THỜI SỰ: Vài điểm đáng chú ý trong Sứ Ðiệp của ÐTC Gioan Phaolô II, cho Ngày Quốc Tế Hòa Bình, mùng 1 tháng Giêng năm 1999.
Sứ Ðiệp của Ðức Gioan Phaolô II về Ngày Hòa Bình thế giới, được cử hành ngày Ðầu Năm Dương Lịch 1999, thúc đẩy mọi người, bất cứ thuộc tôn giáo, khuynh hướng chính trị nào, hãy suy tư nghiêm chỉnh về những đòi buộc của việc xây dựng Hòa Bình; Sứ Ðiệp cũng giúp mọi người thành tâm công nhận rằng: trên thế giới ngày nay còn biết bao vi phạm nhân quyền, mà không bị trừng phạt. Có thể cũng vì những lời mạnh mẽ của sứ điệp Hòa Bình năm 1999 nầy, mà các phương tiệïn truyền thông xã hội đã lưu ý nhiều, ngay từ lúc sứ điệp này được Ðức Tổng Giám Mục Phanxico Xaviê Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình trình bày với giới báo chí hôm ngày 15.12.98 vừa qua.
Văn kiện được đề đầu là "Trong việc tôn trọng các quyền con người: bí quyết của nền hòa bình thực sự". ÐTC nêu cao tính cách siêu việt của con người và mối giây liên kết chặt chẽ giữa việc thăng tiến cá nhân và việc phục vụ công ích. ÐTC nhắc lại tính cách hoàn vũ và tính cách bất phân li của các quyền con người. Theo truyền thống các quyền này được xếp thành hai loại: một bên là các quyền dân sự và chính trị, bên kia là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. ÐTC nói: Nhưng ngày nay có nhiều quyền bị đe dọa cách riêng và ngài lưu ý các tín hữu và cả các người vô tín ngưỡng , các vị lãnh đạo các dân tộc và người dân thường, hãy kiểm điểm lương tâm cách nghiêm chỉnh, cách riêng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền (10.12.1948 - 1998). Ðức Gioan Phaolô II nêu lên những quyền bị đe dọa cách riêng: trước hết quyền sống. Quyền này gồm hai khía cạnh: tiêu cực, tức loại bỏ việc phá thai - tích cực, tức bảo vệ các trẻ em chưa sinh ra và tất cả các trẻ em đã sinh ra, khỏi tội ác ghê tởm: sát hại trẻ em. Tuần báo Gia Ðình Kitô (Famiglia Cristiana), xuất bản tại Ý, đã bình luận như sau: ÐTC không nhắc đến tên một nước nào cả, nhưng người ta có thể hiểu ngay về những tội ác sát hại trẻ em hiện đang xẩy ra tại Trung Quốc cộng sản và tại những nước hợp thức hóa việc phá thai. Cách đây hơn hai năm, Quốc Hội Ba Lan gồm đa số dân biểu cựu cộng sản đã bỏ phiếu hợp thức hóa việc phá thai; lúc đó, từ Castelgandolfo, ÐTC đã lên tiếng một cách thẳng thắn rằng: "Một quốc gia sát hại con cái mình, là một quốc gia không có tương lai". Ngoài việïc phá thai, còn có những phương thế truyền sinh bất hợp pháp, trái luật tự nhiên và luân lý, do những khám phá mới và những lạm dụng khoa học hiện nay trong ngành Y Khoa tại một số nước trên thế giới. Sau quyền sống, sứ điệp nói đến quyền tự do tôn giáo. Ðức Gioan Phaolô II gọi quyền này là "trung tâm của các quyền con người". Quyền tự do tôn giáo là bất khả vi phạm. Khi một tín hữu muốn thay đổi tôn giáo, thì quyền thay đổi này phải được công nhận. Mỗi người được hoàn toàn tự do theo lương tâm mình trong mọi hoàn cảnh và không thể bị cưỡng ép hành động trái với lương tâm". Cũng Tuần Báo Gia Ðình Kitô, (Famiglia Cristiana) bình luận rằng: Những lời này, tuy không nói đến nước nào, nhưng ám chỉ đến việc thiếu tự do tôn giáo tại một số quốc gia trên thế giới theo đường lối chính trị độc tài quá khích.
