường thuật về chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại Liban (10-11/5/97)
Tường thuật về ngày cuối: Chúa Nhật 11/5/97

Tường thuật về chuyến viếng thăm Liban. Ngày Cuối cùng. Chúa Nhật 11/5.

"Trong những lễ cử hành và trong những lần gặp gỡ khác nhau, tôi đã chứng kiến được tình yêu thương sâu xa mà những ngưòi công gíao Liban và tất cả những anh chị em đồng hương của họ, có đối với quê hương, và chứng kiến sự gắn bó sâu xa của họ với nền văn hóa và những truyền thống của dân tộc. Họ đã sống trung thành với đất nước và với phần gia tài của họ trong nhiều hoàn cảnh. Và ngày nay, họ tiếp tục chứng tỏ lòng trung thành nầy. Tôi xin khuyến khích họ tiếp tục tiến theo con đường nầy, để cống hiến tại vùng nầy và trên toàn thế giới, một mẩu gương sống chung giữa các nền văn hóa và tôn gíao, trong một xã hội trong đó mỗi người và tất cả những cộng đoàn khác nhau, đều được nhìn trên cùng một bình diện ngang nhau.

Trước khi từ giả đất nước anh chị em, tôi xin lặp lại lời kêu gọi của tôi lên các vị thẩm quyền và với toàn thể dân tộc Liban, xin hãy phát triển một trật tự xã hội mới, được xây dựng trên những giá trị luân lý thiết yếu, với lưu tâm bảo đảm sự ưu tiên cho con người và cho những nhóm người, trong sinh hoạt của quốc gia và trong những quyết định chung. Sự chú ý như thế đối với con người, một sự chú ý tự nó thuộc về bản chất của tâm tình người Liban, sự chú ý nầy sẽ mang đến những hoa trái Hòa Bình trong xứ sở và trong vùng nầy. Tôi khuyến khích những vị lảnh đạo các quốc gia hãy kính trọng Công Pháp quốc tế, đặc biệt là tại Trung Ðông, ngỏ hầu được bảo đảm chủ quyền, sự độc lập hợp pháp và an ninh các quốc gia; và xin người ta hãy kính trọng Công Pháp Quốc Tế và những khát vọng có thể hiểu được của các dân tộc. Khi chào chúc những cố gắng của cộng đồng quốc tế trong vùng, tôi cầu chúc sao cho diển tiến đi tìm hòa bình trong công bằng và lâu bền, được tiếp tục nâng đỡ một cách quyết định, can đảm và phù hợp với Ðức Tin. Ngoài ra tôi cũng mong sao cho những cố gắng được thực hiện và gia tăng, để nâng đỡ sự lớn lên của đất nước và nâng đỡ con đường cửa Liban tiến về một xã hội càng ngày càng trở nên dân chủ hơn, trong sự độc lập hoàn tòan và trong sự nhìn nhận những ranh giới của mình; đó là những điều kiện cần thiết để bảo đảm sự toàn vẹn lảnh thổ. Nhưng, không điều gì có thể thực hiện, nếu tất cả mọi công dân không dấn thân, mỗi người tùy theo phần mình, trên con đường công bằng, và hòa bình, trong sinh hoạt chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như trong việc phân chia những trách vụ giữa lòng đời sống xã hội. Ðó là những lời cuối cùng của ÐTC tóm lại những gì Ngài muốn nói trong chuyến viếng thăm hai ngày tại Liban, trong bài diển văn từ biệt chiều hôm qua tại Phi Trường Beirut. Hiện tại, ÐTC đã về đến Roma bằng yên. Kết thúc chuyến viếng thăm hai ngày, tại Liban. ÐTC trông có vẽ mệt, nhưng thõa mãn bằng lòng vì mọi sự đã diển ra tốt đẹp. Tại Phi Trường, khi nói vài lời từ biệt ÐTC, Tổng thống Liban cũng đã tỏ ra hảnh diện về chuyến viếng thăm đã diển tiến tốt đẹp, không có vấn đề trục trặc về an ninh nào cả.

Trong các biến cố nổi bật của ngày hôm qua, chúa nhật 11/5, mọi người đã lưu ý đến biến cố nửa triệu nguời đến tham dự Thánh Lễ ÐTC cử hành sáng Chúa Nhật, tại căn cứ hải quân, gần bên Quảng Trường các vị tử đạo ơ ûthủ đô Beirut. Trong bài diển văn chào mừng ÐTC trước khi thánh lễ bắt đầu, ÐHY Nasrallah Sfeir đã so sánh chuyến viếng thăm của ÐTC tại Liban với chuyến viếng thăm của Chúa Giêsu ngày xưa tại Tir và Sidon. Trong bài giảng bằng tiếng Pháp, sau khi nói lên tâm tình biết ơn của ngài với mọi người, với các cấp lảnh đạo chính trị xã hội và tôn giáo, và nhắc lại mục đích ngày đến Liban để kết thúc Khóa Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Liban và công bố Tông Huấn đúc kết thành quả của THÐGM nầy, ÐTC nói như sau:

