ÐTC gặp Ngoại Giao Ðoàn
cạnh chính phủ Mêhicô
vào chiều thứ Bảy 23/01/99

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC gặp Ngoại Giao Ðoàn cạnh chính phủ Mêhicô vào chiều thứ Bảy 23/01/99.

ÐTC Gioan Phaolô II còn viếng thăm Mêhicô cho đến trưa thứ Ba 26/01/99, rồi mới lên đường đi thăm Tổng Giáo Phận Saint Louis, bên Hoa Kỳ. Ngày viếng thăm hôm thứ hai 25/01/99, gồm có ba biến cố chính sau đây: Thánh Lễ vào buổi sáng, tại Sân Vườn Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Trưa, ÐTC gặp các vị Hồng Y và các Ðức Cha Chủ Tịch của Các Hội Ðồng Giám Mục các nước Châu Mỹ cũng tại Sân Vườn Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Và buổi chiều ÐTC gặp gỡ với những đại diện của các thế hệ của thế kỷ 20 tại Sân Vận Ðộng AZTEC của Thành Phố Mêhicô. Những biến cố của ngày thứ Hai 25/01/99 nầy sẽ được tường thưật trong bài tiếp sau.

Trong bài nầy, chúng tôi xin kể lại biến cố ÐTC gặp Ngoại Giao Ðoàn cạnh chính phủ Mêhicô vào chiều thứ Bảy 23/01/99, và Thánh Lễ sáng Chúa Nhật tại Vận Ðộng Trường Ðua Xe "Hermanos Rodriguez". Biến cố ÐTC đi thăm các bệnh nhận vào chiều Chúa Nhật, sẽ được tường thuật trong bài tiếp sau.

Theo nhận xét của Linh Mục Pasquale Borgomeo, sj, Tổng Giám Ðốc của Ðài Phát Thanh Vatican, tháp tùng ÐTC trong chuyến viếng thăm nầy, thì Ngày Viếng Thăm Thứ Bảy 23/01/99, là ngày nổi bật nhất trong số bốn ngày ÐTC viếng thăm Mêhicô, với hai biến cố quan trọng nhất, một hướng về toàn thể Giáo Hội Công Giáo tại Châu Mỹ, và một hướng về cộng đồng quốc tế toàn thế giới. Biến cố ảnh hưởng đến TOÀN THỂ Giáo Hội Công Giáo tại Ðại Lục Mỹ Châu, là Thánh Lễ kết thúc Thượng Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu dưới chân Ðức Mẹ tại Ðền Thánh Guadalupê, trong đó ÐTC công bố Tông Huấn hậu Thượng Hội Ðồng Giám Mục, tiêu chuẩn căn bản cho những sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ Châu trong ngàn năm mới. Và biến cố thứ hai hướng đến cộng đồng quốc tế là cuộc gặp gỡ của ÐTC với ngoại giao đoàn cạnh chính phủ Mêhicô, trong đó ÐTC đã đọc một bài diễn văn quan trọng giải thích vai trò của Giáo Hội giữa các dân tộc trên thế giới, cũng như đối với mỗi một dân tộc nói riêng. Một lần nữa, ÐTC được dịp đề nghị cho các nhà ngoại giao, đại diện cho các quốc gia trên thế giới tại Mêhicô rằng con người phải là trung tâm của mọi kiểu mẫu xã hội.

ÐTC đã gặp các nhà ngoại giao nầy vào chiều thứ Bảy 23/01/99, sau khi đã đến chào Tổng Thống Mêhicô tại Dinh Tổng Thống "Los Pinos", lúc 6 giờ chiều thứ Bảy 23/01/99. Chúng ta hãy theo dõi vài đoạn quan trọng trong bài diễn văn cho ngoại giao đoàn như sau:

