ÐTC kêu gọi những người công giáo thuộc phong trào canh tân thánh linh hãy duy trì sự liên kết với cộng đoàn giáo hội địa phương.
Vatican (Cns 14 Nov/ Ewtn 13 Nov. 1996) Trong sứ điệp gởi cho các tham dự viên của Ðại Hội Quốc Tế lần thứ 8, tại Roma, của phong trào Canh Tân Thánh Linh, được công bố hôm thứ tư vừa qua, 13 tháng 11, ÐTC GP II đã kêu gọi tất cả những thành viên của phong trào, hãy duy trì mối giây liên kết với cộng đồng giáo hội địa phương, với giáo xứ và giáo phận nơi họ sinh sống, nhằm phục vụ cho sứ mạng rao giảng Phúc Âm của Giáo Hội.
Cũng trong sứ điệp nói trên, ÐTC loan báo là ngài sẽ công bố một Văn Kiện, để trình bày những tiêu chuẩn giúp xác định sức mạnh và sự trung thành của những cộng đoàn căn bản của phong trào canh tân thánh linh. Phong trào nầy đã được Hội Ðồng Tòa Thánh Ðặc Trách về Giáo Dân chính thức công nhận cách đây một năm, tức là vào ngày 27 tháng 11 năm 1995. Trong thời gian qua, một số các cộng đoàn căn bản thuộc Phong Trào Canh Tân Thánh Linh, đã bị phê bình như là muốn tách rồi ra khỏi cơ cấu thông thường của Giáo Hội. Vì thế, trong sứ điệp nói trên, ÐTC đã nhấn mạnh đến chiều kích giáo hội của thực thể Kitô. Chiều kích nầy đòi buộc mọi tín hữu phải hoàn toàn liên kết với đời sống của giáo hội địa phương. Sự cộng tác chặt chẽ và sự hội nhập hoàn toàn trong giáo hội địa phương, sẽ làm cho những phúc lành tràn đầy của phong trào canh tân thánh linh, trở thành hữu ích cho toàn thể Giáo Hội. ÐTC cũng đã khen ngợi sự dấn thân của những thành viên của phong trào trong việc cỗ võ sự hiệp nhất Kitô, nhưng đồng thời ÐTC lưu ý các thành viên phong trào đừng bỏ mất thực thể công giáo của mình.
Hội Ðồng Các Giáo Hội Kitô tại Hoa Kỳ thiết lập giải thưởng mang tên ÐHY Bernardin.
Tin New-York ( Hoa Kỳ) ( CNS, Nov.14/96): Ðể tỏ lòng quý trọng đối với ÐHY Joseph Bernardin, vì những hoạt động của ngài cho sự hoà giải và đối thọai giữa những người Kitô, Hội Ðồng Các Giáo Hội Kitô tại Hoa Kỳ, đã thiết lập giải thưởng mang tên ÐHY , vừa đồng thời chọn Ngài làm người lảnh giải thuởng đầu tiên, hôm ngày 13 tháng 11 vừa qua, tức là một ngày truớc khi ÐHY Bernardin qua đời.
Hội Ðồng Các Giáo Hội Kitô tại Hoa Kỳ, có trụ sở tại New York, vàø quy tụ 33 cộng đồng giáo hội tin lành và chính thống tại Hoa Kỳ. Giáo Hội công giáo không làm thành viên của Hội Ðồng nầy, nhưng có đại diện dự vào nhiều sinh hoạt của Hội Ðồng, nhất là trong những sinh hoạt đại kết. Hội Ðồng đã nhìn nhận ÐHY Bernardin là con người can đảm và kiên trì đi tìm điểm gặp gỡ chung, để phục vụ lợi ích của cộng đồng dân chúa. Trước những chia rẽ trong giáo hội công giáo hoa kỳ, cũng như những chia rẽ giữa những ngưòi Kitô, ÐHY Joseph Bernardin đã có sáng kiến thành lập từ hôm tháng tám năm nay (1996), một chiến dịch được gọi là "Chiến Dịch Tìm Ðiểm Gặp Gỡ Chung". Ðây là sáng kiến họat động cuối cùng của ÐHY, truớc khi các bác sĩ khám phá ngài bị ung thư nơi lá lách và gan, không còn chửa trị được nữa, hồi tháng 10 vừa qua. Và ÐHY đã qua đời sáng hôm thứ năm vừa qua, 14 tháng 11, hưởng thọ 68 tuổi. Lễ an táng ngài sẽ được cử hành tại Nhà Thờ Chính Toà Chicago vào ngày thứ tư tới nầy, 20 tháng 11.
