Phiên Họp khoáng đại thứ 5
Chiều thứ Tư 22/04/98
15 nghị phụ phát biểu ý kiến

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tường Thuật về Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu. Phiên Họp khoáng đại thứ 5 vào chiều thứ Tư 22/04/98: 15 nghị phụ phát biểu ý kiến.

Phiên họp khoáng đại thứ 5, vào chiều thứ Tư 22/04/98, với sự hiện diện của ÐTC. Trong phiên họp chung này có 15 nghị phụ phát biểu ý kiến. Và sau đây là bản lược tóm chung về các ý kiến được trình bày:

Á Châu là một lục địa khát khao Thiên Chúa; tại lục địa này đời sống chiêm niệm là ưu tiên. Vì thế tương lai của sứ vụ truyền giáo tại Á Châu sẽ tùy thuộc vào chính việc chiêm niệm, vào khả năng của các người nam nữ tại đây biết đưa vào nền văn hóa địa phương một kiểu mẫu đời sống tu đức chiêm niệm của Kitô giáo. Vấn đề này đã được bàn luận sâu rộng.

Ðiểm trung tâm của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu là tìm cách thông truyền đức tin Kitô trong bối cảnh Á Châu, một bối cảnh trên đường tiến đến sự hiệp nhất giữa các Giáo Hội hiện diện tại đây. Sự hiệp nhất này, tại Á Châu, cũng phải biết nhìn đến cả kinh nghiệm của đời sống tu viện, đan viện, được tổ chức phù hợp với truyền thống Á Châu. Truyền thống này được phong phú hóa bởi sự hiện diện của các tôn giáo lớn thế giới; với các tôn giáo này các tín hữu công giáo được mời gọi đối thoại và phải thông truyền đức tin của mình cho họ. Nhưng thông truyền thế nào? Ðối với các nghị phụ đây không phải là làm một tổng hợp tôn giáo, nghĩa là một sự pha trộn hay một tổng cộng các tín ngưỡng, trái lại là việc đi tìm một căn cước Á Châu trong việc cầu nguyện và trong sinh hoạt phụng tự. Và chính Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu sẽ phải giúp cho Á Châu trở nên chính mình, nghĩa là biểu lộ đức tin công giáo trong bối cảnh của Á Châu.

Nhưng bối cảnh tôn giáo tại Á Châu rất nghiêm nhặt đối với chính người Á Châu, chẳng hạn như đối với những ai quyết định rời Ấn Ðộ Giáo sang Công Giáo, thì bị thiệt thòi mất đi nhiều quyền lợi. Tình hình khó khăn và tế nhị này đòi những nỗ lực đặc biệt mục vụ về phía Giáo Hội, không phải nhằm loại bỏ các truyền thống tôn giáo này, nhưng nhằm xây dựng đức tin Kitô trên nền tảng của chính các truyền thống đó, qua việc công nhận những gì là tốt lành hiện có trong các truyền thống, mà không sợ bỏ quên việc rao giảng ơn cứu rỗi trong Chúa Kitô và không tự ti mặc cảm về thiểu số hoặc sợ hãi đối với các tôn giáo lớn khác.

Và trong mối quan hệ với các tôn giáo khác, chẳng hạn như tại Thái Lan, các Nghị phụ tỏ ra than phiền về một số thái độ "đắc thắng, và kiêu căng" của một số người công gíao, có thể gây gương mù cho anh chị em Phật Giáo. Giáo hội Công Giáo tại Thái Lan vẫn còn bị coi là ngoại quốc và Tây Phương.

Một câu hỏi nền tảng khác được đặt ra cho Thượng Hội Ðồng này: Làm sao có thế nhập thể Giáo hội công giáo tại Á Châu? Một Giáo Hội được gọi đối diện với rất đông các dân tộc thuộc các bộ lạc khác nhau, thường bị coi rẻ, bị bắt làm nô lệ, bị loại ra ngoài lề rồi đi đến chỗ tự tuyệt; nhưng nơi các dân tộc thiểu số này, sự hiện hiện tích cực của Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động và cho thấy một mùa xuân của ơn kêu gọi linh mục và tu dòng.

Hơn nữa nếu cần nhấn mạnh đến sự trưởng thành thiêng liêng của linh mục và tu sĩ nam nữ, thì cũng cần phải đưa ra một con đường tu đức cho hàng giáo dân, để giúp họ sống như men trong bột giữa xã hội.

Ðứng trước các thách thức quan trọng này, cần phải có can đảm chấp nhận những nguy hiểm mới, để trở nên những môn đệ của Chúa Giêsu giữa các tôn giáo khác.

Ðể kết thúc và như là một tổng hợp cho những vấn đề đã được nêu lên trong các phiên họp khoáng đại của những ngày qua, chúng tôi xin nhắc lại đây những phát biểu của Ðức Cha Daniel Acharuparampil, người đã nhiều năm đã giữ chức vụ Viện Trưởng Ðại Học Urbaniana ở Roma, và nay là Tổng Giám Mục giáo phận Verapoly, bang Kerala, bên Ấn Ðộ. Ðức Cha đã nói như sau:

Ðức Tổng Giám Mục Daniel kết thúc:


Back to Radio Veritas Asia Home Page