Trong cuộc họp đặc biệt nầy, chúng ta muốn đề cao trước thế giới tầm quan trọng của Liban, sứ mạng lịch sử mà Liban đã chu toàn qua các thế kỷ: Liban, đất nước của nhiều cộng đoàn tôn giáo, Liban đã chứng minh rằng những cộng đồng tôn giáo khác nhau có thể sống chung trong hòa bình, trong tình huynh đệ và trong sự cộng tác với nhau. Liban đã chứng minh rằng nguời ta có thể kính trọng quyền của mỗi người được hưởng tự do tôn gíao; rằng tất cả mọi người đều hiệp nhất với nhau trong tình yêu thương đối với quê hương, vừa duy trì được phần gia tài thiêng liêng của cha ông để lại, của những vị thánh của Liban.

ÐTC cũng đã nhắc đến việc chính Chúa Giêsu đã đến rao giảng đầu tiên cho Liban, nhất là tại Tir và Sidon, và đã thực hiện những phép lạ tại vùng đất nầy. ÐTC nói là ngài cầu xin Chúa Giêsu chửa lành và chấm dứt những đau khổ cho Liban. Liban là vùng đất được Chúa Giêsu rao giảng Phúc âm. Liban là vùng đất được canh tân nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Liban là vùng đất đã chịu tử đạo, chịu đau khổ, nhất là trong thời gian nội chiến 1975-1990. Quảng trường các vị tử đạo tại thủ đô Liban là một bằng chứng. Nhưng đây cũng là quảng trường của tự do và hiệp nhất. Ai thông hiệp vào đau khổ của Chúa Kitô, thì cũng được thông phần vào vinh quang của Nguời. ÐTC kết thúc bài giảng với lời cầu nguyện xin Thánh Thần của Chúa Kitô đổ tràn ánh sáng và tình yêu xuống trên tâm hồn người dân Liban, để kiện toàn sự hòa giải giữa mọi người, giữa các gia đình, tại các thành phố, các làng mạc, các cơ cấu của xã hội dân sự.

Tất cả các hồng y các vị giáo chủ các giám mục của Liban và của vùng Trung Ðông đều có mặt đồng tế Thánh Lễ sáng Chúa Nhật với ÐTC. Những anh chị em Hồi Giáo Liban cũng có mặt tham dự thánh lễ nầy. ÐTC đã trao cho những đại diện của Giáo Hội Liban bản tông huấn Hậu THÐGM mà ngài đã ký nhận hôm chiều thứ bảy, trong cuộc gặp gỡ các bạn trẻ. Văn Kiện mời gọi mọi người dân Liban hãy mở ra một trang mới, và là sự góp phần của Giáo Hội phổ quát cho Giáo Hội Liban, để vượt qua những chia rẽ và phát triển đất nước. Thánh Lễ là cao điểm của chuyến viếng thăm. Những bài hát, những phẩm phục của các vị đồng tế, nói lên muôn sắc thái của cộng đoàn Giáo Hội Liban với nhiều nghi lễ khác nhau. Ðến giây phút trao ban bình an, ba vị giám mục chính thống đã bước lên hôn chúc bình an cho ÐTC, một cử chỉ thật cảm động và đầy ý nghĩa hòa giải, tha thứ cho nhau. Cuối thánh lễ, ba vị giám mục chính thống nầy và những vị lảnh đạo cộng đồng Kitô Tin lành cũng lên chào ÐTC một lần nữa. Trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, ÐTC phó dâng đất nước Liban và toàn dân Liban, trong cũng như ngoài nuớc, cho Mẹ Maria. ÐTC đặc biệt nhắc đến những anh chị em đau khổ, bị cầm tù, bị thử thách vì chiến tranh, và tị nạn.

Sau Thánh Lễ, ÐTC đùng trực thăng đi đến Tòa Giáo Chủ của Ðức HY Giáo Chủ Maronite, cách đó 15 cây số để gặp các thành viên của Hội Ðồng Giáo Chủ va øGíam Mục Liban, gồm có khoảng 60 vị, và sau đó dùng cơm trưa với các ngài, trong bầu khí huynh đệ. Sau giờ nghỉ trưa tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, ÐTC gặp gỡ đại kết với các giáo chủ và thủ lảnh của cộng đồng chính thống giáo. Có một đại diện của cộng đoàn anh chị em tin lành trong cuộc gặp gỡ nầy. Biến cố cuối cùng của ngày hôm qua là cuộc tiển đưa tại Phi Trường Quốc Tế Beirut. ÐTC đã cám ơn tất cả mọi người, cấp lảnh đạo cũng như dân chúng, vì đã đón tiếp ngài. Cách riêng với những anh chị em công giáo, ÐTC nhắc thêm là ngài để lại cho họ Tông Huấn THÐGM, để hứng đẩn họ, soi sáng họ trên con đường hành trình thiêng liêng và trong những dấn thân bên cạnh anh chị em. Trong mọi sự, ÐTC mời gọi anh chị em Kitô hãy là những chứng nhân cho tình thương nhân từ của Thiên Chúa và là những sứ giả của hòa bình và tình huynh đệ. ÐTC đã thu phục được com tim của người dân Liban, bất luận thuộc niềm tin tôn giáo nào. Và cần thêm một thời gian nữa, để những hạt giống tốt Lời Ngài trổ sinh những kết quả trong đời sống cá nhân người dân Liban, cũng như trong sinh họat xã õhội, chính trị, kinh tế của đất nước Liban.

Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo

Ðức Thượng Phụ BARTOLOMEO I, giáo chủ chính thống giáo Constantinopoli đến thăm tổng giáo phận Milano.

Tin Roma ( Sir 13/5/97): Nhân dịp lễ mừng kỷ niệm 1600 năm thánh AMBRÔGIÔ qua đời, Ðức Thượng Phụ Chính Thống Giáo BARTOLOMEO I, Giáo Chủ Constantinopoli, sẽ đến viếng thăm Tổng Giáo Phận Milanô, từ ngày 16 đến 18 tháng 5 nầy. Trong một sứ điệp gởi cho Ðức Giáo Chủ Bartôlômêô Ðệ Nhất, ÐHY Martini, Tổng Giám Mục Milanô đã viết như sau: Chuyến viếng thăm của ngài sẽ mang lại cho chúng tôi niềm vui được tiếp xúc với Chính Thống Giáo. Các Giáo Hội tại Tây Phương tiếp tục mỗi ngày một khám phá nhiều hơn kho tàng thiêng liêng phong phú và quý giá nơi Giáo Hội Chính Thống Anh em. Vào khởi đầu ngàn năm thứ hai, Roma và Constantinopoli đã tách rời ra khỏi nhau. Hôm nay, vào khởi đầu ngàn năm thứ ba, chúng tôi, những người Kitô tây phương, cảm thấy nhu cầu mạnh mẽ phải tiến bước trên con đường đại kết. Con đường nầy đã được bắt đầu, nhờ qua những tương quan huynh đệ với từng giáo hội chính thống, và cách riêng với Giáo Hội Chính Thống Constantinopoli.

Cũng trong sứ điệp, ÐHY mời tất cả mọi tác viên mục vụ, những nhóm hay những đoàn thể trong Tổng Giáo Phận, hãy đến tham dự buổi canh thức cầu nguyện để mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, vào chiều thứ bảy, 17/5, tại Nhà Thờ Chính Tòa Milanô. Thánh Ambrôgiô đã được chọn làm Giám Mục Milanô, vào năm 374, lúc còn là dự tòng. Ngài qua đời năm 397, lúc mới được 58 tuổi. Giáo Hội công giáo mừng lễ thánh Ambrogio, giám mục, tiến sĩ hội thánh, vào ngày mùng 7 tháng 12 hằng năm.

Cha Tân Bề Trên Tổng Quyền Dòng Anh Em Hèn Mọn

Cha Tân Bề Trên Tổng Quyền dòng Anh Em Hèn Mọn đã được tổng công hội bầu lên, là Cha Giacomo BINI, người Italia.

Tin Roma ( Sir 14/5/97): Sáng thứ tư hôm qua, 14/5, Cha GIACOMO BINI, người Italia, năm nay 59 tuổi, đã được 145 đại biểu tham dự Tổng công Hội của dòng tại Assisi, chọn làm Bề Trên Tổng Quyền thứ 119, kế vị thánh Phanxicô Thành Assisi. Cha Giacomo BINI thay thế cho cha HERMANN SCHALUCK, trong nhiệm kỳ 6 năm. Chiều thứ năm, hôm nay, 15 tháng 5, cha Tân Bề Trên Tổng Quyền GIACOMO BINI mở cuộc họp báo đầu tiên để nói về hiện trang của dòng và những viễn tượng rao giảng Phúc Âm. Cha Tân Bề Trên Tổng Quyền GIACOMO BINI, chịu chức linh mục năm 1964, và năm 1971 đã đậu bằng Tiến Sĩ Khoa Tôn Giáo, với luận án có tựa đề là: Tội Lỗi và Việc Ðền Tội theo thánh Basiliô thành CESAREA. Cha đi truyền giáo bên Phi Châu, từ năm 1983, tại các quốc gia RWANDA, TANZANIA, KENIA và MADAGASCAR. Trong 6 năm qua, cha Giacomo BINI giữ chức vụ Bề Trên Giám Tỉnh tại NAIROBI, KENYA. Dòng Anh Em Hèn Mọn do thánh Phanxicô Thành Assisi sáng lập, và hiện có 18 ngàn tu sĩ, hoạt động tại 103 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Nạn đói tại Bắc Hàn giống như trái bom nổ chậm

Hiện tình nạn đói tại Bắc Hàn giống như trái bôm nổ chậm.