Khi vừa hay tin ÐHY Bernardin qua đời, Tổng thống Clinton đã gởi điện văn phân ưu gọi ÐHY là con người được yêu mến nhất tại Hoa Kỳ và là một trong những vị lảnh đạo nổi tiếng của giáo hội công giáo. ÐTC Gioan Phaolô Ðệ Nhị gọi ngài là vị chủ chăn tận tụy và quảng đại. Ðức Cha PILLA, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bày tỏ cảm phục thái độ của ÐHY truớc cái chết, như sau:
"Việc ÐHY Bernardin đón nhận cái chết không phải như kẻ thù, nhưng như là người bạn, chứng tỏ ngài có niềm tin sâu xa và ý thức rõ ràng rằng vận mệnh con người không phải chỉ sống trên đời nầy mà thôi.
Giáo Trưởng Do Thái James RUDIN, giám đốc văn phòng liên tôn của Hội Ðồng Do Thái Hoa Kỳ đã gởi lời phân ưu và nhận định về ÐHY Bernardin như là một trong những nhà lảnh đạo tinh thần cao cả nhất của thế kỷ 20. Ông bày tỏ lòng quý trọng của cộng đoàn Do thái Hoa Kỳ vì những cố gắng phi thường của ÐHY, nhằm thiết lập mối quan hệ mới và tích cực giữa người công giáo và người Do thái.
Tháng 9 vừa qua, ÐHY Bernardin đã được tổng thống Hoa Kỳ trao tặng huy chương cao nhất quốc gia, là HUY CHƯƠNG TỰ DO. Và vài ngày truớc khi qua đời, ÐHY Bernardin đã gởi thơ lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trình bày xác tín mạnh mẽ rằng con người không có quyền đòi được trợ giúp để tự tử. Vào mùa đông tới nầy, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ phải quyết định về những trường hợp trợ giúp tự tử đã xảy ra.
Những kết quả của khóa họp vừa qua của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ.
WASHINGTON (CNS 15 Nov.96). Khoá họp Mùa Thu của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, tại thủ đô WASHINGTON, từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 11, đã kết thúc với tin buồn về cái chết của ÐHY Joseph Bernardin, Tổng Giám Mục Chicago, và đồng thời là chủ tịch của Ủy Ban Giám Mục Ðặc Trách về việc cải tổ cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Dự thảo về chương trình cải tổ cơ cấu nhằm thống nhất hai cơ quan lảnh đạo, một là Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, và một là Hội Ðồng Công Giáo Hoa Kỳ, đã được đưa ra thảo luận, nhưng chưa được đệ trình để biểu quyết.
Tuy nhiên, sau bốn ngày họp, Các Giám Mục Hoa Kỳ đã đạt đến những kết quả tích cực.Chúng ta có thể ghi nhận những điểm chính sau đây:
1. Chấp thuận phần cuối cùng của bản Dịch Tiếng Anh của Sách Lễ Rôma. Như thế, sau nhiều năm làm việc, bản văn mới của Sách Lễ Rôma cho các quốc gia xử dụng tiếng Anh trên khắp thế giới, chỉ còn chờ được Toà Thánh phê chuẩn sau cùng nữa là xong.
2. Chấp thuận văn kiện dài 76 trang, trình bày chuơng trình mục vụ cho người trẻ vừa bước vào thế giới người lớn, tức ở trong khoảng tuổi từ 20 đến 30 tuổi. Văn Kiện khuyến khích các giám mục tại địa phương hãy mời những hạng tuổi nầy tham gia nhiều hơn vào trong sinh họat của giáo hội, qua các phương tiện truyền thông.
