Nhân cuộc họp báo trình bày Sứ Ðiệp của ÐTC về Ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa bình Ðầu năm 2000, Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, đã dành cho nhật báo Công Giáo Pháp La Croix, một cuộc phỏng vấn riêng.
Ðối với các thính giả Việt nam, chúng tôi không phải giới thiệu Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, vì ngài được biết đến rất nhiều tại Quê hương, cách riêng sau hơn 13 năm sống trong cảnh tù đày. Từ mấy năm nay, làm việc tại Giáo Triều Roma, ngài càng được biết đến nhiều hơn nữa tại ngoại quốc, nhất là từ khi ÐTC bổ nhiệm Ngài làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình thay thế Ðức Hồng Y Roger Etchegaray. Trong bài hôm nay, chúng tôi xin dịch lại nguyên văn bài phỏng vấn Ðức Tổng Giám Mục dành cho nhật báo Công Giáo Pháp La Croix.
La Croix - Mỗi năm, Ðức Gioan Phaolô II gửi một sứ điệp về Ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bính. Theo cái nhìn của Ðức Cha, thì tính cách đặc thù của Sứ điệp của Năm 2000 là gì?
Ðức Tổng Giám Mục - Trong bối cảnh hoàn toàn có tính cách đặc biệt của Ðại Toàn Xá, tôi thiết nghĩ: điểm cao nhất của sứ điệp của ÐTC ở trong câu này: "Sẽ có hòa bình trong mức độ, trong đó tất cả nhân loại biết tái khám phá ra ơn gọi nguyên thủy của mình là trở nên một gia đình duy nhất, với mức độ trong đó phẩm giá và các quyền của con người - bất cứ thuộc địa vị nào, sắc tộc nào hay tôn giáo nào - được xác nhận trước hết và trên hết đối với tất cả khác biệt và tất cả chỉ định tiêu chuẩn khác.
La Croix - Trong sứ điệp này ÐTC gợi lại một lần nữa bổn phận của việc can thiệp có tính cách nhân loại. Vậy phải thi hành như thế nào? Phải áp dụng trong trường hợp, chẳng hạn như trường hợp của Tchétchénie hiện nay không?
Ðức Tổng Giám Mục - ÐTC ấn định những điều kiện rõ ràng: sau khi tất cả các khả năng về đối thoại và về tự vệ không bạo động không thể tiếp tục được nữa, thì các sáng kiến đã được đưa ra để giải trừ quân đội của phe xâm lăng phải hết sức rõ ràng trong các mục tiêu, phải được giới hạn trong thời gian, và phải được thi hành trong sự tôn trọng luật pháp quốc tế và phải được bảo đảm bởi một quyền bính được công nhận trên bình diện quốc tế. Về vấn đề Tchétchénie, tôi không có khả năng để đánh giá tình hình chính xác tại chỗ. Việc phê phán để biết, nếu mọi khả năng điều đình thực sự không thể tiếp tục nữa, thuộc thẩm quyền siêu quốc gia.
La Croix - Tòa Thánh kêu gọi: Ðại Toàn Xá phải là cơ hội của việc giảm bớt món nợ của các quốc gia nghèo hơn cả. Lời kêu gọi này có được hưởng ứng không?
Ðức Tổng Giám Mục - Chúng tôi hoạt động cho công việc này từ nhiều năm. Thực ra, các tổ chức tài chánh quốc tế đã đến đây (trụ sở của Hội đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình) tham dự nhiều cuộc họp, gặp gỡ các đại diện của các Hội Ðồng Giám Mục. Sau các quyết định của các nước chủ nợ, cách riêng tại Koeln tháng Sáu 1999 vừa qua, chúng tôi có thể nói rằng: việc đi đến quyết định giảm bớt món nợ từ nay lan rộng thêm và quảng đại hơn. Ðiều mà chúng tôi nhận thấy hiện nay là các lời hứa rất nhiều, nhưng quĩ lại thiếu. Tiếng nói của ÐTC đã thức tỉnh lương tâm. Cần hy vọng nhiều và tiếp tục hy vọng.
La Croix - Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình hiện đang soạn một "Cuốn giáo lý" về giáo lý xã hội của Hội Thánh. Mục đích là gì? Bao giờ có thể công bố?
Ðức Tổng Giám Mục - Giáo lý xã hội của Hội Thánh được phát triển từ lâu, cách riêng từ Thông điệp "Tân Sự", (Rerum Novarum) của Ðức Léon XIII, năm 1891 và Triều Giáo Hoàng này (Ðức Gioan Phaolô II) đã đem đến một đà tiến mới. Người ta thấy rõ rằng ngày nay các vị chủ chăn, nhưng cả các người giáo dân dấn thân trong lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội ... cần đến một dụng cụ để thực hành giáo lý xã hội của Giáo Hội. Ngày 22 tháng Giêng vừa qua (1999), tại Mexico, trong khi công bố Tông Huấn "Ecclesia in America" (Giáo Hội tại Châu Mỹ), Ðức Gioan Phaolô II đa đưa ra một dự án "làm một bản tóm hoặc một tổng hợp" chính thức về Giáo Lý xã hội Công Giáo, có thể dưới hình thức "cuốn giáo lý" (Catéchisme). Chúng tôi đang làm việc theo chiều hướng này. Chúng tôi hy vọng năm tới, nhưng không nên, vì thời giờ cấp bách, làm một cái gì không nghiêm chỉnh.. Bởi vì đây là một dụng cụ hữu ích, cả sau nầy, sau khi Ðại Toàn Xá nữa.
La Croix - Những ưu tiên nào của Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình?
Ðức Tổng
Giám Mục - Trong nhiệm kỳ của tôi,
tôi muốn bảo đảm việc phổ
biến rộng rãi hết sức giáo
lý xã hội của Hội Thánh, nhờ
vào những Hội Nghị hoặc các
cuộc hội thảo được tổ
chức tại các Giáo Hội địa
phương. Mùa hè vừa qua, cùng
với các vị cộng tác của
tôi, như vậy tôi đã đến
kế tiếp nhau Ghana, Cameroun, Zimbabwe. Rồi mới
đây, tôi đi Malaysia, Ðài Loan
để gặp các vị tham dự đến
từ khắp Á Châu. Tháng 5 năm
tới đây sẽ có cuộc họp
cho Châu Ðại Dương tại Melbourne.
Nếu những cuộc hội thảo này
được tổ chức tại Roma,
thì mỗi nước chỉ có thể
gửi một hoặc hai đại biểu mà
thôi. Trái lại đến tại chỗ,
tôi có thể gặp gỡ, lắng
nghe một số rất đông, không
những các thành phần khác
nhau của Giáo Hội, những cả các
vị thuộc các tôn giáo khác
và các vị chủ chốt trong đời
sống chính trị nữa. Tôi coi đây
như là một loại Toàn Xá của
các người nghèo. Tôi đến
với họ để cùng với
họ tham dự vào tiến trình của
việc trở lại, của thay đổi
cuộc sống: đây là công việc
cốt yếu của Năm Thánh.