Tin Roma ( SIR, 14/5/97):" Hiện tình nạn đói tại Bắc Hàn giống như trái bôm nổ chậm". Ðó là nhận xét chung của những nhân viên thuộc Tổ Chức Thực Phẩm Thế Giới và Tổ Chức Từ Thiện Caritas của Hồng Kông, liên quan đến nạn đói đang diển ra tại Bắc Hàn. Theo nguồn tin của Hai Tổ Chức nói trên, thì Quân Ðội Bắc Hàn đang có biện pháp gắt gao, nhằm kiểm soát dân chúng đang bị đói, chẳng hạn như bắn tử hình một cách công khai những ai tìm vượt biên hay ăn cắp nơi các kho lương thực. Những Cha Mẹ còn ở lại của những ai vượt biên, thì bị bắt giữ. Hiện tại, chính quyền Nam Hàn đang lo sợ sẽ có những đợt vượt biên từ Bắc Hàn, vì bị đói và mất niềm tin tưởng vào chế độ Bắc Hàn.

Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu Kỳ hai

Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống BARTOLOMEO I của Tòa Constantinolopi sẽ tham dự Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu kỳ hai, tại GRAZ, bên Áo, từ ngày 23 đến 29 tháng 6 tới đây.

Tin Roma ( SIR, 14/5/97): Hội Ðồng Ðại Kết các giáo hội Kitô Âu Châu, đã xác nhận rằng Ðức Thượng Phụ Ðại Kết BARTOLOMÊÔ Ðệ Nhất, của Tòa Constantinopoli, sẽ tham dự Khóa Họp Khoáng Ðại của Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu kỳ II, sẽ được tổ chức từ ngày 23 đến tháng 6 tới đây, tại GRAZ, bên Áo. Ðức Thượng Phụ Bartolomeo sẽ ngỏ lời với Ðại Hội và sẽ Ban Phép Lành cho tất cả các tham dự viên, trong nghi thức khai mạc Ðại Hội vào ngày 23 tháng 6. Trong sứ điệp Phục Sinh theo niên lịch phụng vụ Chính Thống giáo, được công bố hôm 27 tháng 4 vừa qua, Ðức Thượng Phụ Bartolomeo I. đã nói về Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu, như sau: "Theo ánh sáng của sự Phục Sinh của Chúa và nhờ qua sự Hòa Giải trong Chúa Kitô, chúng tôi xin anh chị em hãy hiệp ý với chúng tôi, và cùng với lời nguyện sốt sắng, mà tiến về Khóa Họp Ðại Kết Âu Châu". Theo nguồn tin của Hội Ðồng Giám Mục Italia, thì Ðức Thượng Phụ ALESSIÔ Ðệ II của Tòa Chính Thống Moscova cũng sẽ tham dự Ðại Hội Ðại Kết tại Graz, và sẽ đọc bài tham luận trong một trong những phiên họp ngày khai mạc. Ðức Thượng Phụ Mascova ALESSIO II đã cùng với ÐHY MARTINI, chủ sự khóa họp Ðại Kết Âu Châu, lần I, tại BASILÊA, vào năm 1989.

Hiện Tình đất nước Nam Phi

Vài nhận định của các giám mục Nam Phi về hiện tình đất nước, sau khi chế độ phân biệt chủng tộc được chấm dứt tại đây.

Kể từ giữa tháng 5 nầy đến nay, 27 vị giám mục của Giáo Hội Công Giáo tại Nam Phi lần lượt được ÐTC Gioan Phaolô II tiếp kiến, nhân dịp các ngài về Roma để chu toàn bổn phận viếng thăm Tòa Thánh, theo giáo luật, cứ 5 năm một lần. Chuyến viếng thăm Tòa Thánh lần nầy, là lần đầu tiên, kể từ khi Chế Ðộ Phân Biệt Chủng Tộc được chấm dứt tại Nam Phi. Trong những bản phúc trình lên Tòa Thánh về tình hình Giáo Hội Công giáo tại Nam Phi, các giám mục cho thấy những vấn đề đang thách thức công tác mục vụ của các ngài tại Nam Phi ngày nay.

