Tường thuật ngày thứ nhất
về chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC
tại Áo Quốc (thứ Sáu 19/06/98)

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tường Thuật về chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC Gioan Phaolô II tại Áo Quốc. Ngày thứ nhất của chuyến viếng thăm: thứ Sáu 19/6/98: tại thành phố SALZBOURG, thủ phủ của Tổng giáo phận cùng tên, nhân dịp Tổng Giáo Phận nầy mừng 1,200 năm thành lập (798-1998).

Lúc 9:30 sáng thứ Sáu 19/06/98, giờ Roma, ÐTC Gioan Phaolô II lên đường viếng thăm mục vụ lần thứ ba tại Áo Quốc. Ðịa điểm đầu tiên là thành phố SALZBOURG, thủ phủ của Tổng Giáo Phận mang cùng tên gọi. Năm nay, Tổng Giáo Phận SALZBOURG mừng 1,200 năm thành lập (798-1998).

Ðây là chuyến viếng thăm quốc tế lần thứ 83, kể từ khi ÐTC được chọn lên kế vị thánh Phêrô tại ngai tòa Roma vào năm 1978 đến nay. Là vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người Italia kể từ 450 năm nay, ÐTC Gioan Phaolô II, ngoài 83 chuyến viếng thăm quốc tế ngoài Italia, đã thực hiện 130 chuyến viếng thăm các nơi trong nước Italia. Như thế, nếu tính tổng cộng tất cả thời gian của các chuyến viếng thăm lại, thì nguời ta nhận thấy rằng, ÐTC đã dùng một phần mười của Triều Giáo Hoàng của Ngài, bên ngoài Vatican. Tính tổng cộng tất cả những cây số ÐTC đã vượt qua trong 83 chuyến viếng thăm quốc tế, thì ÐTC đã đi 27 vòng quanh trái đất, hay là 3 lần khoảng cách từ mặt đất lên cung trăng. Và 83 chuyến viếng thăm quốc tế nầy đã cho phép ÐTC viếng thăm 116 quốc gia trên thế giới. Nếu phân chia theo đại lục, thì ÐTC đã thực hiện 43 chuyến viếng thăm tại Âu Châu, 16 chuyến viếng thăm tại Châu Mỹ LaTinh, 13 chuyến viếng thăm tại Phi Châu, 8 chuyến viếng thăm tại Á Châu và ba chuyến viếng thăm tại Bắc Mỹ Châu. Tính từ đầu năm 1998 đến nay, ÐTC đã thực hiện hai chuyến viếng thăm quốc tế quan trọng, một tại CUBA vào tháng Giêng 1998 vừa qua, và một tại Nigeria. Tại Cuba, ÐTC đã gặp lãnh tụ Fidel Castro và lên tiếng kêu gọi Cuba hãy cởi mờ với thế giới, để thế giới cởi mở với Cuba. Tại Nigeria, ÐTC đã lên tiếng kêu gọi chế độ độc tài quân sự hãy tôn trọng nhân quyền. Dù đã 78 tuổi, và trải qua nhiều lần giải phẩu, sức khỏe ÐTC vẫn còn tốt. Nhìn tới tương lai, tháng 10 tới, ÐTC sẽ đi thăm Zagreb của Cộng Hòa CROAT. ÐTC ước mong được viếng thăm Trung Quốc, được hành hương Thánh Ðịa trong dịp năm thánh 2000, đi thăm vài địa điểm lịch sử của Dothái Giáo và Kitô giáo,như Sinai, thành phố UR bên Iraq, nơi Abraham được Thiên Chúa kêu gọi.