"Tôi hết lòng biết ơn Ngài Tổng Thống về những lời tốt đẹp để giới thiệu tôi với những vị đứng đầu các Sứ Vụ Ngoại Giao các quốc gia được gởi đến Mêhicô. Trong khung cảnh chuyến viếng thăm mục vụ, tôi vui mừng được tiếp xúc với quý vị, những người chịu trách nhiệm về những liên lạc của quốc gia quý vị với quốc gia Mêhicô. Chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp nhưng đồng thời cũng có khuynh hướng thống nhất. Những cộng đồng khác nhau kết thành thế giới nầy càng ngày càng xích lại gần nhau và những hệ thống tài chánh và kinh tế càng ngày càng trải rộng và hoạt động nhanh chóng; công cuộc phát triển toàn diện của nhân loại tùy thuộc vào các hệ thống kinh tế tài chánh nầy. Cái thế tùy thuộc lẫn nhan nầy dẫn đưa đến những giai đoạn mối của cuộc phát triển, nhưng đồng thời cũng kéo theo nguy hiểm giới hạn nghiêm trọng sự tự do của cá nhân cũng như của cộng đồng; sự tự do nầy là đặc điểm của bất cứ sinh hoạt dân chủ nào. Vì thế, cần phải cổ võ một hệ thống xã hội cho phép tất cả mọi dân nước tham dự tích cực vào công việc cổ võ cho sự tiến bộ toàn diện; nếu điều ngược lại xảy ra, thì nhiều dân nước có thể bị chận đứng không thể nào đạt đến mức tiến bộ được.

Giáo Hội, trung thành với sứ mạng lãnh nhận từ Ðấng Sáng Lập, không ngừng rao giảng rằng con người phải là trung tâm của mọi trật tự dân sự và xã hội và của bất cứ hệ thống phát triển kỷ thuật và kinh tế nào. Lịch sử nhân loại không thể nào đi ngược lại con người. Nếu đi ngược lại con người, thì điều nầy có nghĩa là đi ngược lại Thiên Chúa, vì con người là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, cả khi hình ảnh nầy bị làm méo mó vì sự sai lầm.

Ðây là niềm xác tín mà Giáo Hội muốn đề ra trên bàn hội nghị Liên Hiệp Quốc, hay trong cuộc đối thoại thân tình của tôi đây với quý vị trong ngoại giao đoàn. Từ những nguyên tắc vừa nói trên, người ta có thể rút ra những giá trị luân lý và dân sự mà các Giám Mục Mỹ Châu họp nhau tại Roma trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục năm 1997 đãlàm nổi bật.

Và giữa những giá trị nầy, được nổi bật giá trị của sự thay đổi tâm thức và giá trị tình liên đới hữu hiệu giữa những nhóm người, như là những yếu tố căn bản cho sinh hoạt xã hội hiện nay, trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế. Sinh hoạt quốc tế đòi hỏi phải có vài giá trị luân lý chung và vài quy luật chung về cộng tác. Chắc chắn rằng, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, mà năm vừa qua chúng ta đã mừng 50 năm công bố, cũng như vài văn kiện khác có giá trị phổ quát, cung cấp cho chúng ta những yếu tố quan trọng trong việc đi tìm căn bản luân lý nầy, chung cho tất cả các quốc gia, hay ít ra, cho đa số các quốc gia." "Ðại Lục nầy có thể là một Ðại Lục của Hy Vọng, nều những cộng đồng con người kết thành đại lục nầy, cũng như những vị có trách nhiệm hướng dẫn các cộng đồng nầy, đồng ý với nhau về một nền tảng luân lý chung."

Ðó là xác tính ÐTC muốn chia sẻ trong buổi gặp gỡ với ngoại giao đoàn. Qua những lời trên, chúng ta CÓ THỂ LƯU Ý ÐẾN yêu cầu của ÐTC phải đặt nền tảng luân lý cho những sinh hoạt giữa các quốc gia cũng như trong nội bộ của một quốc gia. Cần phải có một sự thay đổi tâm trí và một tình liên đới hữu hiệu để đương đầu với những vấn đề trên thế giới ngày nay. Ứơc nguyện cuối cùng của ÐTC khi kết thúc bài diễn văn của ngài trong dịp gặp ngoại giao đoàn cạnh chính phủ Mêhicô là::"Ước chi trong tương lai gần, được thắng thế sự kính trọng đối với sự sống, sự tôn trọng sự thật, tôn trọng phẩm giá của từng người. Ðây là trách vụ khẩn thiết đang chờ đón quý vị."

Theo nhận xét của các quan sát viên, thì mỗi ngày qua đi, sứ điệp của ÐTC càng được tiếp nhận hơn. Dân Chúng nồng nhiệt kéo đến thật đông những nơi nào ÐTC đi qua, không phải chỉ để hát hò chào chúc ngài, mà còn để lắng nghe Ngài. Quảng đường từ Dinh Tổng Thống đến Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tràn ngập dân chúng vây quanh ÐTC.


Back to Radio Veritas Asia Home Page