Tường thuật
chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC
tại Áo Quốc (Thứ Bảy và Chúa Nhật 20-21/06/98)

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tường Thuật về Chuyến Viếng Thăm Mục Vụ của ÐTC Gioan Phaolô II tại Áo Quốc. Ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm ba ngày: Chúa Nhật 21/06/98: Tại Thủ Ðô Wiêna.

Cao Ðiểm của ngày viếng thăm cuối cùng tại Áo Quốc, tức ngày Chúa Nhật 21/06/98, tại Thủ Ðô Wiêna, là Thánh Lễ Phong Chân Phước cho ba Ðầy Tớ Chúa, vào lúc 9:30 sáng, tại Quảng Trường Anh Hùng, nằm ở trung tâm thủ đô Wiêna. Có một sự trùng hợp thật hay ho: đó là ba Vị Tân Chân Phước, một nữ tu, chị Restituta KAFKA (1894-1943), và hai linh mục, Cha Jacob Kern (1897-1924) và Cha Anton Maria Schwartz (1852-1929), cả ba đều là nạn nhân của sự bách hại của Ðức Quốc Xã, nay được tôn phong chân phước, tại chính địa điểm, Quảng Trường ANH HÙNG của Thủ Ðô Wiêna, nơi mà vào năm 1938, Lãnh Tụ Ðức Quốc Xã, Adolf Hitler, đã ngỏ lời với dân chúng, trong một cuộc diễn hành chiến thắng.

Các quan sát viên ước lượng có khoảng 50 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ Phong Chân Phước nầy. Sau Thánh Lễ Phong Chân Phước, ÐTC còn gặp các Giám Mục Áo vào buổi trưa,và viếng thăm các bệnh nhân và những người tàn tật vào buổi chiều, trước khi từ giả trở về lại Roma.

Trước khi đi vào chi tiết các biến cố của ngày viếng thăm Chúa Nhật 21/06/98, chúng ta hãy nghe linh mục Lombardi, Dòng Tên, giám đốc các chương trình của Ðài Phát Thanh Vatican, tổng kết hai biến cố chính của ngày viếng thăm thứ Bảy 20/06/98, như sau:

Wiêna và Sankt Polten. Thủ Ðô và Tỉnh Lỵ. Vị Thầy của đại gia đình các dân tộc và vị mục tử của toàn dân Kitô: người ta có thể nói như thế về hai đặc điểm của ngày viếng thăm thứ nhì của ÐTC tại Áo Quốc. Buổi sáng, tại Phòng Khánh Tiết to lớn của Ðiện Hoàng Gia của Thủ Ðô Wiêna, nay là Dinh Tổng Thống, nơi lịch sử của sinh hoạt chính trị quốc tế của thời hoàng gia quá khứ, trước "ba" ngoại giao đoàn, cạnh Nước Áo, cạnh Tổ Chức An Ninh và Cộng Tác Âu Châu và cạnh các Tổ Chức của Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở tại Wiêna, ÐTC Gioan Phaolô II, nguời đã làm thay đổi lịch sử Âu Châu và đã dấn thân hơn ai hết để phục vụ cho các nhân quyền và nền hòa bình của các dân nước, đã công bố một lần nữa, những sứ điệp cho Âu Châu và cho thế giới. Ðó là "Âu Châu hóa toàn đại lục Âu Châu mở rộng về hướng Ðông, là toàn cầu hóa tình liên đới bao gồm tất cả mọi dân tộc trên thế giới, là xây lên những chiếc cầu để vượt qua mọi chia rẽ nghịch lại sự công bằng và hòa bình, vừa góp phần xây dựng dựa trên nền tảng những giá trị không thể bỏ được như phẩm giá của sự sống từ lúc được thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, phẩm giá của lao động con người, cả trong thời đại của những thay đổi kỹ thuật, việc tiếp nhận những người ngoại quốc và tình huynh đệ giữa các dân tộc.

Lắng nghe ÐTC, thủ đô Wiêna đã có thể thở lần nữa bầu khí mở rộng của ơn gọi của mình tại Âu Châu và trên thế giới, không phải như là một cái gì được nhớ lại với lòng luyến tiếc quá khứ, nhưng như là một cái gì để sống nhìn về phía trước, vào lúc Áo Quốc sắp đảm nhận trách vụ chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu.

Vào ban chiều ngày thứ Bảy, tại thành phố Sankt Polten, sự việc hoàn toàn khác. Một thánh lễ oai nghi tại Quảng Truờnng cho dân chúng, cho cộng đoàn những nguời Kitô đơn sơ sinh sống ở tỉnh nhỏ, sẳn sàng hoan hô chấp nhận những lời của vị chủ chăn nói với họ về Kinh Thánh, về bí tích Thánh Thể, về việc cầu nguyện, như là những nguồn mạch của đời Kitô, của một cuộc sống lành mạnh trong họ đạo cũng như trong gia đình, về ơn gọi linh mục và ơn gọi sống đời gia đình. Và ÐTC đã nói về những điều nầy với âm thanh sắc sảo và sự nồng ấm của những ngày tốt đẹp nhất, mà không cảm thấy mệt mõi. Có thể Thánh Lễ tại Sankt Polten vào chiều thứ Bảy 20/06/98 vừa qua, đối với ai đó, là một biến cố nhỏ; nhưng đối với ai hiểu được tâm hồn của ÐTC Gioan Phaolô II, thì biết rõ rằng đối với "một cha sở già của toàn thế giới", thì chính đây, trong sự gặp gỡ sống động với Chúa Kitô mà ý nghĩa của những lời nói của ngài được bắt đầu, những lời mà Ngài, cùng với toàn thể giáo hội, có thể nói cho toàn thế giới, với sự thật và uy tín."