Trở lại chuyến viếng thăm Áo Quốc. Từ trên máy bay, ÐTC đã gởi một điện văn xuống chào Tổng Thống Italia, Oâng Oscar LUIGI SCALFARO, trong đó ngoài lời chào chúc tổng thống và cầu chúc cho quốc gia Italia được tiến bộ trên bình diện thiêng liêng, dân sự và xã hội, ÐTC Gioan Phaolô II còn chia sẻ với tổng thống Ý về mục tiêu của chuyến viếng thăm Áo Quốc lần nầy của ngài. Ðó là "nâng đỡ và khuyến khích sinh hoạt giáo hội" vừa đồng thời "nói lên sự chăm sóc và lòng quý mến đối với cộng đoàn giáo hội" tại Áo.

Sau gần hai giờ bay, ÐTC đến địa điểm viếng thăm đầu tiên là thành phố SALZBOURG, thủ phủ của Tổng Giáo Phận cùng tên, lúc 11:30 sáng thứ Sáu 19/06/98. Tổng thống Áo Quốc, ông KLESTIL, cùng với những vị lãnh đạo Ðạo và Ðời, đã có mặt tại Phi Trường để chào đón ÐTC. Nhiều đoàn thể trẻ có mặt hoan hô ÐTC nồng nhiệt, cùng với những tấm biểu ngữ có hàng chữ: "Thưa Ðức Gioan Phaolô II, chúng con đứng theo Ngài". Trong bài diễn văn chào mừng ÐTC, tổng thống Áo Quốc nói lên niềm hãnh diện vì đất nước Áo tuy nhỏ bé, nhưng được hân hạnh đón tiếp ÐTC đến ba lần. Tổng thống cũng nói lên lòng biết ơn của dân chúng Áo, vì sự đóng góp của ÐTC trong công cuộc giải phóng những quốc gia bên cạnh của Trung Âu Châu khỏi ách thống trị của những chế độ độc tài. Ðáp lời tổng thống, trong bài diễn văn đầu tiên của chuyến viếng thăm, ÐTC nói lên lời cầu chúc Hòa Bình của ngài cho toàn dân và đất nước Áo, và nhắc đến vai trò quan trọng của Áo Quốc trong việc xây dựng sự hiệp nhất Âu Châu, và xây dựng sự hiệp nhất đó dựa trên những giá trị kitô, nhất là dựa trên quanniệm kitô về con người, một tạo vật được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài. ÐTC đã nói như sau:

ÐTC cũng nhắc đến Áo Quốc như là một gương mẫu cho Âu Châu, gương mẫu của một đất nước tuy nhỏ nhưng có nhiều chủng tộc chung sống được với nhau, hiệp nhất với nhau. Dân chúng sinh sống tại Áo có những nguồn gốc khác nhau, như từ nguồn dân tộc Celtic, dân tộc Latinh, dân tộc Ðức, dăn tộc Hungari, dân tộc Slavô. Ðặc tính nầy làm cho Áo Quốc trở thành như tấm gương và kiểu mẫu của Âu Châu hiệp nhất, không loại bỏ bất cứ ai ra ngoài lề, nhưng có chổ cho tất cả mọi người.

Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường Salzbourg, ÐTC dùng xe tiến về Ðan Viện Biển Ðức nổi tiếng nhất của vùng Trung Âu, là Ðan Viện Thánh Phêrô, nằm cách đó ba cây số. Các nhà báo như chờ đợi những dấu hiệu chống đối nào đó, vì trước khi ÐTC đến, có dư luận cho rằng 83 phần trăm những người được hỏi ý kiến, trả lời là họ không quan tâm gì đến chuyến viếng thăm của ÐTC. Nhưng thật sự không có dấu hiệu tiêu cực nào đối với ÐTC, mặc dù hai bên đường, từ Phi Trường đến Ðan Viện Biển Ðức, không có đông người chào đón ÐTC. Ðến nơi, ÐTC bước vào trong nhà thờ và đến quỳ cầu nguyện nơi mộ thánh RUPERTO. Nhà Thờ đầy tín hữu chào đón ÐTC.Bên mộ Thánh RUPERTO, ÐTC đạ đọc một lời cầu nguyện, xin thánh Ruperto khẩn cầu Chúa ban cho mọi người biết kết hợp những điều củ mới. Ca Ðoàn các tu sĩ Biển Ðức hát mừng ÐTC. Sau đó, ÐTC sang phần TU Viện để dùng cơm và nghỉ trưa. Buổi chiều, ÐTC đến Nhà Thờ Chính Tòa của SALZBOURG, để cử hành thánh lễ cho dân chúng lúc 4 giờ chiều. Ðây là biến cố quan trọng nhất của ngày viếng thăm đầu tiên tại Áo.Thiên Tài Nhạc Sĩ Mozart đã được rửa tội trong Nhà Thờ Chính Tòa nầy. Như đã nói trên đây, ÐTC viếng thăm SALZBOURG, để cùng với cộng đoàn Tổng Giáo Phận mừng kỷ niệm 1,200 năm Tổng Giáo Phận được thành lập (798-1998).