Ðức Tổng Giám Mục NAPIER, của TGP DURBAN đã cho biết như sau: Tôi đã trình bày với nhiều vị về mối quan tâm của tôi đối với giới trẻ hiện nay tại Nam Phi. Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc chấm dứt, người ta trải qua một giai đoạn sống trong hy vọng. Nhưng thế rồi, những người trẻ da màu đã không tìm được công ăn việc làm, hay những dịp để tiến thân, mà trước đó họ ïnghĩ là họ có thể tìm được. Vì thế, họ cảm thấy bị thất vọng. Ðức TGP NAPIER cho biết tiếp thêm rằng: Giáo Hội Công Giáo Nam Phi đã tìm giải pháp cho thách thức nầy bằng cách vừa tạo ra công ăn việc làm cho người trẻ trong lảnh vực những dịch vụ, vừa mở ra những trung tâm dạy nghề cho họ. Những tổ chức của Giáo Hội trong lảnh vực xã hội cũng đã cố gắng hết sức để các bạn trẻ dấn thân vào trong công tác phục vụ cộng đoàn. Một thách thức khác cho công tác mục vụ của Giáo Hội Công Giáo tại Nam Phi, là sự lan tràn bệnh Liệt Kháng, và những chứng bệnh khác nữa. Những cơ cấu hiện nay của Nhà Nước Nam Phi không thể nào giải quyết vấn đề nầy được. Như thế Giáo Hội Công Giáo phải dấn thân vào trong công tác giáo dục giúp cho mọi người,nhất là người trẻ, được ý thức hơn về chứng bệnh nầy. Một thách thức khác nữa là nạn phạm pháp gia tăng. Trên bình diện nầy, nhiều người đã nghĩ rằng sống dưới thời có chế độ kỳ thị chủng tộc, xem ra như tốt hơn. Nhưng, như là những vị lảnh đạo tôn giáo, chúng tôi cần nhắc lại cho dân chúng biết rằng tự do là một lợi ích, mặc dù có mặt trái của nó, là những lạm dụng tự do. Ðức Tổng Giám Mục Henry, TGP Cape Town lưu ý rằng sự tự do cung cấp cho Giáo Hội nhiều khả thể để thực hiện công tác rao giảng phúc âm. Với chế độ phân biệt chủng tộc chấm dứt, công việc của những vị chủ chăn trong giáo hội, không bớt đi cũng không bị đổi khác, nhưng ngược lại, trở thành nhiều hơn, rộng lớn hơn, có mục tiêu rộng rải hơn. Tại nhiều nơi ở Nam Phi, người ta chưa hoàn toàn sẳn sàng tha thứ. Tiến trình hòa giải do Ðức Tổng Giám Mục Anh Giáo Desmond TUTU đề ra và hướng dẩn, đã tiến những bước dài, cỗ võ cho những nguyên tắc mà chúng tôi đang rao giảng. Ðức TGM Anh Giáo Desmong TUTU hiện đã nghỉ hưu, nhưng ngài là chủ tịch của ỦyBan Sự Thật và Hòa Giải của Nam Phi, là ủy ban điều tra về những vi phạm nhân quyền trong thời của chế độ kỳ thị chủng tộc. Diển tiến Hòa Giải vẩn còn tiếp tục, cả sau khi thời hạn để xin được tha thứ, đã chấm dứt. Ðức TGM Henry, của TGP công gíao Cape Town, cho biết rằng ÐTC Gioan Phaolô II rất ủng hộ tiến trình hòa giải nầy, và trong nhiều lần tuyên bố công khai, ÐTC đã nhắc đến sự khẩn thiết những người dân nam Phi biết vượt qua những chia rẽ của quá khứ. ÐTC Gioan Phaolô II đã ghé thăm Nam Phi một cách ngắn ngủi vào năm 1988 và năm 1995, địp bế mạc THÐGM Phi Châu, nhưng các Giám Mục Nam Phi chưa kể hai lần ghé thăm nầy như là một chuyến viếng thăm mục vụ thật sự, vì thế các ngài vẩn còn mong uớc có một chuyến viếng thăm mục vụ đúng nghĩa của ÐTC tại Nam Phi trong tương lai.

Giáo Hội như Gia Ðình và Hiệp Thông

Vài Nét về Thơ Mục Vụ của HÐGM ZAMBIA bàn về Giáo Hội như Gia Ðình và Hiệp Thông.