Ðó là những lời nhận định của Cha Lombardi về hai biến cố chính của ngày thứ viếng thăm thứ Bảy 20/06/98. Vài hãng tin quốc tế lưu ý đến hành động chống đối của một nhóm nhỏ, thả những chiếc bông bóng màu đen và căng biểu ngữ chống lại vị giám mục giáo phận Sankt Polten. Nhưng đây chỉ là hành động nhỏ, mà nguời ta muốn cho nó tiếng vang nhiều hơn là nó đáng được. ÐTC đã cử hành thánh lễ tại quảng trường LANDHAUSPARK của thành phố SANKT POLTEN với 40 giám mục và 120 linh mục cùng đồng tế, và với sự hiện diện củavài chụp ngàn tín hữu. Có các nhóm tín hữu đến từ các nước Tiệp, Slovak, Hungari và BaLan. Tổng Thống Áo và Ông Kurt Waldheim, cựu Tổng Thống và cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, cũng đãcó mặt tham dự thánh lễ nầy. Trong bài giảng, ÐTC đã nói về Chúa Thánh Thần và ơn gọi riêng của mỗi người trong giáo hội. ÐTC đặc biệt nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa giáo dân và linh mục với những lời như sau:

Và ÐTC cũng đã nhắn nhủ riêng với các linh mục như sau:

Sau Thánh lễ tại Sankt Polten vào chiều thứ Bảy, ÐTC trở về lại thủ đô Wiêna qua đêm, chuẩn bị cho biến cố quan trọng của sáng Chúa Nhật hôm sau; Thánh Lễ Phong Chân Phước cho một nữ tu và hai linh mục, bị Ðức Quốc Xã giết chết. Người ta chờ đợi ÐTC lên án Ðức Quốc Xã trong bài giảng thánh lễ Phong Chân Phước. ÐTC không làm như nguời ta thường tình nghĩ như vậy. Một cách tích cực hơn, thay vì lên án điều tiêu cực, ÐTC đề cao mẫu gương tích cực của ba vị Tân Chân Phước, ba thái độ nêu gương đáp lại điều xấu của kẻ khác. ÐTC đã nói như sau:

Chân Phước Linh Mục Jakop Kern, tu sĩ dòng Premontré đã hiến dâng đời mình trung thành sống trọn ơn gọi linh mục, để đền bù cho một linh mục tu sĩ khác đã rời bỏ Giáo Hội. Chân Phước rất quý trọng ơn gọi linh mục của mình. ÐTC rút ra bài học cho các bạn trẻ như sau:

Tân chân phước Anton maria Schwartz tận tụy chăm sóc cho người nghèo, nhất là những bạn trẻ nghèo đi học nghề. Ước muốn to lớn nhất của đời ngài là làm cho xã hội được quay trở về với Chúa Kitô và tái thiết xã hội trong Chúa. Ngài là người tông đồ của những anh chị em lao động. Và ÐTC rút ra kết luận như sau:

Tân nữ chân phước, nữ tu RESTITUTA KAFKA, thực hành nghề y tá trong bệnh viện và đã hết lòng phục vụ Chúa Giêsu trong những bệnh nhân. Tân Chân Phước can đảm chống lại quyền hành chính trị của Ðức Quốc Xã và đem trao Thánh Giá Chúa trong tất cả các phòng của bệnh viện nơi chị làm việc. Chị bị bắt sau đó và bị chặt đầu. ÐTC rút ra bài học như sau:

Mọi người đã vỗ tay hoan hô ÐTC thật là nồng nhiệt, sau những lời trên. Nếu chúng ta đếm, thì có thể nói là trong suốt bài giảng Thánh Lễ Phong Chân Phước, sáng Chúa Nhật, 21/06/98, cộng đoàn đã vỗ tay nói lên sự đồng ý của mình với ÐTC, đến hơn 20 lần.

Kết thúc bài giảng, ÐTC lặp lại câu hỏi của Chúa Giêsu cho các môn đệ, được ngài nhắc lại ngay đầu bài giảng. Ðó là: Chúng con nói Thầy là Ai? ÐTC khuyến khích mọi nguời hãy trung thành với Ðức Tin được lãnh nhận từ các tông đồ, trong giáo hội Chúa.

Sau biến cố lễ Phong Chân Phước, ÐTC gặp gỡ các giám mục Áo vào buổi trưa, trao cho các ngài bài diễn văn dài, quan trọng, mà chúng tôi sẽ nhắc đến trong dịp khác. Trước khi từ giả trở về lại Roma vào buổi chiều, ÐTC đến thăm những anh chị em bệnh nhân và những người tàn tật, và trao cho họ một sứ điệp. Chúng tôi cũng sẽ nhắc đến trong một dịp khác. ÐTC kết thúc ba ngày viếng thăm Áo Quốc với lời cảm tạ Thiên Chúa và cảm tạ mọi người đã góp công tổ chức chuyến viếng thăm. Ảnh hưởng của chuyến viếng thăm như thế nào, sẽ được chúng tôi kể trong phần điểm báo, và trong các bài thời sự tiếp sau.


Back to Radio Veritas Asia Home Page