Sau đó, ÐTC lưu ý cách riêng đến quyền tham dự của người dân vào lãnh vực kinh tế và tài chánh. Một số chính phủ độc tài hay một nhóm nào đó vì tư lợi, tự cho mình có quyền quyết định về số phận của các dân tộc khác, nhất là các dân tộc hèn yếu. Các dân tộc trên thế giới bất cứ lớn bé, giầu nghèo, phải được tự do định đoạt về số phận và thực hiện những ước vọng chính đáng riêng của mình. Sứ Ðiệp nhắc đến quyền có việc làm và tố cáo hiện tượng thất nghiệp lan tràn khắp nơi, gây nên cảnh nghèo khổ cho người dân, cách riêng cho giới trẻ, cho gia đình và xã hội. Sứ Ðiệp còn nhắc đến việc bảo vệï thiên nhiên, môi sinh. Về điểm này cần phải thay đổi kiểu sống, cách riêng tại các nước kỹ nghệ tân tiến và hướng về nền văn minh tiêu thụ.
Trong Sứ Ðiệp, Ðức Gioan Phaolô II lên án mạnh mẽ chính sách kỳ thị chủng tộc. Ngài tố cáo cách riêng việc khước từ quyền sống còn của các nhóm thiểu số, các sắc tộc. Ngài viết: "Chính sách kỳ thị này gây nên việc diệt chủng, hoặc việc di chuyển tàn bạo hoặc việc làm yếu kém đi dần dần căn cước riêng của các nhóm này, và sau cùng đi đến việc tiêu diệt hoàn toàn. ÐTC kêu gọi ủng hộ ý chí của các quốc gia chủ trương bênh vực các nạn nhân này khỏi những cuộc bách hại, bóc lột, khai thác. Ngài ca ngợi những cố gắng mới đây trong việc thành lập Tòa Án quốc tế để xét xử những ai có trách nhiệm về các vụ diệt chủng, các tội ác chống lại nhân loại, các tội ác chiến tranh và các vụ tấn công xâm chiếm bất công.
Trong phần cuối, Sứ Ðiệp đề cao quyền sống hòa bình - Ðức Gioan Phaolô II nhận xét như sau: "Chiến tranh là sự thất bại của mọi chủ nghĩa nhân đạo đích thực". Rồi ngài tố cáo việc dùng trẻ em trong chiến tranh - việc sản xuất và buôn bán các loại vũ khí nhẹ (dễ di chuyển từ miền này qua miền khác, không thể kiểm soát, gieo rắc và kéo dài chiến tranh) - việc sản xuất và đặt các loại mìn giết người. Về thứ vũ khí này, Ðức Gioan Phaolô II dùng những lời rất nghiêm nghị như sau: "Có những chính phủ và những dân tộc không muốn chấm dứt việc sản xuất loại vũ khí này, thậm chí họ chủ trương đặt lại các loại mìn này vào những lãnh thổ đã được tháo gỡ". ÐTC nhắc lại một lần nữa rằng: "Mỗi một quyền con người phải được bênh vực, bởi vì việc vi phạm một quyền mà thôi sẽ làm cho các quyền khác không còn được bảo đảm. Mỗi việc vi phạm các quyền con người chứa đựng trong đó những mầm mống của một cuộc tranh chấp rất có thể xẩy ra. Vì thế cần phải phổ biến rộng rãi nơi dân chúng một nền văn hóa về các quyền con người; nền văn hóa này chỉ có thể là nền văn hóa của hòa bình". Sứ điệp không quên kêu gọi dấn thân bênh vực, giúp đỡ các người nghèo khổ và công nhận cách cụ thể các quyền của những người không còn quyền, không có tiếng nói.
Nhiều nhà bình luận cho rằng: Sứ Ðiệp ngày hòa bình năm 1999 là một Sứ Ðiệp đầy đủ hơn cả về đề tài hòa bình của Ðức Gioan Phaolô II trong 20 năm của Triều Giáo Hoàng. Lời quả quyết này được thấy rõ ngay trong đề tài và trong lời mở đầu của Sứ Ðiệp như sau: "Trong việc tôn trọng các quyền con người, có bí quyết của hòa bình": đây là thành tín luôn luôn được tôi quan tâm. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em trong ngày cầu nguyện cho Hòa Bình thế giới. Khi việc thăng tiến phẩm giá con người là nguyên tắc-chỉ đạo hướng dẫn chúng ta, khi việc tìm kiếm công ích là dấn thân được đặt lên hàng đầu, lúc đó mới có nền tảng vững chắc và bền bỉ cho việc xây dựng hòa bình".