( RG 15/5/97) Trong những ngày vừa qua, Các Giám Mục Zambia, bên Phi Châu, đã công bố một thư mục vụ bàn về Giáo Hội như là một gia đình và Hiệp Thông. Ðây là đề tài mà Hội Ðồng Giám Mục Zambia trong khóa họp năm 1996 vừa qua, đã chọn cho năm 1997 nầy, thể theo những gợi ý đến từ Thượng Hội Ðồng Giám Mục Phi Châu và từ tông huấn Hậu Thượng HÐGM Phi Châu, được ÐTC Gioan Phaolô II ban hành. Bức thơ mục vụ được chia ra làm sáu phần. Trước hết nơi phần nhập đề, Các Giám Mục Zambia nhắc lại rằng Giáo Hội Công giáo tại Zambia đã quyết định dành năm 1997 nầy cho đề tài Gia Ðình, mặc dù, theo tông thư Ngàn Năm Thứ Ba, thì năm 1997 nầy là năm dành cho Chúa Giêsu Kitô. Các giám mục địa phương, tùy theo hòan cảnh của cộng đoàn giáo hội địa phương, mà chọn thêm một chủ đề, để suy tư và chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh 2000. Trong khung cảnh nầy, các Giám Mục Zambia đã chọn dành năm 1997 nầy cho Gia Ðình. Các giám mục Zambia mời gọicác tín hữu hãy chú ý đặc biệt hơn đến những nhu cầu của những người già cả, những kẻ đau yếu, và những trẻ em mồ côi, cũng như hãy chú ý đến sự cỗ võ cho phẩm giá người nữ và sự huấn luyện dành cho giới trẻ. Nơi chương 2 của thơ Mục vụ, các gíam mục Zambia, khảo sát về hoàn cảnh của Gia Ðình tại Zambia ngày nay. Các ngài nhận định rằng Gia đình tại Zambia ngày nay đang bị đe dọa bởi một cuộc khủng hoảng các giá trị, và gia đình phải đương đầu, vời nhiều vấn đề phức tạp, trên bình diện xã hội, chính trị và kinh tế. Phần III của thơ mục vụ nói về tình liên đới và về sự chú ý đến kẻ khác. Nơi chuơng III nầy, các giám mục nhắc lại rằng Giáo Hội tại Zambia được mời gọi sống sứ mạng tông đồ của Chúa Giêsu đầy lòng nhân từ đối với những kẻ yếu đuối nhất trong xã hội. Chương IV bàn về những cộng đoàn Kitô nhỏ ( cộng đoàn căn bản Kitô). Các giám mục mời gọi các gia đình hãy có thái độ sống động, vì gia đình là viên đá góc tường của tòa nhà giáo Hội. Và để cổ võ cho một giáo Hội công giáo được hiểu như là gia đình và hiệp thông, các giám mục Zambia, nơi chương năm của Thư Mục Vụ, đã đưa ra nhiều đề nghị cụ thể cho các gia đình, cho các thành viên của các cộng đoàn cơ bản, và cho các tác viên mục vụ. Các giám mục trình bày Chúa Giêsu như là mẩu gương cho Giáo Hội tại Zambia: Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đầy lòng nhân từ, xúc động cảm thông trước đoàn người đông đúc theo Ngài.

Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu tại Graz, Áo Quốc

Vài nét về Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu tại GRAZ, Áo Quốc.

( SIR.n.34,14/5/97) Trong những ngày vừa qua, Ðức Cha ALDO GIORDANO, Tổng thư ký của Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu, đã công bố những con số liên quan đến Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu, sẽ được tổ chức tại thành phố GRAZ, bên Áo, từ ngày 23 đến 29 tháng 6 tới nầy. Theo Ðức Cha ALDO GIORDANO, thì đã có 200 cộng đoàn giáo hội tại Âu Châu đã ghi danh tham dự Ðại Hội Ðại Kết nầy. Trong số 200 cộng đoàn giáo hội nầy, có 70 cộng đoàn đến từ phía Giáo Hội Công giáo, từ các quốc gia âu châu khác nhau, phần còn lại là những cộng đoàn giáo hội chính thống, tin lành,và các giáo hội Kitô khác, không loại trừ bất cứ cộng đoàn Kitô nào muốn tham dự. Con số các đại biểu tham dự viên đã ghi danh, cho đến nay là 700 vị. Ngoài ra, còn phải kể thêm 8000 người ghi danh tham dự với tư cách cá nhân. Ðã có 500 nhà báo ghi danh, để tường thuật về biến cố nầy. Ðây là Ðại Hội Ðại Kết lần thứ hai, với đề tài là: Sự Hòa Giải, hồng ân của Thiên Chúa và là nguồn mạch phát sinh đời sống mới. Ðức Hồng Y Miloslav VLK, chủ tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu, và Mục Sư JOHN ARNOLD, chủ tịch Hội Ðồng Các Giáo Hội Kitô quy tụ các giáo hội chính thống và tin lành tại Âu Châu, là hai vị sẽ đọc bài tham luận khai mạc Ðại Hội.Sau đó, hai vị chủ tịch của Ðại Hội Ðại Kết lần thứ I,tại Basel, bên Thụy Sĩ, vào năm 1989, là ÐHY Carlo Martini và Ðức Giáo Chủ Chính Thống Ascova Alessio II, sẽ phát biểu ý kiến. Ngoài ra còn những nhân vật quan trọng khác sẽ phát biểu trong đại hội, là chị CHIARA LUBICH, sáng lập viên phong trào Tổ Ấm FOCOLARE, Ðức Giáo Chủ Armeni KAREKIM II, và Mục Sư BRIGALIA BAM, tổng thư ký của Hội Ðồng Các Giáo Hội Kitô Nam Phi Châu. Từ phía Tòa Thánh Vatican, thì ÐHY Cassidy, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đạc trách Hiệp Nhất Kitô sẽ tham dự. Phía Giáo Hội Anh Giáo, thì sẽ có Ðức Tổng Giám Mục Carey của Tòa giáo chủ Canterbury. Những đại diện của Do thái giáo và Hồi giáo cũng đến tham dự Ðại Hội quan trọng nầy. Vào cuối khóa họp, Ðức Giáo Chủ Ðại Kết của Tòa Giáo Chủ Chính Thống Constantinopoli, là Ðức BARTOLOMEO sẽ đến tham dự Buổi Cử Hành Ðại Kết, bế mạc Ðại Hội. Ðức Cha ALDO GIORDANO đã nhận xét như sau: Giá Trị và tầm quan trọng của Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu được làm nổi bật bởi những nhân vật quan trọng tham dự Ðại Hội. Các Cộng Ðoàn Giáo Hội Kitô ( công giáo và không công giáo) đã được chuẩn bị từ lâu cho Ðại Hội nầy. Ðức Cha ALDO GIORDANO còn cho biết thêm rằng: Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu sẽ là dịp quan trọng để hiểu biết về các giáo hội và về những nền Văn Hóa của vùng Trung và Ðông Âu. Ðây là lần đầu tiên người ta có thể gặp nhựng đại diện của các Cộng Ðoàn giáo Hội đến từ những quốc gia Trung và Ðông Âu, như từ Ukraine, từ Hungary, và từ Slovak. Những vấn đề về Nhân Quyền, và về Vai trò của người nữ, chắc chắn sẽ được bàn đến trong Ðại Hội, tuy nhiên cần phải thận trọng, để không xúc phạm đến cảm thức của những cộng đoàn giáo hội không cùng lập trường. Hôm mùng 9 tháng 5 nầy, tại Roma, đã có cuộc gặp gỡ giữa những đại diện của Giáo Hội công giáo Italia với những đại diện của cộng đoàn tin lành Italia, để thảo luận về Văn Kiện Làm Việc của Ðại Hội, và cũng để chuẩn bị những sáng kiến hòa giải, cần được thực hiện trước khi đến tham dự Ðại Hội Ðại Kết, hay trong thời gian tham dự Ðại Hội. Ðức Cha Giuseppe Chiaretti, tổng gíam mục Perugia, và là chủ tịch của Văn Phòng đặc trách Ðại Kết và Ðối thoại của HÐGM Italia, đã cho biết về những đề nghị hòa giải đã được thảo luận. Chẳng hạn như các giáo hội công giáo và tin lành tại Âu Châu cùng nhau yêu cầu Quốc Hội Âu Châu đưa ra đạo luật chấp nhận sách Kinh Thánh như là sách giáo khoa tại các trường học. Kinh thánh đã góp phần quan trọng trong việc hình thành thực thể Âu Châu ngày nay. Ðức Tổng Giám Mục Giuseppe Chiaretti cũng đã cho biết rằng, trước Năm 2000 đến, các giáo hội Kitô muốn thực hiện bản dịch đại kết sách Phúc Âm theo thánh Gioan. Phái đoàn đại diện Giáo Hội Công giáo Italia tham dự Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu gồm có 19 người, và do ÐHY Camillo RUINI hướng dẩn. Ðó là vài chi tiết liên quan đến Ðại Hội Ðại Kết Âu Châu Kỳ 2.