3. Chấp thuận tuyên ngôn gồm 10 điểm nói về những nguyên tắc kinh tế, sao cho những quyết định kinh tế được xây trên nền tảng luân lý, nhằm bênh vực những người nghèo và dễ bị thiệt thòi. Các giám mục xác nhận mỗi người đều có quyền sống và quyền hưởng những điều căn bản tối thiểu cần cho sự sống, vừa đồng thời nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân cũng có bổn phận phải làm việc và đóng góp phần xây dựng xã hội. Theo Ðức Cha William Skylstad, chủ tịch của Uûy Ban sọan bản tuyên ngôn kinh tế nầy, thì những gì được đề ra trong tuyên ngôn là một thách thức chống lại chủ trương kinh tế ích kỷ của xã hội quá hưởng thụ, trong đó ai mạnh thì được tất cả. Cách đây 10 năm, các giám mục Hoa Kỳ cũng đã công bố một tuyên ngôn tương tự về sinh họat kinh tế, trong đó các ngài đã trình bày lập truờng là kinh tế phải phục vụ cho con người, chớ không phải con người làm nô lệ cho kinh tế. Ngoài ra, các giám mục Hoa Kỳ cũng đã quyết định dành ra ngân khoảng một triệu mỹ kim cho Văn Phòng Toàn Quốc chuẩn bị Năm Thánh 2000.
Dư luận Hoa Kỳ về người kế vị Ðức Hồng Y Bernardin.
Tin Hoa Kỳ ( Chicago,AP 20 Nov.96):
Theo nguồn tin của hảng thông tấn
quốc tế AP, thì hiện nay, dư luận
Hoa Kỳ đang bàn tán về dung mạo
của người sẽ được
ÐTC GP II chọn lên kế vị Ðức
Cố Hồng Y Joseph Bernardin, làm tổng giám
mục Chicago, một tổng giáo phận lớn
hàng thứ hai tại Hoa Kỳ, với
con số tín hữu tổng cộng là
2 triệu 3 trăm ngàn người.
Ðức Cố Hồng Y Joseph Bernardin là con người trung hoà, trung thành với giáo huấn của giáo hội, nhưng đồng thời cũng biết lắng nghe những kẻ không đồng ý với ngài, và có khuynh huớng muốn dung hoà. Chính Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô Ðệ Nhị đã bổ nhiệm Ðức Cha Bernardin về làm Tổng Giám Mục Chicago, vào năm 1982, kế vị Ðức Cố Hồng Y John Cody, người nổi tiếng thủ cựu, rồi sau đó phong ngài lên hàng hồng y. Vì thế, nhiều người hy vọng rằng Toà Thánh Vatican sẽ tiếp tục đường huớng nầy, mà bổ nhiệm một vị giám mục có dung mạo tinh thần giống như Ðức Cố Hồng Y Bernardin, về làm Tổng Giám Mục Chicago.
Theo lệ thường, thì Ðức Sứ Thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ, tức Ðức Tổng Giám Mục Agostino Cacciavillan, sẽ tham khảo ý kiến của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, để chọn ra ba ứng cử viên, và gởi về cho Bộ Giám Mục ở Roma. Và cuối cùng, một trong ba vị sẽ được chọn và trình lên Ðức Thánh Cha, để ngài có quyết định cuối cùng. Theo tiến trình chọn lựa nầy, thì người ta hy vọng là vào tháng giêng năm 1997, Toà Thánh mới có thể công bố người kế vị Ðức Cố Hồng Y Joseph Bernardin, tại tổng giáo phận Chicago.
Nói thêm về những phản ứng đối với cuộc gặp gỡ giữa ÐTC GP II và Lảnh Tụ Fidel Castro, hôm thứ ba 19/11 vừa qua.
Vatican: Mặc dù Lảnh Tụ Fidel Castro không phải là người cộng sản đầu tiên được Ðức Gioan Phaolô II tiếp kiến tại Vatican, nhưng cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật nổi tiếng nầy, một bên là một Nhà Cách Mạng và là Lảnh Tụ Cộng Sản từ 40 năm qua, và một bên là vị lảnh đạo tinh thần tối cao của Giáo Hội Công Giáo, với gần một tỉ tín hữu rải rác trên khắp thế giới, cuộc gặp gở đó là một cuộc gặp gở lịch sử và đang lôi kéo nhiều chú ý và bình luận từ nhiều phía.
