Công bố của Hội Ðồng Giáo Hoàng
đặc trách các Văn Bản Lập Pháp
nói về hình phạt dành cho thái độ bất kính
đối với Bí Tích Thánh Thể

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Công bố của Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách các Văn Bản Lập Pháp, nói về hình phạt dành cho thái độ bất kính đối với Bí Tích Thánh Thể.

Thứ Hai ngày 12 tháng 7/1999, hãng Tin Công Giáo Thụy Sĩ (Apic) đã phổ biến một Nghị Ðịnh của Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách Các Bản Văn Lập Pháp, xác quyết rằng thái độ khinh rẽ đối với bí tích Thánh Thể kéo theo hậu quả bị dứt phép thông công.

"Bị tự động dứt phép thông công không phải chỉ những ai ném bỏ hay chà đạp Mình Thánh Chúa, mà còn bị dứt phép thông công những ai xử dụng Mình Thánh Chúa cho một hành động được biểu lộ ra bên ngoài, nhằm khinh thường cố ý và trầm trọng, dù không lấy ra khỏi Nhà Tạm, Mặt Nhật Trưng Bày Mình Thánh Chúa hay Bàn Thờ". Trong trường hợp xúc phạm như vậy, việc dứt phép thông công không cần phải được tuyên bố ra bởi vị Giám Mục hay bởi tòa án giáo hội. Ðó là giải thích của Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách các Bản Văn Lập Pháp, khi được yêu cầu giải thích điều khoản giáo luật 1367 của bộ giáo luật. Ðiều khoảng nầy như sau: "Ai ném bỏ Mình Thánh Chúa, lấy hoặc giữ với mục đích phạm thánh, thì bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh giải. Ngoài ra, giáo sĩ còn có thể bị phạt bằng hình phạt khác, kể cả hình phạt khai trừ khỏi hàng giáo sĩ."

Có một số người đã yêu cầu Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc Trách các Bản Văn Lập Pháp, hãy giải thích cho biết rõ ràng việc dứt phép thông công là do bởi hành động "ném bỏ" theo nghĩa đen của nó, hay được hiểu như hành động khinh thường bí tich Thánh Thể. Câu trả lời của Ðức Cha Julian Herranz, chủ tịch hội đồng, là thật rõ ràng. Cách nói "ném bỏ" bao gồm tất cả mọi hành động cố ý và có tính cách gây hấn trầm trọng nói lên sự khinh thường đối với Mình Máu Thánh Chúa.

Ðộng từ "Ném Bỏ" không phải chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp mà thôi, tức hành động ném bỏ, nhưng còn theo ý nghĩa rộng nhất, chỉ mọi hành động khinh dễ, xúc phạm, và hạ nhục. Theo nghĩa rộng rải nhất nầy, ai di chuyển và cất giữ Mình Máu Thánh Chúa với chủ ý phạm thượng, thì phạm tội nặng phạm thượng xúc phạm đến MÌNH và MÁU Thánh Chúa Kitô. Ai dùng Mình Máu Thánh Chúa cho một hành động được biểu lộ ra bên ngoài, nói lên sự khinh dễ cố ý và trầm trọng, dù không lấy Mình Máu Thánh Chúa ra khỏi Nhà Tạm, ra khỏi Mặt Nhật Trưng Bày Mình Thánh Chúa hay ra khỏi Bàn Thờ, thì cũng mắc cùng tội phạm thượng như vậy. Giáo Hội Công Giáo Latinh phạt kẻ phạm tội phạm thượng nầy bằng hình phạt dứt phép thông công theo nghĩa rộng, tức dứt phép thông công tiền kết, lập tức; Và sự tháo giải dành cho Tòa Thánh".

Ðức Cha Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách các Văn Bản Lập Pháp, nhắc lại rằng Bí Tích Thánh Thể là trung tâm và là lý do hiện hữu của Giáo Hội. "Như thế người ta hiểu được mối quan tâm chăm sóc mà các vị chủ chăn của Giáo Hội có đối với Hồng Ân vô giá nầy, một hồng ân được yêu mến một cách hết sức sâu xa và với đức tin tôn thờ, một hồng ân được lưu giữ và tôn thờ nói lên Ðức Tin vào sự hiện diện thật của Chúa Kitô." Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã truyền cho công bố lời giải thích trên về Giáo Luật, điều khoản 1367, nhân dịp tiếp kiến Ðức Cha Herranz hôm ngày mùng 3 tháng 7 nầy (1999).


Back to Radio Veritas Asia Home Page