(UCAN AS4401.1057 6/12/99) - Thái Lan (Bangkok) - Trong cuộc họp từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11/1999 vừa qua tại Bangkok-Thái Lan, nhân viên thuộc các tổ chức Công Lý và Hòa Bình của Á Châu đã đề ra một chương trình nghị sự cho năm 2000.
Ðây là cuộc họp thứ ba qui tụ các nhân viên làm việc trong ngành Công Lý và Hòa Bình đến từ cá nước trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương. Cuộc họp lần thứ nhất được tổ chức tại Hồng Kông dạo năm 1997 trước ngày Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc. Trong lần họp này, các tham dự viên đã đặc biệt chú trọng tới những thách đố tiềm tàng đối với nhân quyền sau ngày Hồng Kông tái thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cuộc họp lần thứ hai diễn ra vào năm 1998 cũng tại Hồng Kông. Trong lần họp thứ hai, các tham dự viên đồng ý sẽ nhóm họp thường xuyên để phối họp các hoạt động và thiết lập mạng lưới liên lạc với nhau. Tham dự cuộc họp thứ ba này tại Thái Lan, có 17 vị Giám Mục, Linh Mục, Nữ Tu và Giáo Dân, làm việc trong các tổ chức Công Lý và Hòa Bình tại giáo hội địa phương. Công tác ưu tiên được chú trọng tới trong năm 2000 là thăng tiến hòa bình và thiếp lập các mạng lưới thông tin và làm việc chung với nhau. Các tham dự viên đồng ý cổ võ các chương trình nhắm xây dựng bầu khí hòa bình trong vùng, cụ thể giữa các nước láng giềng với nhau, giữa các cộng đoàn tôn giáo và sắc tộc. Bản báo cáo của cuộc họp ghi nhận, chương trình nghị sự về Công Lý và Hòa Bình bao gồm việc giáo dục về hòa bình qua các biến cố công cộng và phục vụ, trao đổi thông tin và cổ động cho một số vấn đề cụ thể bằng cách viết thư cho các chính phủ và gặp gỡ các nhà làm luật. Các tham dự viên lưu ý nhiều tới công tác thiết lập các mạng lưới giữa các tổ chức với nhau, bởi vì công tác thăng tiến công lý và hòa bình đòi hỏi một sự liên kết chặt chẽ giữa các ủy ban Công Lý và Hòa Bình tại địa phương với các hội đoàn và tổ chức Công Giáo khác.
Các tham dự viên đã bàn tới vụ bạo động tại Ðông Timor hồi gần đây và nhu cầu sắp đặt cho những người tị nạn Ðông Timor hồi hương một cách mau chóng và an toàn. Luật an ninh quốc gia của Nam Hàn cũng được lưu ý cách đặc biệt với lời kêu gọi các tổ chức nên có hành động chung. Các tổ chức có đại diện đến tham dự cuộc họp sẽ viết thư cho các nhà lãnh đạo của Indonesia và Nam Hàn liên quan tới những vấn đề vừa nói. Thêm vào đó, họ cũng sẽ viết thư cho Ðức Cha Carlos Ximenes Belo, giám quản tông tòa Dili, để bày tỏ sự ủng hộ đối với Ðức Cha. Các vấn đề khác như toàn cầu hóa, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Á Châu, cuộc chạy đua trang bị võ khí và kỹ thuật nguyên tử được các tham dự viên mang ra thảo luận. Các tham dự viên từ vùng Nam Á đặc biệt lưu ý đến sự cần thiết phải giải tỏa những căng thẳng giữa Ấn Ðộ và Pakistan, hai thế lực nguyên tử mới tại Á Châu, và kêu gọi các nhà lãnh đạo hai quốc gia này hãy thay đổi chính sách về võ khí hạt nhân đang có nguy cơ đe dọa tới an ninh của toàn vùng. Cuộc tranh chấp đẫm máu giữa lực lượng phiến quân Hổ Tamil và quân đội chính phủ Sri Lanka từ 16 năm qua cũng được bàn tới.
Ðặc biệt trong cuộc
họp lần này, Ðức Cha Michael
Bunluen Mansap, Giám Mục Ubon Ratchathani và là
cựu chủ tịch Văn Phòng Phát
Triển Nhân Bản của Liên Hội Ðồng
Giám Mục Á Châu, đã có
bài thuyết trình về sự phát
triển của công tác tông đồ
xã hội tại Á Châu. Ðức
Cha cũng như linh mục Alwyn D'Silva của Tổng
Giáo Phận Mumbai bên Ấn Ðộ, đã
lưu ý tới đề tài công
lý, được ÐTC Gioan Phaolô
II quan tâm và nói đến nhiều
trong tông huấn hậu thượng hội
đồng Giám Mục Á Châu, tông
huấn "Giáo Hội Tại Á Châu",
vừa được ngài công
bố tại Ấn Ðộ dạo đầu
tháng 11/1999. Ðức Tổng Giám
Mục Adrinano Bernadini, sứ thần Tòa
Thánh tại Thái Lan cũng có mặt
trong cuộc họp về công lý và
hòa bình. Trong bài diễn văn đọc
trước các tham dự viên, Ðức
Tổng Giám Mục Bernadini khẳng định
rằng, sự dấn thân tích cực
của các tham dự viên cho mọi người
lý do để hy vọng về một tương
lai tươi sáng và tốt đẹp
hơn trong một thế giới nhỏ xét
về mặt thực thi công lý và
hòa bình.