Chính cá nhân Ông Fidel Castro đã gọi cuộc gặp gỡ nầy là một phép lạ, và bày tỏ lòng biết ơn vì đã được tiếp đón tại Vatican, trong bầu khí thân tình. Trong cuộc họp báo kéo dài 35 phút, liền sau khi đã gặp ÐTC GP II, Ông Fidel Castro cho biết là đã mời ÐTC đến viếng thăm Cuba, một cách không điều kiện, nghĩa là ÐTC có thể đi thăm bất cứ nơi nào và nói về bất cứ điều gì. Báo chí trích lại chính lời nói của Ông Fidel Castro là: "Ðức Giáo Hoàng sẽ được đón tiếp như một Vị Vua và với hết lòng kính trọng. Tôi đã không đặt điều kiện nào cho Ðức Giáo Hoàng, và Ngài cũng đã không đặt điều kiện nào đối với tôi cả".
Khi tin về việc Ông Fidel Castro mời ÐTC đến thăm Cuba, và về việc ÐTC đã chấp nhận lời mời nầy, được các phương tiện truyền thông phổ biến khắp nơi, thì cộng đoàn những người Cuba tị nạn tại Hoa Kỳ có thái độ hơi dè dặt, vì cho rằng chuyến viếng thăm nầy sẽ có lợi cho Ông Fidel Castro nhiều hơn là cho dân chúng Cuba. Tuy nhiên, dù có phản ứng dè dặt, nhưng cộng đoàn những người tị nạn Cuba không thể nào không nhìn nhận là chuyến viếng thăm sẽ mang lại kết quả tích cực.
Trong khi đó, dân chúng trong nuớc Cuba thì rất hân hoan đón nhận tin ÐTC đã được chính thức mời và sẽ đến thăm Cuba vào năm tới, 1997, mặc dù ngày giờ chưa được xác định rõ.
Về phần chính phủ Hoa Kỳ, thì người phát ngôn của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Ông Glyn Davies, đã lên tiếng bác bỏ vài tin đồn cho rằng Hoa Kỳ không phấn khởi trước tin ÐTC sẽ viếng thăm Cuba, vì nó có vẽ đi ngược lại đường lối của Hoa Kỳ trong lúc nầy muốn cô lập hóa Cuba. Ông qiả quyết rằng: chính phủ Hoa Kỳ xem chuyến viếng thăm tương lai của ÐTC tại Cuba như là một dịp may tốt. Giáo Hội công giáo đã có thành tích dài trong việc cỗ võ nền Dân Chủ và bảo vệ nhân quyền. Và chúng tôi tin chắc rằng Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Ðệ Nhị có thể chu toàn vai trò tích cực trong việc cỗ võ sự thay đổi chính trị và bảo vệ nhân quyền tại Cuba. Chúng tôi hy vọng chuyến viếng thăm nầy có thể được thực hiện và góp phần mang đến nhiều tự do hơn cho dân tộc Cuba. Và đây cũng là mục tiêu mà chính phủ Hoa Kỳ đã theo đuổi từ 30 năm qua.
Mục Sư Jesse Jackson, lảnh tụ của những người mỹ da đen, cũng đã lên tiếng ủng hộ cuộc gặp gỡ giữa ÐTC và Ông Fidel Castro, và cho rằng đối thọai là con đường duy nhất làm cho chế độ cộng sản tại Cuba phải thay đổi.
Tiếp sau đây, chúng ta hãy theo dỏi nội dung bài phỏng vấn Ông Fidel Castro, do phóng viên Luis Badilla Morales, của đài Vatican thực hiện, tại khách sạn Albergo Romano, nơi Fidel Castro cư ngụ trong những ngày lưu lại Roma.