Trong bài giảng thánh lễ, ÐTC đã nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội để trả lời cho những điểm đang bị đưa ra tranh luận và gây chia rẽ trong cộng đồng giáo hội tại Áo. ÐTC nhắc lại những trách vụ khác nhau trong giáo hội.Trách vụ của giáo sĩ khác với trách vụ của giáo dân. Sự khác biệt trong trách vụ không có gì nghịch lại với sự bình đẳng trong phẩm giá giữa mọi người. Trái lại mọi người được mời gọi thi hành trọn vẹn trách vụ của mình để phục vụ nhau. Sự khác biệt trong trách vụ cũng không nghịch lại với tinh thần đồng trách nhiệm. ÐTC nói như sau:

Nhắc đến sứ mạng chăn dắt đoàn chiên, sứ mạng mà Chúa Giêsu, chủ chăn, đã trao phó cho các tông đồ, ÐTC xác nhận tác vụ quyền giáo huấn được Chúa Kitô trao phó cho những vị chủ chăn trong giáo hội và giải thích thêm về bản chất của quyền giáo huấn đó như sau:

ÐTC không những kêu gọi rõ ràng các tín hữu tại Áo đừng rút lui, đừng rời bỏ Giáo Hội, nhưng ngược lại, hãy dấn thân, hãy bước vào trong Giáo Hội, lãnh lấy TIN MỪng, lãnh lấy trách nhiệm của mình, trong tinh thần đồng trách nhiệm và đối thoại. Vì chủ đề của thánh lễ chiều thứ Sáu 19/06/98 là sứ mạng làm chứng cho Chúa Kitô, nên ÐTC đã mời gọi các tín hữu hãy dấn thân tích cực trong các sinh hoạt của giáo xứ. Và để đương đầu với tinh thần trần tục hóa, ÐTC mời gọi hãy xử dụng những phương thế cổ điển là KINH THÁNH, Các Bí Tích, và Việc cầu nguyện. Ðó là những phương thế cho tất cả mọi tín hữu xử dụng.

Ðó là vài điểm nội dung chính trong bài giảng thánh lễ chiều thú Sáu 19/06/98, tại Nhà Thờ Chính Tòa Tổng Giáo Phận SALZBOURG. Cuối lễ, ÐTC đã nói vài lời chào chúc những vị đại diện của các cộng đoàn kitô khác, thành viên của đoàn chủ tịch của Hội Ðồng Ðại Kết Các Giáo Hội Áo Quốc. ÐTC cám ơn các vị vì sự hiện diện trong buổi lễ và vì công khó đã tổ chức cuộc Họp Ðại Kết tại GRAZ năm 97 vừa qua. ÐTC cầu chúc mọi người tiếp tục đi trên con đường hòa giải với hết sức lực có thể, ngò hầu chứng tá của người kitô có thể mang đến sức mạnh cho mọi người thiện chí.


Back to Radio Veritas Asia Home Page