Cộng đoàn công giáotại Sibêria

Cộng Ðoàn Công Giáo tại SIBÊRIA là một thiểu số sống động.

Tin Roma ( RG 15/5/97):" Những người công giáo tại Siberia chỉ là một thiểu số thật nhỏ và sinh hoạt của cộng đồng công giáo nầy còn gặp những khó khăn. Tuy nhiên, người ta không thể nói là cộng đồng đang bị tàn lụn. Tổng số dân của vùng Siberia nầy là khoảng 50 triệu. Trong số nầy có khoảng gần 2 triệu người có gốc công giáo, nhưng chỉ có khoảng vài trăm ngàn người còn thực hành đạo." Ðó là những lời nhận định của Ðức Cha Joseph Werth, dòng tên, giám quản tông tòa của giáo phận SIBERIA , giáo phận có lảnh thổ rộng lớn nhất thế giới hiện nay. Ðức Cha còn cho biết thêm rằng, khi ngày đến nhận giáo phận ở NOVOSIBIRSK, cách đây 6 năm, thì trong toàn giáo phận chỉ có 3 linh mục, và nhà thờ chính tòa chỉ là một nhà nguyện. Và khi đến viếng thăm các địa điểm, thì luôn luôn gặp trường hợp có những người công giáo đã chờ đợi linh mục đến thăm, từ lâu lắm rồi, có nơi đã chờ đợi từ 70 năm qua. Nhưng hiện tại, giáo phận đã có được 61 linh mục, 65 nữ tu và nhiều giáo dân dấn thân trong việc giảng dạy giáo lý. Về cơ sở trong giáo phận, Ðức Cha cho biết là hiện nay giáo phận SIBERIA của ngài có được 12 nhà thờ và khoảng 30 địa điểm được tạm dùng làm nơi cầu nguyện. Trả lời cho vấn nạn của những tín hữu chính thống giáo tố cáo ngài "chiêu mộ tín đồ", Ðức Cha WERTH trả lời là người công giáo đã có mặt trong vùng nầy từ nhiều thế kỷ qua. Vì hoàn cảnh, các vị chủ chăn không thể đến chăm sóc cho họ trong thời gian dài đã qua, nên họ đã bị như là "lạc mất" việc thực hành đạo; bây giờ, các linh mục có thể đến viếng thăm và chăm sóc, thì những người nầy sống lại đức tin họ đã có từ lâu. Ðây không phải là việc "chiêu dụ tín đồ", mà là làm sống lại Ðức Tin đã có từ lâu, nhưng đã bị lảng quên.