Trước hết, Ông Fidel Castro đã nói lên cảm tưởng của mình về ÐTC GP II như sau:
"Nơi Ðức Thánh Cha, tôi đã thấy được dung mạo của một con người cao thượng và đầy lòng nhân ái. Tôi cũng vui mừng ghi nhận là sức khoẻ ngài còn tốt. ÐTC là con người đáng kính trọng, đáng mến và thanh thản. Ngài nói ít, nhưng nói một cách quyết định chắc chắn. Tôi đã nhắc đến bài diển văn của Ngài tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh, và chúng tôi đã trao đổi với nhau về những vấn đề trên có tầm mức thế giới. Tôi đã cho ngài biết là tôi đánh giá cao những gì ngài đã nói trên khắp thế giới, tại Châu Mỹ Latinh, về những người thổ dân, về những nông dân, về những người nghèo không nhà không cửa. Chúng tôi đã nói về những vấn đề tôn giáo tại Cuba, về mối tương quan giữa giáo hội và nhà nước, về những khó khăn đã qua và còn trong hiện tại. Ngài có thái độ rất quảng đại đối với tôi. Tôi đã lặp lại với Ngài lời tôi mời đến thăm Cuba. Chắc chắn dân chúng sẽ đón tiếp ngài nồng nhiệt. Ngài đã lắng nghe tôi , và mở miệng nói vào đúng lúc cần nói. Trong giây phút gặp ngài, chúng tôi không quan tâm điều gì cả, ngoại trừ lo lắng của riêng tôi là đừng kéo dài quá giờ đã định cho cuộc gặp gỡ".
Ðặc biệt, về tương lai mối tương quan giữa giáo hội công giáo và nhà nuớc Cuba, Ông Fidel Castro đã cho biết như sau:
"Chúng tôi sẳn sàng cộng tác với Giáo Hội công giáo. Chúng tôi sẳn sàng canh tân tốt hơn những tương quan nầy, vừa đồng thời thỏa mãn những mong ước của Giáo Hội. Nhưng điều nầy đòi hỏi phải có thời gian. Chúng tôi hy vọng là chuyến viếng thăm của tôi, sự tiếp đón nồng nhiệt dành cho tôi, và chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba, sẽ giúp tiến tới những mục tiêu vừa nói trên".
Và Cuối cùng, Chủ Tịch Fidel Castro nhận định về những gì đã và đang xảy ra tại Cuba như sau:
"Chúng tôi đã có nhiều sai lầm. Ðây là điều xảy ra cho mọi người. Nhưng tôi nghĩ đó không phải là những sai lầm to lớn. Những sai lầm của chúng tôi không phải là những sai lầm chiến lược, mà là những sai lầm về phương thế. Nguyên do là vì tự mãn, khi chúng tôi cho mình nắm trọn cả sự thật. Cũng có những sai lầm do bởi thiếu kinh nghiệm. Chúng tôi đã bắt đầu đi trên những con đường mới trong thế giới mới. Nguời ta hỏi tôi nghỉ thế nào về tương lai? Tuơng lai không chỉ tuỳ thuộc vào chúng tôi mà thôi, còn tuỳ thuộc vào thế giới, một thế giới khó khăn, phức tạp. Nhân lọai đang đứng truớc những vấn đề trầm trọng chưa từng xảy ra. Ðó là những vấn đề đã được bàn cải trong những hội nghị quốc tế, về môi sinh, về phát triển xã hội, về nạn đói, hậu quả của những ích kỷ và ham quyền, về việc chạy đua vũ trang mặc dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt. 800 tỉ mỹ kim được dùng cho kỷ nghệ chiến tranh, 500 tỉ mỹ kim được đầu tư trong việc buôn bán thuốc phiện. Ðó là những vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải vì thế mà người ta có thể nói là thế giới đang chạy tới sự tự huỷ diệt mình. Chúng tôi, những người Cuba, chỉ là một phần nhỏ của thế giới, do đó, tương lai của chúng tôi tuỳ thuộc nhiều vào tiến bộ của thế giới nầy. Ðã có những cố gắng quốc tế để tạo ra ý thức về những vấn đề nói trên, vì chúng ta có bổn phận sống trong công bằng và được nhìn nhận đúng theo phẩm giá của mình. Chúng ta cần phải thắng vượt chính mình, thắng vượt những giới hạn tự nhiên con người. Tôi đánh giá cao những gì mà bất cứ ai - tôn giáo, phong trào chính trị – đang làm để gây ý thức, để phát triển tình huynh đệ và liên đới giữa mọi người. Chúng tôi, một quốc gia nhỏ bé, một đảo nhỏ giữa đại dương, chúng tôi cũng có cùng một vận mệnh của thế giới.
Toà Thánh và Liên Hiệp Quốc.
