Bài Phát Biểu của Ðức Tổng Giám Mục Fr. X. Nguyễn Văn Thuận, phó chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, và là nghị phụ được ÐTC bổ nhiệm của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu. Ðức Tổng đã phát biểu trong phiên họp khoáng đại lần thứ 8, vào sáng thứ Sáu 24/04/98, bằng tiếng Pháp, về chủ đề: Sự Dấn Thân của Giáo Hội phục vụ cho nhân quyền.
Trọng kính Ðức
Thánh Cha,
Kính thưa quý Ðức Hồng
Y, quý Ðức Cha,
Thưa anh chị em thân mến trong Chúa
Kitô.
Bài phát biểu của tôi quy về 2 điểm suy tư chính:
- những nhân quyền
- và sự dấn thân của Giáo
Hội.
Tài liệu làm việc của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu trình bày về hai vấn đề nầy nơi hai số 22 và 51. Tôi phát biểu nơi đây với tư cách như là một vị giám mục đã bị cầm tù trước đây.
Năm 1998 nầy, các dân tộc mừng kỷ niệm 50 năm Công Bố Nhân Quyền, mà giá trị của Hiến Chương đã được nhấn mạnh trong sứ điệp của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho ngày Quốc Tế Hòa Bình.
1. Ðức Thánh Cha nhắc lại cho tất cả chúng ta hãy thực hiện một cuộc khảo sát tỉ mỉ và chính xác về những chủ đề phức tạp có liên hệ đến hoàn cảnh về nhân quyền trong đại lục mênh mông Á Châu có nhiều đa biệt, và đồng thời hãy nêu chỉ một cách hợp lý cho biết sự đóng góp đặc biệt của Giáo Hội vào việc cổ võ và phát triển những nhân quyền, phải là như thế nào. Thượng Hội Ðồng Giám Mục nầy, một cuộc họp quan trọng cho tương lai của công cuộc rao giảng Phúc Âm tại Á Châu, muốn viết lên một trang mới trong lịch sử. Nhưng để viết, thì cần phải tuân theo những quy luật của văn phạm và có một chữ viết. Chúng ta sẽ tìm gặp văn phạm và những vần để viết ở đâu đây?
Trong bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Ðức Thánh Cha đã nêu ra một nguyên tắc căn bản, với những lời như sau: Luật luân lý phổ quát, được viết vào con tim con người, một cách nào đó là "văn phạm" giúp cho thế giới có thể đề cập đến vấn đề về tương lai của mình" (5 tháng 10 năm 1995, số 3). Và mới đây, ngày 3 tháng 4 năm nay 1998, Ðức Thánh Cha đã chỉ cho chúng ta biết rằng "Thập Giá là chữ đầu tiên của bộ chữ viết của Thiên Chúa". Trên Thập Giá, Chúa Giêsu giúp cho chúng ta giải thích những thực tại phức tạp của cuộc sống chúng ta tại Á Châu:
Ở đâu con người sống trong nghèo cùng, bị khai thác, đàn áp; ở đâu nạn dâm ô, nạn du lịch phái tính, nạn khai thác người nữ, người trẻ và các trẻ em được tổ chức; ở đâu những trẻ vị thành niên bị đưa vào trong những toán nguời võ trang; ở đâu các dân nước phải đau khổ vì những nợ nần nước ngoài; ở đâu nạn buôn bán vũ khí tiếp tục được phát triển, thì ở đó Chúa Giêsu bị xúc phạm một lần nữa nơi thân xác và trong tâm hồn của Ngài.
Ở đâu có nạn tham nhũng xã hội và chính trị, nạn kỳ thị đối với những người di dân, đối với những nhóm thiểu số, ở đâu có những điều kiện làm việc vô nhân; ở đâu đất đai bị chiếm lấy một cách bất công, ở đâu những tài nguyên thiên nhiên bị biến mất vì sự tàn phá vô tâm; tắt một lời, theo câu ngạn ngữ bình dân tại Á Châu, ở đâu "cá lớn nuốt cá bé", thì ở đó Chúa Giêsu bị đóng đinh và bỏ rơi.