Tâm tình của ÐTC nhân ngày sinh nhật thứ 77

Những tâm tình của Ðức Gioan Phaolô II nhân ngày sinh nhật thứ 77 của ngài.

( RG, Reuter, 18/5/97).
( Viva il Papa 11.20)
Bầu khí tại quảng trường thánh Phêrô ở Roma, vào trưa Chúa Nhật hôm qua, 18/5, ngày Sinh Nhật thứ 77 của ÐTC, thật là nồng nhiệt. Khi ÐTC vừa xuất hiện nơi cửa sổ phòng làm việc của ngài, để nói vài lời trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, thì dân chúng đã vui vẽ hát mừng Sinh Nhật của ÐTC. Viva Il Papa. Hoan hô Ðức Thánh Cha. Rồi sau khi nói vài lời về ý nghĩa của ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày lễ khai sinh Giáo Hội, và tôn vinh chiều kích phổ quát của ơn cứu rỗi, ÐTC đã đọc kinh lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, và sau đó ngài nói vài lời về Ngày Sinh Nhật thứ 77 của ngài như sau:

Với cái nhìn hướng về Mẹ Maria, tôi xin cám ơn tất cả những ai đã chúc mừng Sinh Nhật của tôi ( Viva Il Papa). Anh chị em bảo đảm cầu nguyện cho tôi. Hãy xin mẹ Maria khẩn cầu cùng Chúa ban cho Tôi và chotoàn thể Giáo Hội ơn sống trung thành. Totus Tuus. Trọn cả con thuộc về Mẹ. Ngày hôm nay, tôi xin lặp lại những lời nầy, với hết lòng tin tưởng vào sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa, ngỏ hầu sứ điệp Cứu Rỗi, nhờ vào sự đóng góp quảng đại của anh chị em, có thể vang dội đến tận cùng trái đất. Ðó là những tâm tình của ÐTC trong dịp Sinh Nhật thứ 77 của ngài. Dân chúng hăng say hát mừng ÐTC. Cuối cùng ÐTC cầu chúc mọi người Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đầy may lành và Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả. Trước buổi gặp gỡ để đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng vào lúc trưa Chúa Nhật, thì vào buổi sáng, nhân dịp đi thăm một giáo xứ, trong thành Roma, ÐTC đã được cộng đoàn giáo xứ đón tiếp và chúc mừng Sinh Nhật.Giáo xứ đã cho thả lên không trung 77 quả bóng, tượng trưng cho 77 tuổi của ÐTC. Những giây phút chúc mừng Sinh Nhật tại giáo xứ, mang lại cho ÐTC nhiều tươi vui. Ngài mĩm cuời và nói đùa với một em bé tò mò hỏi ÐTC như sau: Khi chúng con mừng Sinh Nhật, thì chúng con hứa là sẽ làm tốt điều gì đó. ÐTC có hứa làm gì hay không? Và ÐTC đã vui miệng trả lời như sau: "Cha hứa sống tốt lành hơn." Khi các em trong giáo xứ hát bài ca STO LAT, bằng tiếng BaLan để chúc mừng ÐTC, thì ÐTC đã vui miệng nói như sau: Chúng con có biết là bài hát bằng tiếng BaLan vừa rồi nói lên điều gì không? Bài hát chúc cha sống đến 100 tuổi. Vậy cho còn phải sống 23 năm nữa, mới được 100 tuổi. Cha hy vọng được như vậy. Thời gian qua mau . ÐTC cũng đã vui miệng bộc lộ cho những ngưòi hiện diện là: Ngài đã được sinh ra trong khoảng từ 5 đến 6 giờ chiều, ngày 18/5/1920. Rồi cũng vào khoảng 5-6 giờ chiều ngày 18 tháng 10 năm 1978, Ngài được chọn lên kế vị thánh Phêrô ở ngai tòa Roma, để trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là nguời Italia, sau khoảng cách 450 năm. ÐTC quên nhắc là ngài đã bị anh Ali Agca bắn trọng thương cũng vào lúc 5-6 giờ chiều ngày 13/5 1981. ÐTC nói: Ðó là những giây phút đáng ghi nhớ của đời sống Cha. Mỗi nguời đều có một lịch sử riêng, hướng dẩn đến sự sống đời đời. Sau 77 năm, giờ đây tôi gần với lúc trời lặn hơn các con, vì các con còn là những người trẻ. Và dù đang vui mừng Sinh Nhật, ÐTC cũng đã không quên nhắc đến thảm cảnh của các dân tộc tại Zair và Rwanda bên Phi Châu. ÐTC cầu mong và cho biết là ngài hằng cầu xin Thiên Chúa cho mọi nguời dân Zair, biết thực thi sự hòa giải, để xây dựng lại đất nước vào thời sau Tổng Thống Mobutu.


Back to Radio Veritas Asia Home Page