Tin Vatican ( CNS, 22 Nov.96): Hôm thứ tư vừa qua, 20 tháng 11, Ðức Tổng Giám Mục Renato Martino, quan sát viên thuờng trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã lên tiếng trong khóa họp Khoáng Ðại của Liên Hiệp Quốc tại New-York, để yêu cầu bải bỏ lệnh phong toả kinh tế đối với BURUNDI, vì những người dân nghèo vô tội là những nạn nhân trước tiên của lệnh phong toả nầy. Ðức Tổng Giám Mục Martino nhắc lại rằng Toà Thánh luôn luôn có lập trường chống lại việc trừng phạt một quốc gia bằng lệnh phong toả kinh tế, bất luận quốc gia đó như thế nào, hoặc đó là Cuba, là Haiti, là Iraq, là Burundi, hay là bất cứ quốc gia nào khác. Lệnh phong tỏa kinh tế thuờng chỉ gây đau khổ thêm cho người dân nghèo vô tội trong quốc gia bị trừng phạt mà thôi. Hiện nay, một số quốc gia láng giềng của Burundi đang có đại diện họp nhau tại thành phố ARUSHA, bên nuớc Tanzania, để bàn về việc nới rộng lệnh phong tỏa, ngỏ hầu thực phẩm và thuốc men, và các dụng cụ giáo dục cho các em học sinh, có thể được chở tới cho dân chúng tại Burundi. Ðức Tổng Giám Mục Renato Martino nhận định thêm rằng: "từ năm 1994 đến nay, bạo lực tại Burundi càng ngày càng gia tăng, và đã vượt qua mức độ của một cuộc tranh chấp chủng tộc. Ðau khổ của dân chúng còn tiếp tục thêm, cho đến khi nào các chủng tộc biết tha thứ và sống chung hoà bình với nhau, và cộng đồng quốc tế phải có hành động hữu hiệu để mang lại hoà bình lâu dài và sự ổn định trong vùng".
Cũng tại Khóa Họp của Liên Hiệp Quốc tại New-York, vào ngày thứ ba 19 tháng 11, Ðức Tổng Giám Mục Martino, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo, như là quyền nền tảng của tất cả những nhân quyền khác. Bản tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về việc cần phải lọai bỏ tất cả mọi hình thức bất bao dung và kỳ thị vì lý do tôn giáo và niềm tin, được soạn thảo và công bố năm 1991, nay vẫn còn giá trị, để bênh vực nhân quyền. Ðức Tổng Giám Mục Martino còn nhận định thêm rằng nguyên nhân chính của thái dộ bất bao dung tôn giáo, là sự lo sợ trước những khác biệt, như được chứng minh nơi những tranh chấp hiện nay tại các quốc gia vùng Balcan và vùng Trung Phi Châu.
Ðức Cha Pierfranco Pastore, thư ký của Hội Ðồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã Hội Lên tiếng tại New York, trong Diễn Ðàn Quốc Tế về Truyền Hình.
New-York / Hoa Kỳ ( RG, 23 Nov.96):
"Chỉ Khi nào chúng thông truyền
những sứ điệp biết kính
trọng những giá trị luân lý
căn bản và phổ quát, thì những
kỷ thuật tân tiến hiện nay mới
có thể làm cho đời sống
của nhân lọai được tốt
hơn."
Ðó là lời phát biểu của Ðức Cha Pierfranco Pastore, thư ký của Hội Ðồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã Hội, vào ngày thứ sáu hôm qua, 23 tháng 11, trong Diễn Ðàn Quốc Tế về Truyền Hình, do Liên Hiệp Quốc tổ chức, tại New York, bên Hoa Kỳ. Ðức Cha Pastore còn nói thêm rằng:
"Một cách nào đó, Truyền Hình là như tấm gương cho con người ngày nay nhìn thấy chính mình cũng như nhìn thấy cách suy tư, phán đoán và hành động của mình. Truyền Hình có thể giúp con người ý thức về chính mình, về những giới hạn, những khả năng riêng, cũngnhư về những hoàn cảnh, những vấn đề phải đương đầu".