Ở đâu người ta chối bỏ quyền căn bản của sự tự do tôn giáo, ở đâu có thật nhiều giới hạn được áp đặt lên trên sinh hoạt tôn giáo, thì ở đó Chúa Giêsu còn bị đóng đinh và bỏ rơi trong những anh chị em chúng ta. "Anh chị em thân mến, chúng tôi không quên anh chị em đâu!"
2. Sự đóng góp của Giáo Hội thay đổi tùy theo những hoàn cảnh cụ thể và những cơ cấu hiện có trong một xã hội nhất định.
(1) Cách chung, sự dấn thân của Giáo Hội gồm có việc tố cáo những bất công, sự nâng đỡ dành cho những nạn nhân, sự liên kết với tất cả mọi người thiện chí và một suy tư đức tin về công việc mục vụ (x.Tài liệu làm việc, số 51).
(2) Việc bênh vực những nhân quyền đòi hỏi một sự dấn thân kiên trì: từ 30 năm qua, mỗi năm, trong sứ điệp cho Ngày Quốc Tế Hòa Bình, các vị Giáo Hoàng, Phaolô Ðệ Lục và Gioan Phaolô II, đã cho chúng thấy chứng tá "của những người bênh vực không biết mệt mõi của nhân quyền", trong những chủ đề khác nhau cổ võ sự công bằng, hòa bình và nhân quyền.
(3) Chúng tôi cảm phục các Hội Ðồng Giám Mục tại Á Châu đã can đảm bênh vực cho sự công bằng trong những lúc quan trọng sống chết của dân chúng tại đất nước họ (như tại Nam Hàn, Phi Luật Tân và Nam Dương).
(4) Chúng tôi đánh giá cao việc giáo dục thường xuyên cho dân chúng để cổ võ cho những nhân quyền trong học thuyết xã hội của Giáo Hội được phổ biến qua Ðài Phát Thanh Vatican, và một cách đặc biệt qua đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu, mỗi ngày, bằng 24 thứ tiếng Á Châu.
(5) Chúng tôi khuyến khích thành lập những Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, cống hiến cho các Giáo Hội địa phương khả năng giải thích "Phúc âm của Tình thương Bác Aùi" trong hoàn cảnh khó khăn trên bình diện tôn giáo và văn hóa của Á Châu.
(6) Một đại triết gia của Á Châu thời cổ đã nói như sau: "Ðể cứu em dâu bị chìm xuống nước, thì chỉ cần quăng xuống một tấm ván. Nhưng để cứu nhân loại đang chết chìm, thì cần phải mang đến cho nhân loại đó một tôn giáo". Chính vì thế, ngày hôm nay, chúng ta đang dấn thân trong sự cộng tác với tất cả các tôn giáo tại Á Châu, để xây dựng một xã hội dựa trên sự nhìn nhận phẩm vị và giá trị của ngôi vị. Ðó là cuộc đối thoại bằng hành động. Và điều kiện thiết yếu của cộng cuộc đối thoại nầy là sự Hiệp Nhất. Nếu Thập Giá là vần đầu tiên của bộ chữ của Thiên Chúa, thì mỗi người chúng ta là một vần. Không có sự hiệp nhất, thì sứ điệp tình thương của Chúa Giêsu không thể nào đọc được.
Trong những năm tháng tôi bị mất tự do, tôi đã trải qua kinh nghiệm tàn phá nhất của những khổ hình và những cám dỗ: đó là kinh nghiệm bị bỏ rơi. Chính lúc đó Mầu Nhiệm Thập Giá trở thành một ánh sáng mang đến ý nghĩa cho đau khổ, một đau khổ được kết hiệp với Chúa Giêsu. Trong cảnh đen tối, bài ca "O Crux ave spes unica", "kính chào Thập Giá, niềm hy vọng duy nhất", mang đến cho tôi sứ mạnh giải phóng của Mầu Nhiệm Phục Sinh, trong tình yêu thương, sự hòa giải, niềm hy vọng của Chúa Giêsu Thánh Thể, Ðấng chưa được nhắc đến đủ.
Phanxicô Xaviê Nguyễn
Văn Thuận
Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa
Thánh Công Lý và Hòa Bình.