Kết luận cho bài phát biểu ý kiến, Ðức Cha Pastore nói rằng: "Tôi nghĩ là mình sẽ không nói sai sự thật, khi quả quyết rằng những phuơng tiện truyền thông đại chúng nói chung, và những phuơng tiện thông tin toàn cầu nói riêng, không luôn luôn cởi mở, hay đủ cởi mở với chiều kích thiêng liêng và tôn giáo của con người, một con người ngày càng cho thấy là nhạy cảm và chú ý đến chiều kích thiêng liêng và tôn giáo nầy. Nếu biết cởi mở đón nhận sứ điệp tôn giáo, thì công việc truyền thông chắc chắn sẽ được gia tăng phẩm tính tốt, và được nhiều người thích thú hơn".
Hội Nghị Ðại Kết giữa Công Giáo và Tin Lành Lutêrô tại Rôma.
Tin Rôma ( RG 23 Nov.96): Nhiều giáo sư đại học và giám mục thuộc giáo hội công giáo và giáo hội tin lành Lutêrô, đang họp nhau tại FARFA, gần Rôma, từ chiều hôm qua thứ bảy cho đến Chúa Nhật hôm nay, 24 tháng 11, để học hỏi chung với nhau và tìm kiếm những con đường có thể cùng nhau đi qua được, nhằm giúp cho các giáo hội đối thọai với nhau. Khoá học hội nầy do Ðức Hồng Y Edward Cassidy, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh về Hiệp Nhất Kitô, chủ sự, và được gợi hứng từ thông điệp về Hiệp Nhất, do ÐTC Gioan Phaolô II ban hành cách đây một năm. Thông điệp về Hiệp Nhất nhắc nhở mọi người Kitô rằng: Ði Tìm Hiệp Nhất, như Chúa Giêsu đã nói trong bửa tiệc ly, là con đường cần thiết và không thể bỏ qua được, đối với mọi người Kitô. Giá trị của Phúc âm Chúa được tin nhận hay không, là tuỳ vào sự Hiệp Nhất nầy.
ÐTC GP II chủ sự buổi Kinh Chiều I hôm chiều thứ bảy, để khai mạc giai đọan ba năm chuẩn bị cho Ðại Năm Thánh 2000.
Tin Vatican ( RG Nov 30/96): "Trong buổi Kinh Chiều đầu tiên của Mùa Vọng, Nhân Danh Chúa Kitô, chúng ta bắt đầu công cuộc chuẩn bị liền ngay truớc Ðại Năm Thánh 2000. Giáo Hội huớng nhìn về Ðêm Giáng Sinh, vừa đồng thời nhìn về đêm vọng Phục Sinh".
Ðó là những lời ÐTC GP II đã nói trong giờ Kinh Chiều Thứ Nhất của Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng, được cử hành bên trong đền thờ thánh Phêrô, vào lúc 6 giờ chiều hôm qua, thứ bảy. Giờ Kinh do chính Ðức Thánh Cha chủ sự, với sự tham dự của các vị Hồng Y, TGM, GM, linh mục, tu sĩ nam nữ, ngọai giao đoàn cạnh Toà Thánh, các nhân viên của Giáo Triều Rôma, và đông đảo tín hữu Rôma và khách hành hương. ÐTC muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Giờ Kinh Chiều đầu tiên của Mùa Vọng của năm phụng vụ 1997, mở đầu cho con đường đức tin kéo dài trong ba năm truớc khi cử hành Ðại Năm Thánh 2000. Mọi cộng đồng giáo hội, trong sự hoà nhịp với tinh thần của năm phụng vụ, đều được mời gọi tiến lên trên con đường đức tin, trong sự tỉnh thức và trong tình bác ái hữu hiệu, để gặp Chúa Giêsu Kitô, ánh sáng soi cho mọi người. Ngài là đấng cứu rỗi duy nhất của thế giới, hôm qua, hôm nay và luôn mãi. Hai chiều kích quan trọng của công cuộc chuẩn bị trong vòng ba năm tới đây, để mừng Năm Thánh 2000, là Tôn Vinh Thiên Chúa và Thực Thi Công Bằng. ÐTC mời gọi mọi người hãy khám phá vinh quang của Thiên Chúa được mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Vinh quang nầy cũng được khắc ghi trong mọi tạo vật, nhất là nơi con người, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Vinh quang được trao ban cho nhưng không đó, đã trở thành một bổn phận, một sứ mạng mà con người phải chu toàn. Tôn Vinh Thiên Chúa, làm cho Ngài được vinh quang, đó là chuơng trình sống của biết bao vị thánh.